SỞ giao dịch chứng khoán hà NỘi cấP ĐĂng ký niêm yết chứng khoán chỉ CÓ nghĩa là việC niêm yết chứng khoáN ĐÃ thực hiện theo các quy đỊNH


CÁC NHÂN TỐ RỦI RO Rủi ro về biến động kinh tế



tải về 0.73 Mb.
trang2/11
Chuyển đổi dữ liệu22.07.2016
Kích0.73 Mb.
#2140
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11

CÁC NHÂN TỐ RỦI RO

  1. Rủi ro về biến động kinh tế:


Nền kinh tế của mỗi Quốc gia là môi trường của tất cả các Chủ thể tham gia hoạt động, nó được đánh giá thông qua hàng loạt các chỉ số kinh tế vĩ mô như tốc độ tăng trưởng GDP, chỉ số lạm phát, tỷ giá. ... Kinh tế thế giới trong thời gian vừa qua có nhiều biến động do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính, đã tác động nhiều đến nền kinh tế Việt Nam, khi mà chúng ta đã hội nhập tương đối sâu rộng trong nền kinh tế thế giới.

Sự sụt giảm về tăng trưởng GDP Việt Nam trong thời gian tới đây: tốc độ tăng trưởng GDP năm 2009 chỉ đạt 5,2% so với các năm trước đây, tốc độ tăng trưởng khoảng 9-10% (nguồn Tổng cục Thống kê), sẽ gây ra nhiều khó khăn có các chủ thể tham gia nền kinh tế. Thêm vào đó các biến động về chỉ số giá, lãi suất, tỷ giá, sụt giảm đầu tư trực tiếp nước ngoài. .. đã tác động mạnh đến môi trường kinh doanh, gây những rủi ro tiềm tàng cho các doanh nghiệp.

Những rủi ro của nền kinh tế thường là rất khó dự đoán cũng như phòng tránh toàn diện. Việc ý thức được những rủi ro này sẽ giúp Công ty cổ phần Licogi 13 hoạch định chiến lược để phòng ngừa rủi ro, giảm thiểu những thiệt hại.

  1. Rủi ro về pháp luật


Là một doanh nghiệp Việt Nam, trước hết hoạt động kinh doanh của Công ty chịu sự điều chỉnh của Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế Thu nhập Doanh nghiệp và Luật Thuế Giá trị gia tăng. Bên cạnh đó là các Luật điều chỉnh hoạt động kinh doanh của các Công ty trong lĩnh vực xây dựng và bất động sản gồm: Luật Xây dựng, Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh Bất động sản. Khi niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán tập trung, Công ty sẽ chịu ảnh hưởng của Luật Chứng khoán, các Thông tư, Nghị định về Chứng khoán và Thị trường chứng khoán.

Hiện nay, hệ thống pháp luật Việt Nam còn đang trong giai đoạn hoàn thiện để tạo ra một hành lang pháp lý đồng bộ và thống nhất, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung và Công ty nói riêng. Tuy nhiên, sự thay đổi trong hệ thống pháp luật có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cũng sẽ tác động đến kế hoạch phát triển kinh doanh của Công ty.

Để hạn chế rủi ro này, công ty luôn thường xuyên cập nhật hệ thống pháp luật, nghiên cứu, phân tích và dự báo về sự thay đổi của pháp luật cũng như thông tin kịp thời tới toàn thể cán bộ công nhân viên và cổ đông của Công ty.

  1. Rủi ro đặc thù

    1. Rủi ro về cạnh tranh


Hiện nay, trên địa bàn cả nước có rất nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi; Đầu tư và kinh doanh phát triển nhà, khu đô thị mới, hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp …. Đặc biệt khu vực Hà Nội và các tỉnh lân cận đang tập trung rất nhiều doanh nghiệp lớn như: VINACONEX, SUDICO, HUD, VIGLACERA ...Những doanh nghiệp này đều là đối thủ cạnh tranh trực tiếp của Công ty. Bên cạnh đó, trong quá trình Việt Nam hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới tới đây, Công ty cũng chịu nhiều sức ép cạnh tranh từ các tổ chức nước ngoài có tiềm năng to lớn về tài chính, công nghệ và nhân lực đầu tư vào Việt Nam. Tuy nhiên, với định hướng chiến lược phát triển rõ ràng, chủ động nghiên cứu và áp dụng những công nghệ tiên tiến cho xây dựng, tập trung đầu tư để thu hút nhân lực có trình độ chuyên môn và sức sáng tạo, cùng với vị thế sẵn có trên thị trường, LICOGI 13 tin tưởng vào tiềm năng và sức cạnh tranh của mình đối với các đơn vị trong ngành.
    1. Rủi ro về nguồn nguyên vật liệu


Do đặc thù của một đơn vị trong ngành xây dựng, tỷ trọng nguyên vật liệu trong chi phí là khá lớn. Trung bình trong ngành, tỷ trọng nguyên vật liệu chiếm từ 45% - 70% và trong sản xuất công nghiệp chiếm từ 35% - 45% tổng chi phí. Công nghệ thi công của Công ty chủ yếu sử dụng máy móc thiết bị cơ giới do vậy để vận hành và sử dụng các thiết bị này, nhiên liệu đầu vào là yếu tố không thể thiếu. Tuy nhiên, nguồn nhiên liệu trong nền kinh tế nước ta hiện nay chủ yếu là do nhập khẩu nên sự biến động giá thế giới có ảnh hưởng rất lớn đến giá cả nhiên liệu trong nước. Đặc biệt trong thời gian vừa qua dầu mỏ liên tục tăng giá dẫn tới những biến động bất lợi cho việc sản xuất của doanh nghiệp. Mặt khác, giá cả các loại vật liệu xây dựng như xi măng, sắt thép, vật liệu nổ... đều tăng. Những diễn biến này đang tác động không nhỏ hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành xây dựng nói chung và Công ty nói riêng.

Xác định được mức độ ảnh hưởng của các yếu tố này tới kết quả kinh doanh, Công ty đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm tạo sự ổn định cho nguồn nguyên nhiên vật liệu như việc ký kết các hợp đồng xây lắp có điều chỉnh giá trong những trường hợp giá cả các loại vật tư, nhiên liệu đầu vào biến động; luôn chủ động tìm kiếm các kênh cung cấp nguyên vật liệu ổn định và đã ký được các hợp đồng cung cấp nguyên vật liệu dài hạn cũng như tạo dựng mối quan hệ làm ăn uy tín, bền vững với các nhà cung cấp. Vì vậy, Công ty có thể hạn chế tối đa rủi ro này.


    1. Rủi ro về tài chính và tín dụng


Hiện tại Công ty đang tham gia thi công nhiều công trình lớn đồng thời cũng là nhà đầu tư trong lĩnh vực Bất động sản với một số dự án đang triển khai. Các dự án trên cần một lượng vốn lớn để đầu tư, trong khi vốn chủ sở hữu của Công ty còn thấp. Đây là một khó khăn trong quá trình triển khai các dự án này, đòi hỏi công ty phải luôn chủ động và nỗ lực trong việc tìm kiếm nguồn vốn tài trợ cho các dự án.

Ngoài nguồn vốn chủ sở hữu, Công ty phải huy động thêm vốn bằng cách vay nợ, đặc biệt trong giai đoạn tới, khi nhu cầu đầu tư của Công ty là khá lớn, Công ty sẽ cần một lượng vốn lớn để phục vụ cho hoạt động đầu tư, do đó Công ty thường xuyên phải huy động vốn từ các ngân hàng và chiếm dụng các nguồn vốn khác. Do đó, Công ty sẽ luôn phải chịu một áp lực khá lớn về tài chính, đặc biệt là về lãi suất. Trong trường hợp lãi suất tín dụng gia tăng, sẽ có những ảnh hưởng lớn đến kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty.

Các công trình, dự án trong lĩnh vực bất động sản thường cần vốn đầu tư lớn và thời gian thi công kéo dài, việc nghiệm thu, bàn giao được thực hiện từng phần và việc giải ngân vốn chậm, quá trình hoàn tất hồ sơ thi công cũng như thống nhất phê duyệt quyết toán giữa chủ đầu tư và nhà thầu thường mất rất nhiều thời gian. Điều đó đã có những ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình tài chính của các Công ty xây dựng, đặc biệt là tình hình công nợ phải thu, phải trả và dòng tiền hoạt động. tình trạng chủ đầu tư nợ dây dưa, chậm thanh toán cho các Công ty xây dựng thường xảy ra, có những trường hợp không thu được vốn. Nếu không có khả lựa chọn được các nhà đầu tư có năng lực tài chính tốt, doanh nghiệp sẽ thường xuyên phải đối mặt với rủi ro về chậm thanh toán. Tình trạng nợ thanh toán công trình có thể xảy ra, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn và hiệu quả hoạt động kinh doanh của đơn vị.


  1. Каталог: data -> HNX -> 2010 -> BAN%20CAO%20BACH
    BAN%20CAO%20BACH -> SỞ giao dịch chứng khoán hà NỘi cấP ĐĂng ký niêm yết chứng khoán chỉ CÓ nghĩa là việC niêm yết chứng khoáN ĐÃ thực hiện theo các quy đỊnh của pháp luật liên quan mà không hàM Ý ĐẢm bảo giá trị CỦa chứng khoáN
    2010 -> BÁo cáo thưỜng niên năM 2010
    BAN%20CAO%20BACH -> SỞ giao dịch chứng khoán hà NỘi cấP ĐĂng ký niêm yết chứng khoán chỉ CÓ nghĩa là việC niêm yết chứng khoáN ĐÃ thực hiện theo các quy đỊnh của pháp luật liên quan mà không hàM Ý ĐẢm bảo giá trị CỦa chứng khoáN
    2010 -> BÁo cáo thưỜng niêN
    2010 -> B¸o c¸o th­êng niªn
    2010 -> Ctcp sông đÀ 11 – thăng long
    2010 -> B¸o c¸o th­êng niªn Tªn : c ng ty cæ phÇn S¸ch gi¸o dôc t¹i thµnh phè Hµ Néi
    2010 -> Tªn tổ chức niêm yết: c ng ty Cæ phÇn bia Thanh Hãa Năm báo cáo 2010

    tải về 0.73 Mb.

    Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương