Số: 2062/QĐ-ubnd cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do Hạnh phúc


e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính



tải về 0.78 Mb.
trang3/9
Chuyển đổi dữ liệu06.08.2016
Kích0.78 Mb.
#14722
1   2   3   4   5   6   7   8   9

e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: cá nhân

f) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở GD&ĐT

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở GD&ĐT

- Cơ quan phối hợp (nếu có): Sở Nội vụ



g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính

h) Lệ phí: không

i) Tên mẫu đơn mẫu tờ khai: không

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

- Theo vợ hoặc chồng (đoàn tụ gia đình).

- Nơi chuyển đến có nhu cầu.

- Hoàn thành thời gian thử việc.

- Không đang trong thời gian bị kỷ luật hoặc xem xét kỷ luật.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Nghị định số 116/2003/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2003 của Chính phủ về việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ công chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước;

- Quyết định số 62/2007/QĐ-BGDĐT ngày 26 tháng 10 năm 2007 của Bộ giáo dục và đào tạo ban hành quy định về nội dung và hình thực tuyển dụng giáo viên trong các cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông công lập và trung tâm giáo dục thường xuyên;

- Nghị định 35/2001/NĐ-CP ngày 09 tháng 7 năm 2001 về chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác ở trường chuyện biệt, ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.



13. Thủ tục chuyển trường đối với học sinh THPT xin học ở tỉnh khác.

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Cha mẹ hoặc người giám hộ của học sinh mang hồ sơ đến trường (đối với chuyển đến), xin rút hồ sơ (đối với chuyển đi).

- Bước 2: Hiệu trưởng trường xem xét, giải quyết nhận học sinh vào học (đối với chuyển đến) hoặc cấp Giấy giới thiệu chuyển học sinh đến trường mà học sinh xin học (đối với chuyển đi).

b) Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp đến trường.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ, bao gồm:

+ Đơn xin chuyển trường do cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ của học sinh ký.

+ Học bạ (bản chính)

+ Bằng tốt nghiệp cấp học ở cấp dưới (bản công chứng)

+ Bản sao giấy khai sinh.

+ Giấy chứng nhận trúng tuyển vào lớp 10 quy định cụ thể loại hình được tuyển.

+ Giấy giới thiệu chuyển học sinh đến trường mới do Sở GD&ĐT nơi đi cấp.

+ Giấy tiếp nhận của trường nơi chuyển đến.

+ Các giấy tờ hợp lệ để được chế độ ưu tiên, khuyến khích trong học tập, thi tuyển sinh, thi tốt nghiệp và các lọai giấy tờ khác(nếu có).



+ Hộ khẩu hoặc giấy chứng nhận tạm trú dài hạn hoặc Quyết định điều động công tác của cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ tại nơi sẽ chuyển đến với những học sinh chuyển nơi cư trú đến từ tỉnh, thành phố khác.

+ Giấy xác nhận của chính quyền địa phương nơi cư trú về việc chấp hành chính sách và pháp luật của nhà nước.



+ Giấy xác nhận của chính quyền địa phương nơi học sinh cư trú với những học sinh có hoản cảnh đặc biệt khó khăn về gia đình(nếu có).

+ Số lượng hồ sơ: 01 bộ (bản chính)



d) Thời hạn giải quyết: trong ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.

e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:cá nhân

f) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở GD&ĐT.

- Cơ quan thực hiện TTHC: các trường

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy giới thiệu

h) Lệ phí: không

i) Tên mẫu đơn mẫu tờ khai: không

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

- Học sinh chuyển nơi cư trú theo cha hoặc mẹ.

- Học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn về gia đình hoặc có lý do thực sự chính đáng phải chuyển trường.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: Quyết định 51/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 25/12/2003 của Bộ GD&ĐT về việc ban hành quy định chuyển trường và tiếp nhận học sinh học tại các trường THCS và THPT.

14. Thủ tục Giải quyết khiếu nại, tố cáo

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Tiếp nhận đơn thư

+ Trực tiếp: Thanh tra viên tiếp dân trực tiếp, tiếp công dân, tổ chức đến khiếu nại, tố cáo nếu người khiếu nại, tố cáo có đơn thì nhận đơn đồng thời viết giấy hẹn, nếu không có đơn thì trực tiếp làm việc bằng biên bản hoặc hướng dẫn viết đơn theo mẫu quy định sau đó chuyển thanh tra viên phụ trách giải quyết khiếu nại, tố cáo phân loại.

+ Gián tiếp: Văn thư tiếp nhận đơn, thư khiếu nại, tố cáo đóng dấu công văn đến và chuyển sang thanh tra viên phụ trách giải quyết khiếu nại, tố cáo phân loại.

- Bước 2: Phân loại

Tiếp nhận đơn, thư khiếu nại, tố cáo do thanh tra viên tiếp dân và văn thư chuyển đến và phân loại:

+ Nếu đơn không thuộc thẩm quyền, thì thực hiện theo bước 3.

+ Nếu đơn khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền thì thực hiện theo bước 4

+ Nếu đơn tố cáo có dấu hiệu vi phạm pháp luật thì chuyển qua cơ quan điều tra.

+ Nếu khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền thì chuyển qua trình tự giải quyết khiếu nại, tố cáo.



- Bước 3: Xử lý đơn, thư không đúng thẩm quyền.

+ Đơn khiếu nại: Soạn thảo phiếu trả đơn khiếu nại hoặc thông báo không thụ lý giải quyết khiếu nại do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền chuyển đến, hoặc phiếu hướng dẫn kèm theo đơn thư, hồ sơ liên quan thông qua Chánh thanh tra sau đó trình Lãnh đạo ký trả lại cho người viết đơn.

+ Đơn tố cáo: Soạn thảo giấy chuyển đơn tố cáo kèm đơn để chuyển đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết, đồng thời thông báo về việc chuyển đơn tố cáo đến cơ quan được chuyển đến cho người tố cáo biết.

- Bước 4: Xử lý đơn, thư thuộc thẩm quyền.

+ Soạn thảo Thông báo về việc thụ lý khiếu nại, tố cáo chuyển sang Chánh thanh tra xem xét và trình Lãnh đạo phê duyệt, sau đó gởi văn bản cho người khiếu nại, tố cáo.

Lập giấy biên nhận tài liệu, chứng cứ có liên quan của người tố cáo cung cấp (nếu có).

+ Thanh tra viên phụ trách đề xuất với Chánh thanh tra về việc thẩm tra xác minh đơn khiếu nại, tố cáo.

+ Chánh thanh tra trình lãnh đạo quyết định thành lập đoàn thanh tra để xác minh nội dung khiếu nại, tố cáo.

+ Nghiên cứu chế độ chính sách liên quan đến việc khiếu nại, tố cáo.

+ Tiến hành làm việc với các đối tượng có liên quan, người khiếu nại, tố cáo hoặc gặp gỡ đối thoại với các đối tượng có liên quan (nếu cần).

+ Trưởng đoàn thẩm tra xác minh báo cáo kết quả xác minh trình Chánh thanh tra xem xét.

+ Chánh Thanh tra xem xét và trình Giám đốc Sở ký ban hành quyết định giải quyết.

+ Người khiếu nại, tố cáo nhận quyết định hoặc kết luận tố cáo của Giám đốc Sở.

+ Lưu hồ sơ khiếu nại, tố cáo và vào sổ theo dõi giải quyết đơn thuộc thẩm quyền.

b) Cách thức thực hiện: Tổ chức, cá nhận gửi/nộp đơn thư tại Sở Giáo dục và Đào tạo hoặc trực tiếp gặp thanh tra viên tại phòng tiếp dân.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ bao gồm: Đơn khiếu nại, tố cáo, giấy ủy quyền khiếu nại (nếu có).

- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

d) Thời hạn giải quyết:

- 10 ngày làm việc đối với đơn thư khiếu nại, tố cáo không đúng thẩm quyền.

- Khiếu nại: 30 ngày làm việc, nếu vụ việc phức tạp trong vòng 45 ngày.

- Tố cáo: 60 ngày làm việc, nếu vụ việc phức tạp trong vòng 90 ngày làm việc.



e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, tổ chức

f) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBDN tỉnh

- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp (nếu có): Sở GD&ĐT.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Thanh tra sở

- Cơ quan phối hợp (nếu có): Các phòng, đơn vị trực thuộc, các cơ quan chức năng có liên quan khi cần thiết.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

- Quyết định hành chính (Đối với khiếu nại)

- Kết luận giải quyết tố cáo (Đối với tố cáo)

h) Lệ phí: Không

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

- Đơn khiếu nại (mẫu 17);

- Đơn tố cáo (mẫu 18).

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Khiếu nại, tố cáo ngày 29/11/2005;

- Nghị định số 136/2006/NĐ-CP ngày 14/11/2006;

- Quyết định số 2278/2007/QĐ-TTCP ngày 24/10/2007 của Thanh tra Chính phủ về việc Ban hành quy chế lập, quản lý hồ sơ thanh tra, hồ sơ giải quyết khiếu nại, hồ sơ giải quyết tố cáo;

- Quyết định số 1131/2008/QĐ-TTCP ngày 18/6/2008 của Thanh tra Chính phủ về việc ban hành mẫu văn bản trong hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo;

- Thông tư số 05/2011/TT-BKHCN ngày 09/5/2011 của Bộ Khoa học và Công nghệ Ban hành mẫu văn bản sử dụng trong họat động thanh tra, xử lý vi phạm hành chính và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực khoa học và công nghệ.



15. Thủ tục nhận hồ sơ đăng ký dự thi Đại học, Cao đẳng hệ chính quy.

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Nhận hồ sơ đăng ký dự thi đại học, cao đẳng hệ chính quy từ học sinh.

- Bước 2: Sở Giáo dục và Đào tạo nộp hồ đăng ký dự thi cho các trường đại học, cao đẳng theo thời gian được Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định.

b) Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp đến Sở GD&ĐT

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ, bao gồm:

+ Túi đựng hồ sơ, phiếu số 1, phiếu số 2 (theo mẫu của Bộ GD&ĐT).

+ 2 tấm ảnh (4x6).

+ Giấy tờ ưu tiên (nếu có).

- Số lượng hồ sơ: 01 bộ



d) Thời hạn giải quyết: trong ngày làm việc

e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: cá nhân

f) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở GD&ĐT

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở GD&ĐT

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản xác nhận

h) Lệ phí: Lệ phí đăng ký dự thi đại học, cao đẳng là 40.000đ/hồ sơ; Cước phí vận chuyển là 4.500đ/hồ sơ.

i) Tên mẫu đơn mẫu tờ khai: không

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: không

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Thông tư 02/2009/TT-BGDĐT ngày 2 tháng 2 năm 2009 của Bộ GD&ĐT về sửa đổi bổ sung một số điều của quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy ban hành kèm theo Quyết định số 05/2008/QĐ-BGDĐT ngày 5/2/2008 của Bộ trưởng Bộ GDĐT;

- Thông tư 28/2003/TTLT-BGDĐT-BTC ngày của 04/4/2003 của Bộ Tài chính-Bộ GD&ĐT về việc quy định chế độ thu và sử dụng phí dự thi dự tuyển vào các cơ sở giáo dục- đào tạo thuộc hệ thống giáo dục quốc dân;

- Công văn 1971/ĐH&SĐH ngày 17/3/2005 của Bộ GD&ĐT về việc quy định cước phí vận chuyển hồ sơ tuyển sinh đại học cao đẳng năm 2005.

16. Thủ tục đề nghị xét tặng danh hiệu nhà giáo ưu tú.

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Thành lập Hội đồng xét tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú cấp tỉnh;

- Bước 2: Thực hiện quy trình xét tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú:

+ Lập danh sách kèm hồ sơ gửi tới mỗi thành viên của Hội đồng cấp tỉnh để nghiên cứu trước trên cơ sở danh sách đề nghị của Hội đồng cấp dưới;

+ Họp Hội đồng cấp tỉnh để sơ duyệt;

+ Công bố kết quả sơ duyệt và tổ chức lấy ý kiến các Phòng Giáo dục và đào tạo cấp huyện.

+ Họp Hội đồng cấp tỉnh để bỏ phiếu tán thành và hoàn chỉnh hồ sơ cá nhân, hồ sơ của Hội đồng cấp tỉnh đề nghị lên Hội đồng cấp Bộ Giáo dục và Đào tạo.

b) Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Sở GD&ĐT

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ, bao gồm:

+ Bản khai thành tích đề nghị xét tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú có dán ảnh 3x4.

+ Bản khai sáng kiến, cải tiến kỹ thuật hoặc áp dụng công nghệ mới, đề nghị xét tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú thuộc giáo dục mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm kỹ thuật tổng hợp-hướng nghiệp, trung cấp chuyên nghiệp, dạy nghề.

+ Bản khai sáng kiến, cải tiến kỹ thuật hoặc áp dụng công nghệ mới, giáo trình, công trình nghiên cứu khoa học đề nghị xét tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú thuộc giáo dục đại học, cao đẳng

- Số lượng hồ sơ: 01 bộ



d) Thời gian giải quyết: Danh hiệu nhà giáo ưu tú được xét và công bố 2 năm một lần vào dịp kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11.

e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: cá nhân.

f) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch nước.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính

h) Lệ phí: không

i) Tên mẫu đơn mẫu tờ khai:

- Bản khai sáng kiến, cải tiến kỹ thuật hoặc áp dụng công nghệ mới, giáo trình, công trình nghiên cứu khoa học đề nghị xét tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú (đối với cao đẳng, đại học) (Mẫu 5);

- Bản khai sáng kiến, cải tiến kỷ thuật hoặc áp dụng công nghệ mới, đề nghị xét tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú (đối với mầm non, tiểu học, THCS, THPT, GDTX, TCCN, cơ sở dạy nghề) (Mẫu 6).

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

* Đối tượng được đề nghị xét tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú phải đạt các tiêu chuẩn sau:

- Đạo đức: Trung thành với tổ quốc Việt Nam XHCN; có phẩm chất đạo đức tốt, tận tụy với nghề, thương yêu, chăm sóc, giáo dục học sinh; gương mẫu, thực sự là tấm gương sáng cho học sinh noi theo;

- Có tài năng sư phạm, có công trong sự nghiệp giáo dục; được học sinh, đồng nghiệp và nhân dân kính trọng;

- Trong công tác giảng dạy đạt chất lượng tốt, đạt hiệu quả rõ rệt, có nhiều học sinh giỏi, sinh viên giỏi.

- Có cải tiến hoặc sáng kiến, kinh nghiệm, hoặc công trình nghiên cứu khoa học được áp dụng đạt hiệu quả trong công tác giảng dạy, giáo dục hoặc quản lý giáo dục được Hội đồng khoa học các cấp đánh giá, xếp hạng từ khá trở lên

- Có thời gian trực tiếp nuôi dạy, giảng dạy từ 15 năm trở lên. Đối với cán bộ quản lý giáo dục và nghiên cứu giáo dục thì phải có thời gian công tác trong ngành từ 20 năm trở lên trong đó có 10 năm trở lên trực tiếp nuôi dạy, giảng dạy; thời gian làm cán bộ quản lý, tham gia giảng dạy đủ số giờ theo quy định hiện hành vẫn được tính là thời gian trực tiếp giảng dạy.

- Đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục và nghiên cứu giáo dục công tác ở vùng có điều kiện KT-XH đặc biệt khó khăn theo quy định của Thủ tướng Chính phủ; cán bộ, giáo viên được điều động đi B, C trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước; những người giảng dạy thực hành nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo quy định chung, thì thời gian công tác tại các địa bàn, điều kiện trên được quy đổi, nhân hệ số 1,33 và được tính là thời gian trực tiếp giảng dạy khi xét phong tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú.

* Tiêu chuẩn về tài năng sư phạm và có công trong sự nghiệp giáo dục đối với giáo viên từng cấp học, trình độ đào tạo và cán bộ quản lý:

- Tiêu chuẩn chung đối với các nhà giáo ở các cấp học, trình độ đào tạo và cán bộ quản lý: Phải có ít nhất 5 năm là chiến sỹ thi đua cấp cơ sở trong đó có ít nhất 01 năm được công nhận danh hiện chiến sỹ thi đua cấp tỉnh, cấp Bộ, ngành hoặc được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen. Trước khi Luật Thi đua, Khen thưởng có hiệu lực (kể từ ngày 01/07/2004 trở về trước) được áp dụng danh hiệu giáo viên giỏi tương đương với danh hiệu CSTĐ để xét tặng.

- Tiêu chuẩn cụ thể đối với giáo viên mầm non:

+ Đảm bảo chất lượng và hiệu quả nuôi dạy các cháu, thực hiện các họat động chăm sóc, giáo dục trẻ đạt chất lượng cao, giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng, góp phần thu hút trẻ đến trường;

+ Đảm bảo thực hiện xuất sắc các mục tiêu, yêu cầu của ngành học giáo dục mầm non, góp phần xây dựng đơn vị trở thành tập thể lao động xuất sắc của ngành học;

+ Có sáng kiến, hoặc cải tiến để nuôi dạy các cháu được tốt hơn, được Hội đồng khoa học ngành giáo dục cấp huyện, thị trở lên công nhận;

+ Giúp đỡ bồi dưỡng được nhiều giáo viên mầm non dạy giỏi; được đồng nghiệp tín nhiệm và thừa nhận là giáo viên mầm non dạy giỏi; tiêu biểu của địa phương, được cha mẹ các cháu tín nhiệm;

+ Hướng dẫn, vận động được nhiều cha mẹ các cháu thực hiện nuôi dạy con theo phương pháp khoa học đạt kết quả tốt.

- Đối với giáo viên tiểu học:

+ Thực hiện xuất sắc nhiệm vụ của giáo viên tiểu học, có nhiều thành tích trong công tác chống mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học; trong giảng dạy đạt chất lượng và hiệu quả cao; có nhiều học sinh xếp lọai giỏi;

+ Có nhiều đóng góp đơn vị trở thành tập thể lao động xuất sắc; được đồng nghiệp thừa nhận là giáo viên dạy giỏi; tiêu biểu của giáo dục tiểu học ở địa phương, là nhà giáo mẫu mực, tấm gương sáng của ngành giáo dục địa phương; được học sinh kính trọng, cha mẹ học sinh và nhân dân tín nhiệm;

+ Đối với giáo viên ở vùng điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn, giáo viên là người dân tộc ít người: có tinh thần khắc phục khó khăn bám trường, bám lớp, hết lòng vì học sinh, có nhiều biện pháp, giải pháp vận động được nhiều học sinh đến lớp, giữ vững số lượng học sinh;

+ Có cải tiến, hoặc sáng kiến kinh nghiệm được áp dụng trong giảng dạy, giáo dục học sinh, được Hội đồng khoa học ngành giáo dục từ cấp huyện trở lên công nhận;

+ Có nhiều thành tích giúp đỡ đồng nghiệp phấn đấu trở thành giáo viên dạy giỏi, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên dạy giỏi của trường, của địa phương.

- Đối với giáo viên trung học cơ sở, trung học phổ thông:

+ Giảng dạy, giáo dục học sinh đạt chất lượng tốt, hiệu quả cao, phát huy tính chủ động và trí thông minh của học sinh, có học sinh đạt học sinh giỏi các cấp;

+ Có nhiều đóng góp xây dựng đơn vị trở thành tập thể lao động xuất sắc, góp phần xây dựng, ổn định và phát triển sự nghiệp giáo dục của địa phương;

+ Đối với giáo viên ở vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn, giáo viên là người dân tộc ít người: có tinh thần khắc phục khó khăn xây dựng trường lớp, dìu dắt học sinh, có nhiều học sinh trưởng thành đóng góp xây dựng địa phương;

+ Có cải tiến, sáng kiến kinh nghiệm áp dụng trong giảng dạy, trong quản lý:

Giáo viên THCS: được Hội đồng khoa học ngành giáo dục từ cấp huyện trở lên đánh giá và công nhận (đối với giáo viên đơn vị trực thuộc phòng GD&ĐT); Hội đồng khoa học ngành giáo dục cấp tỉnh đánh giá và công nhận (đối với giáo viên đơn vị trực thuộc Sở GD&ĐT);

Đối với giáo viên THPT được Hội đồng khoa học ngành giáo dục cấp tỉnh đánh giá và công nhận

+ Có nhiều thành tích trong công tác bồi dưỡng và xây dựng đội ngũ giáo viên dạy giỏi của trường của địa phương;

+ Được đồng nghiệp thừa nhận là giáo viên dạy giỏi tiêu biểu của ngành học; là nhà giáo mẫu mực, là tấm gương sáng của ngành GD&ĐT địa phương; được học sinh kính trọng, cha mẹ học sinh và nhân dân tín nhiệm.

- Đối với giáo viên các cơ sở giáo dục nghề nghiệp:

+ Giảng dạy đạt chất lượng hiệu quả cao, có nhiều đóng góp để đổi mới mục tiêu, nội dung, chương trình đào tạo. Có nhiều đóng góp để đào tạo đội ngũ cán bộ kỷ thuật và công nhân lành nghề cho ngành và địa phương. Có nhiều học sinh giỏi cả về lý thuyết, kỹ năng và tay nghề;

+ Có nhiều công lao xây dựng nhà trường trở thành tập thể lao động xuất sắc trong nhiều năm, được học sinh tín nhiệm;

+ Có nhiều giải pháp, sáng kiến kinh nghiệm, cải tiến được áp dụng mang lại hiệu quả, được Hội đồng khoa học cấp trường trở lên đánh giá, xếp hạng;

+ Được đồng nghiệp tín nhiệm và thừa nhận là giáo viên dạy giỏi tiêu biểu của các trường trung cấp chuyên nghiệp, trường dạy nghề của địa phương, của ngành, bồi dưỡng nhiều giáo viên dạy giỏi có trình độ nghiệp vụ và tay nghề vững vàng.

- Đối với giảng viên các trường cao đẳng:

+ Giảng dạy đạt chất lượng và hiệu quả cao, có đóng góp đổi mới nội dung, mục tiêu chương trình, nâng cao chất lượng giáo dục;

+ Có bề dầy thành tích trong biên soạn giáo trình, nghiên cứu khoa học, phục vụ giáo dục đã áp dụng trong nhà trường, được nghiệm thu từ cấp cơ sở trở lên;

+ Có nhiều đóng góp xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ giảng dạy giỏi của khoa, của trường;

+ Có nhiều đóng góp trong việc hướng dẫn sinh viên cải tiến phương pháp học tập và nghiên cứu khoa học đạt kết quả, có nhiều sinh viên giỏi.

- Đối với giảng viên các trường đại học:

+ Giảng dạy hướng dẫn sinh viên nghiên cứu khoa học, thực tập đạt chất lượng và hiệu quả cao; có nhiều đóng góp trong việc đổi mới mục tiêu, nội dung, chương trình, phương pháp và nâng cao chất lượng giáo dục;

+ Có bề dầy thành tích trong nghiên cứu khoa học, tham gia viết giáo trình, tham gia đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ hoặc tham gia nhánh đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước được ứng dụng trong giảng dạy, đã được Hội đồng khoa học cấp Bộ, cấp Nhà nước xếp lọai tốt; đào tạo được nhiều tiến sỹ.

+ Có nhiều đóng góp xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ giảng dạy giỏi của chuyên ngành, của trường;

+ Có nhiều đóng góp trong việc hướng dẫn sinh viên, học viên cải tiến phương pháp học tập; tích cực nghiên cứu khoa học đạt thành tích cao, có nhiều sinh viên giỏi, có thành tích đóng góp đào tạo những người giỏi cho đất nước.

- Tiêu chuẩn cụ thể đối với cán bộ quản lý được quy định tại điểm b, mục I của Thông tư số 22/2008/TT-BGD&ĐT ngày 23/04/2008 của Bộ GD&ĐT về việc xét công nhận Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú.

+ Thời kỳ công tác quản lý giáo dục phải có giải pháp, sáng kiến hoặc công trình nghiên cứu khoa học có tác dụng đổi mới công tác quản lý, nâng cao hiệu quả quản lý được hội đồng khoa học cấp tỉnh, bộ đánh giá từ lọai khá trở lên; đã tham mưu, tổ chức thực hiện có kết quả công cuộc đổi mới và phát triển sự nghiệp giáo dục góp phần làm cho đơn vị thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ và đạt thành tích xuất sắc.

* Đối tượng được đề nghị xét tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú phải đạt các tiêu chuẩn theo quy định tại Thông tư 22/2008/TT-BGDĐT ngày 23/04/2008 của Bộ GD&ĐT và không trong thời gian bị thi hành kỷ luật.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Thi đua, Khen thưởng;

- Nghị định 121/2005/NĐ-CP ngày 30/09/2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng;



- Thông tư 22/2008/TT-BGD&ĐT ngày 23/04/2008 của Bộ GD&ĐT, về việc xét công nhận nhà giáo nhân dân, nhà giáo ưu tú.

17. Đề nghị xét tặng danh hiệu nhà giáo nhân dân.

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Thành lập Hội đồng xét tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân cấp tỉnh;

- Bước 2: Thực hiện quy trình xét tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân:

+ Lập danh sách kèm hồ sơ gửi tới mỗi thành viên của Hội đồng cấp tỉnh để nghiên cứu trước trên cơ sở danh sách đề nghị của Hội đồng cấp dưới;

+ Họp Hội đồng cấp tỉnh để sơ duyệt:

+ Công bố kết quả sơ duyệt và tổ chức lấy ý kiến các Phòng Giáo dục và đào tạo cấp huyện.

+ Họp Hội đồng cấp tỉnh để bỏ phiếu tán thành và hoàn chỉnh hồ sơ cá nhân, hồ sơ của Hội đồng cấp tỉnh đề nghị lên Hội đồng cấp Bộ Giáo dục và Đào tạo.

b) Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Sở GD&ĐT.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ, bao gồm: Bản khai thành tích đề nghị xét tặng danh hiệu NGND có dán ảnh 3x4 (bản khai thành tích đánh máy phải ký bằng bút mực màu xanh ở cuối góc bên phải từng trang)

- Số lượng hồ sơ: 01 bộ

d) Thời hạn giải quyết: Danh hiệu Nhà giáo nhân dân  được xét và công bố 2 năm một lần vào dịp kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11.


Каталог: vbpq binhphuoc.nsf -> 4b438b320dbf1cda4725719a0012432c
4b438b320dbf1cda4725719a0012432c -> V/v thành lập Ban chỉ đạo xây dựng bảng giá các loại đất trên địa bàn tỉnh Bình Phước năm 2014
4b438b320dbf1cda4725719a0012432c -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh bình phưỚC Độc lập Tự do Hạnh phúc
4b438b320dbf1cda4725719a0012432c -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh bình phưỚC Độc lập Tự do Hạnh phúc
4b438b320dbf1cda4725719a0012432c -> Số: 1019/QĐ-ubnd bình Phước, ngày 21 tháng 5 năm 2012
4b438b320dbf1cda4725719a0012432c -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh bình phưỚC Độc lập Tự do Hạnh phúc
4b438b320dbf1cda4725719a0012432c -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh bình phưỚC Độc lập Tự do Hạnh phúc Phương án bỒi thưỜng, hỖ trỢ và tái đỊnh cư TỔng thể
4b438b320dbf1cda4725719a0012432c -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh bình phưỚC Độc lập Tự do Hạnh phúc
4b438b320dbf1cda4725719a0012432c -> Soá 1040 ngaøy 16/6/2006 cuûa ubnd tænh veà vieäc
4b438b320dbf1cda4725719a0012432c -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh bình phưỚC Độc lập Tự do Hạnh phúc
4b438b320dbf1cda4725719a0012432c -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh bình phưỚC Độc lập Tự do Hạnh phúc

tải về 0.78 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương