Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia qcvn 46 : 2012/btnmt



tải về 2.51 Mb.
trang3/14
Chuyển đổi dữ liệu08.06.2018
Kích2.51 Mb.
#39690
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   14

Với số liệu của 13h, 19h như trên, ta có:

Lúc 14h có D14 = + 1,2 + (14 - 13) x = + 1.2 - 0.1 = + 1.1

Tính tương tự cho các giờ 15h, 16h, 17h, 18h, sẽ được số hiệu chính như bảng trên.

Sau khi tìm được số hiệu chính cho từng giờ, sẽ tính được các trị số khí áp đã hiệu chính, như bảng trên. Thường ở các trạm sử dụng bảng tính sẵn để làm hiệu chính.

d) Trường hợp giản đồ có mốc bậc thang≥ 0,5hPa (≥ 0,5oC) phải làm 2 số hiệu chính.

Thí dụ: Sai số lúc 13 giờ - 0,2; lúc 19 giờ có mốc bậc thang, đọc được là 1001,5 và 1002,3; khí áp mực trạm 19 giờ 1002,5; và sai số lúc 1 giờ - 0,1.

Tính 2 số hiệu chính: + Đoạn 13 giờ (- 0,2) đến 19 giờ (1002,5 - 1001,5 = + 1,0)

+ Đoạn 19 giờ (1002,5 - 1002,3 = + 0,2) đến 1 giờ (- 0,1)

e) Tìm áp triều và tính hiệu chính của các trị số áp triều:

Hàng ngày từ 0h đến 24h, khí áp có hai lần lên và hai lần xuống. Lần xuống thứ nhất - gọi là tối thấp thứ nhất - thường xảy ra từ 0h đến 7h, lần lên thứ nhất - gọi là tối cao thứ nhất - thường xảy ra từ 7h đến 13h, lần xuống thứ hai - gọi là tối thấp thứ hai - thường xảy ra từ 13h đến 19h, lần lên thứ hai - gọi là tối cao thứ hai - thường xảy ra từ 19h đến 1h hôm sau. Tìm những điểm thấp nhất và cao nhất ở các khoảng thời gian tương ứng trên giản đồ, đánh dấu các điểm ấy bằng các mũi tên, đọc trị số, ghi giờ, phần lẻ giờ theo phần mười và tính số hiệu chính cho các trị số đó.

Nếu các trị số xuất hiện đúng giờ tròn thì lấy trị số đã hiệu chính ở các giờ đó; nếu áp triều ở khoảng hai giờ tròn, thì chia giờ tròn thành 6 phần, trị số hiệu chính ở hai giờ được xem như trị số hiệu chính từ hai mốc cơ sở và tính số hiệu chính theo công thức trên.



Thí dụ: Trên giản đồ khí áp ký đọc được trị số tối thấp thứ hai vào lúc 14h40 là 997,1hPa. Trị số hiệu chính lúc 14h là + 1,1; lúc 15h là + 1,0, số hiệu chính lúc 14h40 sẽ là:

D14h40 = + 1,1 + 4 x = +1,1 - 0,1 = 1,0

Vậy trị số tối thấp thứ hai đã hiệu chính là: 997,1 + 1,0 = 998,1hPa.

Các trị số tối cao hay tối thấp xuất hiện vào nhiều giờ liên tiếp, chọn trị số áp triều vào giờ xuất hiện đầu tiên. Chú ý chọn tối cao ưu tiên số đọc trên giản đồ cao hơn, chọn tối thấp ưu tiên số đọc trên giản đồ thấp hơn.

Trường hợp có gió mùa Đông bắc tràn về, đường ghi khí áp ký đi lên từ 19 giờ ngày hôm trước đến 1 - 2 giờ ngày hôm sau, sau đó đường ghi khí áp ký đi xuống, chọn tối cao thứ 2 vào thời điểm đó, ghi giờ xuất hiện là 25,0 hay 26,0.

Trường hợp có gió mùa Đông bắc tràn về, đường ghi khí áp ký đi lên liên tục từ 19 giờ hôm trước đến 6 - 7 giờ hôm sau, áp triều bị phá vỡ, không chọn tối cao thứ 2 ngày hôm trước và tối thấp thứ 1 ngày hôm sau.

Trường hợp có bão, đường ghi khí áp ký đi xuống liên tục, áp triều bị phá vỡ, không chọn áp triều.

g) Tìm trị số tối cao, tối thấp trong ngày:

Trị số khí áp cao nhất và thấp nhất trong ngày được chọn từ 0h đến 24h. Trị số tối cao thường trùng với một trong hai trị số tối cao của áp triều, trị số tối thấp thường trùng với một trong hai trị số tối thấp của áp triều. Trường hợp do dông mạnh, khí áp tăng vọt lên, hay tụt hẳn xuống, áp triều không chọn vào các trị số này, nhưng trị số đó cao hơn hoặc thấp hơn trị số áp triều, thì chọn trị số tối cao hay tối thấp của ngày vào vị trí đó và tính số hiệu chính như phương pháp trên.

Khi có gió mùa Đông bắc hay bão, áp triều bị phá vỡ, không chọn áp triều, vẫn chọn trị số tối cao, tối thấp hàng ngày.

II. QUAN TRẮC GIÓ BỀ MẶT

1. Quan trắc gió bằng máy gió Vild

Phương pháp quan trắc:

Quan trắc máy gió Vild tiến hành theo trình tự sau:

a) Quan trắc hướng gió: quan trắc viên đứng dưới đầu phong tiêu, quan sát dao động của phong tiêu trong 2 phút, ước định hướng thịnh hành theo la bàn 16 hướng. Nếu trong khoảng 2 phút, phong tiêu chỉ xê dịch trong khoảng một độ la bàn 16 hướng, ghi hướng gió đó và đặc điểm hướng là định hướng. Nếu trong khoảng 2 phút, phong tiêu xê dịch quá một độ la bàn 16 hướng, đặc điểm là đổi hướng. Ghi hướng gió là hướng phong tiêu dừng lại lâu nhất (Hình 5a).

b) Sau khi xác định hướng gió, quan trắc viên bước sang bên phải, đứng ở vị trí vuông góc với phong tiêu phía vành răng, quan sát vị trí dao động của bảng trên vành răng trong 2 phút và xác định tốc độ gió (Hình 5b).



Hình 5a. Vị trí phong tiêu



Hình 5b. Xác định vị trí của bảng



Vành cung răng có 8 răng, tuần tự từ răng 0 đến răng 7. Căn cứ vị trí của bảng trên vành răng, xác định tốc độ gió theo bảng 1 dưới đây:


tải về 2.51 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   14




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương