Quy đỊnh về phân cấp quản lý VÀ quy trình hoạT ĐỘng ở tr­ƯỜng đẠi học khoa học xã HỘi và nhân văN, ĐẠi học quốc gia hà NỘI


Điều 95. Xây dựng kế hoạch nghiên cứu khoa học trung hạn và dài hạn



tải về 0.75 Mb.
trang6/7
Chuyển đổi dữ liệu04.01.2018
Kích0.75 Mb.
#35504
1   2   3   4   5   6   7

Điều 95. Xây dựng kế hoạch nghiên cứu khoa học trung hạn và dài hạn


1. Căn cứ phương hướng, kế hoạch nghiên cứu khoa học của Nhà nước, Đại học Quốc gia Hà Nội và đề xuất của các đơn vị, Phòng Quản lý Nghiên cứu Khoa học chuẩn bị dự thảo kế hoạch nghiên cứu khoa học trung hạn và dài hạn xin ý kiến Hội đồng Khoa học - Đào tạo Trường và trình Hiệu trưởng phê duyệt.

2. Căn cứ các kế hoạch nghiên cứu khoa học của Trường, thủ trưởng các khoa, viện, trung tâm xây dựng chương trình nghiên cứu khoa học của đơn vị và tổ chức thực hiện.

3. Phòng Quản lý Nghiên cứu Khoa học theo dõi quá trình thực hiện kế hoạch nghiên cứu khoa học trung hạn và dài hạn của Nhà trường và hỗ trợ, giám sát hoạt động nghiên cứu khoa học của các đơn vị.

Điều 96. Xây dựng và thực hiện kế hoạch nghiên cứu khoa học hàng năm

1. Các khoa, đơn vị căn cứ văn bản hướng dẫn của Trường lập kế hoạch nghiên cứu khoa học hàng năm (đề tài, chương trình, dự án, hội thảo) của đơn vị mình, báo cáo Hiệu trưởng sau khi có ý kiến của Thường trực Hội đồng Khoa học - Đào tạo Trường.

2. Phòng Quản lý Nghiên cứu Khoa học có nhiệm vụ:

- Phối hợp với các đơn vị chuẩn bị và tổ chức thực hiện các hội thảo khoa học cấp trường, xây dựng đề tài/chương trình nghiên cứu cấp Nhà nước.

- Tổng hợp kế hoạch nghiên cứu khoa học của đơn vị trình Hiệu trưởng phê duyệt sau khi có ý kiến của Thường trực Hội đồng Khoa học - Đào tạo Trường.

- Hướng dẫn cán bộ giảng viên viết thuyết minh đề tài, hoàn thiện các hợp đồng nghiên cứu đề tài các cấp.

- Hướng dẫn các đơn vị về thủ tục tổ chức hội thảo khoa học.

- Phối hợp với Thủ trưởng các đơn vị kiểm tra, đôn đốc các chủ trì đề tài, dự án, chương trình nghiên cứu thực hiện đúng tiến độ.

- Chuẩn bị hồ sơ để hội đồng đánh giá nghiệm thu kết quả nghiên cứu các đề tài, dự án, chương trình.

- Xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý và trực tiếp lưu giữ hồ sơ các hoạt động khoa học công nghệ của Trường.

3. Chủ trì đề tài chịu trách nhiệm quản lý, tổ chức thực hiện các điều khoản của hợp đồng nghiên cứu và thanh quyết toán kinh phí theo quy định.

Điều 97. Hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên, học viên sau đại học và cán bộ trẻ

1. Căn cứ kế hoạch nghiên cứu khoa học hàng năm của Trường, các khoa xây dựng kế hoạch và tổ chức hội nghị khoa học sinh viên cấp khoa; xét giải thưởng sinh viên nghiên cứu khoa học cấp khoa; giới thiệu các công trình nghiên cứu khoa học của sinh viên dự thi cấp trường, cấp Đại học Quốc gia Hà Nội và cấp Bộ.

2. Phòng Quản lý Nghiên cứu Khoa học chuẩn bị thủ tục và phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức hội nghị khoa học sinh viên cấp Trường; thẩm định để Hiệu trưởng giới thiệu công trình nghiên cứu của sinh viên dự thi cấp Bộ.

3. Đoàn Thanh niên phối hợp với Phòng Đào tạo Sau đại học, Phòng Quản lý Nghiên cứu Khoa học và Phòng Tổ chức Cán bộ xây dựng kế hoạch, tổ chức hội nghị khoa học của cán bộ trẻ và học viên sau đại học.



Điều 98. Hoạt động của Hội đồng Khoa học - Đào tạo, Hội đồng Tư vấn Chính sách

Hội đồng Khoa học - Đào tạo và Hội đồng Tư vấn Chính sách là tổ chức tư vấn cho Hiệu trưởng về các chủ trương, phương hướng phát triển về khoa học và đào tạo phục vụ nhiệm vụ chính trị của Trường và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

1. Phòng Quản lý Nghiên cứu Khoa học là đầu mối chuẩn bị nội dung, tài liệu và phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức các phiên họp của Hội đồng Khoa học - Đào tạo Trường và Hội đồng Tư vấn Chính sách.

2. Các khoa có nhiệm vụ chuẩn bị tài liệu và báo cáo nội dung được phân công tại các phiên họp của Hội đồng Khoa học - Đào tạo hoặc Hội đồng Tư vấn Chính sách Trường.



Điều 99. Hội thảo khoa học quốc gia

Phòng Quản lý Nghiên cứu Khoa học là đầu mối:

- Chủ trì xây dựng đề án tổ chức hội thảo, ban tổ chức, ban chuyên môn trình Hiệu trưởng phê duyệt.

- Phối hợp với các đơn vị liên quan cùng ban tổ chức, ban chuyên môn chuẩn bị và tổ chức hội thảo.



Điều 100. Hội thảo khoa học quốc tế

1. Phòng Đối ngoại và Hợp tác Đào tạo Quốc tế là đầu mối phối hợp với Phòng Quản lý Nghiên cứu Khoa học và các đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch, làm các thủ tục báo cáo Hiệu trưởng để trình Đại học Quốc gia Hà Nội quyết định tổ chức hội nghị, hội thảo khoa học quốc tế. Đồng thời chịu trách nhiệm liên hệ, tập hợp bài viết của học giả ngoài nước, làm giấy mời, thủ tục xuất nhập cảnh (visa), bố trí khách sạn (nếu có), đưa đón các báo cáo viên nước ngoài tham dự hội nghị, hội thảo quốc tế tổ chức tại Trường; chịu trách nhiệm thuê người phiên dịch, biên dịch, hiệu đính bài viết của báo cáo viên nước ngoài, thiết bị dịch (cabin dịch) cho hội nghị, hội thảo quốc tế của Trường.

2. Phòng Quản lý Nghiên cứu Khoa học chịu trách nhiệm chuẩn bị đề án, nội dung và tổ chức hội thảo, tổ chức in các ấn phẩm hội thảo; làm báo cáo kết quả hội thảo.

Điều 101. Khen thưởng kết quả nghiên cứu khoa học

1. Giải thưởng khoa học và công nghệ:

- Căn cứ văn bản hướng dẫn, các đơn vị giới thiệu công trình khoa học để dự xét các giải thưởng về khoa học và công nghệ các cấp.

- Phòng Quản lý Nghiên cứu Khoa học chuẩn bị hồ sơ và giúp Hội đồng cấp Trường xét/giới thiệu công trình dự xét giải thưởng khoa học và công nghệ các cấp.

2. Khen thưởng khoa học và công nghệ

- Căn cứ Quy chế chi tiêu nội bộ, Phòng Quản lý Nghiên cứu Khoa học tập hợp công trình khoa học thuộc diện được khen thưởng.

- Phòng Quản lý Nghiên cứu Khoa học phối hợp với các đơn vị liên quan giới thiệu chuyên gia, đề nghị Trường thành lập Hội đồng xét khen thưởng các công trình khoa học, công nghệ.

- Căn cứ Quy chế chi tiêu nội bộ, kết quả xét các công trình khoa học, Phòng Quản lý Nghiên cứu Khoa học chuẩn bị quyết định khen thưởng các công trình khoa học, trình Hiệu trưởng quyết định.



Điều 102. Thông tin khoa học và công nghệ

1. Cán bộ có trách nhiệm cập nhật thông tin khoa học của cá nhân vào lý lịch khoa học của cán bộ và mục Tài nguyên số trên website của Trường.

2. Trung tâm Nghiệp vụ Báo chí – Truyền thông chịu trách nhiệm công bố lý lịch khoa học của cán bộ trên website của Trường.

3. Tổ Công nghệ Thông tin chịu trách nhiệm cập nhật thông tin công bố khoa học của cán bộ vào mục Tài nguyên số trên website của Trường.

4. Phòng Quản lý Nghiên cứu Khoa học là đầu mối:

+ Cung cấp thông tin khoa học và công nghệ cho các đơn vị, cá nhân nhà khoa học trong việc đề xuất, hoàn thiện hồ sơ các đề tài, dự án nghiên cứu theo yêu cầu của các cơ quan, địa phương và doanh nghiệp.

+ Tổng hợp và thống kê kết quả nghiên cứu (các bài báo, báo cáo khoa học, giáo trình, sách tham khảo, sách chuyên khảo và các đề tài của cán bộ theo định kì 6 tháng và 1 năm).

+ Hỗ trợ cán bộ cập nhật lý lịch khoa học và chia sẻ, trao đổi thông tin với Phòng Tổ chức Cán bộ và các đơn vị.



CHƯƠNG XI

TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Điều 103. Tạp chí Khoa học Xã hội và Nhân văn

1. Tạp chí Khoa học Xã hội và Nhân văn hoạt động theo Luật Báo chí Việt Nam. Tổng Biên tập và Phó Tổng Biên tập do Hiệu trưởng đề xuất và quyết định sau khi có ý kiến đồng ý của các cơ quan hữu quan và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của Tạp chí.

2. Tạp chí Khoa học Xã hội và Nhân văn có Ban Biên tập, Hội đồng Biên tập do Tổng Biên tập quyết định.

3. Ban Biên tập, Phòng Tạp chí thực hiện việc nhận bài, phân loại bài, dự kiến người phản biện độc lập trình Tổng Biên tập phê duyệt.

4. Trên cơ sở kết quả phản biện độc lập, Trưởng ban Biên tập trình Tổng Biên tập quyết định các bài được đăng tải trên Tạp chí Khoa học Xã hội và Nhân văn.

5. Phòng Tạp chí chịu trách nhiệm tổ chức biên tập, xuất bản và phát hành Tạp chí theo quy định.



CHƯƠNG XII

CÔNG TÁC ĐỐI NGOẠI VÀ HỢP TÁC QUỐC TẾ
Điều 104. Xây dựng và triển khai kế hoạch hợp tác quốc tế

Phòng Đối ngoại và Hợp tác Đào tạo Quốc tế có nhiệm vụ:

+ Chủ trì và phối hợp với các đơn vị xây dựng kế hoạch đối ngoại và hợp tác quốc tế hàng năm của Trường trình Hiệu trưởng quyết định.

+ Phối hợp với các đơn vị triển khai kế hoạch đối ngoại và hợp tác quốc tế đã được phê duyệt.

+ Chủ trì xây dựng các văn bản quản lý về các hoạt động đối ngoại và hợp tác quốc tế của Trường trình Hiệu trưởng xem xét, quyết định.

Điều 105. Ký kết và lưu trữ văn bản hợp tác

Phòng Đối ngoại và Hợp tác Đào tạo Quốc tế có nhiệm vụ:

+ Chủ trì nghiên cứu và đề xuất ký kết văn bản, thỏa thuận hợp tác với đối tác nước ngoài trình Hiệu trưởng phê duyệt.

+ Trao đổi, thảo luận và rà soát nội dung, các điều khoản của văn bản, thỏa thuận hợp tác với đối tác nước ngoài sau khi được Hiệu trưởng phê duyệt.

+ Chuẩn bị và tổ chức lễ ký kết các văn bản, thỏa thuận hợp tác quốc tế.

+ Báo cáo Hiệu trưởng tình hình thực hiện nội dung văn bản và thỏa thuận hợp tác quốc tế hàng năm.

+ Chịu trách nhiệm quản lý và lưu trữ văn bản hợp tác quốc tế của Trường.

Điều 106. Quản lý các dự án hợp tác quốc tế

- Phòng Đối ngoại và Hợp tác Đào tạo Quốc tế phối hợp với các đơn vị chủ trì xây dựng, thẩm định hồ sơ các dự án quốc tế, đề xuất thành lập Ban điều hành hoặc Ban điều phối dự án.

- Phòng Quản lý Nghiên cứu Khoa học, Phòng Kế hoạch - Tài chính có trách nhiệm phối hợp với Phòng Đối ngoại và Hợp tác Đào tạo Quốc tế xây dựng, thẩm định hồ sơ các dự án quốc tế, đề xuất thành lập Ban điều hành hoặc Ban điều phối dự án.

- Phòng Đối ngoại và Hợp tác Đào tạo Quốc tế phối hợp với Ban điều hành hoặc Ban điều phối lập báo cáo Hiệu trưởng về hoạt động và kết quả của các dự án quốc tế.



Điều 107. Quản lý người nước ngoài đến học tập, nghiên cứu và công tác tại Trường

1. Phòng Đối ngoại và Hợp tác Đào tạo Quốc tế chịu trách nhiệm:

- Tiếp nhận công văn đề nghị và hồ sơ của người nước ngoài xin học các chương trình ngắn hạn, nghiên cứu và công tác tại Trường từ các đơn vị; thẩm định hồ sơ và chuẩn bị công văn gửi cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đề nghị cho phép người nước ngoài nhập cảnh để học tập, nghiên cứu và công tác tại Trường.

- Cung cấp mã duyệt nhân sự (mã số khách nước ngoài) cho các đơn vị sau khi nhận được công văn cho phép người nước ngoài nhập cảnh của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

- Tiếp nhận đơn đề nghị cấp, bổ sung, sửa đổi thị thực, gia hạn tạm trú của người nước ngoài đang học tập và nghiên cứu tại Trường (kèm theo hộ chiếu) từ các đơn vị, chuẩn bị tờ khai, trình Ban Giám hiệu phê duyệt và gửi tờ khai và hộ chiếu đến các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đề nghị cấp, bổ sung, sửa đổi thị thực, gia hạn tạm trú cho người nước ngoài.

- Tiếp nhận đơn đề nghị xin đi thực tập, dã ngoại, nghiên cứu điền dã, liên hệ công tác của người nước ngoài đến học tập (các chương trình ngắn hạn) và nghiên cứu tại Trường (có xác nhận của đơn vị); thẩm định nội dung đơn đề nghị, chuẩn bị công văn, thư giới thiệu cho người nước ngoài theo đơn đề nghị để trình Hiệu trưởng phê duyệt.

- Quản lý hồ sơ của người nước ngoài đến học tập các chương trình ngắn hạn, nghiên cứu và công tác tại Trường.

2. Các đơn vị có nhiệm vụ:

- Tiếp nhận hồ sơ của người nước ngoài xin vào học tập, nghiên cứu và công tác tại Trường, chuẩn bị công văn đề nghị (có xác nhận của lãnh đạo đơn vị) để gửi kèm hồ sơ đến Phòng Đối ngoại và Hợp tác Đào tạo Quốc tế đề nghị cho người nước ngoài nhập cảnh.

- Thông báo cho người nước ngoài đến Đại sứ quán/Tổng Lãnh sự quán Việt Nam gần nhất (theo đề nghị) để nhận thị thực nhập cảnh theo mã duyệt nhân sự được cung cấp.

- Làm các thủ tục tiếp nhận người nước ngoài đến học tập và nghiên cứu tại Trường theo chương trình đã đăng ký ban đầu.

- Tiếp nhận đơn đề nghị cấp, bổ sung, sửa đổi thị thực, gia hạn tạm trú của người nước ngoài đang học tập và nghiên cứu tại đơn vị, xác nhận và chuyển đơn đề nghị và hộ chiếu cho Phòng Đối ngoại và Hợp tác Đào tạo Quốc tế xem xét.



Điều 108. Quản lý cán bộ, sinh viên đi công tác, học tập ở nước ngoài

- Phòng Đối ngoại và Hợp tác Đào tạo Quốc tế chịu trách nhiệm thẩm định nội dung thư mời (tiếng Anh, Pháp, Nga, Trung, Đức) của cán bộ, sinh viên đi công tác và học tập ở nước ngoài theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Đại học Quốc gia Hà Nội và văn bản hợp tác với đối tác.

- Phòng Đối ngoại và Hợp tác Đào tạo Quốc tế phối hợp với Phòng Kế hoạch - Tài chính chịu trách nhiệm chuẩn bị và hoàn thiện hồ sơ, thủ tục đi công tác nước ngoài của Ban Giám hiệu.

Điều 109. Công tác lễ tân và đối ngoại

- Trách nhiệm của Phòng Đối ngoại và Hợp tác Đào tạo Quốc tế:

+ Là đấu mối tiếp nhận các đề xuất tiếp khách quốc tế tại Trường trình Hiệu trưởng quyết định. Chủ trì phối hợp với các đơn vị tổ chức tiếp khách quốc tế sau khi được Hiệu trưởng phê duyệt.

+ Lập kế hoạch đón tiếp, đưa đón khách quốc tế vào làm việc, làm dự trù kinh phí tiếp khách, chuẩn bị quà tặng, đặt tiệc chiêu đãi khách quốc tế theo phê duyệt của Hiệu trưởng.

+ Phối hợp với Phòng Quản lý Nghiên cứu Khoa học và các đơn vị liên quan lập hồ sơ báo cáo hoặc đề nghị Đại học Quốc gia Hà Nội xin phép Chính phủ tổ chức hội nghị, hội thảo khoa học quốc tế (nếu cần).

+ Chịu trách nhiệm soạn thảo tài liệu (sách, tờ rơi, video-clip…giới thiệu Trường), thiết kế logo, quà tặng để quảng bá uy tín và hình ảnh của Nhà trường ở trong và ngoài nước.


CHƯƠNG XIII

CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH



Điều 110. Chủ tài khoản

Hiệu trư­ởng là chủ tài khoản và chịu trách nhiệm về các hoạt động tài chính của Nhà trường theo quy định của Nhà nước. Hiệu trư­ởng phân công một Phó Hiệu trưởng phụ trách công tác tài chính và uỷ quyền thay mặt chủ tài khoản trong quản lý tài chính của Trường.



Điều 111. Trưởng Phòng Kế hoạch - Tài chính và Kế toán Trưởng chịu trách nhiệm tr­ước Hiệu trưởng và Nhà nước về toàn bộ các hoạt động thu, chi tài chính của Trường.

Điều 112. Công tác kế hoạch

1. Phòng Kế hoạch - Tài chính có nhiệm vụ:

- Căn cứ văn bản h­ướng dẫn của Đại học Quốc gia Hà Nội và nhiệm vụ, kế hoạch hoạt động của Trường, là đầu mối chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan lập kế hoạch dự toán ngân sách dài hạn, trung hạn trình Hiệu trưởng phê duyệt để báo cáo Đại học Quốc gia Hà Nội theo quy định.

- Căn cứ vào văn bản hướng dẫn về xây dựng kế hoạch dự toán ngân sách hàng năm của Đại học Quốc gia Hà Nội và kế hoạch nhiệm vụ trung và dài hạn của Nhà trường đã được Hiệu trưởng phê duyệt, Phòng Kế hoạch - Tài chính là đầu mối chủ trì phối hợp với các phòng và đơn vị liên quan lập kế hoạch dự toán ngân sách năm trình Hiệu trưởng phê duyệt, báo cáo Đại học Quốc gia Hà Nội làm căn cứ giao dự toán ngân sách năm.

- Tham gia cùng với các phòng và các đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch dự toán kinh phí cho các hoạt động thuộc đề án, nhiệm vụ đặc biệt.

- Căn cứ vào văn bản giao dự toán ngân sách năm của Đại học Quốc gia Hà Nội và các nguồn thu khác của Trường, Phòng Kế hoạch - Tài chính phối hợp với các phòng và các đơn vị liên quan lập kế hoạch phân bổ sử dụng các nguồn kinh phí theo nhiệm vụ hoạt động trình Hiệu tr­ưởng phê duyệt.

- Hàng năm, Thủ trưởng các đơn vị có trách nhiệm lập kế hoạch sử dụng các khoản kinh phí được phân bổ hoặc phần kinh phí được ủy quyền gửi lên Phòng Kế hoạch - Tài chính thẩm định trình Hiệu trưởng phê duyệt.

Điều 113. Công tác tài chính

1. Phòng Kế hoạch - Tài chính có nhiệm vụ:

- Chủ trì phối hợp với các đơn vị xây dựng các văn bản quản lý, hướng dẫn sử dụng các nguồn tài chính trong Trường trình Hiệu trưởng ban hành.

- Phối hợp với các đơn vị tổ chức thu và quản lý các nguồn tài chính của Trường theo quy định và báo cáo Hiệu tr­ưởng về tình hình thu, chi của Tr­ường.

- Hướng dẫn, đôn đốc các đơn vị, cá nhân sử dụng, thanh toán kinh phí theo kế hoạch đã được phê duyệt.

- Mở sổ sách kế toán và theo dõi đầy đủ hoạt động thu, chi các nguồn kinh phí của Nhà trường.

2. Các đơn vị có nhiệm vụ:

- Quản lý, sử dụng các nguồn tài chính theo kế hoạch đã đ­ược phê duyệt, theo đúng các quy định tài chính hiện hành.

- Báo cáo thu, chi tài chính phần kinh phí được ủy quyền tại Hội nghị cán bộ công chức hàng năm của đơn vị.

- Đôn đốc các cán bộ, viên chức trong đơn vị thanh toán các nguồn kinh phí đúng tiến độ quy định.



Điều 114. Báo cáo quyết toán và l­ưu giữ tài liệu kế toán

1. Phòng Kế hoạch - Tài chính có nhiệm vụ:

- Tổng hợp số liệu, xây dựng báo cáo quyết toán tài chính hàng quý, hàng năm theo Luật Kế toán.

- Phối hợp với các đơn vị chuẩn bị báo cáo tài chính theo yêu cầu của Hiệu trưởng và phục vụ công tác kiểm tra, thanh tra tài chính.

- Báo cáo công khai, minh bạch các nguồn tài chính theo quy định của Nhà nước.

- Bảo quản và lưu giữ đầy đủ, an toàn các tài liệu chứng từ, sổ sách kế toán theo Luật Kế toán.

2. Các đơn vị có nhiệm vụ lưu giữ tài liệu, sổ sách thu, chi tài chính của đơn vị theo quy định của Trường.

3. Giám đốc các trung tâm/viện/công ty thuộc Trường hạch toán độc lập, có con dấu và tài khoản riêng chịu trách nhiệm báo cáo quyết toán thu chi tài chính của đơn vị mình theo năm tài chính gửi lên Trường (qua Phòng Kế hoạch - Tài chính) vào 31/1 hàng năm.

4. Hoạt động thu – chi tài chính của các Trung tâm còn lại do Trường quản lý.

CHƯƠNG XIV



CÔNG TÁC QUẢN LÝ CƠ SỞ VẬT CHẤT

Điều 115. Xây dựng, triển khai và giám sát các dự án đầu tư

1. Xây dựng các dự án đầu tư­

1. 1. Phòng Hành chính - Tổng hợp có nhiệm vụ:

- Phối hợp với Phòng Kế hoạch - Tài chính lập kế hoạch đầu tư­ xây dựng, sửa chữa, trang bị cơ sở vật chất trình Hiệu trưởng quyết định.

- Phối hợp với các đơn vị tổ chức xây dựng các dự án cấp Trường về đầu t­ư trang thiết bị và cơ sở vật chất.

1. 2. Các đơn vị có nhiệm vụ lập kế hoạch cải tạo, mua sắm trang thiết bị định kỳ và đột xuất báo cáo Hiệu trưởng (qua Phòng Hành chính - Tổng hợp) để xem xét, quyết định.

2. Tổ chức thực hiện kế hoạch đã được phê duyệt

2. 1. Phòng Hành chính - Tổng hợp có nhiệm vụ giám sát toàn bộ quá trình triển khai các hoạt động đầu t­ư tại Trư­ờng.

2. 2. Các đơn vị có nhiệm vụ phối hợp với các phòng chức năng tổ chức thực hiện, nghiệm thu các trang thiết bị, cơ sở vật chất theo dự án đã được phê duyệt.

Điều 116. Mua sắm, quản lí, sử dụng tài sản

1. Mua sắm tài sản

1.1. Phòng Hành chính - Tổng hợp có nhiệm vụ:

- Tiếp nhận đề xuất từ các đơn vị trình Hiệu trưởng phê duyệt và ký hợp đồng mua bán.

- Phối hợp với Phòng Kế hoạch - Tài chính h­ướng dẫn các đơn vị làm thủ tục mua sắm, nghiệm thu và thanh toán sau khi đã nhập sổ tài sản của Trư­ờng.

1.2. Tổ Công nghệ Thông tin có nhiệm vụ:

- Tư vấn, thẩm định báo giá, kiểm tra các thông số kỹ thuật của thiết bị.

- Phối hợp với Phòng Hành chính - Tổng hợp nghiệm thu thiết bị trước khi đưa vào sử dụng.

1.3. Các đơn vị có nhiệm vụ:

- Lập kế hoạch thay thế, mua mới trang thiết bị gửi về Trường (qua Phòng Hành chính - Tổng hợp).

- Phối hợp với các phòng chức năng tiếp nhận các trang thiết bị đã được phê duyệt.

2. Quản lý, sử dụng tài sản

2.1. Phòng Hành chính - Tổng hợp có nhiệm vụ:

- Lập sổ sách và quản lý toàn bộ tài sản đ­ược cấp, được giao, tặng hoặc đ­ược mua sắm từ các nguồn kinh phí trong phạm vi toàn Trường.

- Phối hợp với Phòng Kế hoạch - Tài chính lập kế hoạch, tổ chức kiểm kê, thanh lý tài sản theo quy định của Nhà nước.

2.2. Thủ trưởng các đơn vị có nhiệm vụ lập sổ sách, dán mã tài sản và trực tiếp quản lý, sử dụng toàn bộ tài sản hiện có trong đơn vị mình (không phụ thuộc nguồn hình thành); báo cáo tài sản hỏng hóc hoặc không còn nhu cầu sử dụng.



Điều 117. Quản lý sửa chữa, cải tạo, xây dựng

1. Phòng Hành chính - Tổng hợp có nhiệm vụ:

- Lập kế hoạch chống xuống cấp cơ sở vật chất hàng năm trong phạm vi toàn Trường.

- Kiểm tra, thẩm định kế hoạch cải tạo, sửa chữa của các đơn vị trình Hiệu trưởng quyết định.

- Làm thủ tục lựa chọn đơn vị thi công sau khi kế hoạch và dự toán đã được phê duyệt để trình Hiệu trưởng ký hợp đồng thực hiện.

- Lập dự án hoặc mời đơn vị t­ư vấn lập dự án thuộc thẩm quyền quyết định của Đại học Quốc gia Hà Nội, báo cáo Hiệu trưởng trình Đại học Quốc gia Hà Nội và tổ chức triển khai sau khi đ­ược phê duyệt.

- Phối hợp với Phòng Kế hoạch - Tài chính và các đơn vị kiểm tra, giám sát quá trình thi công, nghiệm thu và thanh quyết toán.

2. Các đơn vị có nhu cầu cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất lập kế hoạch trình Hiệu trưởng (qua Phòng Hành chính - Tổng hợp) phê duyệt; phối hợp với các phòng chức năng tổ chức thực hiện, nghiệm thu, quản lý sử dụng.



Điều 118. Quản lý, sử dụng điện, nư­ớc

1. Các đơn vị có nhu cầu lắp đặt thiết bị điện, nư­ớc phải báo cáo Hiệu trưởng (qua Phòng Hành chính - Tổng hợp) để quyết định. Sau khi được Hiệu trưởng đồng ý, Phòng Hành chính - Tổng hợp lập kế hoạch trình Hiệu trưởng phê duyệt và phối hợp với các đơn vị tổ chức thực hiện.

2. Phòng Hành chính - Tổng hợp có nhiệm vụ quản lý, kiểm tra, khắc phục kịp thời các sự cố về điện, n­ước đảm bảo phục vụ mọi hoạt động của Nhà trường; đề xuất các biện pháp để tiết kiệm, tránh lãng phí và thất thoát điện, nước.

3. Các trung tâm, đơn vị tự hoạch toán sử dụng điện có trách nhiệm nộp tiền điện đúng hạn về Phòng Kế hoạch - Tài chính.



Điều 119. Quản lý các hoạt động dịch vụ

1. Phòng Hành chính - Tổng hợp có nhiệm vụ kiểm tra, giám sát và chỉ đạo việc thực hiện các hợp đồng dịch vụ.

2. Phòng Kế hoạch - Tài chính có nhiệm vụ thu, chi kinh phí theo hợp đồng sau khi có xác nhận về khối lượng, chất lượng và thời gian hoàn thành công việc.

Điều 120. Quản lý nhà đất

Phòng Hành chính - Tổng hợp có nhiệm vụ:

1. Lập quy hoạch về diện tích sử dụng phục vụ hoạt động giảng dạy, học tập và làm việc của tất cả các đơn vị trong Trường trình Hiệu trưởng phê duyệt.

2. Lập kế hoạch phân phối nhà, đất cho các đơn vị và cá nhân theo quy định của Nhà nước, Đại học Quốc gia Hà Nội và của Trư­ờng trình Hiệu trưởng phê duyệt.

3. Thư­ờng xuyên kiểm tra cơ sở vật chất hiện có của Trường để phục vụ tốt hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế.

4. Quản lý và xử lý các vi phạm về nhà, đất trong phạm vi Tr­ường quản lý.



Điều 121. Quản lý công tác bảo vệ

1. Phòng Hành chính - Tổng hợp có nhiệm vụ tổ chức lực l­ượng bảo vệ 24/24 giờ tại Phòng Th­ường trực và các cổng ra vào cơ quan. Các ca trực thực hiện nghiêm chỉnh chế độ giao ca, ghi chép, bàn giao tình hình ca trực; thư­ờng xuyên báo cáo cho lãnh đạo Phòng Hành chính - Tổng hợp các tình huống xảy ra để có chỉ đạo, xử lý kịp thời.

2. Trưởng Phòng Hành chính - Tổng hợp chịu trách nhiệm lập ph­ương án tăng cường bảo vệ và trực chỉ huy trong những ngày lễ, Tết.

3. Thủ trưởng các đơn vị chịu trách nhiệm về công tác bảo vệ tại khu vực đơn vị mình; th­ường xuyên nhắc nhở cán bộ, viên chức trong đơn vị nêu cao ý thức bảo vệ cơ quan.



Điều 122. Quản lý công tác phòng cháy, chữa cháy và phòng chống bão lụt

1. Phòng Hành chính - Tổng hợp có nhiệm vụ tham m­ưu giúp Hiệu trưởng lập kế hoạch, tổ chức triển khai thực hiện Pháp lệnh về phòng cháy, chữa cháy và phòng chống bão lụt.

2. Nhà trường thành lập Ban Chỉ huy phòng cháy chữa cháy và phòng chống bão lụt do đại diện Ban Giám hiệu làm Trưởng Ban và tổ chức lực l­ượng phòng cháy chữa cháy, phòng chống bão lụt đủ năng lực sẵn sàng hoàn thành tốt nhiệm vụ.

3. Hàng năm, lãnh đạo Trư­ờng làm việc với Công an phòng cháy chữa cháy của Thành phố Hà Nội lập phư­ơng án về phòng cháy chữa cháy trong khu vực Trư­ờng.

4. Phòng Hành chính - Tổng hợp phối hợp với các cơ quan hữu quan lập kế hoạch trang bị các phương tiện phòng cháy chữa cháy và phòng chống bão lụt để trình Hiệu trưởng phê duyệt và tổ chức thực hiện mua sắm và quản lý sử dụng.

5. Phòng Hành chính - Tổng hợp th­ường xuyên kiểm tra, bảo d­ưỡng các phương tiện phòng cháy chữa cháy và phòng chống bão lụt; h­ướng dẫn cán bộ, viên chức và sinh viên trong toàn Tr­ường chấp hành nghiêm chỉnh các quy định về phòng cháy chữa cháy và phòng chống bão lụt.



Điều 123. Quản lý công tác vệ sinh, phòng dịch

1. Phòng Hành chính - Tổng hợp phối hợp với Bệnh viện Đại học Quốc gia Hà Nội lập và triển khai kế hoạch đảm bảo vệ sinh, phòng dịch trong Trường theo quy định của Đại học Quốc gia Hà Nội.

2. Ban dân số, gia đình và trẻ em phối hợp với Công đoàn Trường xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch khám sức khoẻ định kỳ hàng năm cho cán bộ, viên chức toàn Trường.

3. Phòng Chính trị và Công tác Sinh viên có nhiệm vụ phối hợp với Bệnh viện Đại học Quốc gia Hà Nội lập kế hoạch và tổ chức khám sức khoẻ cho sinh viên sau khi nhập Trường và trước khi tốt nghiệp.



Каталог: userfile -> User -> minhle -> files
files -> BBỘ NỘi vụ Số: 04/2005/tt-bnv ccộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
files -> BỘ NỘi vụ CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> Căn cứ Bộ luật Lao động ngày 23 tháng 6 năm 1994 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động ngày 02 tháng 4 năm 2002; Luật Bảo hiểm xã hội ngày 29 tháng 6 năm 2006
files -> BỘ TÀi chính số: 141 /2011 /tt-btc cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
files -> §¹i häc Quèc gia Hµ Néi Céng hßa x· héi chñ nghÜa viÖt nam §éc lËp Tù do H¹nh phóc
files -> CHÍnh phủ Số: 152
files -> Căn cứ Luật Giáo dục đại học ngày 18 tháng 6 năm 2012
files -> BỘ NỘi vụ CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
files -> ĐẠi học quốc gia hà NỘI
files -> Ủy ban nhân dân các tỉnh/thành phố thuộc khu vực Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ

tải về 0.75 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương