Quy đỊnh về phân cấp quản lý VÀ quy trình hoạT ĐỘng ở tr­ƯỜng đẠi học khoa học xã HỘi và nhân văN, ĐẠi học quốc gia hà NỘI



tải về 0.75 Mb.
trang3/7
Chuyển đổi dữ liệu04.01.2018
Kích0.75 Mb.
#35504
1   2   3   4   5   6   7

CHƯƠNG VI


CÔNG TÁC ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
Điều 57. Quản lý chương trình đào tạo sau đại học

1. Phòng Đào tạo Sau đại học có nhiệm vụ quản lý các chương trình đào tạo sau đại học trong toàn Trường. Thủ trưởng các đơn vị đào tạo tổ chức đào tạo sau đại học theo đúng các chương trình đào tạo đã được Đại học Quốc gia Hà Nội phê duyệt.

2. Xây dựng chuyên ngành/chương trình đào tạo mới hoặc đăng ký đào tạo các chuyên ngành đã có trong danh mục

2.1. Phòng Đào tạo Sau đại học có nhiệm vụ:

- Căn cứ danh mục quy hoạch ngành/chuyên ngành do Đại học Quốc gia Hà Nội phê duyệt, quy định hiện hành của Đại học Quốc gia Hà Nội và đề xuất của các khoa để trình Ban Giám hiệu phê duyệt kế hoạch xây dựng chuyên ngành/chương trình đào tạo mới trong mỗi năm học và hướng dẫn các khoa tổ chức thực hiện.

- Tiếp nhận đề xuất xây dựng chuyên ngành/chương trình đào tạo mới của các khoa và trình Ban Giám hiệu thành lập Nhóm chuyên gia xây dựng đề án mở chuyên ngành/chương trình đào tạo mới, phê duyệt kế hoạch triển khai cụ thể.

- Tiếp nhận hồ sơ đề nghị mở chuyên ngành/chương trình đào tạo mới và trình Ban Giám hiệu thành lập hội đồng thẩm định đề án mở chuyên ngành/chương trình đào tạo mới.

- Tổ chức thẩm định đề án mở chuyên ngành/chương trình đào tạo mới, trình Ban Giám hiệu ban hành kết luận của phiên họp hội đồng thẩm định và tổ chức thực hiện kết luận.

- Hoàn thiện hồ sơ đề án mở chuyên ngành/chương trình đào tạo mới trình Đại học Quốc gia Hà Nội thẩm định và ban hành.

2.2. Các khoa có nhiệm vụ:

- Lập đề án xin mở chuyên ngành/chương trình đào tạo (hoặc đăng ký nhận nhiệm vụ đào tạo một chuyên ngành đã có trong danh mục Nhà nước) gửi Trường đề nghị mở chuyên ngành/chương trình đào tạo mới.

- Đề xuất nhân sự thành lập Nhóm chuyên gia xây dựng đề án, Hội đồng thẩm định đề án mở chuyên ngành/chương trình đào tạo mới để Trường xem xét, quyết định.

- Tổ chức triển khai xây dựng đề án theo Hướng dẫn xây dựng đề án mở ngành/chuyên ngành đào tạo của Đại học Quốc gia Hà Nội và hoàn thành đề án nộp Phòng Đào tạo Sau đại học.

3. Xây dựng đề cương môn học

Đề cương chi tiết học phần do các khoa tổ chức xây dựng và phải được Trường (qua Phòng Đào tạo Sau đại học) tổ chức thẩm định và phê duyệt trước khi thực hiện.

4. Cập nhật, điều chỉnh chương trình đào tạo sau đại học.

4.1. Phòng Đào tạo Sau đại học có nhiệm vụ:

- Căn cứ đề xuất của các khoa, trình Ban Giám hiệu phê duyệt kế hoạch cập nhật, điều chỉnh chương trình đào tạo.

- Tiếp nhận hồ sơ cập nhật, điều chỉnh chương trình đào tạo của các khoa và trình Ban Giám hiệu để thành lập nhóm chuyên gia, hội đồng thẩm định điều chỉnh chương trình đào tạo.

- Tổ chức họp hội đồng thẩm định điều chỉnh chương trình đào tạo. Hướng dẫn các khoa hoàn thiện hồ sơ sau thẩm định.

- Hoàn tất hồ sơ điều chỉnh chương trình đào tạo trình Đại học Quốc gia Hà Nội đề nghị thông qua, thẩm định và ban hành chương trình đào tạo.

4.2. Các khoa có nhiệm vụ:

- Hàng năm, căn cứ yêu cầu thực tiễn của khoa và của ngành đào tạo, lập tờ trình gửi Trường đề xuất kế hoạch điều chỉnh chương trình đào tạo. Tỷ lệ điều chỉnh nội dung chương trình đào tạo sau đại học mỗi lần không quá 20% thời lượng các môn cơ sở và chuyên ngành đã được phê duyệt.

- Đề xuất nhân sự để thành lập nhóm chuyên gia, Hội đồng thẩm định điều chỉnh chương trình đào tạo để Phòng ĐT trình Ban Giám hiệu xem xét, quyết định.

- Tổ chức triển khai điều chỉnh chương trình đào tạo theo quy định của Đại học Quốc gia Hà Nội, hướng dẫn của Trường và hoàn thiện hồ sơ nộp Phòng Đào tạo Sau đại học.

Điều 58. Quản lý học liệu

1. Biên soạn giáo trình, bài giảng, tài liệu tham khảo.

1.1. Phòng Đào tạo Sau đại học có nhiệm vụ

- Căn cứ kế hoạch nhiệm vụ của năm học và đề xuất của các khoa, lập danh mục đề xuất biên soạn bài giảng, giáo trình và tài liệu tham khảo để trình Hiệu trưởng phê duyệt.

- Tổ chức triển khai việc ký hợp đồng, tổ chức nghiệm thu và hoàn tất hồ sơ để thanh lý hợp đồng biên soạn bài giảng, giáo trình và tài liệu tham khảo.

1.2. Các khoa có nhiệm vụ:

- Căn cứ kế hoạch nhiệm vụ năm học; căn cứ nhu cầu thực tiễn của khoa, lập kế hoạch gửi Trường đề xuất danh mục đăng ký biên soạn bài giảng, giáo trình và tài liệu tham khảo.

- Đề xuất nhân sự thành lập Hội đồng thẩm định biên soạn bài giảng, giáo trình và tài liệu tham khảo để Trường xem xét, quyết định.

- Tổ chức nghiệm thu bài giảng, giáo trình và tài liệu tham khảo.

- Hoàn thiện hồ sơ sau nghiệm thu nộp Phòng Đào tạo Sau đại học; tổ chức khai thác, sử dụng học liệu theo quy định của Đại học Quốc gia Hà Nội và Trường.

2. Xuất bản giáo trình, bài giảng, tài liệu tham khảo

2.1. Phòng Đào tạo Sau đại học có nhiệm vụ:

- Căn cứ đề xuất của các khoa lập danh mục giáo trình, bài giảng, tài liệu tham khảo để trình Ban Giám hiệu phê duyệt xuất bản.

- Tổ chức thẩm định trước khi xuất bản, hướng dẫn các khoa hoàn thiện hồ sơ, tiến hành các thủ tục gửi Nhà xuất bản đề nghị xuất bản giáo trình, bài giảng, tài liệu tham khảo.

2.2. Các khoa có nhiệm vụ:

- Căn cứ kế hoạch nhiệm vụ năm học và nhu cầu thực tiễn của các khoa, lập kế hoạch gửi Trường đề xuất danh mục đăng ký xuất bản giáo trình, bài giảng, tài liệu tham khảo.

- Đề xuất danh sách các nhà khoa học tham gia thẩm định giáo trình, bài giảng, tài liệu tham khảo để Trường xem xét, quyết định.

- Hoàn tất hồ sơ sau thẩm định nộp Phòng Đào tạo Sau đại học.

- Tham gia phát hành, quảng bá, giới thiệu và sử dụng sách sau xuất bản theo quy định của Đại học Quốc gia Hà Nội và Trường.

Điều 59. Tổ chức giảng dạy, đánh giá học phần

1. Tổ chức giảng dạy, đánh giá học phần trong Trường

Phòng Đào tạo Sau đại học tổ chức đào tạo các học phần thuộc khối kiến thức chung, các đơn vị tổ chức đào tạo các học phần thuộc khối kiến thức cơ sở và chuyên ngành.

1.1. Phòng Đào tạo Sau đại học có nhiệm vụ:

- Lập danh sách lớp môn học và dự kiến lịch học (đối với các lớp của Trường) trình Hiệu trưởng phê duyệt.

- Tổ chức giảng dạy, đánh giá học phần theo lịch trình đã được phê duyệt.

- Đề xuất cán bộ coi thi, lịch thi để trình Ban Giám hiệu phê duyệt.

- Tổ chức thi hết học phần, chấm thi và công bố kết quả thi trên website của Trường.

- Theo dõi, kiểm tra công tác đào tạo sau đại học của các khoa theo đúng lịch trình đã phê duyệt.

- Kiểm tra hồ sơ và các điều kiện bảo vệ luận văn, luận án, chuẩn bị các thủ tục chấm, bảo vệ luận văn, luận án.

1.2. Các khoa có nhiệm vụ:

- Lập kế hoạch đào tạo của khóa học và lịch trình giảng dạy từng kỳ học, trình Ban Giám hiệu (qua Phòng Đào tạo Sau đại học) phê duyệt.

- Tổ chức đào tạo theo kế hoạch đã đ­ược phê duyệt.

- Giảng viên phụ trách học phần chịu trách nhiệm giảng dạy và tổ chức kiểm tra theo yêu cầu của đề cương học phần đã được phê duyệt. Trưởng khoa chịu trách nhiệm tổ chức ra đề thi, tổ chức thi và chấm thi kết thúc học phần (đối với những học phần thi viết).

- Thông báo điểm thi kết thúc học phần và điểm học phần cho học viên chậm nhất 15 ngày làm việc kể từ ngày thi kết thúc học phần và lưu trong bảng điểm học tập của từng học viên và sổ điểm chung của khoa (theo mẫu do Trường quy định); gửi điểm học phần của học viên vào tháng 6 hàng năm về Phòng Đào tạo Sau đại học (bản mềm và bản in có xác nhận của thủ trưởng đơn vị).

2. Tổ chức giảng dạy, đánh giá học phần Triết học Mác - Lênin trong Đại học Quốc gia Hà Nội.

2.1. Phòng Đào tạo Sau đại học có nhiệm vụ

- Căn cứ công văn mời giảng của các đơn vị thành viên trong ĐHQHGN, triển khai mời giảng tới khoa liên quan. Tiếp nhận phản hồi mời giảng từ khoa và phối hợp với đơn vị thành viên trong ĐHQGHN để điều chỉnh khi có phát sinh.

- Làm hợp đồng giảng dạy môn chung với các đơn vị thành viên trong ĐHQGHN.

- Điều phối giảng dạy học phần Triết học Mác - Lênin, quản lý các thông tin liên quan đến lớp học phần như: danh sách lớp, điểm thành phần, lịch thi, tổ chức thi, lịch chấm thi, điểm thi hết học phần…

- Thanh lý hợp đồng giảng dạy học phần Triết học Mác - Lênin đối với đơn vị thành viên trong ĐHQGHN.

2.2. Phòng Kế hoạch - Tài chính có nhiệm vụ:

Phối hợp với Phòng Đào tạo Sau đại học trình Ban Giám hiệu ký hợp đồng giảng dạy, thanh lý hợp đồng giảng dạy học phần Triết học Mác - Lênin đối với đơn vị thành viên trong ĐHQGHN.

2.3. Khoa Triết học có nhiệm vụ:

- Phân công giảng dạy cho giảng viên.

- Quản lý việc giảng dạy, ra đề thi, cử cán bộ coi thi, chấm thi.



Điều 60. Công tác học vụ trong đào tạo sau đại học

1. Phòng Đào tạo Sau đại học có nhiệm vụ: Phối hợp với các khoa, phòng liên quan trong việc thực hiện công tác xét học vụ, nghỉ học tạm thời, thôi học, chuyển cơ sở đào tạo theo đúng quy chế đào tạo SĐH hiện hành tại Đại học Quốc gia Hà Nội.

2. Các khoa có nhiệm vụ:

- Lập hồ sơ, danh sách học viên đề nghị xét học vụ, nghỉ học tạm thời, thôi học, chuyển cơ sở đào tạo và đề nghị Trường xử lý (qua phòng Đào tạo Sau đại học).



Điều 61. Bảo vệ luận văn, luận án

1. Phòng Đào tạo Sau đại học có nhiệm vụ:

- Tiếp nhận hồ sơ xin bảo vệ luận văn/luận án đối với những học viên đủ điều kiện.

- Trình Ban Giám hiệu ký quyết định thành lập Hội đồng chấm luận văn/luận án.

- Tổ chức phiên họp Hội đồng chấm luận án tiến sĩ cấp Đại học Quốc gia Hà Nội.

2. Các khoa có nhiệm vụ:

- Thu nhận hồ sơ xin bảo vệ luận văn/luận án của học viên; đề xuất các thành viên tham gia Hội đồng chấm luận văn/luận án và chuyển về phòng Đào tạo Sau đại học xử lý.

- Tổ chức phiên họp của Hội đồng chấm luận văn và bảo vệ luận án cấp cơ sở sau khi có quyết định của Ban Giám hiệu.

3. Phòng Kế hoạch - Tài chính có nhiệm vụ: Kiểm tra điều kiện về học phí của học viên trước khi hoàn thiện hồ sơ xin bảo vệ luận văn/luận án.

Điều 62. Công nhận tốt nghiệp, trao bằng thạc sĩ, tiến sĩ

1. Công nhận tốt nghiệp

1.1. Phòng Đào tạo Sau đại học có nhiệm vụ:

- Trình Hiệu trưởng ký quyết định thành lập Hội đồng xét công nhận tốt nghiệp. Hội đồng xét công nhận tốt nghiệp của Trường gồm:

+ Chủ tịch Hội đồng: Đại diện Ban Giám hiệu.

+ Thư ký Hội đồng: Đại diện lãnh đạo Phòng Đào tạo Sau đại học.

+ Các uỷ viên: Trưởng khoa hoặc Phó Trưởng khoa có học viên cao học/nghiên cứu sinh tốt nghiệp và 01 chuyên viên Phòng Đào tạo Sau đại học.

- Chậm nhất là 03 ngày trước khi Hội đồng Trường họp xét công nhận tốt nghiệp, Phòng Đào tạo Sau đại học phối hợp với các khoa hoàn tất kết quả xét công nhận tốt nghiệp của học viên cao học/nghiên cứu sinh.

- Sau khi kết quả tốt nghiệp được Ban Giám hiệu phê duyệt, Phòng Đào tạo Sau đại học làm các thủ tục đề nghị Đại học Quốc gia Hà Nội duyệt cấp phôi bằng; in bằng và trình Hiệu trưởng ký; quản lý bằng thạc sĩ/tiến sĩ; in và cấp bảng điểm toàn khoá học (bằng tiếng Việt và tiếng Anh) cho học viên cao học/nghiên cứu sinh tốt nghiệp; sao văn bằng, chứng chỉ do Trường cấp.

1.2. Các khoa có nhiệm vụ:

- Thông báo cho học viên danh sách dự kiến xét công nhận tốt nghiệp, danh sách học viên đến hạn nhưng chưa tốt nghiệp.

- Gửi kết quả học tập toàn khoá (tiếng Việt và tiếng Anh) về phòng Đào tạo Sau đại học.

- Cử thành viên tham gia Hội đồng xét công nhận tốt nghiệp.

2. Trao bằng thạc sĩ/tiến sĩ:

Hàng năm, Phòng Đào tạo Sau đại học phối hợp với Phòng Chính trị và Công tác Sinh viên và các phòng liên quan tổ chức 02 lần lễ trao bằng thạc sĩ và 01 lần lễ trao bằng tiến sĩ cho những người tốt nghiệp.

Điều 63. Xác nhận thanh toán giờ giảng

1. Phòng Đào tạo Sau đại học có nhiệm vụ: Kiểm tra lịch trình giảng dạy, đối chiếu bảng kê xác nhận giờ giảng với thời khoá biểu do các khoa đề nghị làm căn cứ thanh toán tiền giảng dạy cho giảng viên.

2. Các khoa có nhiệm vụ: Xác nhận khối lượng giảng dạy cho giảng viên cơ hữu, giảng viên kiêm nhiệm, giảng viên thỉnh giảng trong mỗi học kỳ và chuyển về phòng Đào tạo Sau đại học xử lý.

3. Phòng Kế hoạch - Tài chính có nhiệm vụ: Thanh toán thù lao giảng dạy đối với giảng viên kiêm nhiệm, giảng viên thỉnh giảng và tính giờ định mức đối với giảng viên cơ hữu.



Điều 64. Lưu hồ sơ đào tạo sau đại học

1. Hồ sơ đào tạo sau đại học gồm: Các văn bản quản lý, chương trình đào tạo, bài thi, kết quả thi, luận văn, luận án.

2. Các loại hồ sơ được lưu giữ vĩnh viễn gồm: Các quyết định giao nhiệm vụ đào tạo, mở lớp, quyết định trúng tuyển, bảng điểm gốc, quyết định công nhận tốt nghiệp, sổ gốc cấp bằng thạc sĩ/tiến sĩ.

3. Luận văn/luận án đã được hội đồng đánh giá đạt yêu cầu trở lên, kết luận của hội đồng đánh giá luận văn/luận án và nhận xét của các phản biện được lưu trữ, bảo quản tối thiểu 30 năm, kể từ khi người học tốt nghiệp.

4. Các loại hồ sơ sau đây được lưu giữ 5 năm kể từ khi người học tốt nghiệp:

- Bài thi tuyển sinh (của thí sinh trúng tuyển).

- Bài thi kết thúc học phần.

5. Phòng Đào tạo Sau đại học chịu trách nhiệm tổ chức lưu giữ và quản lý hồ sơ đào tạo tại các mục 1, 2 (trừ luận văn, luận án), mục 3 và mục 4 của điều này (trừ bài thi kết thúc học phần). Khi hồ sơ hết hạn lưu giữ, Phòng Đào tạo Sau đại học báo cáo Hiệu trưởng quyết định thanh lý/huỷ theo quy định.

6. Các đơn vị đào tạo chịu trách nhiệm lưu giữ và quản lý hồ sơ tại mục 3 của điều này (trừ bài thi tuyển sinh) và luận văn, luận án. Khi hết hạn lưu giữ, thủ trưởng đơn vị làm thủ tục thanh lý/huỷ theo quy định.


Каталог: userfile -> User -> minhle -> files
files -> BBỘ NỘi vụ Số: 04/2005/tt-bnv ccộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
files -> BỘ NỘi vụ CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> Căn cứ Bộ luật Lao động ngày 23 tháng 6 năm 1994 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động ngày 02 tháng 4 năm 2002; Luật Bảo hiểm xã hội ngày 29 tháng 6 năm 2006
files -> BỘ TÀi chính số: 141 /2011 /tt-btc cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
files -> §¹i häc Quèc gia Hµ Néi Céng hßa x· héi chñ nghÜa viÖt nam §éc lËp Tù do H¹nh phóc
files -> CHÍnh phủ Số: 152
files -> Căn cứ Luật Giáo dục đại học ngày 18 tháng 6 năm 2012
files -> BỘ NỘi vụ CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
files -> ĐẠi học quốc gia hà NỘI
files -> Ủy ban nhân dân các tỉnh/thành phố thuộc khu vực Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ

tải về 0.75 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương