Số: 2062/QĐ-ubnd cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do Hạnh phúc


e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính



tải về 0.78 Mb.
trang4/9
Chuyển đổi dữ liệu06.08.2016
Kích0.78 Mb.
#14722
1   2   3   4   5   6   7   8   9

e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: cá nhân, tổ chức

f) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch nước.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính

h) Lệ phí: không

i) Tên mẫu đơn mẫu tờ khai: Bản khai thành tích xét tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân (Mẫu 8).

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

* Yêu cầu hoặc điều kiện 1

Đạo đức: Trung thành với tổ quốc Việt Nam XHCN; có phẩm chất đạo đức tốt, tận tụy với nghề, thương yêu, chăm sóc, giáo dục học sinh;gương mẫu, thực sự là tấm gương sáng cho học sinh noi theo

* Yêu cầu hoặc điều kiện 2: Có tài năng sư phạm xuất sắc, có công lớn trong sự nghiệp giáo dục của dân tộc:

Đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú, tính đến năm xét tặng từ 6 năm trở lên và trong thời gian đó được phong tặng danh hiệu CSTĐ toàn quốc hoặc được tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba trở lên;

- Trong công tác giảng dạy đạt chất lượng và hiệu quả cao, có nhiều học sinh giỏi, có công phát hiện và bồi dưỡng học sinh năng khiếu, góp phần đào tạo nhân tài;

- Có nhiều sáng kiến, giải pháp, công trình nghiên cứu khoa học được ứng dụng rộng rãi trong công tác giảng dạy, giáo dục hoặc quản lý giáo dục được Hội đồng khoa học cấp bộ, cấp nhà nước xếp hạng từ khá trở lên, tính từ sau năm được phong tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú:

+ Đối với giáo viên mầm non, tiểu học, THCS, THPT; giáo viên công tác tại trung tâm GDTX, trung tâm kỷ thuật tổng hợp-hướng nghiệp, trung tâm dạy nghề; giáo viên trường trung cấp chuyên nghiệp, cơ sở dạy nghề: có nhiều sáng kiến, giải pháp, công trình nghiên cứu khoa học để nâng cao chất lượng GD&ĐT được Hội đồng khoa học cấp Bộ, cấp tỉnh đánh giá và xếp hạng từ khá trở lên;

+ Đối với giảng viên các trường cao đẳng, đại học, các trường của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị XH, lực lượng vũ trang: tham gia viết giáo trình, tham gia đề tài khoa học cấp Bộ, hoặc tham gia nhánh đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước được ứng dụng có hiệu quả trong giảng dạy, được Hội đồng khoa học cấp Bộ, cấp Nhà nước đánh giá xếp lọai tốt, đào tạo được nhiều tiến sỹ;

+ Đối với cán bộ quản lý giáo dục: có công trình nghiên cứu khoa học được hội đồng khoa học cấp tỉnh, cấp bộ, cấp nhà nước đánh giá từ khá trở lên, được ứng dụng có hiệu quả trong công tác đổi mới phương pháp quản lý, nâng cao hiệu quả quản lý, đã tham mưu, chỉ đạo, tổ chức thực hiện có hiệu quả công cuộc đổi mới và phát triển sự nghiệp giáo dục góp phần làm cho đơn vị thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ và đạt thành tích xuất sắc.

+ Đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục và nghiên cứu giáo dục công tác ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của Thủ tướng Chính phủ; những người giảng dạy thực hành nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm cần 01 lần đạt Chiến sỹ thi đua cấp tỉnh hoặc có bằng khen của Thủ tướng Chính phủ.

* Yêu cầu hoặc điều kiện 3: Có ảnh hưởng rộng rãi trong ngành và trong xã hội:

- Có nhiều thành tích trong công tác bồi dưỡng, giúp đở đồng nghiệp về chuyên môn và nghiên cứu khoa học và quản lý;

- Có uy tín lớn và ảnh hưởng rộng rãi trong ngành và trong xã hội, tiếp tục giữ vững và phát huy ảnh hưởng của Nhà giáo ưu tú, là nhà giáo đầu đàn tiêu biểu được đồng nghiệp thừa nhận là nhà giáo mẫu mực; được học sinh và nhân dân kính trọng.

* Yêu cầu hoặc điều kiện 4: Có thời gian trực tiếp nuôi dạy, giảng dạy từ 20 năm trở lên.

- Đối với cán bộ quản lý giáo dục và nghiên cứu giáo dục thì phải có thời gian công tác trong ngành từ 25 năm trở lên trong đó có 15 năm trở lên trực tiếp nuôi dạy, giảng dạy; thời gian làm cán bộ quản lý, tham gia giảng dạy đủ số giờ theo quy định hiện hành vẫn được tính là thời gian trực tiếp giảng dạy

- Đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục và nghiên cứu giáo dục công tác ở vùng có điều kiện KT-XH đặc biệt khó khăn theo quy định của Thủ tướng Chính phủ; cán bộ, giáo viên được điều động đi B, C trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước; những người giảng dạy thực hành nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo quy định chung, thì thời gian công tác tại các địa bàn, điều kiện trên được quy đổi, nhân hệ số 1,33 và được tính là thời gian trực tiếp giảng dạy khi xét phong tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân.

* Yêu cầu điều kiện 5: Đối tượng được đề nghị xét tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân phải đạt các tiêu chuẩn quy định tại mục I, mục II Thông tư 22/2008/TT-BGDĐT ngày 23/04/2008 của Bộ GD&ĐT và không trong thời gian bị thi hành kỷ luật.



l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Thi đua, Khen thưởng;

- Nghị định 121/2005/NĐ-CP ngày 30/09/2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng và Luật sữa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng;



- Thông tư 22/2008/TT-BGD&ĐT ngày 23/04/2008 của Bộ GD&ĐT, về việc xét công nhận nhà giáo nhân dân, nhà giáo ưu tú.

18. Thủ tục cấp phép dạy thêm.

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: các trường, cơ sở tư nhân, cá nhân đến Sở GD&ĐT nộp hồ sơ xin cấp giấy phép dạy thêm;

- Bước 2: Sở GD&ĐT thẩm định các điều kiện mở lớp;

- Bước 3: UBND tỉnh ủy quyền cho Sở GD&ĐT cấp và thu hồi giấy phép dạy thêm đối với các trường, cơ sở tư nhân, cá nhân từ cấp Trung học phổ thông, kể cả cấp II-III và các trường chuyên biệt.



b) Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp đến Sở GD&ĐT

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

+ Thành phần hồ sơ:

- Đơn xin mở lớp dạy thêm, học thêm ghi rõ số lượng học sinh, số lớp, số học sinh/lớp.

- Danh sách người dạy, lý lịch người dạy, chuẩn đào tạo từng người, bản sao văn bằng chứng chỉ sư phạm (có chứng thực), những người không thuộc diện ngành Giáo dục và Đào tạo quản lý, kể cả cán bộ, giáo viên đã nghỉ hưu, phải có thêm giấy khám sức khỏe đủ điều kiện để đảm bảo giảng dạy.

- Bản kê khai địa điểm, cơ sở vật chất, phòng học.

- Văn bản của Hiệu trưởng (đối với giáo viên trường công lập) đồng ý cho dạy thêm theo quy định về số giờ, số buổi dạy thêm tại cơ sở tư nhân, cá nhân.

- Văn bản thẩm định về người dạy, các điều kiện mở lớp dạy thêm, học thêm.

- Bản cam kết.

- Giấy xác nhận của địa phương.

+ Số lượng hồ sơ: 01 bộ



d) Thời hạn giải quyết:

Thời gian cấp giấy phép dạy thêm là 15 ngày, kể từ ngày nhận hồ sơ xin cấp giấy phép dạy thêm đầy đủ và sẽ bị thu hồi giấy phép dạy thêm nếu không thực hiện đầy đủ.



e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: cá nhân, tổ chức

f) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND tỉnh.

- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện: Sở GD&ĐT.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở GD&ĐT.

- Cơ quan phối hợp: Trường (đối với giáo viên trường công lập), chính quyền địa phương.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: giấy phép

h) Lệ phí: Theo thỏa thuận với phụ huynh học sinh bằng văn bản, nhưng không được quá mức chi trả tiền dạy thêm giờ của giáo viên và các chi phí về cơ sở vật chất theo quy định và 5% nộp về cơ quan quản lý kiểm tra, cấp phép dạy thêm mà UBND tỉnh đã cho phép.

i) Tên mẫu đơn mẫu tờ khai:

- Đơn đề nghị cấp giấy phép dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường (Mẫu 9);

- Đơn đăng ký tham gia dạy thêm ngoài nhà trường (Mẫu 10);

- Đơn đề nghị cấp giấy phép dạy thêm, học thêm trong nhà trường (Mẫu 11).

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: không

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Thông tư số 17/2012/TT-BGDĐT ngày 16 tháng 5 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về dạy thêm, học thêm.



- Thông tư số 50/2008/TTLT- BGDĐT- BNV-BTC ngày 09 tháng 9 năm 2008 của Bộ GD&ĐT- Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện chế độ trả lương dạy thêm giờ đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập

19. Thủ tục thành lập trường THPT.

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Tổ chức, cá nhân có nhu cầu nộp hồ sơ xin thành lập trường tại Sở GD&ĐT.

- Bước 2: Thủ tục xét duyệt thành lập trường: Sở GD&ĐT tiếp nhận hồ sơ, chủ trì phối hợp với các cơ quan hữu quan cấp tỉnh (Sở Nội vụ) tổ chức thẩm định mức độ phù hợp của việc mở trường và mức độ khả thi của luận chứng; trình UBND tỉnh xem xét quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập trường trung học.

- Bước 3: Ra quyết định thành lập: Trong vòng 45 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ cấp có thẩm quyền thành lập hoặc cho phép thành lập có trách nhiệm thông báo kết quả bằng văn bản cho đơn vị, cá nhân xin thành lập trường.



b) Cách thức thực hiện:Nộp hồ sơ trực tiếp tại Sở GD&ĐT hoặc qua Bưu điện.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ, bao gồm:

+ Đơn xin thành lập trường;

+ Luận chứng khả thi;

+ Đề án tổ chức và hoạt động;

+ Lý lịch trích ngang của người dự kiến làm Hiệu trưởng có xác nhận của cơ quan chủ quản (hoặc đủ cả bộ hồ sơ cá nhân đối với cơ sở giáo dục tư thục).

- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

d) Thời hạn giải quyết:

Đối với trường trung học có cấp THPT: Sở GD&ĐT tiếp nhận hồ sơ trong vòng 05 ngày làm việc và chủ trì phối hợp với các cơ quan hữu quan ở cấp tỉnh (Sở Nội vụ) tổ chức thẩm định trong vòng 10 ngày làm việc.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc (kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ), cấp có thẩm quyền thành lập hoặc cho phép thành lập trường.

e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: tổ chức

f) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND tỉnh

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở GD&ĐT

- Cơ quan phối hợp: Sở Nội vụ



g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính

h) Lệ phí: không

i) Tên mẫu đơn mẫu tờ khai: Không

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

- Phù hợp với mạng lưới trường trung học và yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.

- Cơ quan, tổ chức, cá nhân mở trường có luận chứng khả thi bảo đảm.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: Quyết định số 07/2007/QĐ-BGDĐT ngày 02/4/2007 của Bộ GD&ĐT ban hành Điều lệ trường Trung học phổ thông và phổ thông có nhiều cấp.

20. Thủ tục sáp nhập, chia tách trường Trung học phổ thông

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Tổ chức, cá nhân có nhu cầu nộp hồ sơ xin chia tách, sáp nhập để thành lập trường tại Sở GD&ĐT.

- Bước 2: Thủ tục xét duyệt chia tách, sáp nhập trường: Sở GD&ĐT tiếp nhận hồ sơ, chủ trì phối hợp với các cơ quan hữu quan cấp tỉnh (Sở Nội vụ) tổ chức thẩm định mức độ phù hợp của việc chia tách, sáp nhập và mức độ khả thi của luận chứng; trình UBND tỉnh xem xét quyết định chia tách, sáp nhập hoặc cho phép chia tách, sáp nhập để thành lập trường trung học mới.

- Bước 3: Ra quyết định chia tách, sáp nhập: Trong 45 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ cấp có thẩm quyền Quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập. Trường hợp sáp nhập giữa các trường không do cùng một cấp có thẩm quyền, thì cấp có thẩm quyền cao hơn quyết định; trường hợp cấp có thẩm quyền thành lập ngang nhau thì cấp có thẩm quyền ngang nhau đó quyết định và có trách nhiệm thông báo kết quả bằng văn bản cho đơn vị, cá nhân xin chia, tách, sáp nhập trường biết.



b) Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ đến Sở GD&ĐT: trực tiếp hoặc qua bưu điện.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ, bao gồm:

+ Đơn xin chia tách, sáp nhập trường;

+ Luận chứng khả thi;

+ Đề án tổ chức và hoạt động;

+ Lý lịch trích ngang của người dự kiến làm Hiệu trưởng có xác nhận của cơ quan chủ quản (hoặc đủ cả bộ hồ sơ cá nhân đối với cơ sở giáo dục tư thục)

- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

d) Thời hạn giải quyết:

Đối với trường trung học có cấp THPT: Sở GD&ĐT tiếp nhận hồ sơ trong vòng 05 ngày làm việc và chủ trì phối hợp với các cơ quan hữu quan ở cấp tỉnh (Sở Nội vụ) tổ chức thẩm định trong vòng 10 ngày làm việc.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc (kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ), cấp có thẩm quyền thành lập hoặc cho phép thành lập trường.

e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: tổ chức

f) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND tỉnh

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở GD&ĐT

- Cơ quan phối hợp: Sở Nội vụ



g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính

h) Lệ phí: không

i) Tên mẫu đơn mẫu tờ khai: Không

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

- Phù hợp với quy hoạch mạng lưới trường trung học;

- Đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội ;

- Bảo đảm quyền lợi nhà giáo và người học ;

- Góp phần nâng cao hiệu qủa và chất lượng giáo dục.



l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: Quyết Định số 07/2007/QĐ-BGDĐT ngày 02/4/2007 của Bộ GD&ĐT ban hành Điều lệ trường TH phổ thông và phổ thông có nhiều cấp.

21. Thủ tục đình chỉ trường Trung học phổ thông.

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Thanh tra Sở Giáo dục &Đào tạo (đối với trường trung học do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định thành lập) tiến hành thanh tra và kiến nghị với Sở Giáo dục &Đào tạo.

- Bước 2: Sở GD&ĐT tiếp nhận hồ sơ, chủ trì tổ chức thẩm định, lấy ý kiến các đơn vị có liên quan trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định đình chỉ hoạt động hoặc cho phép hoạt động trở lại của nhà trường.

-Bước 3: Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ cấp có thẩm quyền thành lập hoặc cho phép thành lập quyết định đình chỉ hoạt động của nhà trường.

Sau thời gian đình chỉ, khi nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ được khắc phục thì cơ quan có thẩm quyền quyết định đình chỉ ra quyết định cho phép nhà trường hoạt động trở lại.

b) Cách thức thực hiện: trực tiếp tại Sở GD&ĐT

c) Thành phần, số lượng hồ sơ::

- Thành phần hồ sơ, bao gồm:

+ Kế hoạch thanh tra do Thanh tra Sở GD&ĐT lập và kiến nghị với Sở GD&ĐT;

+ Kết quả thẩm định (nếu cần thiết lấy ý kiến của các đơn vị liên quan) của Sở GD&ĐT.

+ Tờ trình gửi UBND tỉnh ra quyết định đình chỉ hoạt động.

- Số lượng hồ sơ: 01 bộ



d) Thời hạn giải quyết:

- Sở GD&ĐT:

+ Thời gian thanh tra: Thanh tra Sở GD&ĐT tiến hành thanh tra và kiến nghị với Sở GD&ĐT trong 20 ngày làm việc;

+ Thời gian thẩm định và lấy ý kiến: Sở GD&ĐT tổ chức thẩm định kết quả thanh tra, lấy ý kiến các cơ quan hữu quan trong 20 ngày làm việc.

- UBND tỉnh: xem xét và ra quyết định đình chỉ hoặc cho phép hoạt động trở lại của nhà trường trong vòng 10 ngày làm việc.

e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: tổ chức

f) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND tỉnh

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở GD&ĐT

- Cơ quan phối hợp: Các Sở ngành liên quan.



g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính

h) Lệ phí: không

i) Tên mẫu đơn mẫu tờ khai: Không

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

- Vi phạm các quy định của pháp luật về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giáo dục ở mức độ phải đình chỉ;

- Vì lý do khách quan không bảo đảm hoạt động bình thường.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: Quyết định số 07/2007/QĐ-BGDĐT ngày 02/4/2007 của Bộ GD&ĐT ban hành Điều lệ trường TH phổ thông và phổ thông có nhiều cấp.

22. Thủ tục giải thể trường Trung học phổ thông.

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Cơ quan quản lý trực tiếp của trường xây dựng phương án giải thể nhà trường, trình cấp có thẩm quyền ra quyết định giải thể hoặc cho phép giải thể nhà trường;

- Bước 2: Thủ tục xét duyệt giải thể nhà trường:

+ Thanh tra sở Giáo dục và Đào tạo tiến hành thanh tra nội dung lý do giải thể; kiến nghị với Sở GD&ĐT;

+ Sở GD&ĐT tiếp nhận hồ sơ, chủ trì tổ chức thẩm định, lấy ý kiến các đơn vị có liên quan, trình UBND cấp tỉnh ra quyết định giải thể hoặc cho phép giải thể nhà trường.

- Bước 3: Trong vòng 45 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ cấp có thẩm quyền thành lập hoặc cho phép thành lập quyết định giải thể hoặc cho phép giải thể; đồng thời thông báo kết quả bằng văn bản cho cơ quan quản lý trực tiếp của trường xin giải thể.



b) Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ đến Sở GD&ĐT thông qua : trực tiếp, hoặc Bưu điện

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

+ Thành phần hồ sơ, bao gồm: Phương án xin giải thể nhà trường.

+ Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

d) Thời hạn giải quyết:

- Sở GD&ĐT:



+ Thanh tra Sở GD&ĐT tiến hành thanh tra và kiến nghị với Sở GD&ĐT trong 15 ngày làm việc;

+ Sở GD&ĐT tổ chức thẩm định kết quả thanh tra, lấy ý kiến các cơ quan hữu quan trong 20 ngày làm việc.

- UBND tỉnh xem xét và ra quyết định: trong vòng 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.

e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: tổ chức

f) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND tỉnh

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở GD&ĐT

- Cơ quan phối hợp: Các cơ quan liên quan (Sở Nội vụ)



g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính

h) Lệ phí: không

i) Tên mẫu đơn mẫu tờ khai: Không

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

- Vi phạm nghiêm trọng các qui định về quản lý, tổ chức, hoạt động của nhà trường;

- Hết thời gian đình chỉ mà không khắc phục được nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ;

- Mục tiêu, nội dung hoạt động trong quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập trường không còn phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội;

- Theo đề nghị của tổ chức, cá nhân thành lập trường.



l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: Quyết định số 07/2007/QĐ-BGDĐT ngày 02/4/2007 của Bộ GD&ĐT ban hành Điều lệ trường TH phổ thông và phổ thông có nhiều cấp.

23. Thủ tục thành lập Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh.

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Sở GD&ĐT lập Đề án và chủ trương xin thành lập đối với TTGDTX cấp tỉnh.

- Bước 2: Sở GD&ĐT gởi hồ sơ thành lập trung tâm đề nghị Sở Nội vụ tổ chức thẩm định trong vòng 30 ngày. Sở Nội vụ trình UBND tỉnh thành lập Hội đồng thẩm định để tiến hành thẩm định hồ sơ và lấy ý kiến các cơ quan có liên quan. Sau khi có kết quả thẩm định của Hội đồng, Sở Nội vụ chuyển hồ sơ và kết quả thẩm định cho Văn phòng UBND tỉnh.

- Bước 3: Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định thành lập trung tâm giáo dục thường xuyên cấp tỉnh. Sau khi có quyết định thành lập, Sở GD&ĐT báo cáo Bộ GD&ĐT.



b) Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại cơ quan hành chính

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ, bao gồm:

+ Công văn đề nghị thành lập TTGDTX của Sở GD&ĐT;

+ Đề án thành lập TTGDTX gồm: nhu cầu của việc thành lập; phương hướng hoạt động; điều kiện cơ sở vật chất; đội ngũ cán bộ, giáo viên.

- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

d) Thời hạn giải quyết: 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

- Sở GD&ĐT xây dựng đề án thành lập Trung tâm GDTX cấp tỉnh trong vòng 10 ngày làm việc và gửi hồ sơ thành lập trung tâm cho Sở Nội vụ.

- Trong vòng 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Nội vụ tổ chức thẩm định và chuyển hồ sơ cho Văn phòng UBND tỉnh.

- Văn phòng UBND tỉnh thẩm tra hồ sơ, trình UBND tỉnh ban hành quyết định thành lập Trung tâm GDTX trong vòng 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.



e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: tổ chức

f) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND tỉnh

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở GD&ĐT

- Cơ quan phối hợp (nếu có): Sở Nội vụ



g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính

h) Lệ phí: không

i) Tên mẫu đơn mẫu tờ khai: Không

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

- Phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của địa phương; phù hợp với qui hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục; có tính khả thi và hiệu quả;đáp ứng nhu cầu học tập của cộng đồng.

- Có đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên theo qui định tại Điều 13, Điều 14 và Điều 25 của Quyết định số 01/2007/QĐ-BGDĐT ngày 02/01/2007 của Bộ GD&ĐT.

- Có địa điểm để xây dựng CSVC, thiết bị theo qui định tại Điều 35, Điều 38 của Quyết định số 01/2007/QĐ-BGDĐT ngày 02/01/2007 của Bộ GD&ĐT.



l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: Quyết định số 01/2007/QĐ-BGDĐT ngày 02/01/2007 của Bộ GD&ĐT ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm Giáo dục Thường xuyên.

24. Thủ tục sáp nhập/chia tách Trung tâm Giáo dục thường xuyên.

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Sở GD&ĐT xây dựng phương án và chủ trương xin sáp nhập, chia tách đối với TTGDTX cấp tỉnh.

- Bước 2: Sở GD&ĐT gởi hồ sơ sáp nhập, chia tách trung tâm đến các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan lấy ý kiến bằng văn bản và đề nghị Sở Nội vụ tổ chức thẩm định trong vòng 30 ngày. Sở Nội vụ chuyển hồ sơ cho Văn phòng UBND tỉnh.

- Bước 3: Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định thành lập trung tâm giáo dục thường xuyên cấp tỉnh mới trên cơ sở sáp nhập/chia tách, sau khi được sự đồng ý bằng văn bản của Bộ Giáo dục và Đào tạo.



b) Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại cơ quan hành chính

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ, bao gồm:

+ Công văn đề nghị sáp nhập/chia tách TTGDTX của Sở GD&ĐT;

+ Đề án sáp nhập/chia tách TTGDTX.

+ Ý kiến của các cơ quan liên quan;

+ Lý lịch trích ngang của người dự kiến làm Giám đốc trung tâm (có xác nhận của cơ quan chủ quản)

- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

d) Thời hạn giải quyết: 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ

- Sở GD&ĐT xây dựng đề án thành lập TTGDTX cấp tỉnh trong vòng 20 ngày làm việc và gửi hồ sơ thành lập trung tâm đến các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan lấy ý kiến bằng văn bản trong vòng 20 ngày làm việc .

- Văn phòng UBND tỉnh: trong vòng 05 ngày để thẩm tra và gởi công văn xin ý kiến của Bộ GD&ĐT;

- Bộ GD&ĐT: trong vòng 20 ngày có văn bản trả lời đề nghị của UBND tỉnh;

- UBND tỉnh ban hành quyết định thành lập TTGDTX trong vòng 05 ngày làm việc (kể từ ngày nhận được văn bản đồng ý của Bộ GD&ĐT).

e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức

f) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND tỉnh

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở GD&ĐT

- Cơ quan phối hợp: Sở Nội vụ



g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính

h) Lệ phí: không

i) Tên mẫu đơn mẫu tờ khai: Không

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: không

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: Quyết định số 01/2007/QĐ-BGDĐT ngày 02/01/2007 của Bộ GD&ĐT ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm giáo dục thường xuyên.

Каталог: vbpq binhphuoc.nsf -> 4b438b320dbf1cda4725719a0012432c
4b438b320dbf1cda4725719a0012432c -> V/v thành lập Ban chỉ đạo xây dựng bảng giá các loại đất trên địa bàn tỉnh Bình Phước năm 2014
4b438b320dbf1cda4725719a0012432c -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh bình phưỚC Độc lập Tự do Hạnh phúc
4b438b320dbf1cda4725719a0012432c -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh bình phưỚC Độc lập Tự do Hạnh phúc
4b438b320dbf1cda4725719a0012432c -> Số: 1019/QĐ-ubnd bình Phước, ngày 21 tháng 5 năm 2012
4b438b320dbf1cda4725719a0012432c -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh bình phưỚC Độc lập Tự do Hạnh phúc
4b438b320dbf1cda4725719a0012432c -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh bình phưỚC Độc lập Tự do Hạnh phúc Phương án bỒi thưỜng, hỖ trỢ và tái đỊnh cư TỔng thể
4b438b320dbf1cda4725719a0012432c -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh bình phưỚC Độc lập Tự do Hạnh phúc
4b438b320dbf1cda4725719a0012432c -> Soá 1040 ngaøy 16/6/2006 cuûa ubnd tænh veà vieäc
4b438b320dbf1cda4725719a0012432c -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh bình phưỚC Độc lập Tự do Hạnh phúc
4b438b320dbf1cda4725719a0012432c -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh bình phưỚC Độc lập Tự do Hạnh phúc

tải về 0.78 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương