Và hiệp định thương mại tự do


Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới



tải về 1.13 Mb.
trang4/42
Chuyển đổi dữ liệu08.04.2023
Kích1.13 Mb.
#54513
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   42
NCKH bản chính thức
Vai trò của vốn ODA đối với đầu tư phát triển ở Việt Nam, WVID2013So tay Huong dan thiet ke va thuc hien FINAL (1), báo cáo WB
1.2.2. Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới:
Thuật ngữ “thế hệ mới” được cho là sử dụng đầu tiên với các hiệp định thương mại tự do mà Liên minh châu Âu (EU) đàm phán với các đối tác thương mại của mình từ năm 2007. Việc các thành viên WTO thiếu đi sự đồng thuận dẫn đến bế tắc trong các vòng đàm phán Doha từ năm 2001 được cho là nguyên nhân thúc đẩy EU thực thi một chiến lược thương mại mới chính thức được công bố từ năm 2006. Theo đó, EU cam kết phát triển và nâng cao quan hệ thương mại song phương với các đối tác nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh thương mại của EU trên toàn cầu. Vì vậy, năm 2007, EU bắt đầu khởi động các vòng đàm phán các hiệp định thương mại tự do “thế hệ mới” với các đối tác thương mại bao gồm Hàn Quốc, Ấn Độ và ASEAN với cách tiếp cận toàn diện, bao gồm nhiều nội dung đổi mới về đầu tư, sở hữu trí tuệ, cạnh tranh, mua sắm chính phủ, hay phát triển bền vững.
Kể từ đó, thuật ngữ “thế hệ mới” được sử dụng một cách tương đối nhằm phân biệt các FTA được ký kết với phạm vi toàn diện hơn so với khuôn khổ tự do hoá thương mại được thiết lập trong các hiệp định WTO hay các hiệp định FTA truyền thống. Ngoài các hiệp định thương mại tự do của EU với các đối tác thương mại như FTA EU-Hàn Quốc, EU-Ấn Độ, EU-Nhật Bản, EU-ASEAN, … các hiệp định thương mại tự do được đàm phán sau giữa nhiều đối tác thương mại lớn như Hiệp định đối tác toàn diện tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định đối tác thương mại và đầu tư xuyên Đại Tây Dương (T-TIP), … cũng áp dụng cách tiếp cận toàn diện này, và đều được coi là các hiệp định thương mại tự do “thế hệ mới”.
1.2.3. Tác động của Hiệp định thương mại tự do đến hoạt động thương mại quốc tế (xuất nhập khẩu):
EVFTA là một FTA thế hệ mới, mang lại nhiều tác động tích cực đến nhiều mặt của nền kinh tế Việt Nam, qua đó đều có tác động đến tăng trưởng xuất nhập khẩu của Việt Nam sang thị trường Liên minh châu Âu (EU) như: mở cửa thị trường EU cho hàng hóa Việt Nam; thu hút đầu tư, phát triển sản xuất trong nước; phát triển công nghiệp hỗ trợ; chuyển dịch cơ cấu sản xuất, xuất khẩu; tạo thêm việc làm, nâng cao năng suất lao động,…

tải về 1.13 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   42




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương