Qcvn XXX: 2011/btttt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị LẶp thông tin di đỘng w-cdma fdd


Đo kiểm các tham số thiết yếu cho phần vô tuyến



tải về 488.13 Kb.
trang4/6
Chuyển đổi dữ liệu23.08.2016
Kích488.13 Kb.
#27103
1   2   3   4   5   6

3.3. Đo kiểm các tham số thiết yếu cho phần vô tuyến

3.3.1. Đo kiểm mặt nạ phổ phát xạ

3.3.1.1. Các điều kiện ban đầu


Môi trường đo kiểm: Bình thường; xem B.1, Phụ lục B.

  1. Bố trí thiết bị như đã chỉ ra trong Phụ lục D.

  2. Đấu nối bộ tạo tín hiệu với cổng vào của thiết bị lặp đối với các phép đo kiểm các thiết bị lặp với băng hoạt động tương ứng với một kênh 5 MHz. Nếu băng hoạt động tương ứng với hai hoặc nhiều sóng mang 5 MHz, thì hai bộ tạo tín hiệu với mạch phối hợp hoặc một bộ tạo tín hiệu có khả năng tạo ra nhiều sóng mang WCDMA được đấu nối với đầu vào.

  3. Các phép đo với độ lệch cách tần số trung tâm của sóng mang từ 2,515 MHz đến 4,0 MHz phải sử dụng độ rộng băng đo 30 kHz.

  4. Các phép đo với độ lệch cách tần số trung tâm của sóng mang từ 4,0 MHz đến (f_offsetmax - 500 kHz) phải sử dụng độ rộng băng đo 1 MHz. Độ rộng băng đo 1 MHz có thể được tính toán bằng cách lấy tích phân nhiều phép đo bộ lọc 50 kHz hoặc hẹp hơn.

  5. Chế độ tách sóng: RMS thực.

3.3.1.2. Thủ tục đo kiểm


  1. Thiết lập thiết bị lặp đến tăng ích cực đại

  2. Thiết lập (các) bộ phát tín hiệu để tạo (các) tín hiệu theo đúng mô hình đo kiểm 1, Phụ lục C, tại (các) mức tạo ra công suất ra cực đại tại tăng ích cực đại như chỉ định của nhà sản xuất.

  3. Đo phát xạ tại các tần số xác định với độ rộng băng xác định và chú ý rằng giá trị đo không được vượt quá giá trị quy định.

  4. Tăng công suất đầu vào 10 dB so với mức đã đạt được trong bước 2) của 3.3.1.2.

  5. Đo phát xạ tại các tần số xác định với độ rộng băng đo xác định và chú ý rằng giá trị đo không được vượt quá giá trị quy định.

  6. Lặp lại đo kiểm đối với đường lên của thiết bị lặp.

Các kết quả thu được phải được so sánh với các giới hạn trong 2.2.2.2 để chứng tỏ tính tuân thủ.

3.3.2. Đo kiểm các phát xạ giả

3.3.2.1 Các điều kiện ban đầu


Môi trường đo kiểm: Bình thường; xem B.1, Phụ lục B.

  1. Bố trí thiết bị như đã chỉ ra trong Phụ lục D.

  2. Đấu nối bộ tạo tín hiệu với cổng vào thiết bị lặp đối với các phép đo kiểm các thiết bị lặp có băng hoạt động tương ứng với một kênh 5 MHz. Nếu băng hoạt động tương ứng với hai hay nhiều sóng mang 5 MHz, thì hai bộ tạo tín hiệu với mạch phối hợp hoặc một bộ tạo tín hiệu có khả năng tạo ra nhiều sóng mang WCDMA được đấu nối với đầu vào.

  3. Chế độ tách sóng: RMS thực.

3.3.2.2. Thủ tục đo kiểm


  1. Thiết lập thiết bị lặp tới tăng ích cực đại.

  2. Thiết lập (các) bộ tạo tín hiệu để tạo (các) tín hiệu theo đúng mô hình đo kiểm 1, Phụ lục C, tại (các) mức tạo được công suất ra cực đại với tăng ích cực đại như chỉ định của nhà sản xuất.

  3. Thiết bị tách sóng phải được cấu hình với độ rộng băng đo như đã khai báo trong các bảng.

  4. Đo phát xạ tại các tần số xác định với độ rộng băng đo xác định và chú ý rằng giá trị đo không được vượt quá giá trị quy định.

  5. Tăng công suất đầu vào 10 dB so với mức công suất đạt được trong bước 2) của 3.3.2.2.

  6. Đo phát xạ tại các tần số xác định với độ rộng băng đo xác định và chú ý rằng giá trị đo không được vượt quá giá trị quy định.

Các kết quả thu được phải được so sánh với các giới hạn trong 2.2.3.2 để chứng tỏ tính tuân thủ.

3.3.3. Đo kiểm công suất ra cực đại

3.3.3.1. Các điều kiện ban đầu


Môi trường đo kiểm: Bình thường: xem B.1, Phụ lục B và Tới hạn: xem B.2, Phụ lục B.

Ngoài ra, trên một UARFCN duy nhất, đo kiểm phải được thực hiện trong các điều kiện nguồn điện tới hạn như đã quy định trong A.1.



CHÚ THÍCH: Các phép đo kiểm thực hiện với nguồn điện tới hạn và nhiệt độ tới hạn.

  1. Bố trí thiết bị như đã chỉ ra trong Phụ lục D

  2. Đấu nối thiết bị của bộ tạo tín hiệu với cổng vào thiết bị lặp.

  3. Đấu nối thiết bị đo công suất với cổng ra thiết bị lặp.

3.3.3.2. Thủ tục đo kiểm


  1. Thiết lập bộ tạo tín hiệu để phát ra tín hiệu đã điều chế với sự phối hợp các kênh PCCPCH, SCCPCH và các kênh vật lý riêng được chỉ định như mô hình đo kiểm trong Phụ lục C.

  2. Điều chỉnh công suất vào thiết bị lặp để tạo ra công suất ra danh định cực đại của thiết bị lặp với tăng ích cực đại.

  3. Đo công suất trung bình tại cổng ra RF trên khe nào đó.

  4. Tăng công suất 10 dB so với mức công suất đạt được trong bước 2) của 3.3.3.2.

  5. Đo công suất trung bình tại cổng ra RF trên khe nào đó.

Các kết quả thu được phải được so sánh với các giới hạn trong 2.2.4.2 để chứng tỏ tính tuân thủ.

3.3.4. Đo kiểm xuyên điều chế đầu vào

3.3.4.1. Các điều kiện ban đầu


Môi trường đo kiểm: Bình thường: xem B.1, Phụ lục B.

  1. Bố trí thiết bị như đã chỉ ra trong Phụ lục D.

  2. Thiết lập thiết bị lặp đến tăng ích cực đại.

  3. Đấu nối hai bộ tạo tín hiệu với mạch phối hợp hoặc một bộ tạo tín hiệu có khả năng tạo nhiều sóng mang CW với đầu vào.

  4. Đấu nối máy phân tích phổ với đầu ra của thiết bị lặp. Thiết lập độ rộng băng phân giải đến 1 MHz ở tâm của băng hoạt động. Thiết lập sự lấy trung bình đến 1s.

3.3.4.2 Thủ tục đo kiểm


  1. Điều chỉnh tần số của các tín hiệu vào, hoặc ở dưới hoặc ở trên băng hoạt động, sao cho sản phẩm xuyên điều chế bậc thấp nhất được định vị tại tâm của băng hoạt động, theo 2.2.5.2.

  2. Thực hiện phép đo sự tăng lên của tín hiệu ra.

  3. Lặp lại phép đo đối với đường lên của thiết bị lặp.

Các kết quả thu được phải được so sánh với các giới hạn trong 2.2.5.2 để chứng tỏ tính tuân thủ.

3.3.5. Đo kiểm tăng ích ngoài băng

3.3.5.1. Các điều kiện ban đầu


Môi trường đo kiểm: Bình thường; xem B.1, Phụ lục B.

  1. Bố trí thiết bị như đã chỉ ra trong Phụ lục D.

  2. Đo kiểm phải được thực hiện với độ lệch từ tín hiệu CW đến kênh 5 MHz đầu tiên hoặc cuối cùng trong phạm vi băng hoạt động là 2,7 MHz; 3 MHz; 3,5 MHz; 5 MHz; 7,5 MHz; 10 MHz; 12,5 MHz; 15 MHz và 20 MHz, không bao gồm các băng hoạt động khác. Ngoài ra đo kiểm cũng phải được thực hiện đối với tất cả các tần số hài của băng hoạt động của các thiết bị lặp lên tới 12,75 GHz.

3.3.5.2. Thủ tục đo kiểm


  1. Thiết lập thiết bị lặp tới tăng ích cực đại.

  2. Thiết lập bộ phát tín hiệu để tạo tín hiệu CW, đưa tới cổng vào thiết bị lặp. Mức công suất của tín hiệu vào RF ít nhất phải thấp hơn 5 dB so với mức công suất khi tác dụng trong phạm vi băng hoạt động, sẽ tạo ra công suất ra biểu kiến cực đại, như khai báo của nhà sản xuất. Mức này đảm bảo rằng thiết bị đang hoạt động trong vùng ra tuyến tính.

  3. Công suất ra trung bình trong mỗi trường hợp phải được đo bằng cách sử dụng máy phân tích phổ đấu nối với cổng ra thiết bị lặp và tăng ích thực phải được ghi lại và được so sánh với giá trị thấp hơn trong các Bảng 21 hoặc 22.

  4. Với cùng một công suất vào như trong bước 1) của 3.3.5.2, thiết lập tăng ích của thiết bị lặp tới giá trị tối thiểu được nhà sản xuất chỉ định.

  5. Công suất ra trung bình trong mỗi trường hợp phải được đo bằng cách sử dụng máy phân tích phổ đấu nối với cổng ra thiết bị lặp và tăng ích thực phải được ghi lại và được so sánh với giá trị thấp hơn trong các Bảng 21 hoặc 22.

Các kết quả thu được phải được so sánh với các giới hạn trong 2.2.6.2 để chứng tỏ tính tuân thủ.

3.3.6. Đo kiểm hệ số nén kênh lân cận

3.3.6.1. Các điều kiện ban đầu


Môi trường đo kiểm: Bình thường; xem B.1, Phụ lục B.

  1. Bố trí thiết bị như đã chỉ ra trong Phụ lục D.

  2. Đấu nối bộ tạo tín hiệu với cổng vào thiết bị lặp.

  3. Đấu nối thiết bị đo công suất với cổng ra thiết bị lặp.

  4. Các đặc tính của thiết bị đo phải là:

  • Độ rộng băng bộ lọc đo: được xác định trong 2.2.7.1.

  • Chế độ tách sóng: điện áp RMS thực hoặc công suất trung bình thực.

3.3.6.2 Thủ tục đo kiểm


  1. Thiết lập bộ tạo tín hiệu để phát tín hiệu điều chế với sự phối hợp các kênh PCCPCH, SCCPCH và kênh vật lý riêng được chỉ định như mô hình đo kiểm trong Phụ lục C tại kênh 5 MHz đầu tiên hoặc cuối cùng trong phạm vi của băng thông.

  2. Điều chỉnh công suất vào thiết bị lặp để tạo ra công suất ra danh định cực đại của thiết bị lặp với tăng ích cực đại.

  3. Đo công suất trung bình đã lọc RRC tại cổng ra RF trên khe nào đó.

  4. Thiết lập bộ tạo tín hiệu để phát cùng một tín hiệu và cùng một công suất vào tại một trong số các độ lệch kênh theo Bảng 23.

  5. Đo công suất trung bình đã lọc RRC tại cổng ra RF trên khe nào đó.

  6. Tính tỷ số của công suất đo được trong băng thông trên công suất đo được tại độ lệch kênh.

  7. Lặp lại từ bước 4) đến 6) của 3.3.6.2 cho đến khi toàn bộ độ lệch kênh trong Bảng 23 đều được đo.

Các kết quả thu được phải được so sánh với các giới hạn trong 2.2.7.2 để chứng tỏ tính tuân thủ.

3.3.7. Đo kiểm xuyên điều chế đầu ra

3.3.7.1. Các điều kiện ban đầu


Môi trường đo kiểm: Bình thường; xem B.1, Phụ lục B.

  1. Bố trí thiết bị như đã chỉ ra trong Phụ lục D.

  2. Đấu nối bộ tạo tín hiệu với cổng vào của thiết bị lặp đối với các phép đo kiểm các thiết bị lặp với băng hoạt động tương ứng với một kênh 5 MHz. Đấu nối bộ tạo tín hiệu với circulator ở cổng ra và đảm bảo rằng công suất của bộ tạo tín hiệu được gửi đến cổng ra thiết bị lặp.

  3. Các phép đo với độ lệch cách tần số trung tâm sóng mang từ 2,515 MHz đến 4,0 MHz phải sử dụng độ rộng băng đo 30 kHz.

  4. Các phép đo với độ lệch cách tần số trung tâm sóng mang từ 4,0 MHz đến (∆fmax - 500 kHz) phải sử dụng độ rộng băng đo 1 MHz. Độ rộng băng đo 1 MHz có thể được tính bằng cách lấy tích phân nhiều phép đo bộ lọc 50 kHz hoặc hẹp hơn.

  5. Chế độ tách sóng: RMS thực

3.3.7.2. Thủ tục đo kiểm


  1. Thiết lập thiết bị lặp đến tăng ích cực đại.

  2. Thiết lập bộ tạo tín hiệu tại cổng vào thiết bị lặp (tín hiệu chính) để tạo tín hiệu theo đúng mô hình đo kiểm 1 (Phụ lục C), tại mức tạo ra công suất ra cực đại với tăng ích cực đại như chỉ định của nhà sản xuất..

  3. Thiết lập bộ tạo tín hiệu tại cổng ra thiết bị lặp (tín hiệu nhiễu) để tạo tín hiệu theo đúng mô hình đo kiểm 1 (Phụ lục C), tại mức tạo ra công suất tín hiệu tương ứng với 30 dB dưới công suất ra cực đại như chỉ định của nhà sản xuất tại cổng ra thiết bị lặp với độ lệch tần số xác định cách tín hiệu mong muốn .

  4. Đo phát xạ tại các tần số xác định với độ rộng băng đo xác định và chú ý rằng giá trị đo không được vượt quá giá trị quy định. Các phép đo trong băng của tín hiệu gây nhiễu phải được loại trừ. Các phép đo có thể được giới hạn đến công suất của tất cả các sản phẩm xuyên điều chế bậc ba và bậc năm.

  5. Lặp lại từ bước 3 cho đến khi độ lệch tần số ±5 MHz, ±10 MHz và ±15 MHz của các tín hiệu nhiễu cách tín hiệu mong muốn được đo kiểm. Chú ý rằng các tín hiệu gây nhiễu bên ngoài băng tần phân bổ UTRA-FDD, như chỉ định theo 2.1 không cần phải đo kiểm.

Các kết quả thu được phải được so sánh với các giới hạn trong 2.2.8.2 để chứng tỏ tính tuân thủ.

3.3.8. Đo kiểm các phát xạ bức xạ

3.3.8.1. Phương pháp đo kiểm


  1. Phải sử dụng vị trí đo kiểm đáp ứng được các yêu cầu của Khuyến nghị SM.329-10 của ITU-R. EUT phải được đặt trên giá đỡ không dẫn điện và phải được vận hành từ nguồn điện qua bộ lọc RF để tránh sự bức xạ từ các dây dẫn điện.

Công suất trung bình của mọi thành phần tạp phải được tách sóng bởi anten đo kiểm và máy thu đo (ví dụ máy phân tích phổ). Tại mỗi tần số mà thành phần được tách sóng, EUT phải được quay và độ cao của anten đo kiểm được điều chỉnh để thu được đáp tuyến cực đại và Công suất bức xạ hiệu dụng (E.R.P) của thành phần đó được xác định bằng phép đo thay thế. Phép đo phải được lặp lại với anten đo kiểm trong mặt phẳng phân cực trực giao.

CHÚ THÍCH: Công suất bức xạ hiệu dụng (E.R.P) có liên quan với bức xạ của ngẫu cực điều hưởng nửa bước sóng thay cho anten đẳng hướng. Độ chênh lệch không đổi là 2,15 dB giữa e.i.r.p và E.R.P.

E.R.P (dBm) = e.i.r.p. (dBm) - 2,15 (Khuyến nghị ITU-R SM.329-10, Phụ lục 1).

2) BS phải phát với công suất cực đại được nhà sản xuất khai báo với tất cả máy phát hoạt động.

Thiết lập trạm gốc để phát tín hiệu như đã chỉ rõ trong phần áp dụng được để đo các phát xạ giả.

Trong trường hợp có thiết bị lặp, tăng ích và công suất ra phải được điều chỉnh đến giá trị cực đại như nhà sản xuất đã khai báo. Sử dụng tín hiệu vào như đã chỉ rõ trong phần áp dụng được để đo các phát xạ giả.

3) Độ rộng băng video phải xấp xỉ bằng ba lần độ rộng băng phân giải. Nếu độ rộng băng video này không khả dụng ở máy thu đo, nó phải có giá trị cực đại và ít nhất bằng 1 MHz.

3.3.8.2. Các cấu hình đo kiểm


Mục này xác định các cấu hình cho các phép đo phát xạ như sau:

  • Thiết bị phải được đo kiểm trong các điều kiện đo kiểm bình thường như đã quy định trong các tiêu chuẩn chức năng;

  • Cấu hình đo kiểm phải càng gần với sự sử dụng thông thường càng tốt;

  • Nếu thiết bị là một phần của hệ thống, hoặc có thể được kết nối với thiết bị phụ, thì có thể được chấp nhận để đo kiểm thiết bị khi được kết nối với cấu hình tối thiểu của thiết bị phụ cần thiết để sử dụng các cổng;

  • Nếu thiết bị có nhiều cổng, thì phải lựa chọn đủ số cổng để mô phỏng các điều kiện hoạt động thực tế và đảm bảo cho mọi loại thiết bị đầu cuối khác đều được đo kiểm;

  • Các điều kiện đo kiểm, các cấu hình đo kiểm và chế độ hoạt động phải được ghi lại trong báo cáo đo kiểm;

  • Các cổng được kết nối trong điều kiện hoạt động bình thường, phải được kết nối với thiết bị phụ hoặc đoạn cáp đại diện được kết cuối đúng cách thức để mô phỏng các đặc tính vào/ra của thiết bị phụ. Các cổng vào/ra Tần số vô tuyến (RF) phải được kết cuối đúng cách thức;

  • Các cổng không được kết nối với các cáp trong điều kiện hoạt động bình thường, ví dụ các đầu nối dịch vụ, các đầu nối lập trình, các đầu nối tạm thời, v.v không được kết nối với bất cứ cáp nào dùng cho mục đích đo kiểm này. Tại nơi các cáp phải được kết nối với các cổng này, hoặc các cáp liên kết phải được kéo dài thêm để sử dụng EUT, phải đề phòng sao cho việc đánh giá EUT không bị ảnh hưởng bởi việc bổ sung hoặc việc kéo dài các cáp này.

Đối với EUT chứa nhiều BS, chỉ cần thực hiện các đo kiểm liên quan đến các đầu nối của mỗi loại đại diện của bộ phận tạo thành BS của EUT.

Đối với EUT chứa nhiều thiết bị lặp, chỉ cần thực hiện các đo kiểm liên quan đến các đầu nối của mỗi loại đại diện của bộ phận tạo thành thiết bị lặp của EUT.

Theo ý kiến của nhà sản xuất, đo kiểm có thể được thực hiện riêng biệt trên thiết bị phụ hoặc trên cấu hình đại diện của tổ hợp thiết bị vô tuyến và thiết bị phụ. Trong mỗi trường hợp, EUT được đo kiểm dựa vào tất cả các mục áp dụng được về phát xạ của quy chuẩn này và trong mỗi trường hợp, sự tuân thủ cho phép thiết bị phụ được sử dụng với thiết bị vô tuyến khác.

Các kết quả thu được phải được so sánh với các giới hạn trong 2.2.9.2 để chứng tỏ tính tuân thủ.



Каталог: Upload -> Store -> tintuc -> vietnam
vietnam -> BỘ thông tin truyềN thông thuyết minh đỀ TÀi xây dựng quy chuẩn kỹ thuật thiết bị giải mã truyền hình số MẶT ĐẤt set – top box (stb)
vietnam -> Kết luận số 57-kl/tw ngày 8/3/2013 của Ban Bí thư về tiếp tục đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp
vietnam -> BỘ thông tin và truyềN thôNG
vietnam -> Quyết định số 46-QĐ/tw ngày 1/11/2011 của Ban Chấp hành Trung ương do đồng chí Nguyễn Phú Trọng ký về Hướng dẫn thực hiện các quy định về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng trong Chương VII và Chương VIII điều lệ Đảng khoá XI
vietnam -> Lời nói đầu 6 quy đỊnh chung 7
vietnam -> Mẫu số: 31 (Ban hành kèm theo Quyết định số 1131/2008/QĐ ttcp ngày 18 tháng 6 năm 2008 của Tổng thanh tra)
vietnam -> BỘ thông tin và truyềN thông học viện công nghệ BƯu chính viễN thông việt nam viện khoa học kỹ thuật bưU ĐIỆN
vietnam -> Quy định số 173- qđ/TW, ngày 11/3/2013 của Ban Bí thư về kết nạp lại đối với đảng viên bị đưa ra khỏi Đảng, kết nạp quần chúng VI phạm chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình vào Đảng
vietnam -> RÀ soáT, chuyểN ĐỔi nhóm các tiêu chuẩn ngành phao vô tuyến chỉ VỊ trí khẩn cấp hàng hảI (epirb) sang qui chuẩn kỹ thuậT
vietnam -> HÀ NỘI 2012 MỤc lục mở ĐẦU 2 chưƠng tổng quan về DỊch vụ truy nhập internet cố ĐỊnh băng rộng tại việt nam 3

tải về 488.13 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương