Và hiệp định thương mại tự do


Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam



tải về 1.13 Mb.
trang9/42
Chuyển đổi dữ liệu08.04.2023
Kích1.13 Mb.
#54513
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   42
NCKH bản chính thức
Vai trò của vốn ODA đối với đầu tư phát triển ở Việt Nam, WVID2013So tay Huong dan thiet ke va thuc hien FINAL (1), báo cáo WB
1.3.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
a, Về phía Chính phủ:
Là một nước có nền kinh tế đang phát triển, Việt Nam thường được hưởng các ưu đãi về mặt thời gian thực hiện các cam kết của các FTA. Trong khoảng thời gian này, Việt Nam cần đẩy mạnh việc học hỏi kinh nghiệm từ các nước đối tác, hoàn thiện hành lang pháp lý, thể chế, chính sách cũng như cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của quốc gia để có thể tận dụng tốt những cơ hội mà các hiệp định thương mại mang lại.
Chính phủ cần xây dựng chính sách bảo hộ hợp lý là một biện pháp có tính hiệu quả cao cho các quốc gia khi tham gia vào các hiệp định tự do hóa thương mại, bao gồm cả Việt Nam. Tuy nhiên, việc duy trì hay xoá bỏ chính sách bảo hộ sản xuất nội địa luôn có tác động hai mặt. Nếu bảo hộ quá lâu và quá cao sẽ làm cho sản xuất trì trệ. Song, nếu xoá bỏ bảo hộ quá nhanh sẽ gây khó khăn cho sản xuất trong nước, hàng nước ngoài sẽ chiếm lĩnh thị trường nội. Vì vậy, Việt Nam cần xây dựng chính sách bảo hộ đúng đắn vừa đáp ứng được yêu cầu của các hiệp định thương mại, vừa bảo đảm cho các ngành sản xuất trong nước thích nghi, quen dần với môi trường không có bảo hộ.
i, Một là, chỉ bảo hộ những mặt hàng mà sản xuất trong nước đáp ứng nhu cầu tăng trưởng kinh tế, có tiềm năng phát triển về sau, tạo được nguồn thu ngân sách và giải quyết lao động.
ii, Hai là, bảo hộ phải được thống nhất thực hiện cho mọi thành phần kinh tế, kể cả các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
iii, Ba là, chính sách bảo hộ phải được quy định cho từng trường hợp, từng thời gian và không bảo hộ vĩnh viễn cho bất kỳ hàng hóa nào.
iiii, Bốn là, bảo hộ thị trường trong nước nhưng phải phù hợp với các tiến trình tự do hoá thương mại và các hiệp định quốc tế mà Việt Nam đã ký kết.
Xây dựng kế hoạch tổng thể và chi tiết triển khai các việc cần làm để tận dụng những ưu đãi của các Hiệp định FTA.
Triển khai nhanh và hiệu quả các việc cần làm tiếp theo liên quan đến việc thực thi Hiệp định (thông tin cho doanh nghiệp về các ưu đãi trong Hiệp định, ban hành các văn bản hướng dẫn thực thi Hiệp định…).
Chỉ đạo các cơ quan thương vụ ở nước ngoài nắm tình hình điều chỉnh về chính sách của các quốc gia thành viên và phản ánh kịp thời về Bộ Thương mại/Bộ Thương mại và Công nghiệp để có hướng giải quyết, liên hệ với các cơ quan hữu quan, các hiệp hội ngành hàng và doanh nghiệp có các biện pháp xử lý.
Đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức về Hiệp định đến cộng đồng doanh nghiệp để họ nắm được nội dung Hiệp định, những cam kết về thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, đầu tư… của các quốc gia, những ưu đãi và cách thức được hưởng ưu đãi từ Hiệp định đối với hàng xuất khẩu sang những thị trường này. Cung cấp thông tin và đưa ra các hướng dẫn cụ thể cho doanh nghiệp về cách thức để được hưởng ưu đãi trong Hiệp định.
Ngoài việc tổ chức các hội thảo phổ biến về Hiệp định, cần đưa thông tin rộng rãi và cụ thể hơn về Hiệp định (nội dung hiệp định, cam kết và lộ trình giảm thuế của , những lợi ích của các Hiệp định FTA, quy tắc xuất xứ, yêu cầu về SPS, TBT, các chuyên gia tư vấn…) lên website của chính phủ, Bộ Thương mại/ Bộ Thương mại và Công Thương, Phòng Thương mại và Công nghiệp… Bên cạnh đó, biên soạn những “cẩm nang” mang tính hướng dẫn để doanh nghiệp không những có thể hiểu về Hiệp định mà còn biết được cách thức để có thể tận dụng những ưu đãi trong Hiệp định.
Cần đẩy mạnh hoạt động cấp C/O theo hướng đơn giản hóa, hiện đại hóa; Đẩy mạnh việc cấp C/O qua Internet; Cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh với thể chế ổn định, minh bạch... Những giải pháp này cần sự nỗ lực đồng bộ từ cả Nhà nước lẫn doanh nghiệp bằng kế hoạch dài hạn.
Cần đẩy mạnh việc xây dựng các tiêu chuẩn, quy chuẩn, thương hiệu, nhãn hiệu quốc gia; Phát triển và nhân rộng việc thực hiện cấp mã số vùng sản xuất, truy xuất nguồn gốc, đáp ứng khả năng cạnh tranh trong xu thế hội nhập quốc tế; Cần có các chính sách xúc tiến thương mại theo từng thị trường, trong cả trung và dài hạn...

tải về 1.13 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   42




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương