Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia qcvn 46 : 2012/btnmt


Quan trắc hiện tượng khí tượng



tải về 2.51 Mb.
trang14/14
Chuyển đổi dữ liệu08.06.2018
Kích2.51 Mb.
#39690
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   14

3. Quan trắc hiện tượng khí tượng

Hiện tượng khí tượng được theo dõi liên tục suốt ngày đêm. Quan trắc hiện tượng khí tượng bao gồm: Xác định loại hiện tượng, thời gian bắt đầu và chấm dứt đặc điểm (tính chất) và cường độ hiện tượng; một số hiện tượng cần xác định hướng xuất hiện và kích thước của hiện tượng.

3.1. Xác định hiện tượng khí tượng: Căn cứ vào hiện tượng xẩy ra tại trạm hoặc vùng lân cận đối chiếu với mô tả trên để xác định loaị hiện tượng khí tượng. Khi xác định hiện tượng cần kết hợp với mây , với tầm nhìn ngang.... để đảm bảo chính xác.

Dưới đây là một số thủy hiện tượng và mây nguồn gốc sinh ra chúng:



BẢNG MỘT SỐ HIỆN TƯỢNG KHÍ TƯỢNG VÀ MÂY NGUỒN GỐC CỦA CHÚNG

Bảng 17

Thủy hiện tượng

Mây

As

Ns

Sc

St

Cu

Cb

Mưa

+

+

+










Mưa phùn










+







Tuyết

+

+

+







+

Mưa rào













+

+

Mưa đá













+

+

Tuyết hạt










+







Tuyết rào
















+

Mưa đá nhỏ

+

+

+







+

3.2. Thời điểm bắt đầu và chấm dứt: Thời điểm bắt đầu là thời điểm quan sát được hiện tượng mới hình thành hay xuất hiện. Thời điểm chấm dứt là thời điểm mà hiện tượng đã kết thúc hay biến dạng. Thời điểm bắt đầu và chấm dứt ghi chính xác tới phút.

3.3. Xác định cường độ hiện tượng: Cường độ hiện tượng khí tượng được phân ra ba mức: nhẹ (nhỏ hay yếu) ký hiệu số 0; trung bình (vừa phải) không ghi ký hiệu; mạnh (lớn hay nhiều) ký hiệu số 2.

Cường độ hiện tượng xác định theo lượng: Mưa, mưa rào, sương, sương muối.

Cường độ hiện tượng xác định theo độ dầy: Mưa đông kết, tuyết.

Cường độ hiện tượng xác định theo tầm nhìn ngang: Mù, sương mù, mù khô, mưa phùn.

Cường độ hiện tượng xác định theo biểu hiện của các yếu tố khác: Dông.

Cường độ hiện tượng khí tượng xác định theo bảng 18.

a) Xác định cường độ hiện tượng theo lượng:

- Đối với mưa:

+ Mưa nhẹ: Lượng nước ≤ 2,5mm trong một giờ, với cường độ tối đa ≤ 0,25mm trong 6 phút.

+ Mưa trung bình: Lượng nước từ 2,6 đến 7,5 mm trong một giờ, với cường độ tối đa trong khoảng từ 0,26 mm đến 0,75 mm trong 6 phút.

+ Mưa mạnh: Lượng nước từ 7,6 mm trở lên trong một giờ với cường độ ≥ 0,76mm trong 6 phút.

- Đối với sương, sương muối:

+ Sương nhẹ: Hạt sương trên ngọn cỏ, lá cây nhỏ và thưa, phải chú ý mới thấy hiện tượng.

+ Sương trung bình: Hạt sương lớn và nhiều, lượng sương đọng trong vũ kế < 0,05mm.

+ Sương nhiều: hạt sương lớn và nhiều, lượng sương đọng trong vũ kế từ 0,05mm trở lên.

b) Xác định cường độ hiện tượng theo độ dầy:

Mưa đông kết, tuyết, cường độ hiện tượng xác định theo độ dầy của các lớp thủy hiện tượng ấy, đơn vị là cm.

c) Xác định cường độ hiện tượng theo tầm nhìn ngang:

Những hiện tượng làm giảm tầm nhìn ngang, thì xác định cường độ của chúng tuỳ theo mức độ làm giảm tầm nhìn ngang. Quan hệ giữa tầm nhìn ngang và cường độ một số hiện tượng mô tả xem bảng 18.

d) Xác định cường độ theo sự biểu hiện của hiện tượng qua các yếu tố khác:

Cường độ dông được xác định theo sự thay đổi về tốc độ gió và sự biến thiên của nhiệt độ, ẩm độ và khí áp.

- Dông nhẹ: Có dông, nhưng trên giản đồ các máy nhiệt ký, ẩm ký, khí áp ký không có móc dông.

- Dông trung bình: Gió trong cơn dông tương đối lớn nhưng chưa đạt tới tốc độ gió mạnh. Trên các giản đồ nhiệt ký, ẩm ký, khí áp ký có móc dông.

- Dông mạnh: Gió trong cơn dông đạt tới tốc độ gió mạnh. Trên giản đồ nhiệt ký, ẩm ký, khí áp ký có móc dông.

3.4. Xác định tính chất liên tục hay cách khoảng của hiện tượng:

Một hiện tượng khí tượng xuất hiện liên tiếp thì tính chất của hiện tượng là liên tục; ngược lại, nếu trong thời gian đó có lúc chấm dứt rồi lại xuất hiện, thời gian chấm dứt ≤ 10 phút, thì tính chất là cách khoảng. Nếu thời gian chấm dứt > 10 phút, thì tính sang đợt khác.

Ký hiệu tính chất liên tục, ghi “ -” , tính chất cách khoảng, ghi “ ...” , đặt giữa thời điểm bắt đầu và chấm dứt của hiện tượng.

3.5. Hướng xuất hiện của hiện tượng khí tượng:

Các hiện tượng: Vòi rồng, cầu vồng, chớp, sương mù đằng xa, mưa đằng xa, phải ghi hướng xuất hiện của hiện tượng.

3.6. Kích thước hiện tượng khí tượng:

a) Khi có mưa đá, cần ghi rõ kích thước, trọng lượng, hình dạng những hạt phổ biến và hạt lớn nhất.

Tính trọng lượng trung bình hạt mưa đá bằng cách, đếm một số hạt bỏ vào ống đo mưa của vũ kế, chờ đá tan hết, đọc số độ chia trên ống rồi nhân 2 (vì mỗi độ chia ứng với 2 cm3), đem kết quả chia cho số hạt mưa

Thí dụ: 25 hạt mưa đá tan đo được 16 độ chia, vậy trọng lượng của một hạt mưa đá sẽ là:

(2 x 16) : 25 = 1,3 gam

Lấy thước kẹp đo đường kính của hạt mưa đá lớn nhất và nhỏ nhất. Hạt mưa lớn nhất báo ở nhóm 939nn của mã luật SYNOP

b) Quầng phải xác định kích thước góc 22o hay 46o. Thông thường quầng 46o chỉ quan sát được một phần phía trên.

3.7. Hiện tượng khí tượng đặc biệt

Là các hiện tượng theo quy định quốc gia.

a) Gió lớn

Gió có tốc độ trung bình trong 2 phút vượt quá 15m/s, quan sát được ở các kỳ quan trắc trong khoảng thời gian giữa các kỳ quan trắc.

Ứng với cấp Bô-fo gió lớn và gió từ cấp 7 trở lên.

Quan trắc bằng máy Vild thì gió lớn ứng với tốc độ trên răng 6 đối với máy bảng nhẹ hay từ răng 4 trở lên đối với máy bảng nặng.

b) Tố


Gió tăng tốc độ đột ngột, hướng cũng thay đổi bất chợt, nhiệt độ không khí xuống mạnh ẩm độ nhanh thường kèm theo dông, mưa rào hoặc mưa đá (Xem ww = 18, Mã luật khí tượng bề mặt xuất bản năm 1998).

c) Bão


Một áp thấp nhiệt đới hình thành trên Thái - Bình - Dương, hay trên biển Đông, khi tốc độ gió đạt từ cấp 8 trở lên, ngánh khí tượng thủy văn nước ta gọi là bão.

Bão di động đến đâu thường mang theo gió, mưa đến đó.

Khi có các hiện tượng thời tiết nguy hiểm xảy ra ở khu vực tại trạm hay xung quanh trạm, cần kiểm tra làm báo cáo BKT8 gửi về Tổng cục.

BẢNG QUY ĐỊNH CƯỜNG ĐỘ HIỆN TƯỢNG



Bảng 18

Cường độ

Nhẹ (nhỏ) 0

Trung bình (vừa)

Mạnh (to) 2

Ký hiệu

Hiện tượng

Lượng nước < 2,5 mm trong một giờ, hay cường độ lớn nhất trong 6 phút < 0,25 mm.

Lượng nước từ 2,5 mm đến 7,5 mm trong 1 giờ hay cường độ từ 0,25 mm đến 0,75 mm trong 6 phút.

Lượng nước  7,5mm trong 1 giờ, hay cường độ nhỏ nhất là 0,76mm trong 6 phút





Mưa và mưa rào

Mưa rơi từng hạt rõ rệt, không có hiện tượng mưa bay, hạt mưa rơi xuống đả, hay ngói không bắn tung toé, sau khi mưa 2 phút thì đá hay ngói mới ướt, hạt mưa rơi trên mái ngói thành tiếng tí tách.

ww = 60,61, 80

W  10 Km


Mưa rơi thành đường, khó nhìn thấy hạt mưa. Mưa đến vật rắn hay mái ngói nước bắn tung toé. Mưa rơi trên mái ngói thảnh tiếng rào rào.

ww = 62, 63, 81

Riêng với mưa

4Km  W  10 Km



Mưa như trút nước thành màn mờ mịt. Mưa đến vật rắn, nước bắn cao mấy cm, nước đọng thành vũng rết nhanh. Mưa rơi trên mái ngói thành tiếng ầm ầm. Tầm nhìn ngang xấu.

ww = 64, 65, 82



W < 4 Km







Mưa phùn

Tuyết


Tuyết rào

Tầm nhìn ngang

> 1Km


ww = 50, 51, 70, 71, 85

Tầm nhìn ngang từ

0,5 Km -1Km

ww = 52, 53, 72, 73, 86


Tầm nhìn ngang

< 0 5 Km

ww = 54, 55, 74 ,75, 86





Mưa đông kết

Mưa phùn đông kết



Trong 1 giờ, hạt đông kết tụ trên dây điện có độ dày < 3.2 mm.

ww = 56,66



Trong 1 gíở hạt đông kết tụ trên đây điện có độ đày từ 3.2 mm đến 6,4 mm.

ww = 57, 67



Trong 1 giờ hạt đông kết tụ trên dây điện có độ dày >6.4 mm.

ww = 57, 67







Mưa đá

Mưa đá phùn (nhỏ)



Nhẹ (nhỏ) 0

Trung bình (vừa)

Mạnh (to) 2

Chỉ thấy một ít hạt mưa đá, không thấy hạt mưa đá chồng chất trên mặt đất.

ww - 87, 89



Đã có hạt mựa đá chồng chất trên mặt đẳt, tuy chưa nhiều.

ww = 88, 90



Hạt mưa đá rơi hàng loạt, nhanh chóng chồng chất trên mặt đất. .

ww = 88, 90





Dông

Có sấm, tiếng một hay sấm rền, khi mây Cb trán tới, gió chưa đạt mức “gió lớn" và khống có móc dông trên giản đồ khí áp k1, nhiệt ký, ẩm ký.

ww = 95, 96 (có giáng thủy)



Có sấm tiếng một hay sấm rền, khi mây Cb tràn tới, gió chưa đạt mức “gió lớn” nhưng có móc dông trên giàn đồ khí áp ký, nhiệt ký, ẩm ký.

ww = 95, 96 (có giáng thủy)



Sấm to nổ liên hồi, khi mây Cb trán tới, gió đạt mức “gió lớn" và có móc dông trên giản đồ khí áp ký, nhiệt ký, ẩm ký.

ww = 97, 99 (có giáng thủy)



Dông không có giáng thủy ww = 17



Sương móc

Sương muối



Hạt sương nhỏ và thưa, phải chú ý mới thấy.

Hạt sương lớn và nhiều, nhưng lượng đọng trong vũ kế chưa tới 0,05 mm.

Hạt sương lớn và nhiều, lượng đọng trong vũ kế chưa tới 0,05 mm.



Sương mù

Tầm nhìn ngang (W)

0,5 Km  W < 1Km



Tẩm nhìn ngang (W)

50m  W < 500m



Tầm nhìn ngang (W)

W < 50m






4Km  w< 10Km

2Km  W < 4Km

1Km  W < 2Km



Mù khô

2Km  W < 10Km

1Km  W < 2Km

W < 1Km

PHỤ LỤC 3

PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH VỀ QUAN TRẮC KHÍ TƯỢNG TRÊN CAO



I. QUAN TRẮC THÁM KHÔNG VÔ TUYẾN

1. Quy định về phương pháp và chế độ quan trắc thám không vô tuyến

1.1. Phương pháp thám không vô tuyến là phương pháp vô tuyến được thực hiện bằng máy thám không buộc vào bóng thám không thả bay tự do vào khí quyển với tốc độ thăng xác định. Bộ cảm ứng của máy thám không cảm nhận sự biến thiên của các yếu tố khí tượng như khí áp, nhiệt độ, độ ẩm trong các lớp khí quyển tự do mà nó bay qua. Sự biến thiên này sẽ được mã hóa thành tín hiệu dưới dạng tần số và truyền phát bằng phương pháp vô tuyến về mặt đất. Thiết bị ở mặt đất sẽ thu nhận và xử lý các thông tin kể trên phản ánh sự biến thiên của các yếu tố khí tượng theo độ cao.

Tốc độ và hướng gió được xác định bằng phương pháp định vị máy thám không trong không gian theo nguyên lý định vị GPS, LoRan-C, tín hiệu đạo hàng, kinh vĩ vô tuyến, kinh vĩ quang học hoặc ra đa.

1.2. Chế độ thám không:

a) Quy định giờ thả máy: Theo quy định thống nhất của Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO), trạm TKVT thực hiện tối đa 4 kỳ thám không/ngày vào các thời điểm là 00:00Z, 06:00Z, 12:00Z, và 18:00Z (giờ quốc tế); tương ứng với các thời điểm 07:00, 13:00, 19:00 và 01:00 giờ (giờ Hà Nội). Tùy theo tình hình và nhiệm vụ cụ thể mà chế độ thám không có thể thay đổi về số kỳ quan trắc trong ngày.

b) Các kỳ quan trắc thám không có thể được thực hiện trước hoặc sau giờ quy định, tuy nhiên chỉ được phép sớm nhất là 29 phút và muộn nhất là 60 phút.



2. Quy định về kiểm tra, phát báo, báo cáo và giao nộp kết quả quan trắc thám không vô tuyến

2.1. Kiểm tra kết quả quan trắc:

a) Mục đích của kiểm soát số liệu: Kịp thời loại bỏ hoặc sửa chữa các sai sót nếu có, đảm bảo độ chính xác của số liệu phát báo và lưu trữ, trên cơ sở đó giúp các trạm nâng cao chất lượng quan trắc và phục vụ.

b) Các kết quả quan trắc trước khi phát báo phải được kiểm tra.

2.2. Phát báo kết quả quan trắc:

a) Số liệu thám không được mã hóa theo quy định của Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) và gồm 4 phần TTAA, TTBB, TTCC, TTDD.

b) Thời gian phát báo phần TTAA, TTBB chậm nhất là sau 90 phút so với thời điểm thả máy quy định. Phần TTCC, TTDD sẽ được phát báo sau khi kết thúc quan trắc.

2.3. Báo cáo:

a) Báo cáo định kỳ: Hàng tháng Trưởng trạm TKVT lập báo cáo theo mẫu quy định gửi về Đài Khí tượng Thủy văn khu vực, Đài Khí tượng Cao không trước ngày 3 của tháng tiếp theo.

b) Báo cáo đột xuất: Trường hợp có sự cố kỹ thuật về thiết bị - vật tư, sự cố trong quá trình quan trắc…Trưởng trạm phải báo cáo ngay cho Giám đốc Đài KTTV Khu vực và báo cáo cho Đài KTCK bằng điện thoại tới một trong các địa chỉ sau: Giám đốc, Trưởng phòng Máy - Thiết bị, Trưởng phòng Quản lý mạng lưới. Sau đó, trong thời hạn 3 ngày gửi báo cáo bằng văn bản đến hai cơ quan nói trên.

2.4. Giao nộp kết quả quan trắc:

a) Số liệu được chuyển đổi từ files số liệu gốc và in ra theo quy định.

b) Sổ ghi số liệu hiệu chuẩn máy thám không và số liệu khoảnh khắc thả.

c) Số liệu dạng files (**.dc3db hoặc dạng files tương đương) được truyền về Đài Khí tượng Cao không qua mạng Internet 10 ngày/lần vào các ngày 01, 11, 21 hàng tháng.

d) Giao nộp số liệu trên giấy và các loại báo cáo hàng tháng theo đường bưu điện vào ngày 03 hàng tháng.

3. Quy định về thiết bị, dụng cụ, vật tư dùng cho quan trắc thám không vô tuyến

3.1. Trang thiết bị cố định (thiết bị mặt đất): Trang thiết bị cố định ở mặt đất của trạm TKVT phụ thuộc hệ máy thám không mà trạm sẽ sử dụng và phải là thiết bị đang được sử dụng trong mạng lưới thám không toàn cầu theo quy định của Tổ chức Khí tượng thế giới( WMO), cơ bản phải gồm có các thiết bị sau:

a) Thiết bị thu gồm:

- Ăng ten và máy thu tương thích để thu tín hiệu máy thám không.

- Bộ khuyếch đại để khuyếch đại tín hiệu của máy thám không

- Bộ xử lý có nhiệm vụ tự điều chỉnh tần số, xử lý và tính toán để trích xuất được số liệu khí tượng ban đầu (Raw data) sau đó truyền sang bộ xử lý trung tâm.

b) Thiết bị để giải mã tín hiệu thám không và chuyển đổi sang đơn vị khí tượng.

c) Thiết bị chuyển đổi và hiển thị các phép đo khí tượng dưới dạng mã chuyển đến người sử dụng theo yêu cầu.

d) Bộ xử lý tín hiệu hệ thống định vị toàn cầu (GPS) hoặc Loran-C.

e) Phần mềm xử lý số liệu chuyên dụng, có độ bảo mật cao.

f) Bộ hiệu chuẩn máy thám không trước khi thả.

g) Những thiết bị tích hợp, phụ trợ thu nhận và xử lý số liệu hoàn chỉnh theo yêu cầu của WMO được nhà sản xuất cung cấp đầy đủ theo hợp đồng mua sắm thiết bị thám không.

3.2. Máy thám không:

Máy thám không sử dụng vào mục đích quan trắc TKVT phải đáp ứng các yêu cầu sau:

a) Máy đang được sử dụng trong mạng lưới thám không toàn cầu được Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) cho phép sử dụng, nguyên đai kiện với đầy đủ các hồ sơ kỹ thuật, nguồn gốc, thời gian sản xuất.

b) Tất cả các máy thám không trước khi thả phải được hiệu chuẩn tức là hiệu chính theo tiêu chuẩn kỹ thuật đề ra đối với mỗi hệ máy thám không cụ thể đã được WMO phê chuẩn. Nếu máy thám không không đạt tiêu chuẩn kỹ thuật quy định thì phải loại bỏ.

c) Trường hợp không đáp ứng yêu cầu kỹ thuật (bị loại) thì chỉ được phép tối đa là 2%.

d) Máy thám không không gây độc hại cho sức khỏe người sử dụng và môi trường; không có các chức năng khác ngoài chức năng đo đạc các yếu tố khí tượng cơ bản theo quy định của WMO.

3.3. Bóng thám không:

a) Các bóng thám không vô tuyến khi thả lên phải đạt đến độ cao 30 km hoặc hơn nữa và phải có dạng hình cầu hoặc quả lê; phải đàn hồi tốt.

b) Bóng phải có kích cỡ phù hợp và chất lượng tốt để mang được tải trọng yêu cầu (từ 200g đến 2 kg), bay lên với một tốc độ lên thẳng khoảng 300 - 350m/ph.

c) Yêu cầu chất lượng của bóng thám không:

- Độ dãn nở đồng đều và đồng chất (không có chỗ dày, chỗ mỏng).

- Vỏ bóng không có các lỗ thủng li ti, các vết rạn, hoặc các khuyết tật khác.

d) Bóng phải có ngày tháng sản xuất, nguồn gốc xuất xứ, mã sản phẩm.

e) Bảo quản: tránh ánh nắng trực tiếp, nhiệt độ từ 20 đến 250C, độ ẩm xấp xỉ 70%.

f) Thời hạn sử dụng của bóng là: 12 tháng kể từ ngày sản xuất.

3.4. Tần số dùng cho trạm thám không:

Tần số dùng trong quan trắc các hệ máy thám không được quy định bởi Hiệp hội Viễn thông quốc tế ITU (International Telecommunication Union).

Khi mở mới một trạm hoặc di dời một trạm TKVT thì phải xác định dải tần số mà hệ thống quan trắc sẽ sử dụng và làm thủ tục đăng ký sử dụng tần số với đơn vị quản ký tần số để được bảo đảm về lợi ích.

Dưới đây là bảng tần số theo quy định của Hiệp hội viễn thông quốc tế:


Dải tần số

Quan hệ

Các khu vực

400.15 - 406 MHz

Chính

Tất cả

1668.4 - 1700 MHz

Chính

Tất cả

3.5. Khí dùng cho quan trắc thám không vô tuyến:

Khí dùng trong quan trắc thám không vô tuyến là khí Hydro hoặc Heli. Thường dùng nhất là khí Hydro. Khí Hydro có thể sản xuất theo cách điều chế bằng hóa chất, hoặc điện phân nước bảo đảm độ tinh khiết.



II. QUAN TRẮC GIÓ TRÊN CAO BẰNG KINH VĨ QUANG HỌC

1. Quy định về phương pháp và chế độ quan trắc gió trên cao bằng kinh vĩ quang học

1.1. Phương pháp quan trắc gió trên cao bằng kinh vĩ quang học:

Mục đích của phương pháp này là xác định tốc độ và hướng gió ở các độ cao khác nhau. Do đó, phương pháp quan trắc là xác định hình chiếu ngang của bóng ở từng thời điểm cho trước. Để xác định được hình chiếu của bóng cần phải biết góc hướng và độ xa ngang của bóng.

Góc hướng của bóng được đọc trực tiếp theo vòng hướng của máy kinh vĩ khi ngắm bóng.

Độ xa ngang của bóng được tính theo góc cao đọc được từ máy kinh vĩ và độ cao tương ứng của bóng. Độ cao được xác định thông qua tốc độ lên thẳng và thời gian được xác định trực tiếp bằng đồng hồ thời gian thực riêng biệt hoặc đồng hồ tự động được gắn trong máy kinh vĩ.

Các thông số góc cao, góc hướng, độ xa ngang, thời gian và độ cao của bóng ở các thời điểm được tính toán sẽ cho kết quả là tốc độ và hướng gió ở các độ cao khác nhau.

1.2. Chế độ quan trắc gió trên cao bằng kinh vĩ quang học:

a) Quan trắc gió trên cao mỗi ngày từ 1 đến 4 ca vào các giờ 01:00; 07:00; 13:00; 19:00 (Giờ Hà Nội) hoặc quan trắc theo yêu cầu của các cơ quan chức năng theo quy định.

b) Trong thời gian 30 phút trước khi thả bóng phải làm xong mọi công việc chuẩn bị, để tiến hành quan trắc. Giờ trực ca được quy định là trước 1 giờ và sau 3 giờ so với giờ chuẩn.

c) Khi tiến hành 1 ca quan trắc gió trên cao, thực hiện theo các quy định sau:

- Nếu độ cao mây thấp dưới 1000m thì thả bóng để đo độ cao trần mây;

- Nếu độ cao mây trên 1000m thì thả bóng để quan trắc gió trên cao;

- Nếu chỉ có dưới 1/4 mây trung và mây cao mà quan trắc chưa đạt 3100m thì phải thả bóng lại để đạt độ cao lớn hơn;

- Nếu đúng giờ quan trắc mà gặp mưa, sương mù và các hiện tượng thời tiết khác trở ngại cho việc quan trắc thì phải chờ trong khoảng 3 giờ sau khi thời tiết tốt thì tiến hành quan trắc gió trên cao hoặc đo độ cao trần mây;

- Nếu đã thả bóng đo độ cao trần mây mà thời tiết tốt lên, thì phải thả bóng lại để đo gió trên cao. Thời gian quy định là trong khoảng 3 giờ sau so với giờ chuẩn.

- Nếu thời tiết có xu hướng xấu đi thì được phép thả sớm hơn trong khoảng nửa giờ so với giờ chuẩn;

- Mỗi lần quan trắc xong phải quy toán ngay số liệu, kiểm tra sơ bộ kết quả quan trắc, lập mã điện và chuyển ngay về địa chỉ quy định;

- Những ca quan trắc theo giờ quy định chỉ được ngừng quan trắc khi không nhìn thấy bóng. Đối với các quan trắc đặc biệt, phục vụ yêu cầu riêng thì có thể ngừng quan trắc sau khi đó đạt được độ cao cần thiết;

- Trường hợp khi đang quan trắc có mưa, sương mù,… nói chung là các điều kiện không cho phép nhìn thấy bóng và cả trường hợp quan trắc ban đêm khi có gió mạnh không thể thả bóng treo đèn được và hiện tượng đó xảy ra trước nửa giờ và sau 3 giờ so với giờ quan trắc chuẩn thì được phép không thực hiện ca quan trắc. Nguyên nhân không thực hiện ca quan trắc phải được báo cáo cụ thể, rõ ràng trong các báo cáo chuyên môn.

2. Quy định kiểm tra loại bỏ sai số thô, phát báo, báo cáo và giao nộp các kết quả quan trắc gió trên cao bằng máy kinh vĩ quang học

2.1. Kiểm tra loại bỏ sai số thô:

a) Mục đích kiểm tra, loại bỏ sai số thô: Trước khi phát báo kết quả quan trắc, phải tiến hành kiểm tra đầy đủ kết quả số liệu đã quan trắc được, nhằm phát hiện các sai sót về phương pháp quan trắc, cách lắp đặt, điều chỉnh thiết bị và xác định các yếu tố khí tượng để sửa chữa, loại bỏ những sai số thô.

b) Các bước tiến hành kiểm tra, loại bỏ sai số thô:

Bước 1: Kiểm tra toàn bộ các số liệu ghi chép khi lắp đặt, hiệu chỉnh, điều chỉnh thiết bị, xác định các yếu tố khí tượng;

Bước 2: Xem xét, so sánh số liệu hướng và tốc độ gió ở mặt đất trước khi quan trắc (theo phong tiêu) và số liệu gió ở độ cao trung bình lớp đầu tiên xem có phù hợp không. So sánh số đọc góc hướng đầu tiên với hướng gió đầu tiên sau khi quy toán thì sự khác nhau giữa chúng phải gần bằng hoặc bằng 1800;

Bước 3: So sánh góc hướng đọc được cuối cùng có phù hợp với hướng khuất bóng không, thông thường sự khác nhau giữa chúng không lớn hơn 450, nếu có sai số lớn là do thiết bị xê dịch khi quan trắc hoặc xác định hướng khuất bóng sai;

Bước 4: Xem xét biến trình của gió từ mức này sang mức khác có đúng theo 2 nguyên tắc sau không: trị số góc cao giảm theo độ cao thì tốc độ gió tăng theo độ cao và ngược lại trị số góc cao tăng theo độ cao thì tốc độ gió giảm theo độ cao; Sự tăng của góc hướng theo độ cao thì hướng gió sẽ chuyển sang phải theo độ cao, ngược lại nếu góc hướng giảm theo độ cao thì hướng gió chuyển sang trái theo độ cao;

Bước 5: Phân tích sự biến đổi gió ở các thời điểm quy toán với các số liệu liền kề, gió ở các độ cao tiêu chuẩn, gió ở các mặt đẳng áp tiêu chuẩn. So sánh sự biến đổi và phân bố gió theo độ cao của kỳ quan trắc này với 3 đến 5 kỳ quan trắc kế cận;

Bước 6: Kiểm tra sai số máy định kỳ 10 ngày 1 lần để xác định sai số máy có trong phạm vi cho phép hay không, từ đó có thể phải thực hiện lại việc kiểm tra để khẳng định sai số máy cần hiệu chính, sửa chữa hoặc thay máy mới;

Bước 7: Phân tích sự đúng đắn khi quan trắc mây. Kiểm tra về loại mây, lượng mây và dạng mây cần dựa vào điều kiện thời tiết ở thời điểm quan trắc và các kỳ quan trắc kế cận. Các trường hợp ghi sai thứ tự mây có thể xảy ra nhiều. Kiểm tra sự tương ứng giữa dạng mây và độ cao mây, dựa vào bảng tổng kết độ cao của các loại mây để kết luận và loại bỏ sai sót;

Bước 8: Khi so sánh số liệu gió ở các độ cao tiêu chuẩn với số liệu gió ở các kỳ quan trắc kế cận, trước hết phải phân tích tất cả các trường hợp biến đổi đột ngột của gió ở các độ cao. Chú ý rằng sự biến đổi đột ngột của hướng và tốc độ gió có quan hệ mật thiết với sự biến đổi của hệ thống thời tiết. Trường hợp nghi ngờ số liệu thì phải phân tích và tin rằng có sai số thô nào đó khi tiến hành quan trắc, ví dụ có sự thay đổi đột ngột hướng gió thì có thể sai do việc định hướng Bắc không đúng. Cũng cần lưu ý đến tính chất địa hình nơi đặt trạm và ảnh hưởng của nó tới phân bố lớp khí quyển thấp. Phải chú ý đặc biệt đến tốc độ lên thẳng của bóng, điều này cần được làm thận trọng từ bước chuẩn bị và bơm bóng, cần xét trường hợp bóng xì hơi do thủng tốc độ lên thẳng sẽ giảm dần, biểu hiện của nó là sự tăng đột ngột của tốc độ gió ở cuối kỳ quan trắc;

Bước 9: Những sai sót có thể có khi quan trắc ban đêm đó là sự nhầm lẫn giữa bóng đèn mang theo bóng và sao trời;

Bước 10: Phải kiểm tra việc nhập số đọc tọa độ góc cũng như các số liệu khí tượng mặt đất để đảm bảo rằng những số liệu này đã được nhập đúng, đủ;

Bước 11: Kiểm tra sự thiếu, thừa mã điện sau khi quy toán để chọn bổ sung hoặc loại bỏ mã điện thừa.

2.2. Phát báo kết quả quan trắc:

Kết quả quan trắc là mã điện phải được kiểm tra kỹ, phát báo ngay sau ca quan trắc về Đài Khí tượng Thủy văn khu vực, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương hoặc các đơn vị khác khi có yêu cầu chậm nhất là 1 giờ sau khi kết thúc quan trắc.

2.3. Báo cáo kết quả quan trắc:

a) Các báo cáo thường xuyên bao gồm: Báo cáo công tác điều tra cơ bản tại trạm, Báo cáo chất lượng khí hydro.

b) Các báo cáo không thường xuyên bao gồm: Báo cáo sự cố, báo cáo kiến nghị, đề nghị, các văn bản trình cấp trên, thư trao đổi chuyên môn,…v.v.

c) Ngoài các báo cáo bằng văn bản nêu trên, trước khi báo cáo không thường xuyên được gửi đi, trạm có trách nhiệm báo cáo bằng điện thoại đến đơn vị quản lý trực tiếp về chuyên môn của Đài Khí tượng Cao không và Đài Khí tượng Thủy văn khu vực.

2.4. Giao nộp các kết quả quan trắc:

a) Hàng tháng, trạm phải hoàn tất sổ sách, báo biểu và làm các báo cáo để giao nộp về Đài Khí tượng Cao không, chậm nhất là ngày 03 của tháng kế tiếp.

b) Trạm giao nộp kết quả quan trắc trên vật mang tin học về Đài Khí tượng Cao không 10 ngày 1 lần vào sau ca quan trắc các ngày 01; 11; 21 hàng tháng thông qua mạng internet.

c) Kết quả quan trắc của một tháng được lưu trên vật mang bằng giấy hoặc các vật mang khác được giao nộp thông qua hệ thống bưu điện chuyển phát nhanh về Đài Khí tượng Cao không chậm nhất vào ngày 03 của tháng tiếp theo (theo dấu bưu điện nơi gửi).

3. Quy định về tiêu chuẩn bóng quan trắc gió trên cao bằng máy kinh vĩ quang học

3.1. Yêu cầu về chất liệu, màu sắc, hình dáng, độ dày:

a) Bóng được sản xuất bằng chất liệu cao su tổng hợp hoặc cao su tự nhiên.

b) Có các màu trắng, đỏ, vàng hoặc đen.

c) Hình dáng bóng phải đều về màu sắc, độ dày

3.2. Chỉ tiêu về bóng được quy định cụ thể như sau:



Số bóng

(No)

Đường kính chưa dãn nở

(cm)

Trọng lượng

(g)

Chu vi khi bơm cực đại

(cm)

10

10

10 - 15

140

20

20

30 - 40

250

30

30

75 - 95

280

(Bóng phải đạt được đầy đủ cả 3 chỉ tiêu mới được đưa vào sử dụng).

3.3. Yêu cầu bảo quản:

a) Bảo quản trong hộp bìa cứng, có ghi ngày tháng sản xuất, nguồn gốc xuất xứ, mã sản phẩm.

b) Phải được bảo quản trong điều kiện độ ẩm dưới 70%, nhiệt độ từ 10 đến 20oC, tránh ánh nắng trực tiếp của mặt trời, xa các nguồn gây nhiệt và hóa chất dạng axit, bazo, xăng, dầu…



c) Thời gian quá 6 tháng thì cứ 3 tháng một lần đổi vị trí của bóng bằng cách sắp xếp lại.

d) Chỉ sử dụng bóng trong vòng 12 tháng kể từ khi sản xuất.

tải về 2.51 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   14




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương