Requirements for Steel Gate and Groove Design



tải về 0.59 Mb.
trang3/6
Chuyển đổi dữ liệu25.07.2016
Kích0.59 Mb.
#4650
1   2   3   4   5   6

4.9.2.2 Lực đóng cửa van xác định theo công thức:

kG Q.LQ ≥ kms  ( Mc+M) + Pđ.eđ  P.eP , (25)



4.9.2.3 Điều kện giữ cửa van

Q.LQ ≥ 1,1.MG + Ph.eh + n.Vn.en - (Mc+M), (26)

trong đó:

LQ là cánh tay đòn từ tâm quay đến đường trục tâm trục kéo cửa, m;

MG là Mô men trọng lượng cửa:

MG = LG.G

LG là tay đòn từ trọng tâm cửa van, m;

G là trọng lượng cửa đặt tại trọng tâm cửa, N;

Mc là mô men do lực ma sát gioăng chắn nước, N:

Mcn = Tcn.R1

Tcn là tổng ma sát của vật chắn nước:



là trọng lượng riêng của nước, N/m3;

Hc là chiều cao cột nước đến tâm gioăng chắn nước cạnh, mm;

Lt là chiều dài vật chắn nước, m;

b là chiều rộng vật chắn nước, m;

n là hệ số;

R1 là khoảng cách từ vật chắn nước đến tâm quay, m;

M là mô men ma sát trong gối quay, Nm;

Mô= TôR2

Tô= P.f là lực cản ma sát trong gối quay, N;

P là tổng áp lực thuỷ tĩnh, N;

f là hệ số ma sát trong gối quay;

R2 là bán kính quay của ngõng trục, m;

Mh là mô men của lực hút, N.m;

Mh= Ph.Lh;

Ph là lực hút đáy van:

Ph = Ptc.b.Lt

Ptc là cường độ áp lực tiêu chuẩn, Ptc = 60 kN/m2;

N là hệ số dư trữ, n = 0,8;



Vn là trọng lượng nước trên đỉnh cửa (nếu có), N.

4.10 Tính toán bộ phận đặt sẵn chôn vào bê tông

4.10.1 Đây là những bộ phần tĩnh được lắp đặt cố định vào trong bê tông không tháo lắp được. Vì vậy khi thiết kế khuyến khích sử dụng vật liệu thép không gỉ hoặc được mạ một lớp thép không gỉ phía ngoài.

4.10.2 Đối với các kết cấu này, chủ yếu tính cho trường hợp vận chuyển và chế tạo lắp đặt không bị mất an toàn. Đối với chi tiết khe van có bố trí đường trượt hay đường ray, việc tính toán được thực hiện theo quy định tại điều A.5, Phụ lục A

5 Yêu cầu kỹ thuật khi chế tạo và lắp đặt

5.1 Yêu cầu kỹ thuật khi chế tạo

5.1.1 Đơn vị chế tạo phải nghiên cứu kỹ tài liệu thiết kế, căn cứ vào điều kiên của nhà máy, điều kiện vận chuyển, địa hình lắp đặt, thời gian hoàn thành v.v...để lập quy trình công nghệ chế tạo, vận chuyển và biện pháp lắp đặt.

5.1.2 Vật liệu chế tạo phải bảo đảm chất lượng, đúng số hiệu, chủng loại, chứng chỉ của nhà sản xuất và xử lý bề mặt vật liệu theo yêu cầu thiết kế. Nếu thiếu điều kiện trên phải lấy mẫu kiểm tra tính cơ lý hoá tại phòng thí nghiêm hợp chuẩn.

5.1.3 Yêu cầu khi chế tạo: cần chế tạo cửa van và các bộ phận đặt sẵn đúng kích thước và đạt độ chính xác theo bản vẽ thiết kế và các quy định về chế tạo và lắp ráp thiết bị cơ khí, kết cấu thép công trình thuỷ lợi. Có thể tham khảo theo quy định tại các điều B1 và B2 của Phụ lục B.

5.1.4 Thợ hàn phải tuyệt đối tuân thủ kỹ thuật và quy trình công nghệ đã được vạch ra, phải có dụng cụ, đồ gá cần thiết để bảo đảm cấu kiện sau khi hàn độ biến dạng trong phạm vi cho phép.

5.1.5 Mối hàn ghép tôn bưng phải kín tuyệt đối, chiều cao và chiều dài đường hàn phải đúng yêu cầu thiết kế, không rạn nứt, ngậm xỉ.

5.1.6 Các mối hàn đều phải kiểm tra chặt chẽ, mối hàn quan trọng phải kiểm tra bằng siêu âm.

5.1.7 Sau khi đã được KCS kiểm tra, nghiệm thu sau gia công thì xử lý bề mặt, sơn bảo vệ chống han rỉ. Những vị trí phải hàn khi lắp ráp, hàn nối không được sơn lót và sơn phủ với khoảng cách về các phía là 100 mm.

5.1.8 Không phân biệt cửa van được chế tạo liền khối hay phân mảng. Trước khi xuất xưởng cần tổ hợp hoàn chỉnh và tiến hành kiểm tra tổng thể, sai số kích thước, vị trí theo quy định. Sai lệch của các mối ghép không lớn hơn 2,0 mm.

5.1.9 Đối với cửa van và bộ phận đặt sẵn phải chế tạo phân đoạn, sau khi kiểm tra phù hợp, cần làm dấu, đánh số, định vị để khi tháo ra và lắp lại bảo đảm kích thước ban đầu.

5.1.10 Các bộ phận cơ khí, bộ phận kết cấu thép sau khí KCS kiểm tra nghiệm thu mới được đóng nhãn mác. Nhãn mác phải phù hợp TCVN về ghi nhãn, mác sản phẩm.

5.2 Yêu cầu kỹ thuật khi lắp đặt

5.2.1 Đơn vị lắp đặt phải lập phương án vận chuyển, đảm bảo tính kỹ thuât, kinh tế và an toàn. Sản phẩm không bị biến dạng trong quá trình vận chuyển và bảo quản tại nơi lắp đặt.

5.2.2 Đơn vị lắp đặt phải lập phương án lắp đặt, bố trí mặt bằng, phương tiện, dụng cụ, nhân lực và các điều kiện cần thiết khác phục vụ việc lắp đặt.

5.2.3 Kết cấu khe van được căn chỉnh khi thi công phần thủy công như trụ pin, tường bên, tường ngực....Lắp khe van trong trường hợp đổ bê tông lần hai, trước khi căn chỉnh, định vị khe van phải được làm sạch và đục xờm bề mặt pha bê tông đã đổ trước. Phần bê tổng đổ sau, nên đổ sau phần bê tông đổ trước từ 5 ngày đến 7 ngày.

5.2.4 Bộ phận đặt sẵn phải hàn chắc chắn vào thép chờ, đảm bảo khả năng chịu lực trong quá trình đổ bê tông chèn không được sai lệch vị trí và không được biến dạng khi làm việc sau này.

5.2.5 Phải tiến hành kiểm tra, cân bằng tĩnh cửa van phẳng bằng cách nâng cửa lên khỏi ngưỡng cửa một khoảng 100 mm, sau đó tiến hành đo qua tâm của cụm trượt (hay con lăn) để xác định độ nghiêng giữa thượng lưu và hạ lưu cũng như chiều phải và chiều trái cửa. Độ nghiêng này phải nằm trong khoảng 1/1000 chiều cao của cống và giá trị lớn nhất cho phép 8 mm.

5.2.6 Phải mài phẳng đường bao cửa, các mối hàn gá, các chỗ lồi lõm của mặt tựa gioăng, đường trượt, làm sạch vết bẩn, chống gỉ bảo vệ bề mặt ngoài tiếp xúc nước, không khí.

5.2.7 Lưu lượng nước rò rỉ cho phép qua bộ phận kín nước cửa van phải theo quy định chung tại điều A.16, Phụ lục A

5.2.8 Sau khi lắp đặt cửa van vào khe van, sai số về khoảng cách từ tâm chắn nước giữa hai cánh đối diện nhau không quá ± 3 mm.

5.3 Yêu cầu kỹ thuật sơn phủ bảo vệ bề mặt cửa van

5.3.1 Loại vật liệu sơn phủ, xử lý bề mặt kết cấu thép cửa van và thiết bị đóng mở phải bảo vệ được thiết bị trong môi trường của nơi lắp đặt.

5.3.2 Toàn bộ cửa van và khe van phải được sơn lót và sơn phủ tại nhà máy theo chỉ dẫn của thiết kế.

5.3.3 Khi sơn lót và sơn phủ phải đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật sau:

a) Phải làm sạch các vết bẩn và dầu mỡ trên bề mặt trước khi sơn lót;

b) Chỉ tiến hành sơn lót khi kết cấu đã được làm sạch, chỉ được sơn phủ khi đã kiểm tra chất lượng lớp sơn lót. Khi sơn phải tuân thủ đúng các yêu cầu kỹ thuật của từng loại sơn theo chỉ dẫn;

c) Những bề mặt chi tiết tiếp xúc với mặt bê tông thì không sơn mà được quét một lớp vữa xi măng mỏng.



6 Yêu cầu nghiệm thu bàn giao

6.1 Quy định chung

6.1.1 Phải nghiệm thu cửa van, khe van sau chế tạo, lắp đặt theo đúng bản vẽ kết cấu và bản vẽ chi tiết. Sản phẩm phải đạt chất lượng, khối lượng, tiến độ, an toàn và thân thiện với môi trường.

6.1.2 Công tác nghiệm thu từng phần (giai đoạn) trong quá trình gia công chế tạo lắp đặt cửa van được tiến hành ngay sau khi kiểm tra các quá trình gia công lắp ráp ở từng giai đoạn sau, bao gồm những nội dung sau:

a) Gia công chi tiết kết cấu;

b) Tổ hợp các phần tử và tổ hợp kết cấu;

c) Hàn và lắp bu lông;

d) Đánh rỉ bề mặt kết cấu để sơn;

e) Sơn lót và sơn phủ;

g) Thử nghiệm bộ phận kết cấu.

6.2 Các bước tiến hành nghiệm thu lắp đặt, bàn giao

6.2.1 Nghiệm thu tĩnh

Quá trình kiểm tra, nghiệm thu chất lượng chế tạo lắp đặt đúng thiết kế với các yêu cầu kỹ thuật ở trạng thái tĩnh. Khi các yêu cầu kỹ thuật đảm bảo theo đúng thiết kế, có đủ các tài liệu liên quan đến thiết bị thì tiến hành lập biên bản nghiệm thu tĩnh.



6.2.2 Nghiệm thu làm việc không tải

6.2.2.1 Nghiệm thu làm việc không tải là kiểm tra tổng thể chất lượng lắp đặt, tình trạng thiết bị khi chạy không tải nhằm phát hiện, loại trừ sai sót chưa phát hiện được khi nghiệm thu tĩnh. Cần quy định thời gian chạy thử hay số lần chạy thử (ví dụ cửa van đóng mở hết hành trình thiết kế là 3 lần và 1 lần quay tay, nếu có bộ phận quay tay). Nếu đạt các thông số về tốc độ, độ rung, tiếng ồn, nhiệt độ các ổ, gối đỡ theo thiết kế thì cho lập biên bản nghiêm thu làm việc không tải.

6.2.2.2 Quá trình thử không tải nếu phát hiện các sai sót kể cả do chế tạo lắp đặt lẫn tính toán thiết kế sẽ thống nhất biện pháp xử lý. Sau khi khắc phục tồn tại thì nghiệm thu lại.

6.2.3 Nghiệm thu làm việc có tải

6.2.3.1 Chỉ được phép nghiệm thu có tải khi đã có biên bản nghiệm thu tĩnh và nghiệm thu không tải. Các thao tác nghiệm thu làm việc có tải thực hiện hoàn toàn giống như nghiệm thu không tải. Nghiệm thu làm việc có tải nhằm xác định và sửa chữa các sai sót chưa phát hiện được ở các giai đoạn nghiệm thu trước, đồng thời điều chỉnh hệ thống thiết bị làm việc đảm bảo theo đúng yêu cầu kỹ thuật thiết kế. Đối với cửa van ở các công trình ở trạng thái thử có tải thực tế thấp hơn so với thiết kế thì hội đồng nghiệm thu có thể cho phép tiến hành nghiệm thu ở trạng thái tải lớn nhất để đưa công trình vào khai thác sử dụng.

6.2.3.2 Thời gian và điều kiện tiến hành nghiệm thu làm việc có tải theo thiết kế do các bên thỏa thuận nhưng không quá 12 tháng kể từ khi nghiệm thu có tải ở trạng thái tải lớn nhất. Trường hợp công trình không đủ điều kiện thử tải theo tải trọng thiết kế thì chủ đầu tư quyết định.

6.2.4 Nghiệm thu bàn giao công trình đưa vào khai thác sử dụng

Nghiệm thu bàn giao công trình đưa vào khai thác sử dụng, bảo hành thiết bị được tiến hành theo quy định.




Phụ lục A

(Quy định)



Các sơ đồ, bảng biểu và thông số dùng để tính toán thiết kế cửa van

A.1 Sơ đồ cấu tạo cửa van phẳng và cửa van cung



Hình A.2- Sơ đồ cửa van cung

A.2 Cường độ tính toán của thép với các dạng khác nhau

Bảng A.1

Trạng thái ứng suất

Kí hiệu

Cường độ tính toán

Kéo nén và uốn

Theo giới hạn chảy

R

R = c/vl

Theo sức bền tức thời

Rb

Rb = b/vl

Trượt

Rc

Rc = 0,58.c/vl

Ép mặt theo mặt phẳng tì đầu (khi có gia công phẳng)

Rem

Rem = b/vl

Ép cục bộ trong các khớp trụ (cổ trục) khi tiếp xúc chặt

Rtem

Rtem = 0,5.b/vl

Ép theo đường kính của con lăn (khi tiếp xúc tự do trong các kết cấu có độ di động hạn chế)

Re.lăn

Re.lăn = 0,025.b/vl

Kéo theo hướng chiều dày của thép cán

R

R= 0,5.c/vl

Trong đó: c, b là giới hạn chảy và giới hạn bên của vật liệu.

A.3 Áp lực thuỷ tĩnh

A.3.1 Áp lực thuỷ tĩnh lên cửa van phẳng

Bảng A.2

Biểu đồ áp lực

Công thức xác định áp lực nước P

Công thức xác định vị trí đặt áp lực Hc











.B

























A.3.2 Áp lực nước tĩnh lên cửa van cung

Bảng A.3

Biểu đồ áp lực

Công thức xác định áp lực nước P




Tâm quay cao hơn mực nước thượng lưu:

;








Tâm quay thấp hơn mực nước thượng lưu:















Tâm quay cao hơn đỉnh cửa cống

;










Tâm quay thấp hơn đỉnh cửa cống:






A.4 Số sơ đồ cấu tạo và chọn kích thước cho một số chi tiết cửa van



Hình A.3 - Hình dạng viền đáy của cửa van phẳng

Hình A.4 - Bố trí dầm chính kép của cửa van trên mặt



a b c d
Hình A.5 – Các dạng khung chính



Hình A.6 - Liên kết càng xiên - dầm chính



Hình A.7 - Sơ đồ tính toán chọn kích thước tai treo

CHÚ THÍCH:

1) Hình bên trái: S0 ≥ 5S1 ; K =100 mm ; h = (0,05÷0,10).H ; k ≈ S1

2) Hình bên phải: - Lực đẩy hạ lưu Ps = ps.D2.B , kN ;

- Lực đẩy hoặc hút dưới viền cửa thượng lưu: Pt = βt.γ.Hs.D1.B, kN;

βt = 1,0.



Hình A.8- Kích thước cửa van sự cố trạm thuỷ điện, tính thuỷ lực



Hình A.9 - Sơ đồ tính toán kiểm tra độ bền ray

A.6 Kiểm tra độ bền của bản mặt

A.6.1 Trường hợp b/a > 1,5 mà cạnh dài bố trí theo hướng trục dầm (hình A.10)

Ứng suất tính toán tại điểm A được xác định theo công thức sau:



≤ 1,1 []

Trong đó:



.

;

- ứng suất uốn của bản cánh dầm đối với điểm A;

- Dùng trị số tuyệt đối;

[] – ứng suất chống uốn cho phép;

ky – hệ số uốn cong của điểm giữa cạnh đỡ;

 - hệ số điều chỉnh đàn hồi: - Khi b/a > 3 lấy  = 1,4;

- Khi b/a ≤ 3 lấy  = 1,5;

p – áp suất tại vị trí khảo sát, N/mm2



A.6.2 Hệ số uốn cong của điểm giữa cạnh đỡ:

a) Trường hợp bản mặt làm việc như một ngàm đàn hồi trên 4 cạnh (Hình A.11).



Hệ số uốn cong của điểm giữa cạnh đỡ xác định theo bảng A.4

Bảng A.4- Hệ số uốn cong của điểm giữa cạnh đỡ trong trường hợp bản mặt làm việc như một ngàm đàn hồi trên 4 cạnh

Điểm

b/a

Điểm giữa (A) ky

Điểm giữa (B) kx

Điểm

b/a

Điểm giữa (A) ky

Điểm giữa (B) kx

1,0

0,308

0,308

1,7

0,479

0,343

1,1

0,349

0,323

1,8

0,487

0,343

1,2

0,383

0,332

1,9

0,493

0,343

1,3

0,412

0,338

2,0

0,497

0,343

1,4

0,436

0,341

2,5

0,5

0,343

1,5

0,454

0,342



0,5

0,343

1,6

0,468

0,343










b) Trường hợp bản mặt làm việc như một ngàm đàn hồi trên 3 cạnh.



Каталог: Portals
Portals -> Phan Chau Trinh High School one period test no 2 Name: English : 11- time : 45 minutes Class: 11/ Code: 211 Chọn từ hoặc cụm từ thích hợp A, B, C, d để điền vào chỗ trống trong đoạn văn sau
Portals -> PHẦn I: thông tin cơ BẢn về ĐẠi hàn dân quốc và quan hệ việt nam-hàn quốc I- các vấN ĐỀ chung
Portals -> Năng suất lao động trong nông nghiệp: Vấn đề và giải pháp Giới thiệu
Portals -> LẤy ngưỜi học làm trung tâM
Portals -> BÀi tậP Ôn lưu huỳnh hợp chất lưu huỳnh khí sunfurơ so
Portals -> TỜ trình về việc ban hành mức thu phí tham gia đấu giá quyền sử dụng đất
Portals -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Portals -> GIẤY Ủy quyền tham dự Đại hội đồng Cổ đông thường niên năm 2016

tải về 0.59 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương