Số: 2062/QĐ-ubnd cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do Hạnh phúc


II. LĨNH VỰC QUY CHẾ THI, TUYỂN SINH



tải về 0.78 Mb.
trang6/9
Chuyển đổi dữ liệu06.08.2016
Kích0.78 Mb.
#14722
1   2   3   4   5   6   7   8   9

II. LĨNH VỰC QUY CHẾ THI, TUYỂN SINH:

35. Tiếp nhận học sinh Việt Nam cấp THPTvề nước.

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Các nhân có nhu cầu nộp hồ sơ tại Sở Giáo dục và Đào tạo.

- Bước 2: Sở Giáo dục và Đào tạo tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ và giới thiệu về trường.

- Bước 3: Hiệu trưởng trường tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ và giới thiệu về lớp học đối với các cấp học.

b) Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp đến Sở GD&ĐT

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ, bao gồm:

+ Đơn xin học do cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ ký.

+ Hồ sơ học tập gồm:



  • Học bạ (bản gốc và bản dịch sang tiếng Việt).

  • Giấy chứng nhận tốt nghiệp của lớp hoặc bậc học dưới tại nước ngoài (bản gốc và bản dịch sang tiếng Việt).

  • Bằng tốt nghiệp bậc học dưới tại Việt Nam trước khi ra nước ngoài (nếu có) .

  • Bản sao giấy khai sinh, kể cả học sinh được sinh ra ở nước ngoài.

  • Hộ khẩu hoặc giấy chứng nhận tạm trú dài hạn của cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ.

- Số lượng hồ sơ: 01 bộ

d) Thời hạn giải quyết: không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: cá nhân

f) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở GD&ĐT

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Hiệu trưởng trường tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ và giới thiệu về lớp học đối với các cấp học.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy giới thiệu

h) Lệ phí: không

i) Tên mẫu đơn mẫu tờ khai: Giấy giới thiệu (Mẫu 7).

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

+ Văn bằng chứng chỉ.

+ Bằng tốt nghiệp bậc học đã học ở Việt Nam.

+ Điều kiện về tỉnh và chương trình học.



l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: Quyết định 51/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 25/12/2003 của Bộ GD&ĐT về việc ban hành quy định chuyển trường và tiếp nhận học sinh học tại các trường THCS và THPT.

36. Tiếp nhận học sinh người nước ngoài cấp THPT.

a) Trình tự thực hiện:

+ Đối với học sinh diện được cấp học bổng theo các Hiệp định, thỏa thuận giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam với các nước, các tổ chức quốc tế thì thực hiện theo Hiệp định đã được ký kết.

+ Đối với học sinh diện tự túc theo hợp đồng đào tạo giữa các cơ sở giáo dục của Việt Nam với các tổ chức, cá nhân nước ngoài. Học sinh theo cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ sang sinh sống và làm việc tại Việt Nam thì Sở Giáo dục và Đào tạo tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ và giới thiệu về trường.

b) Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp đến Sở GD&ĐT.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ, bao gồm:

+ Đơn xin học do cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ ký.

+ Bản tóm tắt lí lịch.

+ Bản sao và bản dịch sang tiếng Việt các giấy chứng nhận cần thiết theo quy định (có công chứng hoặc xác nhận của cơ quan có thẩm quyền của nước gửi đào tạo).

+ Học bạ.

+ Ảnh cỡ 4x6 cm (chụp không quá 6 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ).

- Số lượng hồ sơ: 01 bộ



d) Thời hạn giải quyết: 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ

e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: cá nhân

f) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở GD&ĐT

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở GD&ĐT.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy giới thiệu

h) Lệ phí: không

i) Tên mẫu đơn mẫu tờ khai: Giấy giới thiệu (Mẫu 7).

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

- Điều kiện về văn bằng: Học sinh người nước ngoài có nguyện vọng vào học tại các trường phổ thông trung học phải có giấy chứng nhận tốt nghiệp tương đương bằng tốt nghiệp của Việt Nam được quy định tại Luật Giáo dục Việt Nam đối với từng bậc học cấp học

- Điều kiện về sức khỏe:

+ Học sinh phải được kiểm tra sức khỏe khi nhập học.

+ Trường hợp mắc các bệnh xã hội, bệnh truyền nhiễm nguy hiểm theo quy định của Bộ y tế Việt Nam thì không tiếp nhận.

+ Khi các bệnh thông thường phải điều trị trong vòng 03 tháng, nếu không đủ sức khỏe thì không tiếp nhận.

- Điều kiện tuổi: Học sinh người nước ngoài trong năm xin học tại Việt Nam được gia hạn thêm 01 tuổi so với tuổi quy định của từng cấp học.



l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: Quyết định 51/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 25/12/2003 của Bộ GD&ĐT về việc ban hành quy định chuyển trường và tiếp nhận học sinh học tại các trường THCS và THPT.

37. Chuyển trường đối với học sinh THPT.

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Cha mẹ hoặc người giám hộ của học sinh nộp hồ sơ tại trường đang theo học.

- Bước 2: Trường rà sóat hồ sơ nếu hồ sơ đầy đủ giấy tờ hợp lệ thì cấp giấy giới thiệu học sinh đến trường có nguyện vọng để nhập học.

- Bước 3: Cha mẹ hoặc người giám hộ của học sinh mang giấy giới thiệu đến trường có nguyện vọng để làm hồ sơ xin nhập học.



b) Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại trường

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

+ Thành phần hồ sơ, bao gồm:

- Đơn xin chuyển trường do cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ của học sinh ký có xác nhận của trường nơi đến là đồng ý tiếp nhận học sinh.

- Học bạ (bản chính).

- Giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời.

- Bản sao giấy khai sinh.

- Giấy giới thiệu chuyển học sinh đến trường mới do BGH trường nơi đi cấp.

- Các giấy tờ hợp lệ để được chế độ ưu tiên, khuyến khích trong học tập, thi tuyển sinh, thi tốt nghiệp và các lọai giấy tờ khác.(nếu có).



- Hộ khẩu hoặc giấy chứng nhận tạm trú dài hạn hoặc Quyết định điều động công tác của cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ tại nơi sẽ chuyển đến với những học sinh chuyển nơi cư trú đến từ tỉnh, thành phố khác.

- Giấy xác nhận của chính quyền địa phương nơi học sinh cư trú với những học sinh có hoản cảnh đặc biệt khó khăn về gia đình (nếu có).

+ Số lượng hồ sơ: 01 bộ



d) Thời hạn giải quyết: trong 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: cá nhân

f) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở GD&ĐT

- Cơ quan thực hiện TTHC: Trường học

- Cơ quan phối hợp: Trường học.



g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy giới thiệu

h) Lệ phí: không

i) Tên mẫu đơn mẫu tờ khai: Giấy giới thiệu (Mẫu 7).

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

- Học sinh chuyển nơi cư trú theo cha hoặc mẹ.

- Học sinh có hòan cảnh đặc biệt khó khăn về gia đình hoặc có lý do thực sự chính đáng để phải chuyển trường.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: Quyết định 51/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 25/12/2003 của Bộ GD&ĐT về việc ban hành quy định chuyển trường và tiếp nhận học sinh học tại các trường THCS và THPT.

38. Thủ tục phúc khảo bài thi tốt nghiệp THPT.

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Thí sinh nộp đơn xin phúc khảo bài thi cho Trường phổ thông nơi nộp hồ sơ dự thi tốt nghiệp;

- Bước 2: Trường phổ thông căn cứ vào điều kiện phúc khảo bài thi lập thành danh sách đề nghị phúc khảo trong đó ghi rõ điểm bài thi và điểm trung bình cả năm của môn xin phúc khảo;

- Bước 3: Trường phổ thông nộp Sở Giáo dục và Đào tạo danh sách đề nghị phúc khảo và đơn xin phúc khảo bài thi đủ điều kiện phúc khảo của thí sinh;

- Bước 4: Sở Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm:

+ Tiếp nhận và chuyển đến Hội đồng phúc khảo của tỉnh toàn bộ danh sách và đơn xin phúc khảo bài thi trắc nghiệm;

+ Chuyển đến Hội đồng phúc khảo của tỉnh đã chấm bài tự luận, toàn bộ danh sách và đơn xin phúc khảo bài thi tự luận

b) Cách thức thực hiện: trực tiếp tại cơ quan hành chính.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ, bao gồm: Thí sinh nộp đơn xin phúc khảo bài thi cho trường phổ thông nơi nộp hồ sơ dự thi tốt nghiệp;

- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

d) Thời hạn giải quyết:

- Thời hạn nhận hồ sơ phúc khảo của thí sinh: 07 ngày kể từ ngày niêm yết kết quả của kỳ thi;

- Hội đồng phúc khảo: 25 ngày.

e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: cá nhân

f) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở GD&ĐT

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Hội đồng chấm phúc khảo

- Cơ quan phối hợp: Bưu điện



g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Kết quả điểm thi sau phúc khảo.

h) Lệ phí: không

i) Tên mẫu đơn mẫu tờ khai: không

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: điểm bài thi thấp hơn điểm trung bình cả năm của môn học ở lớp 12 từ 2,0 điểm trở lên.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: Thông tư 04/TT-BGDĐT, ngày 12 tháng 3 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo v/v Ban hành Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông.

39. Thủ tục đặc cách tốt nghiệp THPT đối với người học bị ốm hoặc có việc đột xuất đặc biệt không quá 10 ngày trước ngày thi hoặc ngay trong buổi thi đầu tiên không thể dự thi.

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ đề nghị xét đặc cách.

- Bước 2: Đối chiếu điều kiện xin đặc cách của thí sinh đối với quy chế thi tốt nghiệp THPT.

- Bước 3: Hội đồng chấm thi và xét tốt nghiệp THPT đề nghị đặc cách công nhận tốt nghiệp theo quy chế. 

- Bước 4: Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo công nhận tốt nghiệp cho thí sinh.

b) Cách thức thực hiện: Học sinh nộp đơn và hồ sơ gửi hội đồng coi thi.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ, bao gồm:

+ Biên bản đề nghị xét đặc cách tốt nghiệp của trường phổ thông nơi đăng ký dự thi.

+ Hồ sơ nhập viện, ra viện của bệnh viện từ cấp huyện trở lên (nếu bị ốm) hoặc xác nhận của UBND cấp xã nơi cư trú (nếu có việc đột xuất đặc biệt).

+ Biên bản xác nhận của Hội đồng coi thi;

- Số lượng hồ sơ: 01 bộ



d) Thời hạn giải quyết: 30 ngày kể từ ngày kết thúc nộp hồ sơ.

e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: cá nhân

f) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở GD&ĐT

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Hội đồng chấm thi.

- Cơ quan phối hợp: Công an, UBND xã, Bệnh viện cấp huyện trở lên,



g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận

h) Lệ phí: không

i) Tên mẫu đơn mẫu tờ khai: không

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Xếp loại về học lực và hạnh kiểm cả năm ở lớp 12 đều từ khá trở lên;

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: Thông tư 04/TT-BGDĐT, ngày 12 tháng 3 năm 2009của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạovề việc Ban hành Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông.

40. Thủ tục đặc cách tốt nghiệp THPT đối với người học bị ốm hay có việc đột xuất đặc biệt sau khi thi ít nhất một môn và không thể tiếp tục dự thi hoặc sau khi bị ốm hay có việc đột xuất đặc biệt tự ngụyên dự thi số môn thi còn lại.

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.

- Bước 2: Nộp hồ sơ đặc cách tốt nghiệp tại lãnh đạo Hội đồng coi thi nơi thí sinh dự thi tốt nghiệp trung học phổ thông.

- Bước 3: Chủ tịch Hội đồng coi thi chịu trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ và kiểm tra điều kiện đặc cách.

+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ theo quy định thì tiếp nhận và viết giấy hẹn trao cho nguời nộp.

+ Trường hợp hồ sơ còn thiếu thì hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung đầy đủ, hợp lệ đúng quy định bằng văn bản. Nếu kiểm tra không đủ điều kiện đặc cách thì trả ngay hồ sơ cho người nộp.

- Bước 4: Chủ tịch Hội đồng coi thi nơi thí sinh dự thi lập biên bản xác nhận và chuyển giao hồ sơ đặc cách cho Hội đồng chấm thi.

Thời gian tiếp nhận hồ sơ đặc cách của học sinh (học viên): chậm nhất là khi hết giờ làm bài của môn thi cuối cùng theo lịch quy định của kỳ thi.



b) Cách thức thực hiện: Học sinh nộp đơn và hồ sơ gửi Hội đồng coi thi.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ, bao gồm:

+ Biên bản xác nhận của Hội đồng coi thi;

+ Hồ sơ nhập viện, ra viện của bệnh viện từ cấp huyện trở lên (nếu bị ốm) hoặc xác nhận của UBND cấp xã nơi cư trú (nếu có việc đột xuất đặc biệt).

- Số lượng hồ sơ: 01 bộ

d) Thời hạn giải quyết: Thông báo kết quả cùng với thời gian thông báo kết quả thi tốt nghiệp cùng đợt của thí sinh.

e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: cá nhân

f) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở GD& ĐT

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Hội đồng chấm thi

- Cơ quan phối hợp: Công an, UBND xã, Bệnh viện cấp huyện trở lên,



g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận

h) Lệ phí: không

i) Tên mẫu đơn mẫu tờ khai: không

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

+ Điểm bài thi của những môn đã thi đều đạt từ 5,0 trở lên;

+ Xếp loại ở lớp 12: học lực từ trung bình trở lên, hạnh kiểm từ khá trở lên.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: Thông tư 04/TT-BGDĐT ngày 12 tháng 3 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo v/v Ban hành Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông.

41. Cử tuyển vào trường trung học phổ thông dân tộc nội trú (THPTDTNT).

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Học sinh có nguyện vọng được tuyển sinh vào lớp 10 trường THPT dân tộc nội trú tỉnh thì làm đơn có xác nhận của Hiệu trưởng trường THCS mà học sinh học.

- Bước 2: Học sinh nộp hồ sơ cho Hội đồng xét tuyển của Trường PTDTNT tỉnh.

- Bước 3: Hội đồng xét tuyển của Trường PTDTNT tỉnh tiến hành nhập hồ sơ và tiến hành xét.

- Bước 4: Trường PTDTNT báo cáo kết quả xét tuyển cho Sở GD&ĐT. Sở GD&ĐT xem xét lập Tờ trình kèm theo kết quả xét tuyển trình UBND tỉnh phê duyệt.

- Bước 5: UBND tỉnh phê duyệt kết quả tuyển sinh. Căn cứ vào phê duyệt của tỉnh, Sở GD&ĐT chỉ đạo trường PTDTNT tiến hành thông báo triệu tập học sinh.



b) Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại trường THPT DTNT tỉnh.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ, bao gồm:

+ Đơn xin dự tuyển vào lớp 10 trường THPT DTNT tỉnh.

+ Học bạ.

+ Giấy khai sinh.

+ Giấy chứng nhận tốt nghiệp THCS.

+ Lý lịch do UBND xã xác nhận.

+ Giấy khám sức khỏe do y tế huyện cấp.

+ Các lọai giấy tờ ưu tiên và khuyến khích khác.

- Số lượng hồ sơ: 01 bộ



d) Thời hạn giải quyết: 45 ngày (bắt đầu vào ngày 01 tháng 7 hàng năm)

e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: cá nhân

f) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND tỉnh

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở GD& ĐT

- Cơ quan phối hợp: Ban dân tộc tỉnh



g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính

h) Lệ phí: không

i) Tên mẫu đơn mẫu tờ khai: Đơn xin dự tuyển vào lớp 10 (Mẫu 12).

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: không

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Quyết định 12/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05/4/2006 của Bộ GD&ĐT về việc ban hành quy chế tuyển sinh THCS và THPT;

- Quyết định 1129/QĐ-UBND ngày 3/7/2006 của UBND tỉnh về việc phê duyệt kế họach tuyển sinh vào trường DTNT tỉnh.

42. Cử tuyển học sinh dân tộc.

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Cha, mẹ, người giám hộ, học sinh nộp hồ sơ tại phòng GD&ĐT.

- Bước 2: Phòng GD&ĐT tập hợp trình Hội đồng tuyển sinh huyện xét sơ tuyển. Học sinh đủ điều kiện thì UBND huyện chuyển hồ sơ đến Hội đồng tuyển sinh tỉnh (Sở GD&ĐT).

- Bước 3: Sở GD&ĐT tập hợp danh sách học sinh đủ điều kiện trình Hội đồng tuyển sinh xét cử tuyển của tỉnh.

- Bước 4: Hội đồng tuyển sinh cử tuyển của tỉnh họp xét học sinh đủ điều kiện, đúng chỉ tiêu, tham mưu UBND tỉnh ban hành quyết định cử học sinh đi học.

b) Cách thức thực hiện: trực tiếp tại cơ quan hành chính

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ, bao gồm:

+ Đơn đăng ký theo học chế độ cử tuyển .

+ Bản sao giấy khai sinh.

+ Học bạ cấp 3.

+ Giấy xác nhận HKTT do Công an huyện cấp.

+ Giấy khám sức khoẻ do trung tâm y tế huyện, thị trở lên cấp ( không quá 03 tháng).

+ Giấy chứng nhận đạt giải trong kỳ thi học sinh giỏi cuả tỉnh và các giấy chứng nhận ưu tiên khác (nếu có)

+ 02 ảnh kiểu 4x6 mới chụp trong vòng 06 tháng;

+ 01 phong bì đã dán tem và ghi rõ điạ chỉ liên lạc cuả người được cử tuyển;

+ Hồ sơ trúng tuyển;

* Lưu ý: Khi nộp hồ sơ, người đăng ký học theo chế độ cử tuyển phải xuất trình các văn bằng, học bạ theo quy định để đối chiếu, kiểm tra. Cán bộ kiểm tra ghi vào bản sao các giấy tờ nói trên nội dung: “đã đối chiếu với bản chính”, ghi rõ ngày tháng năm đối chiếu ký và ghi rõ họ tên.

+ Số lượng hồ sơ: 02 bộ

d) Thời hạn giải quyết: 45 ngày kể từ ngày có văn bản chấp thuận chỉ tiêu của Bộ GD&ĐT.

e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:cá nhân

f) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND tỉnh

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở GD&ĐT

- Cơ quan phối hợp: UBND huyện



g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính

h) Lệ phí: không

i) Tên mẫu đơn mẫu tờ khai: Đơn đăng ký theo học chế độ cử tuyển (Mẫu 13).

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: không

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Nghị định 134/2006/NĐ-CP ngày 14/11/2006 cuả Chính phủ về việc “Quy định chế độ cử tuyển vào các cơ sở giáo dục trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp thuộc hệ thông giáo dục quốc dân”;

- Thông tư liên tịch 13/2008/TTLT-BGDĐT-BLĐTBXH-BTC-BNV-UBDT ngày 07/4/2008 cuả liên Bộ Giáo dục & Đào tạo, Bộ Lao động Thương binh Xã hội, Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ và Ủy ban Dân tộc về việc “Hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 134/2006/NĐ-CP ngày 14/11/2006 cuả Thủ tướng Chính phủ”.

III. HỆ THỐNG VĂN BẰNG CHỨNG CHỈ:

43. Cấp bằng tốt nghiệp THPT và bổ túc THPT.

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ :

+ Sở Giáo dục và Đào tạo tiếp nhận kết quả công nhận tốt nghiệp từ Hội đồng xét tốt nghiệp của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh.

+ Ghi nhận vào Sổ theo dõi tiếp nhận hồ sơ

+ Cập nhật vào sổ gốc văn bằng, chứng chỉ



- Bước 2: Giải quyết hồ sơ

+ Sở Giáo dục và Đào tạo kiểm tra đối chiếu và ghi chính xác, đầy đủ các thông tin cần thiết trong danh sách công nhận tốt nghiệp THPT và bổ túc Trung học phổ thông.

+ In nội dung chi tiết của người được công nhận tốt nghiệp bổ túc THPT trên phôi bằng do Bộ Giáo dục và Đào tạo cấp.

+ Trình Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo ký xác nhận tính pháp lý văn bằng, chứng chỉ.

  - Bước 3: Sở GD&ĐT thông báo kết quả đến các trường THPT và Trung tâm Giáo dục thường xuyên huyện, thị kết quả văn bằng chứng chỉ được cấp.

b) Cách thức thực hiện: trực tiếp tại Sở Giáo dục và Đào tạo.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ, bao gồm:

+ Kết quả của Hội đồng chấm thi tốt nghiệp.

+ Quyết định chuẩn y kết quả tốt nghiệp của Giám đốc Sở.

- Số lượng hồ sơ: 01 bộ

d) Thời hạn giải quyết: 90 ngày kể từ ngày nhận phôi bằng của Bộ GD&ĐT chuyển đến.

e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: cá nhân

f) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở GD&ĐT

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở GD&ĐT.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Bằng tốt nghiệp.

h) Lệ phí: không

i) Tên mẫu đơn mẫu tờ khai: không

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: không

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Quyết định 7176/QĐ-BGDĐT ngày 9/11/2007của Bộ GD&ĐT, quy trình cấp phát phôi bằng tại Bộ GD&ĐT. Quyết định số 08/2008/QĐ-BGD ĐT ngày 6/3/2008 của Bộ GD&ĐT, ban hành quy chế thi tốt nghiệp;

- Công văn 6408/BGDĐT-GDTrH ngày 25/7/2006 của Bộ GD&ĐT về việc hướng dẫn ghi trên phôi bằng.

44. Điều chỉnh chi tiết hộ tịch trên bằng tốt nghiệp.

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Cha, mẹ hoặc người giám hộ, học sinh nộp hồ sơ xin điều chỉnh chi tiết hộ tịch trên văn bằng gửi đến Sở GD&ĐT.

- Bước 2: Sở GD&ĐT kiểm tra hồ sơ (giấy khai sinh, học bạ) nếu sai do cơ sở giáo dục thì chỉnh sửa hồ sơ gốc. Sau đó, Sở GD&ĐT đổi phôi bằng nếu bằng có chi tiết hộ tịch sai trong thời gian 01 năm từ ngày cấp bằng. Nếu quá 01 năm kể từ ngày cấp bằng thì Sở GD&ĐT thu hồi bằng sai và cấp bản sao.

b) Cách thức thực hiện: nộp hồ sơ trực tiếp tại Sở GD&ĐT

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ, bao gồm:

+ Học bạ.

+ Giấy khai sinh .

+ Chứng minh nhân dân.

- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.



d) Thời hạn giải quyết: 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ

e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: cá nhân

f) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở GD&ĐT

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở GD&ĐT.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Bằng, Bản sao

h) Lệ phí: không

i) Tên mẫu đơn mẫu tờ khai: không

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: không

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: Nghị định 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính Phủ, về việc hộ tịch và đăng ký hộ tịch.

45. Điều chỉnh chi tiết hộ tịch trên bằng tốt nghiệp do cải chính hộ tịch.

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Cha, mẹ hoặc người giám hộ, học sinh nộp hồ sơ xin điều chỉnh chi tiết hộ tịch trên văn bằng tại Sở GD&ĐT.

- Bước 2: Sở GD&ĐT kiểm tra Quyết định cải chính hộ tịch của UBND cấp huyện, chỉnh sửa hồ sơ gốc. Sở GD&ĐT đổi phôi bằng nếu bằng có chi tiết hộ tịch sai trong thời gian 01 năm từ khi ngày cấp bằng. Nếu quá 01 năm kể từ ngày cấp bằng thì Sở GD&ĐT thu hồi bằng sai và cấp bản sao..

b) Cách thức thực hiện: nộp hồ sơ trực tiếp tại Sở GD&ĐT

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ, bao gồm:

+ Học bạ.

+ Giấy khai sinh .

+ Chứng minh nhân dân.

+ Quyết định cải chính hộ tịch.

- Số lượng hồ sơ: 01 bộ

d) Thời hạn giải quyết: 01 ngày làm việc

e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: cá nhân

f) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở GD&ĐT

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở GD&ĐT.

- Cơ quan phối hợp: UBND huyện, Sở Tư pháp



g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Bằng, bản sao

h) Lệ phí: không

i) Tên mẫu đơn mẫu tờ khai: không

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: không

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: Nghị định 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính Phủ, về việc hộ tịch và đăng ký hộ tịch.

46. Thủ tục công nhận văn bằng tốt nghiệp các cấp học phổ thông do cơ sở nước ngoài cấp.

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Người có văn bằng, người đại diện theo pháp luật của người có văn bằng hoặc người được ủy quyền, có nguyện vọng đề nghị công nhận văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp gửi hồ sơ tới Sở Giáo dục và Đào tạo.

- Bước 2: Sau khi nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Sở Giáo dục và Đào tạo cấp giấy biên nhận cho người nộp hồ sơ, nếu hồ sơ được gửi qua đường bưu điện thì căn cứ vào dấu bưu điện để xác định ngày nhận hồ sơ.

- Bước 3: Trong thời gian không quá 15 ngày làm việc, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm xem xét công nhận văn bằng cho người đề nghị. Trong trường hợp văn bằng không được công nhận, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải trả lời bằng văn bản cho đương sự.



b) Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Sở GD&ĐT hoặc theo đường Bưu điện.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ, bao gồm:

+ Đơn đề nghị công nhận văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp;

+ Một (01) bản sao văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp kèm theo bản dịch ra tiếng Việt được cơ quan có thẩm quyền chứng thực;

+ Một (01) bản sao kết quả quá trình học tập tại cơ sở giáo dục nước ngoài kèm theo bản dịch ra tiếng Việt được cơ quan có thẩm quyền chứng thực.

+ Xác nhận của cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam ở nước sở tại; xác nhận của cơ sở giáo dục nước ngoài nơi đã học tập; Luận án và giấy xác nhận đã nộp luận án vào Thư viện quốc gia Việt Nam (đối với người có bằng tiến sĩ); bản sao hộ chiếu có đóng dấu ngày xuất, nhập cảnh; văn bản công nhận chương trình giáo dục hoặc cơ sở giáo dục nơi cấp văn bằng đã được kiểm định chất lượng;

* Lưu ý: Hồ sơ phải còn nguyên vẹn, không bị tẩy xóa, không bị hủy hoại bởi các yếu tố thời tiết, khí hậu hoặc bất kỳ một lý do nào khác.

+ Số lượng hồ sơ: 01 bộ



d) Thời hạn giải quyết: 15 ngày làm việc.

e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: cá nhân

f) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Giám đốc Sở GD&ĐT

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở GD&ĐT

- Cơ quan phối hợp: Sở Ngoại vụ



g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận

h) Lệ phí: không

i) Tên mẫu đơn mẫu tờ khai:

- Đơn đề nghị công nhận văn bằng do cở sở giáo dục nước ngoài cấp (Mẫu 14).

- Giấy biên nhận hồ sơ công nhận văn bằng do cơ sở nuớc ngòai cấp (Mẫu 15).

- Giấy công nhận văn bằng giáo dục phổ thông (Mẫu 16).



k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

+ Xác nhận của cơ quan đại diện ngọai giao của Việt Nam ở nước sở tại.

+ Xác nhận của cơ sở giáo dục nước ngòai nơi đã học tập.

+ Bản sao hộ chiếu có đóng dấu ngày xuất nhập cảnh.

+ Văn bản công nhận chương trình giáo dục hoặc cơ sở giáo dục nơi cấp văn bằng đã được kiểm định chất lượng giáo dục.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: Quyết định số 77/2007/QĐ-BGDĐT ngày 20/12/2007 ban hành Quy định về trình tự, thủ tục công nhận văn bằng của người Việt Nam do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp.

47. Cấp bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc.

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Cha, mẹ hoặc người giám hộ, học sinh mang hồ sơ đến Sở GD&ĐT.

- Bước 2: Công chức tiếp nhận kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:

+ Hồ sơ đầy đủ, hợp lệ viết Phiếu nhận hồ sơ và hẹn thời gian trả kết quả.

+ Hồ sơ thiếu, hoặc không hợp lệ thì viết Phiếu hướng dẫn làm lại hồ sơ.

- Bước 3: Phòng Khảo thí và Kiểm định Chất lượng giáo dục đang quản lý sổ gốc văn bằng tốt ngiệp THPT tiến hành thẩm định xem xét, kiểm tra tính hợp pháp của việc yêu cầu cấp bản sao văn bằng, đối chiếu với sổ gốc nếu nội dung yêu cầu cấp bản sao văn bằng đúng với nội dung đã ghi trong sổ gốc thì thực hiện thủ tục cấp bản sao cho người yêu cầu theo đúng theo quy định.

- Bước 4: Nhận kết quả tại Sở GD&ĐT.

b) Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Sở GD&ĐT hoặc gửi bằng đường bưu điện

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ, bao gồm:

+ Ảnh 4x6, chụp không quá 6 tháng tính đến ngày cấp bản sao, cứ 01 bản sao thì có 01 tấm ảnh.

+ Chứng minh nhân dân.

+ Số lượng hồ sơ: 01 bộ

d) Thời hạn giải quyết: 01 ngày làm việc

e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: cá nhân

f) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở GD&ĐT.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở GD&ĐT.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: bản sao.

h) Lệ phí: không

i) Tên mẫu đơn mẫu tờ khai: không

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: không

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Nghị đinh 79/2007/NĐ-CP ngày 18/5/2007 của Chính phủ về việc cấp bản sao;

- Quyết định 33/2007/QĐ-BGDĐT ngày 20/6/2007 của Bộ GD&ĐT về ban hành Quy chế văn bằng chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân.

Phần III

CÁC MẪU ĐƠN, TỜ KHAI THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Mẫu 1

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
––––––––––––––––––––––––


……………, ngày… tháng … năm ……

MẪU ĐƠN ĐĂNG KÝ DỰ TUYỂN VIÊN CHỨC

(Ban hành kèm theo Thông tư số 04/2007/TT-BNV
ngày 21 tháng 6 năm 2007 của Bộ Nội vụ)

Tên tôi là:                                                               Nam, Nữ:

Ngày sinh:

Quê quán:

Hộ khẩu thường trú:

Chỗ ở hiện nay:                                                     Điện thoại liên lạc:

Dân tộc:

Trình độ đào tạo:

Thuộc đối tượng ưu tiên (ghi thuộc đối tượng ưu tiên nào):

Sau khi nghiên cứu điều kiện và tiêu chuẩn tuyển dụng cán bộ, công chức, ngạch.............. tôi thấy bản thân tôi có đủ điều kiện, tiêu chuẩn để tham dự kỳ thi tuyển. Vì vậy tôi làm đơn này xin đồng ý dự tuyển tại Hội đồng thi ......................................... Nếu trúng tuyển tôi xin chấp hành nghiêm túc mọi quy định của Nhà nước.

Tôi xin gửi kèm theo đơn này hồ sơ dự tuyển gồm:

1. Bản khai lý lịch;

2. Giấy chứng nhận sức khỏe;

3. Bản chụp các văn bằng, chứng chỉ và các giấy tờ có liên quan khác (chưa cần công chức hoặc chứng nhận của cơ quan có thẩm quyền), gồm: ...................................................

4. 2 phong bì, 2 ảnh cỡ 4 x 6

Toàn bộ bản chụp văn bằng, chứng chỉ và các giấy tờ liên quan khác trong hồ sơ dự tuyển của tôi nêu trên khi được thông báo trúng tuyển, tôi sẽ hoàn chỉnh lại theo đúng quy định.

Tôi xin cam đoan hồ sơ dự tuyển của tôi là sự thật, đúng và đủ tiêu chuẩn, điều kiện dự tuyển. Tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật về các bản chụp văn bằng, chứng chỉ và giấy tờ liên quan khác nộp trong hồ sơ dự tuyển, nếu sai thì kết quả tuyển dụng của tôi sẽ bị cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng hủy bỏ.

Kính đơn

(ký và ghi rõ họ tên)

Mẫu 2

MẪU BIÊN BẢN KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ

TRƯỜNG TIỂU HỌC THEO MỨC CHẤT LƯỢNG TỐI THIỂU

Trường tiểu học………………………… Số điện thoại………………………….

Xã………………….. Huyện……………………tỉnh…………………………..

I. Tổ chức và quản lý

1. Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng

- Trình độ đào tạo của:

Hiệu trưởng…………………

Phó Hiệu trưởng……………

Phó Hiệu trưởng……………

- Số năm giảng dạy của:

Hiệu trưởng…………………

Phó Hiệu trưởng……………

Phó Hiệu trưởng……………

- Số năm làm công tác quản lý của:

Hiệu trưởng…………………

Phó Hiệu trưởng……………

Phó Hiệu trưởng……………

- Nắm chắc nội dung, chương trình, kế hoạch của các môn học………………

- Được tập huấn về quản lý và hỗ trợ điểm trường……………………………

- Được CBGV và nhân dân tín nhiệm…………………………………………



2. Thực hiện các nhiệm vụ quản lý

- Kế hoạch phát triển nhà trường……………………………………………….

- Thực hiện chương trình giảng dạy theo quy định…………………………….

- Có bảng phân công giáo viên hàng năm……………………………………

- Thực hiện tốt công tác lưu giữ hồ sơ, sổ sách………………………………..

- Công khai các nguồn thu và chi:…………………………………………….



Đánh giá tiêu chuẩn 1



Chưa đạt

Đạt



II. Đội ngũ giáo viên

1. Số lượng và trình độ đào tạo:

- Tổng số GV: ………..Số GV có trình độ 12+2:……..9+3…….

- Chưa đạt chuẩn…………

2. Phẩm chất đạo đức

Các GV sống trung thực, giản dị, lành mạnh, đoàn kết, thương yêu học sinh…



3. Bồi dưỡng thường xuyên và chuyên đề

Số GV tham gia bồi dưỡng:

+ Chuyên đề: ………………….

+ Thường xuyên…………………………..

+ Dạy trẻ khuyết tật: ………….

+ Tăng cường T.Việt cho HS dân tộc…….

+ Lý luận Mác-Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh …………………………..

4. Nhiệm vụ

- Giảng dạy và giáo dục theo đúng chương trình và kế hoạch: ……………

- Thường xuyên đổi mới phương pháp giáo dục: …………………………

- Số tiết dự giờ rút kinh nghiệm trong 1 học kỳ của 1 giáo viên: ………..

- Giáo viên chuẩn bị bài trước khi lên lớp, sử dụng ĐDDH có hiệu quả……..

- Đối xử công bằng với mọi học sinh: ……………………………………….

- Quan tâm phụ đạo HS yếu, bồi dưỡng HS có năng khiếu…………………

Đánh giá tiêu chuẩn 2



Chưa đạt

Đạt



III. Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học

1. Trường học, lớp học

- Diện tích trường: ……………m2 Đạt……….m2/1HS

- Diện tích sân chơi: ……………m2 Đạt……….m2/1HS

- Số điểm trường: ………………… Trường không học ba ca: ………………

- Số lớp học: ……… Số phòng học:…………..Số học sinh:……. Tỷ lệ HS/lớp……..

- Số phòng học được xây dựng kiên cố, đủ ánh sáng: ……………………….

- Số phòng học tam bợ, tranh tre nứa lá: ……………………………………

- Số phòng học thuận lợi cho HS khuyết tật đến học: ……………………

- Số phòng học có đủ bảng đen, bàn ghế cho giáo viên và học sinh: ………….

- Số phòng học có hộp hoặc tủ chứa các tài liệu giảng dạy và học tập: ………

- Có phòng cho giáo viên, thư viện và thiết bị dạy học: ……………………..

- Có phòng cho lãnh đạo nhà trường: ………………………………………..

- Có phòng phụ đạo HS yếu và bồi dưỡng HS giỏi: …………………………

- Có khu vệ sinh riêng dành cho giáo viên và học sinh: ………………….

- Có giếng nước hoặc nguồn nước sạch: ……………………………………

2. Trang thiết bị dạy học

- Số bộ đồ dùng dạy học tối thiểu: …………………………

- Số bộ tài liệu dạy học ở:

Khối lớp 1……..

Khối lớp 2…..….

Khối lớp 3.……

Khối lớp 4..……

Khối lớp 5……..

- Số GV có bộ đồ dùng cần thiết (thước kẻ, giấy, bút)………………………..

- Số GV có đủ bộ SGK, tài liệu hướng dẫn giảng dạy:………………………

- Có báo, tạp chí ngành và báo Nhân dân:…………………………………..

Đánh giá tiêu chuẩn 3



Chưa đạt

Đạt



IV. Thực hiện xã hội hoá giáo dục

- Phối hợp tổ chức Đại hội giáo dục cấp cơ sở: ………………………..

- Ban đại diện CMHS phối hợp hoạt động có hiệu quả với nhà trường: ……..

- Ban đại diện CMHS được tập huấn về hỗ trợ học sinh: …………………

- Tổ chức tuyên truyền, huy động sự tham gia của nhiều nguồn lực xã hội:….

- Huy động sự tham gia của cộng đồng trong bảo vệ, bảo dưỡng CSVC………



Đánh giá tiêu chuẩn 4

Chưa đạt

Đạt



V. Các hoạt động và chất lượng giáo dục

- Tỷ lệ huy động trẻ em trong độ tuổi đi học: ………………………………

- Số học sinh đạt yêu cầu kiến thức, kỹ năng cơ bản: …………………….

- Tỷ lệ HS lên lớp:……..Tỷ lệ HS bỏ học:……… Tỷ lệ HS lưu ban……….

- Tỷ lệ HS tốt nghiệp tiểu học:…………………………………………….

- Hiệu quả đào tạo:……………………………………………………….

- Dạy đúng chương trình, kế hoạch:……………………………………….

- Tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp:………………………………

- Thực hiện giảm 2-3HS/lớp đối với lớp có 1 HS khuyết tật học hoà nhập:……..

- Động viên khen thưởng HS khuyết tật dựa vào sự tiến bộ của từng HS: …….

- Số hội thảo chuyên môn mà GV tham dự trong 1 năm học:………………..

Đánh giá tiêu chuẩn 5

Chưa đạt

Đạt



Kết luận: Nhà trường chưa đạt......../đạt .........Mức chất lượng trường tối thiểu


Đại diện nhà trường

(Ký tên, đóng dấu)




………., ngày…..tháng…..năm…..

Đại diện UBND huyện (quận, TX)

(Ký tên, đóng dấu)



Mẫu 3

MẪU BIÊN BẢN KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ

TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐẠT CHUẨN QUỐC GIA

Trường Tiểu học…………………………….Số điện thoại…………………..

Xã……………………Huyện…………………….Tỉnh……………………….

I. Tổ chức và quản lý

Thực hiện các nhiệm vụ quản lý

- Kế hoạch phát triển nhà trường…………………………………………

- Thực hiện chương trình giảng dạy theo quy định:……………………..

- Thực hiện công tác lưu giữ hồ sơ, sổ sách…………………………………

- Thực hiện chế độ thu chi hợp lý, đảm bảo nguyên tắc tài chính………….

- Quản lý, bổ sung và sử dụng hiệu quả CSVC……………………………

- Sử dụng công nghệ thông tin trong quản lý…………………………….

- Thực hiện công tác quản lý một cách sáng tạo……………………………

- Thực hiện công bằng, dân chủ, công khai trong quá trình quản lý………..

- Tổ chức cho GV được học tập bồi dưỡng ít nhất 50 tiết/năm học………..



2. Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng

- Trình độ đào tạo của:

Hiệu trưởng…………………

Phó Hiệu trưởng……………

Phó Hiệu trưởng……………

- Số năm giảng dạy của:

Hiệu trưởng…………………

Phó Hiệu trưởng……………

Phó Hiệu trưởng……………

- Số năm làm công tác quản lý của:

Hiệu trưởng…………………

Phó Hiệu trưởng……………

Phó Hiệu trưởng……………

- Nắm chắc nội dung, chương trình, kế hoạch của các môn học……………

- Năng lực tổ chức, quản lý trường học……………………………………..

- Có phẩm chất đạo đức tốt, có lập trường, tư tưởng vững vàng……………



3. Các tổ chức và hội đồng trong trường

- Số Đảng viên………….Đoàn viên…………….

- Các hoạt động của Chi bộ Đảng, Đoàn, Đội, Công đoàn, các hội đồng tư vấn, tổ chuyên môn đạt hiệu quả và đóng góp cụ thể vào việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục……………..

4. Quán triệt sự lãnh đạo của Đảng, chính quyền

- Chấp hành tốt các Nghị quyết Đảng…………………………………………..

- Tham mưu với cấp bộ Đảng, chính quyền địa phương về các hoạt động giáo dục………..

- Chấp hành sự chỉ đạo về chuyên môn của Phòng GD-ĐT………………………..



Đánh giá tiêu chuẩn 1


Chưa đạt

Đạt



II. Đội ngũ giáo viên

  1. Số lượng và trình độ đào tạo

  • TSGV:………..; Số GV đạt chuẩn:………..; Số GV trên chuẩn:………; Tỷ lệ GV/lớp:…………..

  • Số GV Thể dục:……Âm nhạc:………..Ngoại ngữ:……..

  • Số GV dạy các môn Thể dục, Âm nhạc, Ngoại ngữ có chứng chỉ sư phạm tiểu học:………..

  1. Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ

  • Số GV đạt danh hiệu GV dạy giỏi cấp huyện trở lên……….Tỷ lệ……………

  • Số GV đạt danh hiệu dạy giỏi cấp trường:………………Tỷ lệ…………..

  • Số GV yếu kém về chuyên môn:…………………………………………..

  • GV có sáng tạo, sử dụng linh hoạt nhiều PPDH:……………………….

  • Sử dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy:……………………………

  • Mỗi GV có ít nhất 1 báo cáo cải tiến đổi mới PPDH trong 1 năm học………..

  1. Hoạt động chuyên môn

  • Giáo viên chuẩn bị bài chu đáo trước khi lên lớp……………………………

  • Các tổ chuyên môn tổ chức dự giờ, thăm lớp, kiểm tra theo dõi, đánh giá, xếp loại HS…………..

  • Tổ chức các hoạt động trao đổi chuyên môn, sinh hoạt chuyên đề, tham quan học tập…………….

  1. Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng

  • Kế hoạch bồi dưỡng để tất cả GV đạt chuẩn và trên chuẩn:…………………

  • Thực hiện chương trình bồi dưỡng thường xuyên…………………………..

Đánh giá tiêu chuẩn 2


Chưa đạt

Đạt



III. Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học

  1. Khuôn viên, sân chơi, bãi tập

  • Diện tích trường:………..m2 Đạt ……………..m2/HS

  • Diện tích sân chơi…………..m2 Đạt ……………..m2/HS

  • Diện tích khu TDTT(nhà đa năng) Đạt ……………..m2/HS

  1. Phòng học, phòng chức năng, thư viện

  • Số lớp học:…………Số phòng học………Số HS…………Tỷ lệ HS/lớp………

  • Diện tích phòng học:……..Đạt……….m2/HS

  • Diện tích thư viện, phòng đọc cho học sinh…………..cho giáo viên………

  • Có đủ các phòng chức năng theo quy định:………………………………..

  • Có các phòng riêng biệt để dạy các môn Âm nhạc, Mĩ thuật và Tin học:………….

  • Có nhật ký hoạt động của các phòng chức năng và thư viện:……………..

  • Có phòng dạy riêng cho học sinh có khó khăn đặc biệt:…………………

  • Phòng học có trang bị tủ đựng hồ sơ, ĐDDH…………………………..

  • Nhà trường có máy tính, máy photocopy…………………………………

  • Nhà trường có phòng lưu trữ hồ sơ tài liệu chung………………………..

  1. Phương tiện, thiết bị giáo dục

  • Số bộ bàn ghế cho học sinh……….. trong đó, loại bàn HS có 2 chỗ ngồi………

  • Số lớp có đủ bàn, ghế, bảng, hệ thống chiếu sáng đúng quy cách:…………

  • Số bảng chống loá:……………………………………………………….

  1. Điều kiện vệ sinh

  • Trường đặt nơi yên tĩnh, cao ráo, thoáng mát, thuận tiện cho HS đi học……….

  • Trường đảm bảo các yêu cầu vệ sinh, có nguồn nước sạch:……………….

  • Có khu vệ sinh riêng cho giáo viên và học sinh:…………………………..

  • Không có hàng quán, nhà ở trong trường………………………………..

Đánh giá tiêu chuẩn 3


Chưa đạt

Đạt



IV. Thực hiện xã hội hoá giáo dục

  • Phối hợp tổ chức Đại hội Giáo dục cấp cơ sở:…………………………..

  • Ban Đại diện CMHS phối hợp hoạt động có hiệu quả với nhà trường……

  • Tổ chức tuyên truyền, huy động sự tham gia của nhiều nguồn lực xã hội……….

  • Huy động sự tham gia của cộng đồng trong bảo vệ, bảo dưỡng CSVC:……….

  • Công khai các nguồn thu của nhà trường:…………………………………

  • Có sổ theo dõi và biên bản hàng năm giữa nhà trường và UBND xã (phường) về tỷ lệ huy động HS đi học đầu năm (đặc biệt đối với trẻ khuyết tật):………………………

Đánh giá tiêu chuẩn 4


Chưa đạt

Đạt



V. Các hoạt động và chất lượng giáo dục

- Dạy đủ 9 môn, dạy đúng chương trình, kế hoach:……………………………

- Tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp:……………………………………

- Tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu:……………………

- Số lớp học 2 buổi/ngày…….........Số HS học 2 buổi/ngày………………..

- Tỷ lệ huy động trẻ em trong độ tuổi đi học:……………………………

- Tỷ lệ HS lên lớp………..Tỷ lệ HS bỏ học…………Tỷ lệ HS lưu ban…….

- Tỷ lệ hoàn thành chương trình tiểu học:…………………………………..

- Hiệu quả đào tạo:…………………………………………………………..

- Tổ chức giáo dục hoà nhập cho trẻ em khuyết tật trên địa bàn:…………….

- Lưu trữ các đề kiểm tra trong 2 năm học gần nhất:………………………….

- Lưu trữ đầy đủ các bài kiểm tra học kỳ của học sinh:………………………

- Lưu trữ đầy đủ các bài kiểm tra thường xuyên của HS khuyết tật:………..

- Thực trạng đổi mới phương pháp giảng dạy và đánh giá HS……………

…………………………………………………………………………..

Đánh giá tiêu chuẩn 5


Chưa đạt

Đạt



Kết luận: Nhà trường



c

hưa đạt/



đạt các tiêu chuẩn trường CQG mức độ………….

Đại diện nhà trường

(Ký tên, đóng dấu)




………., ngày…..tháng…..năm…..

Đại diện UBND huyện (quận, TX)

(Ký tên, đóng dấu)



Mẫu 4

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập –Tự do- Hạnh Phúc

…………., ngày……….tháng….….năm……



ĐƠN XIN THUYÊN CHUYỂN

Kính gởi : ………………………………….

………..………………………....

Tôi tên: ………………..………..……, Nam (nữ):..…,sinh năm:……………

Nơi sinh:………………………..……………………………………………..

Quê quán:…………………….……….………………………………………

Hộ khẩu thường trú:…………………………………………………………..

Trình độ văn hóa:………….….,trình độ chuyên môn:………………………,

Chuyên ngành:…………………...…,hệ đào tạo:…………………………….

Tháng năm được tuyển dụng vào ngành:…..…………………………………

Tháng năm hết thời gian thử việc:…………………………………………….

Tháng năm đến đơn vị hiện đang công tác công tác:…………………………

Đơn vị công tác:………………………….………Chức vụ: …………………

Nay xin chuyển đến: …………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Lý do:………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………



Nếu được giải quyết thuyên chuyển tôi xin hoàn thành mọi nhiệm vụ đang thực hiện và chấp hành mọi sự phân công của đơn vị mới.

Hiệu trưởng Người làm đơn

Каталог: vbpq binhphuoc.nsf -> 4b438b320dbf1cda4725719a0012432c
4b438b320dbf1cda4725719a0012432c -> V/v thành lập Ban chỉ đạo xây dựng bảng giá các loại đất trên địa bàn tỉnh Bình Phước năm 2014
4b438b320dbf1cda4725719a0012432c -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh bình phưỚC Độc lập Tự do Hạnh phúc
4b438b320dbf1cda4725719a0012432c -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh bình phưỚC Độc lập Tự do Hạnh phúc
4b438b320dbf1cda4725719a0012432c -> Số: 1019/QĐ-ubnd bình Phước, ngày 21 tháng 5 năm 2012
4b438b320dbf1cda4725719a0012432c -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh bình phưỚC Độc lập Tự do Hạnh phúc
4b438b320dbf1cda4725719a0012432c -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh bình phưỚC Độc lập Tự do Hạnh phúc Phương án bỒi thưỜng, hỖ trỢ và tái đỊnh cư TỔng thể
4b438b320dbf1cda4725719a0012432c -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh bình phưỚC Độc lập Tự do Hạnh phúc
4b438b320dbf1cda4725719a0012432c -> Soá 1040 ngaøy 16/6/2006 cuûa ubnd tænh veà vieäc
4b438b320dbf1cda4725719a0012432c -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh bình phưỚC Độc lập Tự do Hạnh phúc
4b438b320dbf1cda4725719a0012432c -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh bình phưỚC Độc lập Tự do Hạnh phúc

tải về 0.78 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương