Và hiệp định thương mại tự do


Về phía các tổ chức và hiệp hội ngành hàng



tải về 1.13 Mb.
trang42/42
Chuyển đổi dữ liệu08.04.2023
Kích1.13 Mb.
#54513
1   ...   34   35   36   37   38   39   40   41   42
NCKH bản chính thức
Vai trò của vốn ODA đối với đầu tư phát triển ở Việt Nam, WVID2013So tay Huong dan thiet ke va thuc hien FINAL (1), báo cáo WB
3.3.3. Về phía các tổ chức và hiệp hội ngành hàng
Thành công của hoạt động xuất khẩu còn có đóng góp không nhỏ của các tổ chức và hiệp hội ngành hàng. Đặc biệt là khi các doanh nghiệp xuất khẩu ở Việt Nam còn thiếu tính liên kết như hiện nay. Hiệp hội cần thường xuyên nhắc nhở Doanh nghiệp chủ động nâng cao chất lượng và uy tín của sản phẩm. Có biện pháp can thiệp kịp thời xử lý nghiêm khắc những doanh nghiệp kinh doanh hàng giả hàng nhái hàng kém chất lượng hoặc tự ý bán phá giá sản phẩm vào thị trường EU. Các doanh nghiệp cũng cần tăng cường tính đoàn kết hỗ trợ lẫn nhau trong hoạt động xuất khẩu. Những biện pháp này sẽ tạo ra sức mạnh các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam tại thị trường EU. 
Tích cực, chủ động hơn nữa trong nắm bắt thông tin về EVFTA để tận dụng triệt để các cơ hội và hạn chế các thách thức, giảm thiểu thiệt hại cho các doanh nghiệp thuộc các ngành hàng.
Xây dựng Kế hoạch phát triển thị trường của doanh nghiệp cho từng sản phẩm vào thị trường EU, đảm bảo phát huy lợi thế và thực thi hiệu quả cam kết EVFTA.
Phối hợp với Tham tán thương mại Việt Nam ở thị trường EU trong tham gia các hoạt động quảng bá, xúc tiến thương mại; hình thành đại diện của các doanh nghiệp, hiệp hội ở các thị trường lớn khu vực EU; tham gia trực tiếp vào kênh phân phối các mặt hàng xuất khẩu tại thị trường EU.
Đẩy mạnh hoạt động marketing và xúc tiến xuất khẩu trên cơ sở nghiên cứu phân khúc thị trường, xác định thị trường trọng điểm và tiềm năng. Tăng cường giao dịch điện tử, ứng dụng công nghệ thông tin, thương mại điện tử trong công tác thị trường và xúc tiến thương mại, quảng cáo trên website, gửi thư tín điện tử (email)... để nâng cao hiệu quả xúc tiến xuất khẩu.


KẾT LUẬN

Việt Nam đang trong bước chuyển mình và mở cửa ngày càng nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài. Tiềm năng của nền kinh tế được phản ánh rõ nét qua các thành tựu đạt được trong việc kiểm soát chặt chẽ các chỉ số kinh tế vĩ mô, năng suất lao động tăng mạnh và sự hội nhập sâu rộng với nền kinh tế khu vực và toàn cầu. Để tận dụng hiệu quả lợi ích mà hiệp định mang lại, không còn cách nào khác là mỗi doanh nghiệp cần nỗ lực vươn lên, định hình cho mình những chiến lược, giải pháp mới trong việc tạo ra các sản phẩm có giá trị cao, đủ sức cạnh tranh với các đối tác nước ngoài và trụ vững trên thị trường. Trong bối cảnh tăng cường hội nhập quốc tế hiện nay, có thể coi EVFTA vừa là mục tiêu, vừa là động lực và công cụ để Việt Nam tiếp tục tham gia sâu rộng hơn và mạng lưới thương mại tự do toàn cầu. 


Qua quá trình nghiên cứu của nhóm. Cho thấy được ngành xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường EU đã có nhiều phát triển. Các mặt hàng xuất khẩu như hạt điều, cà phê, thủy sản, giày dép, da giày, …đã có những đóng góp đáng kể cho nền kinh tế của nước nhà, làm tăng giá trị các sản phẩm của Việt Nam. Tuy nhiên vẫn còn có những rào cản tại các thị trường, đặc biệt chi phí vận chuyển từ hai chiều còn cao. Năm 2020 là một năm đầy khó khăn đối với nền kinh tế trong nước và thế giới do tác động tiêu cực của COVID – 19 và sự đứt gãy thương mại toàn cầu. Nhưng xuất khẩu lại trở thành điểm sáng trong năm 2020 của Việt Nam. Sự thành công của xuất khẩu còn là do Việt Nam khống chế thành công dịch COVID – 19. Đồng thời, Việt Nam đã nỗ lực khai thác các cơ hội từ thực thi hiệp định thương mại EVFTA. Tuy nhiên, trong thành công của xuất khẩu năm 2020 vẫn còn có những điểm mờ, như: Xuất khẩu so với năm 2019 của một số nhóm hàng giảm, chi phí sản xuất tăng, … Hoạt động xúc tiến thương mại tuy góp phần đáng kể cho tăng cường và mở rộng thị trường xuất khẩu, góp phần xây dựng thương hiệu, hình ảnh quốc gia trên thế giới, song cũng đang bộc lộ nhiều hạn chế về hình thức, quy mô, tính chuyên nghiệp và hiệu quả so với các nước trong khu vực.
Năm 2021, trong bối cảnh thực thi EVFTA cùng với dịch bệnh đã được kiểm soát thì nền kinh tế Việt Nam sẽ phục hồi, khởi sắc hơn và xuất khẩu chắc chắn cũng tăng mạnh cùng đà tăng trưởng kinh tế. Trước mắt, cần tiếp tục triển khai đồng bộ nhiều giải pháp cả về tài chính, tiền tệ và thông tin thị trường; đẩy mạnh tái cơ cấu ngành hàng, sản phẩm và doanh nghiệp; nâng cao năng lực đổi mới công nghệ và cạnh tranh của hàng xuất khẩu. Hoạt động xúc tiến xuất khẩu cần tập trung ở các nhóm ngành có tiềm năng phát triển: ngành nông sản (hạt điều, rau quả, cà phê, gạo,…), ngành thủy sản (cá ngừ, cá tra,..), công nghiệp chế biến chế tạo (các thực phẩm đóng hộp, chế biến sẵn,…). Đẩy mạnh chuyển đổi hình thức xúc tiến thương mại theo hướng tận dụng hình thức quảng bá trực tuyến, kết nối doanh nghiệp trực tuyến để duy trì và phát triển thị trường. Ngoài ra các doanh nghiệp sản xuất cần chú trọng cập nhật thông tin đầu tư, nâng cấp dịch vụ marketing xây dựng thương hiệu không chỉ thông qua các triển lãm, hội chợ giới thiệu sản phẩm mà còn tìm kiếm các kênh quảng bá sản phẩm mới.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
tải về 1.13 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   34   35   36   37   38   39   40   41   42




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương