QuyếT ĐỊnh ban hành Chế độ ghi chép ban đầu và báo cáo thống kê chuyên ngành dân số, gia đình và trẻ em1


b) Đối với khu vực có địa chỉ kiểu nông thôn (chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp số nhà)



tải về 3.73 Mb.
trang4/23
Chuyển đổi dữ liệu05.08.2016
Kích3.73 Mb.
#13910
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   23

b) Đối với khu vực có địa chỉ kiểu nông thôn (chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp số nhà)


Bước 1: Vẽ sơ đồ địa bàn.

Bước 2: Ghi vào bảng kê địa bàn. Căn cứ sơ đồ vừa lập, lần lượt đưa tên thôn, các xóm… vào bảng kê địa chỉ theo thứ tự từ Bắc xuống Nam, từ Tây sang Đông theo nguyên tắc :

+ Ghi theo trình tự, đưa tên thôn, tên các xóm hoặc tương đương (dưới cấp thôn), tên cấp nhỏ hơn xóm (nếu có).

+ Ghi xong xóm này mới chuyển sang xóm khác. Trên mỗi dòng chỉ có tên của một xóm.

+ Mỗi dòng chỉ có tên của một làng hoặc một xóm và phải ghi vào đúng cột: cột 3 cho tên xóm hoặc tương đương (dưới cấp thôn); cột 4 và cột 5 được dùng với thôn lớn,bên trong xóm còn chia nhỏ; cột 6 dùng để ghi số hộ và từ hộ số đến hộ số. Nếu đã ghi vào cột 3, 4, 5 thì phải ghi vào những cột đứng trước trên cùng dòng.



Ví dụ: Về lập bảng kê địa bàn cho xã Nguyên Hoà, huyện Phù Cừ, Hưng Yên

BẢNG KÊ ĐỊA BÀN SỐ : …101……

STT

Thôn

Xóm

.....

.....

Ghi số hộ/Từ hộ số đến hộ số

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

1

THÔN LA TIẾN













2

THÔN LA TIẾN

Xóm 1







50 hộ từ hộ số 1 đến hộ 50

3

THÔN LA TIẾN

Xóm 2







76 hộ từ hộ số 51 đến hộ 120

Lưu ý: .

- Một khu vực nhà ở của một phường chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp số nhà thì đây là khu vực có địa chỉ kiểu nông thôn.

- Một thôn của một xã có các ngõ/ngách chưa được cơ quan có thẩm quyền đặt tên thì đây là khu vực có địa chỉ kiểu nông thôn.

4. Trang 3. Bảng đối chiếu năm âm lịch và dương lịch

Bảng chuyển độ tuổi âm lịch sang dương lịch: Bảng này giúp cho việc tính tuổi của người dân trong trường hợp họ không nhớ rõ năm dương lịch mà chỉ nhớ con giáp như Canh Tý (Chuột) ; Giáp Tuất (Chó)...

Mã số biện pháp tránh thai là các ký hiệu để ghi tình hình sử dụng các BPTT trong Sổ hộ gia đình.

Mã số khác là ký hiệu để ghi tình hình mang thai, sinh con, nạo hút thai và các nguyên nhân của nạo hút thai.



5. Trang 4. Bảng mã dân tộc

Bảng mã dân tộc này giúp cho CTV có thể nhận biết nhóm dân tộc được pháp luật quy định khi đối tượng trả lời phỏng vấn không biết hoặc không nhớ.



6. Trang 6. Bảng chuyển đổi trình độ văn hoá phổ thông

Bảng chuyển đổi trình độ văn hoá phổ thông này giúp cho CTV có thể nhận biết trình độ phổ thông hiện tại khi đối tượng không nhớ rõ trình độ học vấn của họ.



7. Cách ghi trang chính Sổ hộ gia đình

Mỗi hộ được ghi trên một tờ, trường hợp hộ có nhiều hơn 7 người thì ghi sang trang tiếp theo, hoặc trường hợp hộ có 2 cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ thì cặp vợ chồng thứ 2 và con của họ được ghi sang trang tiếp theo, trường hợp hộ có 3 cặp vợ chồng trở lên thì cũng chuyển tiếp sang trang tiếp sau nữa.

a) Mục I. Thông tin cơ bản của hộ

- Thông tin cơ bản của hộ số:... (in ở phía trên bên trái biểu) ghi theo số thứ tự hộ đã hướng dẫn ở trên. Đối với hộ được ghi trên 2 tờ trở lên thì CTV ghi số là XXX.X.

Ví dụ: hộ số 100 có 2 cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ (tuổi của người vợ trong khoảng từ 15 đến 49 tuổi) thì cặp vợ chồng thứ nhất ghi 100.1 trên tờ thứ nhất; cặp vợ chồng thứ 2 và con của họ ghi 100.2 trên tờ tiếp theo.



- Địa chỉ hộ. (in ở phía bên trên bên phải biểu) ghi địa chỉ nơi ở của hộ.

+ Đối với khu vực có địa chỉ kiểu thành thị thì ghi số nhà.

+ Đối với khu vực có địa chỉ kiểu nông thôn thì ghi tên chủ hộ.

Cột 1 - Số thứ tự: Ghi số thứ tự theo số người trong hộ.

Cột 2 - Họ và tên: Ghi lần lượt họ và tên từng người trong hộ, họ và tên chủ hộ ghi vào dòng đầu tiên, sau là ghi lần lượt những người trong hộ theo mức độ quan hệ ruột thịt gần gũi với chủ hộ như: Chủ hộ; Vợ/chồng chủ hộ; Con đẻ; Con nuôi/con dâu/con rể; Bố/mẹ của vợ chồng chủ hộ; Cháu ruột chủ hộ; Quan hệ khác.

Ghi họ và tên khai sinh đầy đủ và viết bằng chữ in hoa.



Ví dụ:

- trẦn huy luyỆn.

- Nếu tên dài quá thì ghi tiếp xuống dòng dưới. Ví dụ:

Phan trẦn huy –

- luyỆn.

Cột 3 - Quan hệ với chủ hộ: Quan hệ của từng người với chủ hộ như: Chủ hộ; Vợ/ chồng chủ hộ; Con đẻ; Con nuôi/con dâu/con rể; Bố, mẹ của vợ chồng chủ hộ; Cháu ruột chủ hộ; Quan hệ khác (ghi rõ): Anh, em, cô, dì, chú, bác, người ở cùng... Trường hợp người có 2 vợ thì ghi ngay sau tên người vợ thứ nhất là tên những đứa con chưa lập gia đình của họ, sau đó ghi người vợ thứ hai và các con của họ.

Cột 4 - Giới tính: Ghi nam hoặc nữ vào dòng tương ứng.

Cột 5 - Ngày tháng năm sinh: Ghi đầy đủ ngày tháng năm sinh theo năm dương lịch, theo quy cách DD/MM/YYYY; trong đó DD là hai số chỉ ngày, MM là hai số chỉ tháng, YYYY là bốn số chỉ năm. Nhất thiết phải ghi đủ các chữ số cho mỗi khoản, ví dụ nếu sinh vào ngày mồng bảy tháng tư năm 1998 thì ghi 07/04/1998.

Nếu đối tượng chỉ nhớ năm sinh âm lịch thì CTV phải chuyển sang năm dương lịch, căn cứ vào bảng chuyển đổi từ năm âm lịch sang năm dương lịch tại trang 3.

Ngày sinh của mỗi người có thể biết chính xác hay không biết. Nếu biết được chính xác thì ghi đủ. Những người dưới 50 tuổi nhất thiết phải ghi đầy đủ thông tin ngày tháng năm sinh. Trường hợp người trên 50 tuổi không nhớ thì dùng số 0 để thay thế.

Ví dụ:

+ Nếu một người không rõ ngày sinh và chỉ nhớ sinh vào tháng 4 năm 1935, thì ghi 00/04/1935;

+ Nếu một người trên 50 tuổi chỉ nhớ sinh năm Ất Dậu thì CTV xem bảng đối chiếu năm âm lịch và dương lịch (trang 3) và ghi 00/00/1945.

Cột 6, 7, 8 - Nơi sinh: Ghi tên xã, huyện, tỉnh nơi người đó được sinh ra (mỗi tên xã, tên huyện, tên tỉnh ghi vào cột tương ứng).

Lưu ý.

- Trường hợp một người chỉ nhớ nơi sinh theo địa danh cũ nhưng nay địa danh đó đã thay đổi theo quyết định của Chính phủ và không biết chính xác tên địa danh mới thì CTV ghi nơi sinh theo địa danh trên Giấy khai sinh gốc hoặc Chứng minh thư nhân dân.

- Nếu đối tượng sinh ra ở nước ngoài thì ghi tên nước hay vùng lãnh thổ vào vị trí tên tỉnh như: Trung Quốc, Lào, Đài Loan...

- Trường hợp người có nơi sinh ở trạm y tế, nhà hộ sinh, bệnh viện huyện, tỉnh hoặc trung ương thì ghi nơi sinh là nơi thực tế thường trú của người mẹ khi sinh.



Cột 9 - Dân tộc: ghi tên các dân tộc theo Bảng mã dân tộc tại trang 5.

Cột 10 - Trình độ học vấn: Ghi lớp học cao nhất đã hoàn thành (tại thời điểm lập sổ). Trình độ học vấn bao gồm: phổ thông và chuyên môn nghiệp vụ, mỗi loại có các mức khác nhau, cách ghi cụ thể như sau:

- Trình độ văn hoá phổ thông:

+ Trẻ em chưa đến tuổi nhập trường tiểu học thì bỏ trống (dưới 6 tuổi).

+ Mù chữ: Là người trên 14 tuổi không biết đọc, biết viết một đoạn báo bằng tiếng phổ thông, tiếng dân tộc hoặc một ngoại ngữ nào đó, được ghi là 00.

+ Lớp phổ thông đã học xong, ghi lớp cao nhất đã hoàn thành và dấu “/” là phân cách giữa các hệ như hệ 10 năm hoặc 12 năm và sử dụng Bảng chuyển đổi trình độ văn hoá phổ thông để ghi trình độ phổ thông hiện tại tương đương hệ 12 năm.



Ví dụ :

  • Học xong lớp 4 hệ phổ thông 10 năm ghi là 4/10;

  • Học xong lớp 9 hệ phổ thông 12 năm ghi là 9/12;

  • Đang học lớp 9 hệ phổ thông 12 năm ghi là 8/12;

  • Đã học xong lớp 8 hệ 10 năm, nhưng chưa được lên lớp ghi là 7/10.

  • Đã học xong lớp “Đệ nhị niên” ghi là “Đệ nhị niên” (11/12)

- Trình độ chuyên môn nghiệp vụ:

+ Công nhân kỹ thuật (mã số A) là những người có kiến thức, kỹ năng nhất định để hoàn thành những công việc có yêu cầu kỹ thuật. Có 2 loại công nhân kỹ thuật:



  • Công nhân kỹ thuật không có bằng hay chứng chỉ (mã số A0) là những người chưa được đào tạo trong bất kỳ một trường, lớp dạy nghề, và những người tuy được đào tạo trong một trường, lớp dạy nghề nhưng vì một lý do nào mà không được cấp bằng (chứng chỉ), song nhờ kinh nghiệm thực tế mà họ đạt được trình độ công nhân kỹ thuật từ bậc 3 trở lên hoặc đã làm công việc đòi hỏi kỹ thuật từ 5 năm trở lên.

  • Công nhân kỹ thuật có bằng hay chứng chỉ (mã số A1) là những người đã có bằng (chứng chỉ) tốt nghiệp trong các trường lớp dạy nghề, không phân biệt bậc thợ cao hay thấp.

+ Sơ học chuyên nghiệp (mã số B) là những người đã có bằng (chứng chỉ) tốt nghiệp các trường đào tạo sơ học về chuyên môn, nghiệp vụ chuyên ngành.

+ Trung học chuyên nghiệp (mã số C) là những người đã có bằng (chứng chỉ) tốt nghiệp các trường đào tạo trung học chuyên nghiệp.

+ Cao đẳng (mã số D) là những người đã có bằng (chứng chỉ) tốt nghiệp các trường đào tạo cao đẳng chuyên nghiệp.

+ Đại học (mã số E) là những người đã có bằng tốt nghiệp đào tạo bậc đại học.

+ Thạc sỹ, Tiến sỹ (mã số F) là những người đã được cấp các học vị Thạc sỹ, Tiến sỹ

Cách ghi:

- Người có trình độ văn hoá phổ thông lớp 7 hệ phổ thông 10 năm và có trình độ trung học chuyên nghiệp thì ghi là 7/10 C;

- Người có trình độ văn hoá phổ thông lớp 4 hệ phổ thông 10 năm và là bậc 3 công nhân kỹ thuật (không có bằng) thì ghi 4/10 A0.

Cột 11 - Tình trạng hôn nhân: Ghi tình trạng hôn nhân như sau:

+ Chưa vợ (chồng): Người chưa bao giờ lấy vợ (hoặc lấy chồng). bỏ trống.

+ Có vợ (chồng) bao gồm những người:


  • Có đăng ký kết hôn.

  • Không đăng ký kết hôn: không đăng ký kết hôn với chính quyền, gia đình tự tổ chức lễ kết hôn hoặc không có đăng ký kết hôn nhưng chung sống với nhau như vợ chồng.

+ Goá: Người có vợ (chồng) đã chết và hiện tại chưa kết hôn lại với người khác.

+ Ly hôn: Người trước đây đã có vợ (chồng) nhưng vì lý do nào đấy đã bỏ nhau, đã được toà án công nhận và hiện tại chưa kết hôn lại với người khác.

+ Ly thân: Người trước đây có vợ (chồng) nhưng vì lý do nào đó đã không sống chung như vợ chồng với nhau nữa (mặc dầu chưa ly hôn và hiện tại cũng không chung sống với người khác như vợ chồng).

Cột 12 - Tình trạng cư trú: Ghi các thông tin về tình trạng cư trú theo các mã sau:

+ Thực tế thường trú có mặt: bỏ trống (không ghi)

+ Thực tế thường trú vắng mặt: ghi “vắng” theo hướng dẫn ở trên.

+ Tạm trú: ghi “tạm trú” với những người hiện đang sống tại địa bàn trên
3 tháng đến dưới 6 tháng hay không có ý định sống lâu dài

Cột 13 - Khuyết tật/Tàn tật: Ghi các thông tin về tình trạng tàn tật của các thành viên trong hộ theo các mã như sau:

+ Không tàn tật: bỏ trống không ghi

+ Người tàn tật là người bị khiếm khuyết một hay nhiều bộ phận cơ thể hoặc chức năng biểu hiện dưới những dạng tật khác nhau, làm suy giảm khả năng hoạt động, khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp nhiều khó khăn.

Trong Sổ hộ gia đình chỉ theo dõi và ghi các khuyết tật/tàn tật mà người khác nhìn thấy và kiểm chứng được là : Nhìn, Nghe/nói, Vận động/di chuyển.

+ Người khuyết tật/tàn tật về nhìn (mã V) là những người có 1 hay nhiều các khiếm khuyết về nhìn (thị giác) như cận thị, viễn thị, loạn thị, mù, mù mầu, quáng gà, không thích nghi với ánh sáng.

+ Người khuyết tật/tàn tật về nghe/nói (mã G) là những người có 1 hay nhiều các khiếm khuyết về nghe/nói gồm điếc, khiếm khuyết về nghe và mất khả năng nghe; câm, khó phát âm, ngọng, nói lắp, nói lập bập.

+ Người khuyết tật/tàn tật về vận động/di chuyển (mã C) là những người có 1 hay nhiều các khiếm khuyết về vận động/di chuyển gồm liệt cơ, liệt chi, liệt 2 chi dưới, liệt nửa người, liệt tứ chi và bất động, khuyết thiếu 1 hay nhiều chi .

+ Người tàn tật không có khả năng phục hồi (mã O) là người tàn tật đã cố gắng áp dụng các phương pháp phục hồi chức năng nhưng không có tác dụng.

b) Mục II: Theo dõi sử dụng biện pháp tránh thai.

Theo dõi sử dụng BPTT dùng để ghi chép sự thay đổi về sử dụng BPTT, sinh con, mang thai, nạo hút thai của người phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ (từ 15 đến 49 tuổi) có chồng. Biểu thiết kế để sử dụng cho 6 năm 2005-2010.



- Họ và tên (vợ): Căn cứ vào thông tin của mục I.Thông tin cơ bản của hộ, CTV ghi người phụ nữ trong độ tuổi 15-49 có chồng. Để ghi được CTV cần xem cột “ngày, tháng, năm sinh” và cột “tình trạng hôn nhân”.

Lưu ý: Chỉ căn cứ tuổi người vợ mà không quan tâm đến tuổi người chồng, chỉ căn cứ là có chồng mà không quan tâm đến nơi ở, nghề nghiệp của chồng.

- Tháng năm bắt đầu sử dụng BPTT đang dùng: họ tên người sử dụng BPTT được quy về người vợ (tuổi và BPTT sử dụng). Ghi tháng năm bắt đầu sử dụng BPTT hiện đang sử dụng và được ghi vào ô tháng 7 năm 2005.

Ví dụ: chị Nguyễn Thị H, tháng 7 năm 2005 đang sử dụng vòng tránh thai, chị đã đặt vòng tháng 12 năm 2003 thì ghi “12/2003”

Cột năm: được chia làm 6 năm từ 2005 đến 2010. Mỗi năm ghi theo một cột với các tháng tương ứng.

Dòng tháng: được chia làm 12 tháng trong năm.

Hàng tháng theo quy định chung, CTV đến từng hộ gia đình hoặc thông qua người có trách nhiệm trong địa bàn, trong xã để nắm tình hình và ghi chép những thay đổi về sử dụng BPTT vào Mục II. Ghi theo mã số được in sẵn tại trang 3 như: Không sử dụng biện pháp tránh thai nào thì ghi “0”; đặt vòng thì ghi “1”...



Ví dụ: + Chị Nguyễn Thị A tháng 10 năm 2005 sử dụng vòng tránh thai, đến tháng 11 năm 2005 vẫn dùng vòng tránh thai thì ghi số “1” vào ô tháng 11.

+ Nếu đến tháng 12 chị A tháo vòng để sử dụng thuốc uống tránh thai thì ghi số “5” vào ô tháng 12.

+ Chị Nguyễn Thị M tháng 7 năm 2005, chồng sử dụng bao cao su thì ghi số “4” vào ô tháng 7, tháng 8 năm 2005 không dùng bao cao su nữa mà chuyển sang sử dụng biện pháp khác thì ghi số “8 “ vào ô tháng 8.

+ Chị Trần Thị L tháng 7 năm 2005 sử dụng vòng tránh thai, tháng 8 năm 2005 tháo vòng thì ghi số “0” vào ô tháng 8.

+ Chị Lê Thị A tháng 7 năm 2005 sử dụng vòng tránh thai, nhưng đến tháng 9 năm 2005 thấy mang thai thì ghi “T” vào ô tháng 9. Nếu biết rõ bắt đầu mang thai từ tháng 2 năm 2005 thì khoanh tròn vào số (1) ở tháng 2, 3, 4 và 5. Nếu chưa biết rõ thời gian mang thai thì các tháng trước đó (từ tháng 2 đến tháng 5) vẫn ghi số 1, không cần sửa lại.

+ Chị Vũ Thị N có đi hút thai sớm vào tháng 9 năm 2005 thì ghi “N” vào ô tháng 9, nếu nguyên nhân của nạo hút thai là do vỡ kế hoạch thì ghi rõ “N1” vào ô tháng 9.

+ Chị Ninh Thị E tháng 1 năm 2006 sử dụng vòng tránh thai, nhưng đến tháng 7 năm 2006 sinh con thì ghi “S” vào ô tháng 7, và khoanh tròn vào số (1) ở các tháng từ
1 đến 6 của năm 2006 và các tháng 11, 12 của năm 2005.

+ Chị Vũ Thị M đang dùng vòng tránh thai (mã 1) đến tháng 9 năm 2005 thay vòng tránh thai thì ghi 1/1 vào ô tháng 9.



Lưu ý: Trong trường hợp một cặp vợ chồng có sử dụng nhiều biện pháp tránh thai thì chỉ ghi biện pháp có hiệu quả hơn.

Ví dụ: Cặp vợ chồng chị Lý Thị T sử dụng bao cao su và biện pháp tránh thai khác thì ghi sử dụng bao cao su số “4”.

c) Mục III. Theo dõi trẻ em

Theo dõi trẻ em dùng để ghi chép sự thay đổi về tai nạn thương tích và học tập của từng trẻ em dưới 16 tuổi. Ghi lần lượt từng trẻ em vào bảng theo thứ tự từ lớn tuổi nhất đến bé tuổi nhất. Biểu được thiết kế cho 6 năm 2005-2010



- Họ và tên: Căn cứ vào thông tin của mục I. Thông tin cơ bản của hộ, CTV ghi trẻ em dưới 16. Để ghi được CTV cần xem cột “ngày, tháng, năm sinh”.

Cột năm: được chia làm 6 năm từ 2005 đến 2010. Mỗi năm ghi theo một cột với các quý tương ứng.

Dòng quý: được chia làm 4 quý của năm.

Hàng tháng/quý theo quy định chung, CTV đến từng hộ gia đình hoặc thông qua người có trách nhiệm trong địa bàn, trong xã để nắm tình hình và ghi chép những thay đổi về thương tích và học tập của trẻ em vào Mục III - Theo dõi trẻ em. Ghi theo mã in tại trang 3 của Sổ hộ gia đình.



Каталог: vbpq -> Lists -> Vn%20bn%20php%20lut -> Attachments -> 17412
Attachments -> BỘ CÔng an cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
Attachments -> BỘ lao đỘng thưƠng binh và XÃ HỘI
Attachments -> CHÍnh phủ CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
Attachments -> NGÂn hàng nhà NƯỚc việt nam
Attachments -> BỘ NÔng nghiệp và phát triển nông thôn bộ TÀi chính bộ KẾ hoạch và ĐẦu tư
Attachments -> BỘ CÔng an cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
Attachments -> BỘ TÀi chính cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
Attachments -> BỘ quốc phòng cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
Attachments -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜNG
17412 -> Dự thảo lần 1 Hệ thống biểu mẫu báo cáo Thống kê Gia đình và Trẻ em

tải về 3.73 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   23




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương