Và hiệp định thương mại tự do



tải về 1.13 Mb.
trang1/42
Chuyển đổi dữ liệu08.04.2023
Kích1.13 Mb.
#54513
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   42
NCKH bản chính thức
Vai trò của vốn ODA đối với đầu tư phát triển ở Việt Nam, WVID2013So tay Huong dan thiet ke va thuc hien FINAL (1), báo cáo WB

HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
KHOA TÀI CHÍNH QUỐC TẾ



CHƯƠNG I
Những vấn đề lý luận về hoạt động thương mại quốc tế
và hiệp định thương mại tự do.
1.1. Lý luận chung về hoạt động thương mại quốc tế:
1.1.1. Khái niệm về thương mại quốc tế:
Thương mại quốc tế (International Commerce ). Thương mại quốc tế là sự trao đổi hàng hóa và dịch vụ giữa các nước thông qua hoạt động xuất khẩu (bán) và nhập khẩu (mua).Đây là một quan hệ kinh tế, phản ánh mối quan hệ giữa người cung cấp với người sử dụng hàng hóa và dịch vụ ở các quốc gia khác nhau.
1.1.2. Đặc điểm và vai trò của thương mại quốc tế:
1.1.2.1. Đặc điểm của thương mại quốc tế:
- Đối tượng trao đổi trong thương mại quốc tế là hàng hóa và dịch vụ.
- Các bên tham gia thương mại quốc tế là những chủ thể kinh tế khác quốc gia, có thể là chính phủ, công ty, doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế.
- Hoạt động thương mại quốc tế diễn ra trên thị trường thế giới, tùy theo góc độ nghiên cứu có thể là thị trường toàn thế giới, thị trường khu vực hoặc thị trường của nước xuất khẩu hay nước nhập khẩu.
- Phương tiện thanh toán trong thương mại quốc tế giữa bên mua và bên bán là đồng tiền có khả năng chuyển đổi.
1.1.2.2. Vai trò thương mại quốc tế:
Thương mại quốc tế đóng một vai trò rất quan trọng đối với các quốc gia. Nó cho phép các quốc gia tiêu dùng các mặt hàng với số lượng nhiều hơn và chủng loại phong phú hơn mức ranh giới của đường giới hạn khả năng sản xuất trong điều kiện đóng cửa nền kinh tế của mỗi nước.
Bên cạnh đó, thương mại quốc tế có sự tác động qua lại, buộc mỗi quốc gia phải thay đổi cơ cấu kinh tế phù hợp với ngành nghề, vùng miền và thành phần kinh tế với đặc thù và lợi thế cạnh tranh của mỗi quốc gia.
Thương mại quốc tế ngày nay không chỉ mang ý nghĩa đơn thuần là mua bán giữa các quốc gia mà thể hiện sự phụ thuộc tất yếu của các quốc gia vào phân công lao động quốc tế thông qua chuỗi cung ứng quốc tế. Vì vậy, thương mại quốc tế được nhìn nhận như một nhân tố quan trọng để phát triển kinh tế của mỗi quốc gia trên cơ sở lựa chọn tối ưu phân công lao động và chuyên môn hoá quốc tế.
Để quản lý hoạt động thương mại quốc tế, các quốc gia trên thế giới đều xây dựng, hoạch định và ban hành chính sách thương mại quốc tế phù hợp với trình độ phát triển và đặc thù của mỗi nền kinh tế.
Chính sách thương mại quốc tế được hiểu là những qui định của chính phủ nhằm điều chỉnh hoạt động thương mại quốc tế, được thiết lập thông qua việc vận dụng các công cụ (thuế quan và phi thuế quan) tác động tới các hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu.
Công cụ thuế quan thường bao gồm thuế trực tiếp và thuế gián tiếp. Thuế quan trực tiếp là thuế đánh vào hàng hoá nhập khẩu và hàng hoá xuất khẩu. Các loại thuế này bao gồm thuế theo số lượng, thuế giá trị và thuế hỗn hợp. Thuế gián tiếp tác động tới thương mại như thuế doanh thu, thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt. Các hàng rào phi thuế quan bao gồm trợ cấp xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu, hạn chế xuất khẩu tự nguyện, các yêu cầu về nội địa hoá, trợ cấp tín dụng xuất khẩu, quy định về mua sắm của chính phủ, hàng rào kỹ thuật trong thương mại (TBT), biện pháp vệ sinh dịch tễ và kiểm dịch động thực vật, quy định về môi trường, biện pháp phòng vệ thương mại...

tải về 1.13 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   42




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương