Khi những điều tiêu cực xảy ra, bạn sẽ làm gì? Tôi tìm đến những tán cây và những đóa hoa màu, chúng im lặng; tôi tìm đến bầu trời trong xanh bao la và rộng lớn, chúng im lặng; tôi tìm đến chính tôi, tôi im lặng



tải về 17.51 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu14.04.2024
Kích17.51 Kb.
#57196
bailuyentap4
Hai Duong

Câu 1:
Khi những điều tiêu cực xảy ra, bạn sẽ làm gì? Tôi tìm đến những tán cây và những đóa hoa màu, chúng im lặng; tôi tìm đến bầu trời trong xanh bao la và rộng lớn, chúng im lặng; tôi tìm đến chính tôi, tôi im lặng. Tôi tự trải qua nỗi buồn một mình, im lặng nhưng chẳng hề cô đơn. Có lẽ bởi phải chăng, chính sự im lặng ấy đã khiến tôi kết nối sâu sắc hơn với chính mình? Nếu không im lặng, liệu tôi có đủ khả năng tìm lại chính mình để không bị “hòa tan trong vô vàn tiếng nói xung quanh”? Tôi đã dùng liều thuốc im lặng miễn phí ấy để chữa lành tâm hồn mà không cần bỏ ra bất cứ chi phí nào khác, vậy liệu sự im lặng có thật sự đáng sợ như chúng ta đã nghĩ, hay ở một khía cạnh khác :“Im lặng là vàng”?
Nhìn vào thế giới mà ta đang sống, biết bao sự kiện đang diễn ra hằng ngày, đôi khi lại khiến chúng ta phải đặt ra một câu hỏi: Liệu ta có nên im lặng khi xung quanh là vô vàn những tiếng nói khác nhau? Ai cũng có cho mình nhu cầu để khẳng định bản thân, nhưng thông thường, người ta luôn nghĩ rằng việc khẳng định bản thân chỉ có thể diễn ra trong âm thanh, tiếng nói của chính ta và người khác. Đó là bài diễn ngôn đầy xúc động kể về hành trình ta đã trải qua, vinh quang ta đã dành lấy,... đó là tiếng reo vui, những lời tán dương hân hoan và bầu không khí náo nhiệt mà cộng đồng dành tặng. Thế nhưng, liệu chúng ta đã từng đến viễn cảnh khi ta chinh phục được chính mình trong im lặng? Im lặng chính là trạng thái không âm thanh, không tiếng ồn, không thể hiện quan điểm hay tư tưởng. Khi im lặng, không ai có thể phán đoán được chính xác thái độ thật sự mà chúng ta đang muốn thể hiện, vì thế, người xưa cho rằng: “Im lặng là vàng” để đề cao vai trò, sức mạnh và giá trị của sự im lặng bởi họ cho rằng: Im lặng là một điều đáng quý, là một trạng thái khôn ngoan nếu con người hiểu được giá trị thật sự của việc im lặng và biết cách sử dụng chúng. Dẫu vậy, có người lại cho rằng im lặng là biểu hiện của thói vô cảm, sự mất kết nối dẫn đến sự xa cách giữa người với người, giữa người với chính bản thể của mình. Tôi đã từng chứng kiến những tin đồn giả được tung lên một cách vô căn cứ trên mạng xã hội, nhưng thay vì “im lặng” để đợi chờ một chứng cứ xác thực, một sự chứng minh của pháp luật, số đông lại bỏ qua sự im lặng – một hành động rất cần thiết và đáng quý trong giây phút ấy để “lên tiếng” bằng cách thổi bùng ngọn lửa đang rất “nóng” trên mạng xã hội kia bằng những cú nhấp chuột, lượt bình luận và chia sẻ. Dù là vô tình hay cố ý, những văn bản vô căn cứ, thiếu sự xác thực ấy lại được lan truyền tràn lan trên các trang mạng xã hội, len lỏi vào niềm tin của con người ngoài đời thực chỉ đơn bản bởi lẽ chúng... giật gân và gay cấn! Trong giờ phút ấy, có thật sự cần thiết phải lên tiếng cho chính nghĩa và công lý chỉ bởi chúng ta tin rằng những thông tin được lan truyền kia là thật hay không? Im lặng có thể là một biểu hiện xấu, nhưng trong xã hội hiện đại với hàng loạt những thông tin nhiêu khê, phức tạp hiện nay, đôi khi thế giới cần lắm sự im lặng, sự nghiền ngẫm trước bất cứ một lời nói, hành động hay quyết định sắp được thực hiện bởi im lặng đôi khi đáng quý như “vàng”.
Trong thế kỷ hiện tại mà chúng ta đang sống, một thế kỷ luôn đón đầu các xu thế, một thế kỷ với vô vàn những tiếng nói xung quanh, dường như việc im lặng trở thành một điều xa xỉ khiến chúng bị lấn át bởi những âm thanh bên ngoài – những âm thanh luôn có một số lượng lớn hơn và được thốt ra một cách dễ dàng trong khi sự im lặng thì hoàn toàn ngược lại. Có một khái niệm tên “Post – truth” khi sự thật khách quan không còn quan trọng bằng cảm xúc và quan điểm cá nhân, khi những thông tin được xác thực lại không có sức thuyết phục bằng niềm tin của công chúng khi họ chỉ muốn nghe và tin những điều họ muốn tin. Các nhà tâm lý học đã chỉ ra rằng con người thường dễ bị lôi cuốn, hấp dẫn hơn bởi các cảm xúc tiêu cực vì thế những thông tin giả thường đánh vào tâm lý ấy của con người khi thông tin thường được cường điệu hóa, vượt ngoài tầm tưởng tượng của công chúng, lôi cuốn cộng đồng bằng sự bất ngờ và mới mẻ. Đó cũng là một trong những thủ thuật dùng để “gaslighting” – từ ngữ của năm 2022 là “thao túng tâm lý”, lợi dụng tâm lý chung của công chúng để khiến họ tin vào những thông tin sai lệch. Đứng trước biển thông tin với vô vàn những tiếng nói, người ta thường dễ quên đi sự im lặng để hòa mình vào đám đông mà không cần suy nghĩ đến hậu quả sau này. Tôi tự hỏi liệu rằng đó có phải là tâm lý chung của loài người khi luôn sợ rằng nếu bản thân không có phản ứng, không góp tiếng nói của riêng mình vào tiếng nói chung của đa số sẽ khiến họ trở thành kẻ khác biệt, bị cô lập hoặc tẩy chay? Có phải chăng đó là lí do khiến số lượng của những “tiếng nói” ngày càng tăng cao, còn sự im lặng luôn lùi lại đằng sau những âm thanh nhiêu khê ấy? Ngày nay, người ta thể hiện tình cảm, bày tỏ cảm xúc đối với nhau thông qua “tiếng nói” – những lời chào hỏi, quan tâm,... sự im lặng cứ ngỡ không nên xuất hiện tại những cuộc trò chuyện, nhưng chính chúng lại thể hiện sự tinh tế, khéo léo của một cá nhân. Khi ấy, im lặng không còn là một trạng thái vô âm thanh, im lặng trở thành thước đo để đánh giá một con người. Trong giao tiếp dù là ít nói hay hoạt ngôn, người biết im lặng đúng lúc sẽ có hành xử khéo léo, lịch sự hơn những cá nhân không biết cách cân bằng giữa lời nói và sự im lặng. Người vô cảm là người hoàn toàn im lặng, không đau buồn trước cái bi, không hạnh phúc trước cái đẹp, làm lơ trước mọi sự kiện cần được lên tiếng, tuy vậy, không có nghĩa rằng người luôn lên tiếng là người không vô cảm, sống có kết nối với bản thân và mọi người xung quanh. Lên tiếng nhưng không nắm vững kiến thức, ủng hộ nhưng lại tiếp tay cho những điều sai trái, chính họ cũng đã trở thành người sống vô cảm – vô cảm không phải bởi họ im lặng, họ vô cảm bởi sự thiếu hiểu biết, sự hời hợt khi nắm bắt một thông tin, sự kiện chỉ dựa vào quan điểm và cảm xúc của riêng cá nhân mình. Trên mạng xã hội, trước tiếng nói chung của cộng đồng, người ta có thể không phân phải trái, đúng sai, hoàn toàn gạt bỏ chính kiến cá nhân để chạy theo số đông một cách mù quáng chỉ vì không muốn mình trở nên khác biệt. Liệu hành động ấy có phải là sự kết nối sâu sắc? Không, chính họ đang vô cảm với chính mình, mải mê chạy theo tiếng nói của công chúng mà bỏ quên tiếng gọi chân thật nhất của trái tim. Số đông không phải lúc nào cũng đúng, vấn nạn như “bodyshaming” – miệt thị ngoại hình chẳng phải được hình thành nên từ tiêu chuẩn chung của xã hội chăng? Người ta có thể đánh giá ngoại hình dựa trên những định kiến của xã hội, họ muốn bạn ăn ít đi để gầy hơn, ăn nhiều hơn để tăng kí, họ muốn da bạn phải trắng, tóc bạn phải dài, dáng phải cao,... họ buông những lời nhận xét, thậm chí đôi khi là những lời lẽ tiêu cực với ý nghĩ muốn khiến bạn trở nên “tốt hơn” mà không quan tâm đến cảm xúc thật sự của bạn. Nếu chính bản thân bạn còn hòa vào tiếng nói của người khác, quên đi tiếng nói của chính mình, liệu bạn đã yêu lấy bản thân, yêu lấy chính mình hay chưa? Sự im lặng lại đáng quý hơn cả khi “lên tiếng” trở thành một lý do khiến những điều đáng buồn xảy ra: sự tự ti về bản thân, sống vì lời nói của người khác,... Vì thế, con người đôi khi cần im lặng với những điều không nên nói và chỉ nên nói khi tiếng nói ấy giúp ích được cho mọi người và cuộc đời.
Có những cuộc đời bị “cầm tù trong tiếng ngợi ca của bầy đàn” (Nguyễn Phan Quế Mai), bị xoay vần trong tiếng nói của muôn vàn kẻ khác, có những cuộc đời chạy theo tiếng nói của số đông đến kiệt sức, nhưng khi ngoảnh mặt nhìn lại không thể tìm thấy tiếng nói của cá nhân, có những người luôn thốt lên những lời thở than, nhưng không thể tự im lặng nhìn lại chính mình… Nếu như con người hiểu được giá trị của sự im lặng để kết nối sâu sắc với bản thân và mọi người, cuộc sống của mỗi chúng ta sẽ trở nên ý nghĩa hơn nhiều. Tuy nhiên, im lặng cũng là biểu hiện của thái độ thờ ơ, hờ hững, của sự vô cảm. Nếu không lên tiếng và trao đi yêu thương bằng lời nói, khoảng cách giữa người với người lại càng trải dài, xa cách hơn bởi sự im lặng. Im lặng còn là biểu hiện của nỗi buồn, của sự bất lực, sự khinh thường,… Khi cảm xúc con người đạt đến giới hạn, có người sẽ giải tỏa chúng bằng việc hét thật to, thể hiện qua những âm thanh đầy cảm xúc, nhưng cũng có người che đậy tình cảm của chính mình bằng sự im lặng. Im lặng có thể là biểu hiện của thói vô cảm, có thể đáng quý như “là vàng” nhưng im lặng cũng chứa đựng nhiều cung bậc cảm xúc của con người, là một trạng thái thú vị cần chúng ta chiêm nghiệm sâu sắc hơn.
Tôi là người im lặng khi cảm xúc đạt đến đỉnh điểm, khi không có một lời nói nào có thể diễn tả thứ cảm xúc ấy. Im lặng đối diện với nỗi buồn, im lặng khi cảm thấy tuyệt vọng, im lặng khi tức giận,… có lẽ im lặng thật sự bao gồm rất nhiều loại cảm xúc đa dạng, và chúng ta nên có nhận thức rõ hơn về trạng thái im lặng này. Chúng ta nên im lặng khi nào
tải về 17.51 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương