SỔ tay hành hưƠng kỷ niệM 400 NĂm dòng têN ĐẾn việt nam loan báo tin mừNG



tải về 0.52 Mb.
trang2/6
Chuyển đổi dữ liệu29.07.2016
Kích0.52 Mb.
#9903
1   2   3   4   5   6

VỀ HAI GIÁM MỤC ĐẦU TIÊN





ĐGM François Pallu và ĐGM Lambert de la Motte
Với lòng NHIỆT THÀNH đối với Giáo Hội Việt Nam, cha Đắc Lộ thấy các bổn đạo Việt Nam ở đàng NGOÀI đã lên đến con số 150 ngàn người, còn ở Đàng Trong đã có 50 ngàn người, Ngài đã đi vận động với Tòa Thánh để có Vicaria Apostolica, và đã có HAI GIÁM MỤC ĐẦU TIÊN là Lambert de la Motte và Francois Pallu vào năm 1658. Đức Cha Lambert de la Motte vào Việt Nam ở Đàng Trong và Đàng Ngoài cả thẩy 4 lần. Còn Đức Cha Francois Pallu dường như chưa bao giờ đặt chân đến Việt Nam vì không được phép của chính quyền. Vì thế ngài tập trung vào việc đặt nền móng cho HỘI TRUYỀN GIÁO PARIS vừa mới được thành lập năm 1658. Theo lịch sử thì mãi đến năm 1960 giáo hội Việt Nam mới CHÍNH THƯC ĐƯỢC TÒA THÁNH THIẾT LẬP HÀNG GIÁO PHẨM, trước đó chỉ là các Giám mục TÔNG TÒA.
HOA TRÁI ĐÁNG CHÚ Ý TRONG THỜI KỲ ĐẦU CỦA CÁC THỪA SAI DÒNG TÊN TẠI VIỆT NAM
Cái công lớn của các cha Dòng Tên trong thời kỳ đầu truyền giáo là có chính sách BẢN XỨ HÓA việc Truyền Giáo nên đã dày công nghiên cứu phiên âm, sáng chế CHỮ QUỐC NGỮ và lập nên CÁC THẦY KẺ GIẢNG. Hội này chắc chắn do Cha Đắc Lộ thiết lập nên, sau này được Đưc Cha Lambert de la Motte CHÍNH THƯC HÓA, là thành phần GIÁO LÝ VIÊN NGƯỜI BẢN XỨ. Cũng vậy về dòng MẾN THÁNH GIÁ, sau này Lambert de la Motte chính thức là người đã HÌNH THÀNH NÊN CƠ CẤU DÒNG TU NÀY. Ngoài ra còn có tổ chức NHÀ ĐỨC CHÚA TRỜI. Đó là nơi ở của nhiều thành phần: có các ÔNG BÕ, các KẺ GIẢNG, CÁC CHÚ, các LINH MỤC. Họ ở chung với nhau trong NHÀ ĐỨC CHÚA TRỜI và mỗi người xuất phát đi làm NHIỆM VỤ THUỘC PHẦN MÌNH. Nó rất giống như trong một GIA ĐÌNH, vì thế mới gọi là NHÀ ĐỨC CHÚA TRỜI. Cuộc sống CHUNG như vậy rất giống hình ảnh GIÁO HỘI THỜI SƠ KHAI, mỗi người một PHẬN VỤ, ăn CHUNG với nhau, và HỖ TRỢ NHAU trong việc truyền giáo. Hiện nay không rõ các QUI LUẬT SỐNG của HÌNH THỨC này ra sao, nhưng chắc có thể có các DỮ LIỆU liên quan đến tổ chức này. Dường như người ta đã tìm thấy BẢN QUI LUẬT CHO NHỮNG NGƯỜI SỐNG TRONG NHÀ ĐỨC CHÚA TRỜI.

VẤN ĐỀ TRỊNH NGUYỄN PHÂN TRANH



Vào thời HẬU LÊ, Nguyễn Kim, một danh tướng của nhà Lê, bị sát hại năm 1545. Trịnh Kiểm là con rễ của Nguyễn Kim lên thay, nắm trọn binh quyền. Trịnh Kiểm đầu độc giết con cả của Nguyễn Kim là Nguyễn Uông. Thấy vậy, Nguyễn Hoàng, em của Nguyễn Uông lo sợ bị anh rể hại, nên nghe theo lời khuyên của chú là Nguyễn Bỉnh Khiêm, xin vào trấn thủ Thuận Hóa. Năm 1570, Trịnh Kiểm chết, con cả là Trịnh Cối lên thay nhưng bị em là Trịnh Tùng đoạt quyền và thao túng triều đình. Trịnh Tùng bắt đầu tính tới người cậu Nguyễn Hoàng đang ở phía nam. Vì tình hình như thế, từ năm 1600, đại gia đình Đại Việt bị phân rẽ: Từ Sông Gianh ra Bắc được gọi là Đàng Ngoài do chúa Trịnh cai trị. Từ sông Gianh trở vô Nam được gọi là Đàng Trong do chúa Nguyễn cầm quyền. Vua Lê đóng đô tại Thăng Long vẫn được Đàng Trong và Đàng Ngoài thần phục, nhìn nhận là vua của đất nước.



Tại Đàng Trong, ngày 21/05/1613, Nguyễn Hoàng băng hà. Người con thứ sáu là Nguyễn Phúc Nguyên lên nắm quyền. Để củng cố địa vị, chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên muốn mở rộng quan hệ ngoại thương với Bồ Đào Nha. Nhờ thương thuyền Bồ Đào Nha, đoàn thừa sai dòng Tên từ Áo Môn đã đến Đàng Trong. Khi các Cha Dòng Tên đến truyền giáo thì việc PHÂN RANH NÀY đã rõ ràng rồi. Vì thế ai vào ĐÀNG TRONG thì đến với CHÚA NGUYỄN, còn ai đến ĐÀNG NGOẠI thì liên lạc với CHÚA TRỊNH. Về hai vị này, thì cũng muốn DỰA THẾ ĐẾ QUỐC và NỀN VĂN MINH của các nhà Truyền Giáo để PHÔ TRƯƠNG UY THẾ của mình. Ngược lại các nhà truyền giáo cũng lợi dụng TÌNH THẾ này để LÀM QUAN trong các triều đình, và tương quan với giai cấp LÃNH ĐẠO, để được DỄ DÀNG CHO VIỆC TRUYỀN GIÁO. Ngoài Bắc thì có PHỐ HIẾN, tức HƯNG YÊN ngày nay là nơi BUÔN BÁN SẦM UẤT, còn trong Nam là HỘI AN, nơi đón các TÀU BUÔN RA VÀO. Cả hai bên đều MUA VŨ KHÍ của các thương gia Bồ Đào Nha.


LỘ TRÌNH HÀNH HƯƠNG 400 NĂM

TỪ NAM RA BẮC
Dựa vào các ĐIỂM LỊCH SỬ TRÊN chúng tôi đề nghị một LỘ TRÌNH HÀNH HƯƠNG từ NAM ra BẮC như sau:


  1. Chiều hôm trước ngày thứ I: Tập trung tại Trụ Sở Tỉnh Dòng Tên ở Thủ Đức lúc 17 giờ, tham dự THÁNH LỄ LÊN ĐƯỜNG lúc 18 giờ. Ăn Tối lúc 19 giờ và lên xe TRỰC CHỈ PHÚ YÊN trong chuyến XE ĐÊM khởi hành lúc 20 giờ.

  2. Ngày I: Buổi sáng đến PHÚ YÊN, giáo xứ Mằng Lăng, quê hương ANDRE PHU YÊN. Ăn sáng. THAM QUAN quê hương của vị CHÂN PHƯỚC TỬ ĐẠO TIÊN KHỞI. Tham quan Dinh Trấn Biên tức Thành Cũ ngày nay (Xem Người Chứng Thứ I của Phạm Đình Khiêm), nơi Anrê Phú Yên được RỬA TỘI. Buổi chiều thăm cửa biển Tiên Châu, và trở về Mằng Lăng, NGHE THUYẾT GIẢNG về việc TRUYỀN GIÁO Ở ĐÀNG TRONG. Thánh Lễ buổi chiều tại giáo xứ Mằng Lăng. Buổi tối: GIAO LƯU VỚI BÀ CON trong giáo xứ. Nghỉ đêm tại MẰNG LĂNG.

  3. Ngày II: Sáng 6 giờ thức dậy, thánh lễ, ăn sáng, và LÊN ĐƯỜNG ĐI QUI NHƠN lúc 8 giờ. Tới Qui Nhơn, nhận phòng tại TGM Qui Nhơn. Ăn TRƯA tại TGM Qui Nhơn. Buổi chiều tham quan cư sở NƯỚC MẶN, TẮM BIỂN TẠI NƯỚC MẶN. Ăn Tối tại Dòng MTG Qui Nhơn. Sau cơm tối, tham quan Trung Tâm Thánh Thể và Thánh Mẫu, mộ Hàn Mặc Tử và Nghỉ đêm tại TGM Qui Nhơn.

  4. Ngày III: Từ Qui Nhơn đi QUẢNG NGÀI, tham quan An Chỉ: CƯ SỞ ĐẦU TIÊN ở Quảng Ngài, và là CÁI NÔI của dòng Mến Thánh Giá VN, cũng là nơi Cha Đắc Lộ đã ở, và có thể THI HÀI CỦA ANRÊ PHÚ YÊN ĐƯỢC QUÀN TẠI ĐÂY SAU KHI BỊ XỬ TỬ. Ăn trưa tại Nhà Xứ Quảng Ngãi. Buổi chiều TRỰC CHỈ đến dòng St Paul Sao Biển Đà Nẵng, nhận phòng, sau đó đi HỘI AN, dâng Thánh Lễ chiều tại Nhà Thờ Hội An. Thăm mộ cha Sana, linh mục dòng Tên thế kỷ 18. Ăn TỐI ĐẶC BIỆT TẠI NHÀ HÀNG HỘI AN. Tham quan Hội An BY NIGHT. Cần tham quan Hội An BAN ĐÊM để thấy rõ đời sống Nhật Kiều và Hoa Kiều thời xưa ở Thành Phố Thương Mại này. Trở về nghỉ đêm tại nhà dòng St Paul Đà Nẵng.

  5. Ngày IV: Lễ Sáng tại dòng St Paul Sao Biển. ĂN SÁNG. Thăm Đức Mẹ Sao Biển và đi Trà Kiệu, dâng lễ tại Trà Kiệu. Cơm trưa BÌNH DÂN TẠI MỘT QUÁN ĂN Trà Kiệu. Buổi chiếu thăm Dinh Chàm, tức dinh Trấn Thanh Chiêm, Điện Bàn. Tham quan Dinh Trấn Quảng Nam, nơi chân phước Anrê Phú Yên bị giam, và nơi ông Nghè Bộ đã tuyên án TỬ HÌNH cậu thanh niên này. Thăm CƯ SỞ ĐẦU TIÊN của Dòng Tên ở Hội An. (Cư sở nầy chưa xác định ở vị trí nào. Sẽ phải bàn hỏi về việc nầy, khi đến Hội An) Thăm Nhà Thờ Phước Kiều, tham quan NÚI NON NƯỚC, MUA ĐỒ KỶ NIỆM. Ăn tối và NGHỈ ĐÊM tại nhà Dòng St Paul.

  6. Ngày V: Đi Tắm Biển ở CỬA ĐẠI lúc 6 giờ sáng và ĂN SÁNG TẠI ĐÓ. Đối diện với Cửa Đại ở ngoài biển là CÙ LAO CHÀM11, chụp hình kỷ niệm tại BÃI BIỂN. Lên xe đi HUẾ. (Nếu cần thì tắm biển tại Sao Biển, vì tại nơi đây chúng ta vẫn nhúng nước và chạm chân trên cát mà các thừa sai dòng Tên đầu tiên tới Cửa Hàn – Đà Nẵng). Tới Huế ĂN TRƯA tại quán HƯƠNG CAU. Buổi chiều tham quan THÀNH NỘI HUẾ, và Nhà Dòng Thiên An Huế. Thăm nhà Dòng Đức Mẹ Thăm Viếng, và sau đó trực chỉ LA VANG, THÁNH LỄ tại LINH ĐÀI LANG VANG, ăn tối và nghỉ đêm tại LA VANG.

  7. Ngày VI: Thánh Lễ Sáng TẠI NHÀ NGUYỆN THANH THỂ LA VANG. Ăn sáng và tham quan TRÍ BƯU. Các Cha Dòng Tên đã gây dựng nên cộng đoàn này từ những ngày đầu tiên cho tới khi dòng Tên giải thể năm 1773. Nơi đây có dấu vết ngôi Nhà Thờ Cũ bao quanh ngôi nhà thờ hiện tại, tưởng nhớ đến cuộc chạy loạn thời vua Cảnh Thịnh từ ngôi nhà thờ này đến La Vang và được Đức Mẹ HIỆN RA. Thăm Đài Kỷ Niệm rất Uy Nghi tưởng nhớ 600 bổn đạo đã bị “đốt cháy” trong nhà thờ Trí Bưu thời kỳ Văn Thân năm 1885, và chỉ 8 năm sau, tức năm 1893 các giáo dân đã xây cất Đài Kỷ Niệm này. Sau khi tham quan đài Kỷ Niệm, TRỰC CHỈ QUẢNG BÌNH, tham quan động PHONG NHA hay ĐỘNG THIÊN ĐƯỜNG. Ân Trưa Tay Cầm. Sau đó trực chỉ Vinh, đến TGM VINH. Nhận phòng và đi tham quan KẺ RUM, nơi Majorica soạn sách chữ Nôm, THAM QUAN DCV VINH, dòng MTG VINH, ăn tối và NGHỈ ĐÊM tại Tgm VINH. Có thể ĐI CHƠI TỐI ở CỬA LÒ VINH và ĂN HÀNG BAN ĐÊM.

  8. Ngày VII: Dâng Lễ và Ăn Sáng tại TGM VINH hay dòng MTG VINH. Lên đường đi THANH HÓA. Thăm KẺ BẠNG là nơi hai cha Pedro Marques và cha Đắc Lộ đã đặt chân đến Đàng Ngoài ngày 19 tháng 3 năm 1627. Vào Thứ Sáu Tuần Thánh năm 1627, các Ngài cùng với giáo dân trèo lên đỉnh núi Do Xuyên và trồng cây Thánh Giá bằng GỖ LỚN tại đây. Tại đây có giáo xứ Ba Làng, với đài Kỷ Niệm Cha Đắc Lộ.

  9. Ngày VIII: Thánh Lễ và Ăn Sáng tại TGM Thanh Hóa. Lên Đường đi thăm NHÀ THỜ PHÁT DIỆM. Ăn trưa tại TGM PHÁT DIÊM. Sau trưa đi NHO QUAN NINH BÌNH. Tham quan Tu Viện, núi Đức Mẹ, thăm mộ MỘT NHÀ TRUYỀN GIÁO của thế kỷ 17. Nghỉ đêm tại NHO QUAN NINH BINH12.

  10. Ngày IX: Thánh Lễ và Ăn Sáng tại Tu Viện Châu Sơn NINH BÌNH. Lên đường về LA VANG. Nghỉ đêm tại La Vang.

  11. Ngày X: Dâng lễ và Ăn sáng tại La Vang. Lên đương TRỰC CHỈ về lại Qui Nhơn. Ngủ đêm tại TGM Qui Nhơn. Ăn Uống tại TGM QUI NHƠN.

  12. Ngày XI: Dâng lễ và ăn sáng tại Qui Nhơn. Sau đó TRỰC CHỈ về Tp Hồ Chính Minh. Vấn đề ĂN UỐNG đợt về sẽ TÙY CƠ ỨNG BIẾN. Có thể NGỦ ĐÊM TẠI CURIA và có Thánh Lễ Tạ Ơn sáng hôm sau tại CURIA GIÁM TỈNH, và CHIA TAY SAU ĐÓ.



tải về 0.52 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương