Sổ tay hưỚng dẫn thiết kế & thực hiện dự ÁN


Báo cáo tài chính- giữa kỳ và cuối kỳ



tải về 1.04 Mb.
trang33/45
Chuyển đổi dữ liệu08.04.2023
Kích1.04 Mb.
#54511
1   ...   29   30   31   32   33   34   35   36   ...   45
WVID2013So tay Huong dan thiet ke va thuc hien FINAL (1)
Vai trò của vốn ODA đối với đầu tư phát triển ở Việt Nam, báo cáo WB, NCKH bản chính thức

43. Báo cáo tài chính- giữa kỳ và cuối kỳ


Các báo cáo kế toán cần lập gồm
(i) Sổ ghi chép về Nguồn & Sử dụng nguồn vốn
(ii) Báo cáo Chi tiết chi tiêu theo hoạt động cho giữa kỳ và cuối kỳ
(iii) Báo cáo Chi tiết chi tiêu theo hạng mục cho giữa kỳ và cuối kỳ


Thời điểm lập báo cáo: khoảng tháng thứ 6 của dự án (với báo cáo giữa kỳ) và trong vòng 2 tháng kể từ ngày kết thúc dự án (với báo cáo cuối kỳ cùng bộ bản sao của các chứng từ). Thời gian kết thúc dự án được tính là sau 1 năm kể từ Ngân hàng Thế giới hoặc các nhà tài trợ khác ký Thỏa thuận tài trợ với người đại diện thực hiện dự án.
Mẫu báo cáo được kèm trong Phụ lục, file excel đính kèm xin download ở phía dưới.
Tuy mẫu báo cáo gồm 2 dạng: báo cáo theo hoạt động và báo cáo theo hạng mục, và yêu cầu cho cả giữa kỳ và cuối kỳ nhưng thực tế về cơ bản, hai loại báo cáo đều yêu cầu các nội dung giống nhau, chỉ khác nhau ở cách chia theo hoạt động và chia theo hạng mục cũng như thời điểm yêu cầu thông tin.
Các thông tin cần cập nhật để chuẩn bị cho báo cáo gồm:

  • Ngân sách chi tiết và tổng cộng cho từng hoạt động hoặc hạng mục;

  • Chi phí đã sử dụng cho từng hoạt động hoặc hạng mục, và con số tổng cộng tính đến thời điểm báo cáo (giữa kỳ và cuối kỳ);

  • Cung cấp đầy đủ con số chi phí sử dụng từ nguồn khác và từ Ngân sách tài trợ của Chương trình

  • Tỷ lệ % khác biệt giữa ngân sách dự kiến và chi phí thực tế và giải trình.

Lưu ý:
- Các đơn vị nên cập nhật và báo cáo cả con số huy động đối ứng của đơn vị hoặc của các nguồn khác;
- Nên lưu trữ các email, công văn trao đổi nếu có thay đổi, điều chỉnh liên quan đến dòng ngân sách để làm cơ sở cho kiểm toán.



  1. Theo dõi, Đánh giá và Báo cáo

44. Theo dõi và Đánh giá


Theo thiết kế riêng của Chương trình Ngày Phụ nữ sáng tạo Việt Nam, việc tổ chức thực hiện, theo dõi và đánh giá trong từng dự án được coi là một công việc nội bộ của từng dự án, để các dự án tự thể hiện sự sáng tạo trong cách thức tiến hành nhằm có thể đạt mục tiêu đã đề ra.
Ở góc độ toàn Chương trình, Ban thư ký có sự hỗ trợ của một nhóm tư vấn về theo dõi và đánh giá để cũng có thể cùng đồng hành với các dự án, có được những cái nhìn thật khách quan để hỗ trợ các dự án tiến đến mục tiêu.
Thông thường vào giữa kỳ, Ban tổ chức, Ban thư ký và nhóm tư vấn về theo dõi và đánh giá sẽ tham gia cùng hoạt động của khoảng 1/2 đến 2/3 số dự án để cùng góp ý tại chỗ về tiến độ thực hiện, phương thức triển khai và những điểm cần xem xét, điều chỉnh nếu có. Tư vấn độc lập sẽ có báo cáo riêng cho từng dự án trực tiếp khảo sát và báo cáo tổng thể cho toàn chương trình trên cơ sở đi khảo sát và các báo cáo giữa kỳ của những đơn vị còn lại.
Thông tin từ các chuyến đi giữa kỳ của Ban tổ chức và nhóm tư vấn là tiền đề để tổ chức Hội nghị giữa kỳ của toàn Chương trình nếu cần như đã nêu ở mục 34.5.
Vào cuối kỳ, Ban tổ chức sẽ lựa chọn một số đề án điển hình để trực tiếp hoặc phối hợp cùng tư vấn đi đánh giá, rút kinh nghiệm. Ban tổ chức cũng có thể mời đại diện của các Bộ, Ban ngành liên quan tham gia cùng đoàn đánh giá để hỗ trợ công tác nhân rộng, chia sẻ thông tin.

tải về 1.04 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   29   30   31   32   33   34   35   36   ...   45




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương