Quy đỊnh về phân cấp quản lý VÀ quy trình hoạT ĐỘng ở tr­ƯỜng đẠi học khoa học xã HỘi và nhân văN, ĐẠi học quốc gia hà NỘI



tải về 0.75 Mb.
trang4/7
Chuyển đổi dữ liệu04.01.2018
Kích0.75 Mb.
#35504
1   2   3   4   5   6   7

CHƯƠNG VII


CÔNG TÁC ĐÀO TẠO LIÊN KẾT QUỐC TẾ
Điều 65. Xây dựng đề án mở ngành/chuyên ngành đào tạo liên kết quốc tế (do trường đối tác nước ngoài cấp bằng)

1. Phòng Đối ngoại và Hợp tác Đào tạo Quốc tế có nhiệm vụ:

- Tiếp nhận đề xuất xây dựng đề án mở ngành/chuyên ngành từ các đối tác nước ngoài hoặc từ các đơn vị và trình Hiệu trưởng phê duyệt.

- Hướng dẫn các đơn vị xây dựng đề án mở ngành/chuyên ngành đào tạo liên kết quốc tế theo đúng quy định hiện hành.

- Báo cáo Hiệu trưởng về việc thành lập Hội đồng thẩm định đề án cấp Trường và cùng các đơn vị hoàn thiện đề án theo kết luận của Hội đồng thẩm định.

- Chuyển hồ sơ đề án đã hoàn thiện lên Đại học Quốc gia Hà Nội để Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội phê duyệt.

2. Phòng Kế hoạch - Tài chính có nhiệm vụ:

Hướng dẫn các đơn vị xây dựng kinh phí cho đề án mở ngành/chuyên ngành theo quy định hiện hành.

2. Các đơn vị (khoa/trung tâm/viện) có nhiệm vụ:

Xây dựng và hoàn thiện hồ sơ đề án xin mở ngành/chuyên ngành đào tạo liên kết quốc tế.



Điều 66. Tổ chức giảng dạy các lớp đào tạo liên kết quốc tế

1. Phòng Đối ngoại và Hợp tác Đào tạo Quốc tế có nhiệm vụ:

- Làm đầu mối quản lý chung các hoạt động giảng dạy, khai giảng, bế giảng, lưu giữ kết quả học tập, xác nhận kết quả học tập, chuyển kết quả học tập của sinh viên/học viên cho trường đối tác.

- Lưu giữ hồ sơ học viên thuộc các chương trình đào tạo liên kết quốc tế bậc sau đại học và phối hợp với các khoa trong công tác quản lý sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh.

2. Phòng Chính trị và Công tác Sinh viên có nhiệm vụ:

- Lưu giữ hồ sơ sinh viên thuộc các chương trình đào tạo liên kết quốc tế bậc đại học và phối hợp với Phòng Đối ngoại và Hợp tác Đào tạo Quốc tế, các đơn vị trong công tác quản lý sinh viên.

- Phối hợp với Phòng Đối ngoại và Hợp tác Đào tạo Quốc tế tổ chức khai giảng, bế giảng cho các khóa học.

3. Phòng Kế hoạch - Tài chính có nhiệm vụ:

Làm đầu mối thu học phí và xây dựng phương án/thẩm định phương án phân bổ kinh phí trình Ban Giám hiệu phê duyệt.

4. Các đơn vị có nhiệm vụ:

- Đề xuất điều phối viên quản lý các chương trình đào tạo liên kết quốc tế.

- Trực tiếp quản lý và điều hành các hoạt động giảng dạy, lên thời khóa biểu, mời giảng viên, tổ chức thi, đánh giá kết quả học tập, bảo vệ khóa luận/luận văn/luận án theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước, Đại học Quốc gia Hà Nội và theo và cam kết với trường đối tác.

- Báo cáo Ban Giám hiệu tình hình đào tạo theo định kỳ (qua Phòng Đối ngoại và Hợp tác Đào tạo Quốc tế).

- Định kỳ chuyển kết quả học tập của sinh viên/học viên lên Phòng Đối ngoại và Hợp tác Đào tạo Quốc tế để theo dõi, quản lý.



Điều 67. Các chương trình đào tạo ngắn hạn cho người nước ngoài

1. Phòng Đối ngoại và Hợp tác Đào tạo Quốc tế chịu trách nhiệm quản lý chung quá trình học tập của người nước ngoài tham gia các chương trình đào tạo ngắn hạn tại Trường, ra quyết định cấp chứng chỉ, in và cấp chứng chỉ theo phê duyệt của Ban Giám hiệu.

2. Phòng Kế hoạch - Tài chính chịu trách nhiệm thu và phân bổ học phí theo quy định chung.

3. Đơn vị đào tạo chịu trách nhiệm trực tiếp tổ chức đào tạo, thi, đề nghị danh sách cấp chứng chỉ gửi Ban Giám hiệu (qua Phòng ĐN và HTĐTQT) để quyết định.


CHƯƠNG VIII


CÔNG TÁC KHẢO THÍ VÀ ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO

Điều 68. Tuyển sinh đại học chính quy

1. Phòng Đào tạo có nhiệm vụ:

- Là đầu mối thường trực của Hội đồng tuyển sinh Trường, triển khai thực hiện các nhiệm vụ theo quy chế tuyển sinh và phân công của Đại học Quốc gia Hà Nội.

- Xây dựng phương án và kế hoạch tuyển sinh, trình Ban Giám hiệu thành lập Hội đồng tuyển sinh, Ban thư ký của hội đồng và chủ trì nội dung công tác truyền thông về tuyển sinh và tư vấn tuyển sinh.

- Tiếp nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển của thí sinh, trình Hội đồng tuyển sinh phương án xét công nhận thí sinh trúng tuyển và triệu tập nhập học.

2. Phòng Chính trị và Công tác Sinh viên có nhiệm vụ là thường trực tổ chức công tác tư vấn tuyển sinh.

3. Trung tâm Nghiệp vụ Báo chí – Truyền thông có nhiệm vụ tham gia công tác truyền thông về tuyển sinh và tư vấn tuyển sinh.

4. Các khoa có nhiệm vụ:

- Xây dựng, cập nhật nội dung tư vấn tuyển sinh; chủ động đề xuất các hoạt động truyền thông về tuyển sinh và tư vấn tuyển sinh.

- Đề xuất chỉ tiêu cho các ngành đào tạo của đơn vị.

- Cử cán bộ tham gia công tác tuyển sinh theo đúng quy chế tuyển sinh của Đại học Quốc gia Hà Nội.

- Tổ chức thực hiện các công việc liên quan đến công tác tuyển sinh theo nhiệm vụ được phân công.



Điều 69. Tuyển sinh đại học vừa làm vừa học

1. Phòng Đào tạo có nhiệm vụ:

- Lập kế hoạch tuyển sinh trên cơ sở thống nhất với các đơn vị đào tạo, trình Hiệu trưởng và báo cáo Đại học Quốc gia Hà Nội phê duyệt.

- Phối hợp với lãnh đạo các đơn vị có liên quan chuẩn bị đầy đủ các thủ tục mở lớp theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và của Đại học Quốc gia Hà Nội; trao đổi thống nhất với đối tác liên kết đào tạo về các điều khoản và phương thức thực hiện hợp đồng trước khi tuyển sinh.

- Tổ chức thực hiện các công việc liên quan đến công tác tuyển sinh theo nhiệm vụ được phân công cho đến khi hoàn tất.

2. Các khoa có nhiệm vụ:

- Đề xuất chỉ tiêu tuyển sinh, dự kiến địa điểm mở lớp của đơn vị.

- Phối hợp với Phòng Đào tạo thực hiện các nhiệm vụ được giao theo đúng quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo, quy định của Đại học Quốc gia Hà Nội và của Trường.



Điều 70. Tuyển sinh đào tạo sau đại học

1. Phòng Đào tạo Sau đại học có nhiệm vụ:

- Xây dựng kế hoạch tuyển sinh (chỉ tiêu tuyển cho từng ngành đào tạo của Trường sau khi tham khảo ý kiến các đơn vị đào tạo), báo cáo Hiệu trưởng để trình Đại học Quốc gia Hà Nội xem xét đưa vào kế hoạch tuyển sinh chung của Đại học Quốc gia Hà Nội.

- Căn cứ các văn bản hướng dẫn tuyển sinh của Đại học Quốc gia Hà Nội và Bộ Giáo dục và Đào tạo, xây dựng và trình Hiệu trưởng duyệt triển khai kế hoạch tuyển sinh của Trường.

- Giúp việc Hội đồng tuyển sinh cho đến khi hoàn tất công tác tuyển sinh của Trường.

2. Các khoa có nhiệm vụ:

- Đề xuất chỉ tiêu tuyển sinh, điều chỉnh môn thi tuyển (nếu có) cho các chuyên ngành đào tạo của đơn vị mình để Ban Giám hiệu xét duyệt, đưa vào kế hoạch tuyển sinh của Trường.

- Cử cán bộ tham gia công tác tuyển sinh theo quy chế tuyển sinh đại học của Bộ Giáo dục và Đào tạo, hướng dẫn của Đại học Quốc gia Hà Nội và của Trường.

- Tổ chức thực hiện các công việc liên quan đến công tác tuyển sinh theo nhiệm vụ được phân công.

Điều 71. Tuyển sinh đào tạo liên kết quốc tế.

Phòng Đối ngoại và Hợp tác Đào tạo Quốc tế có nhiệm vụ:

- Lập kế hoạch tuyển sinh trên cơ sở thống nhất với đơn vị đào tạo, trình Hiệu trưởng và báo cáo Đại học Quốc gia Hà Nội phê duyệt.

- Tổ chức thực hiện các công việc liên quan đến công tác tuyển sinh theo nhiệm vụ được phân công cho đến khi hoàn tất.

2. Các đơn vị có nhiệm vụ:

- Đề xuất chỉ tiêu tuyển sinh.

- Phối hợp cùng với Phòng Đối ngoại và Hợp tác Đào tạo Quốc tế trong công tác tuyển sinh theo đúng quy chế.

Điều 72. Đánh giá quá trình và tổ chức thi hết học phần trong đào tạo đại học chính quy

1. Phòng Đào tạo có nhiệm vụ:

- Trình Ban Giám hiệu ban hành hướng dẫn thực hiện quy chế đào tạo về công tác đánh giá quá trình và tổ chức thi hết học phần.

- Tổ chức xây dựng ngân hàng đề thi/câu hỏi kiểm tra và thi hết học phần.

- Xây dựng khung thời gian tổ chức kiểm tra giữa kỳ, tổ chức thi hết học phần và tổ chức bảo vệ khóa luận tốt nghiệp trong kế hoạch đào tạo năm học để đảm bảo điều hành thống nhất trong toàn Trường.

- Xây dựng lịch thi và lịch chấm thi hết học phần.

- Tổ chức làm đề thi hết học phần từ ngân hàng đề thi/câu hỏi thi hết học phần và sao in đề thi các môn chung giữa các ngành đào tạo.

- Tổ chức thi, chấm thi theo lịch thi (kể cả chấm phúc khảo bài thi hết học phần) đã được ban hành.

- Xác nhận khối lượng thanh toán trong việc làm đề thi, coi thi, chấm thi và tổ chức bảo vệ khóa luận tốt nghiệp.

- Xét công nhận điểm tương đương cho sinh viên.

- Cập nhật kết quả thi vào phần mềm quản lý đào đào tạo và quản lý người học và công bố kết quả học tập.

- Lưu kết quả đánh giá quá trình và tổ chức thi hết học phần theo quy định của Đại học Quốc gia Hà Nội.

2. Phòng Thanh tra - Pháp chế có nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra công tác coi thi, làm và sao in đề thi, chấm thi theo lịch thi, lịch chấm thi đã được ban hành.

3. Phòng Kế hoạch - Tài chính có trách nhiệm thanh toán kinh phí ra đề, coi thi, chấm thi theo khối lượng thanh toán do Phòng Đào tạo xác nhận.

4. Các khoa có nhiệm vụ:

- Cử giảng viên tham gia xây dựng, thẩm định ngân hàng đề thi/câu hỏi kiểm tra và thi hết học phần theo kế hoạch của Trường.

- Quản lý công tác đánh giá quá trình theo quy định của quy chế, đề cương học phần và kế hoạch đào tạo năm học của Trường đã ban hành và nộp bảng điểm quá trình học phần về Phòng Đào tạo sau khi kết thúc học kỳ.

- Cập nhật phương thức kiểm tra – đánh giá, hình thức thi và loại đề thi hết học phần trong đề cương học phần.

- Tham gia xây dựng lịch thi và lịch chấm thi hết học phần; điều động cán bộ tham gia ra đề thi, coi thi, chấm thi, nhập điểm theo kế hoạch đã phê duyệt.

- Xây dựng kế hoạch bảo vệ, tổ chức bảo vệ và báo cáo kết quả bảo vệ khoá luận tốt nghiệp về Phòng Đào tạo theo quy định.



Điều 73. Đánh giá quá trình và tổ chức thi hết học phần trong đào tạo đại học vừa làm vừa học

1. Phòng Đào tạo có nhiệm vụ:

- Theo dõi, kiểm tra công tác đào tạo vừa làm vừa học của các đơn vị về các mặt: Kế hoạch, lịch trình tổ chức đào tạo, công tác thi cử.

- Hàng năm căn cứ vào kế hoạch đào tạo cụ thể của từng đơn vị, Phòng Đào tạo có trách nhiệm phối hợp cùng Phòng Thanh tra - Pháp chế thực hiện công tác thanh tra định kỳ và thường xuyên theo kế hoạch được Ban Giám hiệu phê duyệt.

2. Các khoa có nhiệm vụ:

- Lập danh sách sinh viên đủ điều kiện dự thi kết thúc học phần.

- Tổ chức thi và chấm thi kết thúc học phần theo kế hoạch đã phê duyệt.

- Thông báo điểm thi kết thúc học phần và điểm học phần cho sinh viên theo đúng quy định.

- Thủ trưởng các đơn vị báo cáo kết quả học tập của sinh viên vào mỗi cuối học kỳ hàng năm về Phòng Đào tạo (bản mềm và bản in có xác nhận của thủ trưởng đơn vị)

Điều 74. Đánh giá chất lượng giáo dục cấp Trường

1. Trung tâm Đảm bảo Chất lượng Đào tạo có nhiệm vụ:

- Trên cơ sở định hướng chiến lược của Nhà trường, tham mưu cho Ban Giám hiệu trong việc xây dựng các mục tiêu, chính sách, quy trình, quy định và kế hoạch cụ thể của hoạt động đảm bảo chất lượng giáo dục Trường.

- Xây dựng và triển khai kế hoạch hợp tác trong lĩnh vực đảm bảo chất lượng với các tổ chức có liên quan trong và ngoài nước.

- Xây dựng kế hoạch tự đánh giá Trường theo quy định hiện hành.

- Tổ chức triển khai thực hiện và theo dõi, kiểm tra các hoạt động tự đánh giá theo kế hoạch đã được lãnh đạo Trường phê duyệt.

- Hướng dẫn chỉ đạo thực hiện, theo dõi kiểm tra việc thực hiện điều kiện đảm bảo chất lượng ở các đơn vị trong Trường.

- Thực hiện triển khai các hoạt động đánh giá giáo dục cấp Trường với các khâu: Đề xuất danh sách, thành phần tham gia Hội đồng tự đánh giá chất lượng Trường, lập kế hoạch, điều phối các hoạt động tự đánh giá Trường, tập huấn cho các bên tham gia tự đánh giá, làm đầu mối thu thập và xử lý thông tin, tổ chức viết báo cáo tự đánh giá Trường.

- Tổng hợp số liệu báo cáo thống kê định kỳ và hàng năm của Trường về công tác đảm bảo chất lượng.

- Thực hiện nhiệm vụ thường trực Hội đồng kiểm định chất lượng Trường.

- Công bố báo cáo tự đánh giá trong nội bộ Trường và Giấy chứng nhận kiểm định chất lượng giáo dục theo quy định.

- Lưu trữ báo cáo tự đánh giá và các minh chứng.

- Đề xuất kế hoạch cải tiến chất lượng sau tự đánh giá nhằm nâng cao chất lượng giáo dục theo quy định.

- Hàng năm, đề xuất bổ sung và thực hiện cập nhật báo cáo tự đánh giá theo hiện trạng của Trường (dưới dạng báo cáo bổ sung hàng năm).

2. Các khoa có nhiệm vụ:

- Căn cứ kế hoạch đánh giá chất lượng giáo dục cấp Trường, Trưởng các khoa tham gia các nhóm chuyên trách, tổ chức thu thập minh chứng, viết báo cáo tự đánh giá theo sự phân công của Ban Giám hiệu.

- Duy trì và cải tiến chất lượng trong thời hạn Chứng chỉ kiểm định chất lượng có giá trị trong phạm vi của đơn vị.

-Thực hiện công khai cam kết chất lượng giáo dục, điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục theo quy định trong phạm vi của đơn vị.

3. Các phòng chức năng có nhiệm vụ:

- Cử cán bộ tham gia các nhóm công tác chuyên trách để thu thập số liệu, minh chứng, viết báo cáo tự đánh giá trong phạm vi của đơn vị.

- Phối hợp với Trung tâm Đảm bảo Chất lượng Đào tạo xây dựng và thực hiện kế hoạch đảm bảo chất lượng trong phạm vi của đơn vị.

- Cung cấp các minh chứng cần thiết cho hoạt động đánh giá Trường.



Điều 75. Kiểm định chất lượng chương trình đào tạo

1. Trung tâm Đảm bảo Chất lượng Đào tạo có nhiệm vụ:

- Là bộ phận thường trực giúp Ban Giám hiệu trong công tác tự đánh giá và đánh giá ngoài cho các chương trình đào tạo.

- Phối hợp với các đơn vị thực hiện triển khai công tác tự đánh giá chương trình đào tạo gồm đề xuất thành lập Hội đồng tự đánh giá chương trình đào tạo, lập kế hoạch, tổ chức thực hiện các hoạt động tự đánh giá chương trình đào tạo, tổ chức tập huấn cho các bên tham gia và hoạt động tự đánh giá, thu thập thông tin và minh chứng phục vụ báo cáo tự đánh giá chương trình đào tạo.

2. Các khoa có nhiệm vụ:

- Giới thiệu nhân sự, thành phần tham gia Hội đồng tự đánh giá, Ban thư ký.

- Phối hợp với Trung tâm Đảm bảo Chất lượng Đào tạo và các phòng chức năng thu thập thông tin và minh chứng.

- Xử lý, phân tích các thông tin và minh chứng thu được và viết báo cáo tự đánh giá.

- Công bố báo cáo tự đánh giá chương trình đào tạo cho toàn thể cán bộ và sinh viên trong khoa.

- Lập danh sách, mời và quán triệt mục đích, nội dung, yêu cầu cho các đối tượng tham gia (cán bộ, sinh viên, cựu sinh viên, nhà tuyển dụng) khi trả lời phỏng vấn của đoàn chuyên gia đánh giá ngoài.

- Chuẩn bị, sắp xếp các điều kiện về cơ sở vật chất phục vụ đào tạo trong phạm vi sử dụng của đơn vị để đoàn chuyên gia đánh giá ngoài kiểm tra.

- Tổ chức, duy trì cơ sở dữ liệu về các hoạt động của chương trình đào tạo để làm minh chứng cho đoàn đánh giá ngoài.

- Chịu trách nhiệm duy trì và cải tiến chất lượng trong thời hạn Chứng chỉ kiểm định chất lượng có giá trị.

3. Các phòng chức năng có nhiệm vụ:

- Lãnh đạo các phòng tham gia Hội đồng tự đánh giá chương trình đào tạo; tham gia ban chỉ đạo đánh giá chương trình đào tạo theo sự phân công của Hiệu trưởng.

- Cung cấp các minh chứng cần thiết cho báo cáo tự đánh giá chương trình đào tạo.

- Đại diện lãnh đạo phòng tham gia trả lời phỏng vấn của đoàn chuyên gia đánh giá ngoài chương trình đào tạo theo chức năng, nhiệm vụ được phân công.

Điều 76. Lấy ý kiến phản hồi của người học về học phần

1. Trung tâm Đảm bảo Chất lượng Đào tạo có nhiệm vụ:

- Xây dựng kế hoạch triển khai lấy ý kiến cho từng học phần, thông báo bằng văn bản cho từng đối tượng liên quan.

- Cung cấp phiếu phản hồi về học phần cho các đơn vị.

- Phân công cán bộ tổ chức phát và thu phiếu khảo sát và hướng dẫn người học điền thông tin và trả lời phiếu, giám sát việc trả lời phiếu.

- Xử lý và phân tích số liệu và viết báo cáo kết quả lấy ý kiến phản hồi đối với từng giảng viên, gửi các bên liên quan theo quy định.

- Định kỳ thông báo kết quả đến Ban Giám hiệu và Thủ trưởng các đơn vị về kết quả lấy ý kiến phản hồi đối với từng giảng viên.

2. Các khoa có nhiệm vụ:

- Phổ biến tới người học mục đích, nội dung lấy ý kiến phản hồi.

- Cử cán bộ tham gia phối hợp phát phiếu khảo sát theo quy định.

- Trao đổi với giảng viên trong Khoa về kết quả phản hồi và đề xuất, kiểm tra giám sát việc thực hiện các hoạt động cải tiến chất lượng giảng dạy trong học kỳ tiếp theo.

3. Các phòng chức năng có nhiệm vụ:

- Hàng năm, căn cứ vào kết quả phản hồi của sinh viên, Phòng Tổ chức Cán bộ, Phòng Đào tạo, Phòng Đào tạo Sau đại học, đề xuất kế hoạch, biện pháp cải tiến, nâng cao chất lượng giảng dạy của giảng viên.

- Căn cứ vào kết quả phản hồi của sinh viên, Phòng Đào tạo và Phòng Đào tạo Sau đại học có giải pháp điều chỉnh mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo phù hợp với quy định hiện hành.

- Căn cứ vào kết quả phản hồi của sinh viên, Phòng Thanh tra - Pháp chế có giải pháp tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động tổ chức và quản lý đào tạo của các đơn vị.

Điều 77. Giảng viên tự đánh giá

1. Trung tâm Đảm bảo Chất lượng Đào tạo có nhiệm vụ:

- Lập kế hoạch triển khai nhiệm vụ giảng viên tự đánh giá; thông báo bằng văn bản đến các đối tượng liên quan (tất cả giảng viên cơ hữu giảng dạy trong năm học tại các đơn vị đào tạo: giảng viên trong biên chế, giảng viên hợp đồng từ 1 năm trở lên và không xác định thời hạn, giảng viên kiêm nhiệm là cán bộ quản lý).

- Bổ sung và hoàn thiện phiếu giảng viên tự đánh giá phù hợp với đặc thù công tác đào tạo của Nhà trường.

- Phổ biến đến Thủ trưởng các đơn vị về mục đích, yêu cầu và quy trình tự đánh giá của giảng viên.

- Tổng hợp kết quả tự đánh giá của giảng viên để báo cáo Hiệu trưởng và cấp trên theo quy định.

2. Các khoa có nhiệm vụ:

- Chỉ đạo và thông tin đầy đủ về mục đích, yêu cầu, quy trình và hướng dẫn giảng viên trong đơn vị tự đánh giá theo mẫu.

- Giảng viên nghiên cứu, sử dụng kết quả đánh giá để cải tiến chất lượng nhiệm vụ giảng dạy, nghiên cứu khoa học.

3. Các phòng chức năng có nhiệm vụ:

- Hàng năm, căn cứ vào kết quả tự đánh giá của giảng viên, Phòng Tổ chức Cán bộ đề xuất kế hoạch, biện pháp cải tiến, nâng cao chất lượng thực hiện nhiệm vụ giảng dạy, nghiên cứu khoa học; quản lý và sử dụng; bồi dưỡng, đào tạo và phát triển đội ngũ giảng viên để trình Hiệu trưởng xem xét, quyết định.

- Căn cứ vào kết quả tự đánh giá của giảng viên, Phòng Đào tạo và Phòng Đào tạo Sau đại học có giải pháp điều chỉnh cho phù hợp với quy định hiện hành.



Điều 78. Lấy ý kiến phản hồi của cựu người học, nhà sử dụng lao động

1. Trung tâm Đảm bảo Chất lượng Đào tạo có nhiệm vụ:

- Xây dựng kế hoạch chi tiết, thông báo bằng văn bản đến các khoa.

- Trung tâm Đảm bảo Chất lượng Đào tạo làm đầu mối tổ chức lấy ý kiến phản hồi của người sử dụng lao động.

- Điều phối, kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện khảo sát của các khoa.

- Cung cấp đầy đủ phiếu lấy ý kiến cho các đơn vị.

- Xử lý dữ liệu khảo sát.

- Định kỳ báo cáo Ban Giám hiệu và thông báo kết quả khảo sát đến Thủ trưởng các đơn vị.

2. Các khoa có nhiệm vụ:

- Lập danh sách cần khảo sát; phát và thu phiếu khảo sát theo hướng dẫn.

- Gửi kết quả khảo sát về Trung tâm Đảm bảo Chất lượng Đào tạo để xử lý và phân tích.

- Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp cải tiến chất lượng đào tạo theo đánh giá của cựu người học, nhà sử dụng lao động trong phạm vi của đơn vị.

3. Các phòng chức năng có nhiệm vụ:

- Phòng Chính trị và Công tác Sinh viên làm đầu mối tổ chức lấy ý kiến phản hồi của cựu người học.

- Căn cứ vào kết quả tự đánh giá của giảng viên, Phòng Đào tạo và Phòng Đào tạo Sau đại học đề xuất kế hoạch, biện pháp điều chỉnh cho phù hợp với quy định hiện hành.

Điều 79. Lấy ý kiến phản hồi về chất lượng các hoạt động hỗ trợ người học

1. Trung tâm Đảm bảo Chất lượng Đào tạo có nhiệm vụ:

- Xây dựng kế hoạch chi tiết, thông báo bằng văn bản đến các khoa để lấy ý kiến phản hồi về chất lượng các hoạt động hỗ trợ người học.

- Điều phối, kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện khảo sát của các khoa.

- Cung cấp đầy đủ phiếu cho các đơn vị.

- Xử lý phiếu và viết báo cáo kết quả khảo sát, gửi các bên liên quan theo quy định.

- Viết báo cáo tổng hợp và kiến nghị gửi các bên liên quan theo quy định hiện hành.

2. Các khoa có nhiệm vụ:

- Phân công cán bộ lập danh sách cần khảo sát; phát và thu phiếu khảo sát theo hướng dẫn.

- Gửi phiếu khảo sát tới Trung tâm Đảm bảo Chất lượng Đào tạo để xử lý và phân tích.



Điều 80. Xếp hạng đại học của các tổ chức quốc tế

- Trung tâm Đảm bảo Chất lượng Đào tạo phối hợp với Phòng Đối ngoại và Hợp tác Đào tạo Quốc tế, các đơn vị trong Trường lập danh sách các nhà khoa học nước ngoài có uy tín tham gia đánh giá các ngành khoa học và Trường theo xếp hạng quốc tế.

- Báo cáo danh sách các nhà khoa học nước ngoài dự kiến tham gia đánh giá tới Đại học Quốc gia Hà Nội.

- Gửi thư đề nghị các nhà khoa học nước ngoài tham gia chương trình đánh giá xếp hạng theo các hình thức khác nhau.



Điều 81. Văn hóa chất lượng

1. Trung tâm Đảm bảo Chất lượng Đào tạo có nhiệm vụ:

- Phối hợp với các đơn vị xây dựng mô hình, chuẩn mực, hệ giá trị của văn hóa chất lượng trong Nhà trường.

- Tham mưu và đề xuất Ban Giám hiệu ban hành và tổ chức thực hiện các quy chế, quy định về đảm bảo chất lượng giáo dục trong đơn vị như các quy định về kiểm định chất lượng giáo dục, đánh giá chất lượng, quy định về xây dựng và phát triển văn hóa chất lượng, các quy trình ISO trong đơn vị.

- Phối hợp với các đơn vị trong việc xây dựng chiến lược, kế hoạch nhiệm vụ năm học, tiến độ và công việc đảm bảo chất lượng.

- Tổ chức các hội nghị, hội thảo liên quan về xây dựng và phát triển văn hóa chất lượng.

2. Các đơn vị có nhiệm vụ:

- Xây dựng, cụ thể hóa các quy định về văn hóa chất lượng tại đơn vị.

- Phòng Thanh tra - Pháp chế kiểm tra, giám sát định kì các hoạt động đảm bảo chất lượng và xây dựng văn hóa chất lượng của các đơn vị trong Trường.

CHƯƠNG IX



Каталог: userfile -> User -> minhle -> files
files -> BBỘ NỘi vụ Số: 04/2005/tt-bnv ccộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
files -> BỘ NỘi vụ CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> Căn cứ Bộ luật Lao động ngày 23 tháng 6 năm 1994 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động ngày 02 tháng 4 năm 2002; Luật Bảo hiểm xã hội ngày 29 tháng 6 năm 2006
files -> BỘ TÀi chính số: 141 /2011 /tt-btc cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
files -> §¹i häc Quèc gia Hµ Néi Céng hßa x· héi chñ nghÜa viÖt nam §éc lËp Tù do H¹nh phóc
files -> CHÍnh phủ Số: 152
files -> Căn cứ Luật Giáo dục đại học ngày 18 tháng 6 năm 2012
files -> BỘ NỘi vụ CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
files -> ĐẠi học quốc gia hà NỘI
files -> Ủy ban nhân dân các tỉnh/thành phố thuộc khu vực Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ

tải về 0.75 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương