Qcvn 81: 2014/bgtvt


Thoát nước của khu điều khiển thoát nước nhanh



tải về 5.17 Mb.
trang27/58
Chuyển đổi dữ liệu06.07.2016
Kích5.17 Mb.
#38
1   ...   23   24   25   26   27   28   29   30   ...   58

10.7 Thoát nước của khu điều khiển thoát nước nhanh

10.7.1 Việc thoát chỉ được thực hiện bằng trọng lực của chất lỏng.

10.7.2 Khi tàu ở tư thế thẳng, thì tối thiểu 98% lượng nước của khu điều khiển phải thoát hết, trừ các hốc theo yêu cầu ở 10.4.2.

10.7.3 Các yêu cầu ở 10.5.1 và 10.5.2 phải được thực hiện khi tàu nghiêng về phía mạn trái hoặc mạn phải với các lưu ý sau:

1 Đối với tàu buồm một thân, thì thoát nước phải cung cấp sao thoát được đảm bảo tối thiểu 90% thể tích khu điều khiển VC tại góc nghiêng 30 độ hoặc góc mép boong nhúng nước, lấy giá trị nhỏ hơn.

2 Đối với tàu nhiều thân và tàu không phải tàu buồm thì thoát nước phải đảm bảo tối thiểu 90% thể tích khu điều khiển VC tại góc nghiêng 10 độ.

10.8 Thời gian thoát nước

10.8.1 Thời gian thoát nước là thời gian cần thiết để thoát nước từ chiều cao giữ nước hC đến lượng còn lại 0,1 m phía trên đáy khu điều khiển.

Thời gian thoát nước yêu cầu được thiết lập dựa trên khu vực hoạt động của tàu và hệ số thể tích khu điều khiển kC hệ số giữa thể tích khu điều khiển và dự trữ lực nổi của tàu được xác định theo 10.1. Thể tích khu điều khiển lớn so với dự trữ lực nổi sẽ yêu cầu thời gian thoát nước sẽ nhỏ.

Thời gian thoát nước không được vượt quá giá trị cho trong Bảng 3/10.8.1.

Bảng 3/10.8.1 Thời gian thoát nước tối đa, tmax

Nhóm thiết kế

tmax, phút

A, A1, A2

0,3/kC nhưng không quá 5

B

0,4/kC nhưng không quá 5

C

0,5/kC nhưng không quá 5

C1

0,6/kC nhưng không quá 5

C2

0,7/kC nhưng không quá 5

C3

0,8/kC nhưng không quá 5

D

0,9/kC nhưng không quá 5

Thời gian thoát nước sẽ được đo hoặc tính toán với tất cả các thiết bị trong khu điều khiển đóng kín.

Nếu mặt cắt thoát nước, được biểu diễn bằng mét vuông, lớn hơn hoặc bằng 0,05VC thì việc tính toán thời gian thoát không yêu cầu.

Thể tích khu điều khiển VC phải được đo từ đáy khu điều khiển đến đỉnh của hC, ngoại trừ đã đề cập 10.4.2, với giả thiết tất cả các thiết bị đóng kín và thoát nước đóng.

Thực tế việc đo thời gian thoát nước được thực hiện trong quá trình thử kiểu đầu tiên mà có lượng chiếm nước gần với trạng thái đầy tải và độ chúi theo độ chúi thiết kế. Khu điều khiển sẽ được đổ nước đến chiều cao hC và thời gian thoát nước giữa hC và 0,1hC sẽ được đo. Chiều cao nước còn lại sẽ được đo tại tâm của bề mặt đáy khu điều khiển.



10.9 Số lượng lỗ thoát nước

10.9.1 Mỗi khu điều khiển thoát nước nhanh phải có 02 lỗ thoát nước, một bên mạn trái và một bên mạn phải trừ khi một lối thoát thỏa mãn thoát nước khi tàu nghiêng về cả hai mạn như yêu cầu ở 10.7.

10.10 Kích thước lối thoát nước

10.10.1 Kích thước trong của lối thoát nước

Kích thước trong của lối thoát phải đảm bảo thời thời thoát nước của khu điều khiển như đã yêu cầu ở 10.8. Kích thước trong phải được xác định theo 10.10.3 tại thời điểm thiết kế.

Đường kính trong tối thiểu của lỗ thoát nước hình tròn phải bằng 25 mm. Diện tích lỗ thoát nước tối thiểu có hình dạng khác phải bằng 500 mm2 và kích thước tối thiểu bằng 20 mm. Phải loại trừ khả năng các vật dụng vô tình đóng kín lỗ khoét.

10.10.2 Lưới bảo vệ

Nếu lỗ thoát nước được trang bị lưới bảo vệ hoặc các thiết bị khác để ngăn ngừa các vật dụng rơi vào hệ thống thoát nước thì phải biết rằng lưới bảo vệ có các lỗ nhỏ cũng rất dễ bị tắc.

Kích thước bên trong tối thiểu của bất kỳ phần nào của thiết bị này phải có diện tích tối thiểu 125 mm2 (hoặc đường kính 12 mm), tổng diện tích của lỗ thoát phải bằng 1,5 lần diện tích tối thiểu của lỗ thoát nước.Nếu điều kiện trên không thỏa mãn, thì tổn thất cột áp từ lưới bảo vệ phải được xem xét.

10.10.3 Xác định diện tích lỗ thoát nước

Trong giai đoạn thiết kế, thì diện tích lỗ thoát nước cần thiết để thoát nước khỏi khu điều khiển với thời gian yêu cầu ở 10.8 phải được xác định bằng tính toán có xét đến tổn thất cột áp trong hệ thống thoát nước bao gồm tổn thất đầu vào và tổn thất đầu ra. Với lối ra bên dưới đường nước thì cột áp sẽ được đo từ đường nước xác định theo yêu cầu ở 10.2.1.

Yêu cầu về diện tích mặt cắt có thể được tính toán bởi phương pháp đã chỉ ra trong Phụ lục B, C, D và E của ISO 11812: 2001.

10.11 Thoát nước cho hộp sống chính và các lỗ hở khác

Hộp sống chính và các lỗ hở khác có thể sử dụng lỗ thoát nước nếu chúng được thiết kế cho mục đích này.



10.12 Ống thoát nước

10.12.1 Kích thước và thiết kế ống thoát nước phải quan tâm đến tải mà chúng phải chịu trong quá trình khai thác của tàu.

Ống thoát phải được bảo vệ để tránh hư hại do các vật dụng ỏ trên tàu và tránh được các ảnh hưởng đến việc đi lại trên tàu.

Ống thoát nước phải không được đọng nước và chỉ sử dụng cho mục đích thoát nước cho khu điều khiển. Yêu cầu này không áp dụng cho ống thoát nước của hộp sống chính hoặc các hố và hầm ngoài tàu.

Ống thoát nước phải được thiết kế không có góc lượn. Nếu có thì đoạn ống cong phải có bán kính tối thiểu bằng 10 lần đường kính ống để tránh ống bị tắc tại các góc lượn.

Van thông biển (sea valve), các phụ tùng của lỗ thoát nước liên kết với thân tàu và đường ống phải thỏa mãn yêu cầu của Phần 5, Mục II của Quy chuẩn này.

10.13 Các phụ tùng của lỗ thoát nước

10.13.1 Lối ra của lỗ thoát nước chạy qua thân tàu phải được bố trí trên đường nước. Nếu khu điều khiển không tích hợp với thân tàu và lối ra của lỗ thoát nước nằm phía dưới đường nước hoặc đến 0,75HBmin phía trên đường nước thì chúng phải lắp van thông biển (sea cock) như yêu cầu ở 10.12.

Hình 3/10.13.1 thể hiện lối ra của lỗ thoát nước tích hợp với thân tàu và không cần phải van thông biển.





Hình 3/10.13.1 Lỗ thoát nước tích hợp với thân tàu

Chú thích:

1: Đường nước;

2: Đỉnh của phần tích hợp với thân tàu phía trên 0,75HBmin;

3: Trong phạm vi này lỗ thoát tích hợp với vỏ tàu.

10.14 Lỗ thông gió hở cố định

10.14.1 Điểm thấp nhất của lỗ thông gió không đóng được mà dẫn vào không gian trong tàu phải có chiều cao tối thiểu 2hSmin hoặc 0,3 m phía trên đáy khu điều khiển lấy giá trị nào lớn hơn.

Các lỗ thông gió hở cố định phải được lắp đặt thiết bị đảm bảo mức độ kín nước 4. Trong một số trường hợp cụ thể thì mức độ kín nước lớn hơn cấp 4 có thể cần thiết để đảm bảo tính ổn định và dự trữ tính nổi được xác định ở Phần 4, Mục II của Quy chuẩn này.



Chương 11

THIẾT BỊ TÍN HIỆU

11.1 Quy định chung

11.1.1 Ngoài những quy định trong Chương này, thiết bị tín hiệu và việc bố trí phương tiện tín hiệu phải thỏa mãn các yêu cầu trong Chương 3 của QCVN 42: 2012/BGTVT.

11.1.2 Đối với tàu hoạt động trong vùng sông, hồ, đầm, vịnh thì thiết bị tín hiệu phải theo yêu cầu trong Phần 10 QCVN 72: 2013/BGTVT và Luật Giao thông đường thủy nội địa.

11.2 Nguồn cấp của tàu cho thiết bị tín hiệu

11.2.1 Tàu phải được cung cấp đèn hàng hải sử dụng điện. Nếu tàu không có nguồn năng lượng thì có thể sử dụng đèn dầu hoặc nguồn của đèn chiếu sáng có kiểu được Đăng kiểm thẩm định.

11.2.2 Khi sử dụng đèn hàng hải điện chúng phải có khả năng chuyển từ nguồn chính sang nguồn sự cố.

11.2.3 Âm hiệu sử dụng trên tàu phải hoạt động tin cậy và phải phát ra âm thanh có cường độ và thời gian như yêu cầu cũng như rõ ràng ở mỗi hồi chuông.

11.2.4 Mỗi tàu thuộc nhóm thiết kế A, A1, A2, B, C, C1 phải trang bị các dự trữ sau:

1 Một bộ lọc ánh sáng cho mỗi đèn màu trừ khi đèn được trang bị kính màu.

2 Một đèn điện cho mỗi đèn sử dụng điện.

3 Nhiên liệu đủ để đốt cho toàn bộ đèn trong khoảng thời gian:

- 32 giờ đối với tàu thuộc nhóm thiết kế A, A1, A2 và B;



- 16 giờ đối với tàu thuộc nhóm thiết kế khác.

4 Một bấc đèn đối với mỗi đèn đốt dầu.

5 Đối với đèn không phải đèn điện và đèn đốt dầu thì bộ dự trữ phải được Đăng kiểm xem xét trong từng trường hợp cụ thể.

6 Sáu kính bóng đèn, nếu các đèn đốt dầu có kích thước giống nhau, nếu không thì mỗi đèn phải có hai kích bóng đèn dự trữ.

11.3 Trang bị pháo hiệu

11.3.1 Số lượng các pháo hiệu của tàu được trang bị theo Bảng 3/11.3.1.

Bảng 3/11.3.1 Trang bị pháo hiệu cho tàu

Nhóm thiết kế

Số lượng

Pháo dù (1)

Pháo âm (1)

Đuốc cầm tay màu đỏ

Đuốc cầm tay màu trắng (2)

Pháo hoa hình một ngôi sao xanh (2)

Pháo hoa hình một ngôi sao màu đỏ (2)

A,A1,A2, B (3)

6 (4)

6

6 (4)

6

6

6

C

2

-

3

3

-

-

C1

3

-

3

3

-

-

C2

3

-

3

3

-

-

C3 (4)

-

-

-

-

-

-

(1) Đối với tàu hoạt động tuyến quốc tế phải trang bị 12 pháo dù. Đuốc cầm tay khuyến nghị trang bị.

(2) Khuyến nghị trang bị.

(3) Đối với tàu thuộc nhóm thiết kế A, A1, A2 và B phải bổ sung thêm hai tín hiệu khói nổi. Bên cạnh đó đối với tàu thuộc nhóm thiết kế A phải bổ sung thêm 6 pháo dù.

(4) Đối với tàu hoạt động trong vùng sông, hồ, đầm, vịnh có thể trang bị 3 pháo dù và 3 đuốc cầm tay màu đỏ.

Chương 12

TRANG BỊ GHẾ NGỒI, BUỒNG Ở VÀ PHỤ TÙNG DỰ TRỮ

12.1 Trang bị ghế ngồi, buồng ở

12.1.1 Mọi tàu thuộc nhóm thiết kế A, A1, A2, B, C trở lên phải được trang bị buồng ở.

12.1.2 Mỗi người trên tàu thuộc nhóm thiết kế A, A1, A2 phải có một giường và một ghế ngồi trong buồng. Kích thước tối thiểu mỗi giường phải bằng 1900 x 500 mm.

12.1.3 Mỗi người trên tàu thuộc nhóm thiết kế B, C, C1, C2, C3 và D phải được trang bị một ghế ngồi với kích thước tối thiểu 400 x 750 mm.

12.2 Phụ tùng dự trữ cho trang thiết bị tàu

12.2.1 Mọi tàu đều phải trang bị phụ tùng dự trữ nhằm đảm bảo cho trang thiết bị tàu hoạt động tin cậy. Danh mục các phụ tùng dự trữ được lấy theo Bảng 3/12.2.1.

Bảng 3/12.2.1 Phụ tùng dự trữ cho trang thiết bị tàu

STT

Hạng mục

Nhóm thiết kế

A, A1, A2, B

C

C1

1

Trang thiết bị neo










1.1

Ma ní cuối

+

-

-

1.2

Ma ní nối

+

-

-

2

Bánh lái và máy lái










2.1

Ống lót trục lái

+

+

-

2.2

Ống lót chốt lái

+

+

-

2.3

Cần lái sự cố

+

+

+

2.4

Bộ pa lăng lái (1)

+

+

+

(1) Đối với máy lái truyền động bằng cơ giới, trong trường hợp này mục 2.3 không yêu cầu.

Phần 4

ỔN ĐỊNH, DỰ TRỮ LỰC NỔI VÀ MẠN KHÔ

Chương 1

QUY ĐỊNH CHUNG

1.1 Phạm vi áp dụng

1.1.1 Yêu cầu của Phần này áp dụng cho các tàu là đối tượng giám sát bởi Đăng kiểm quy định trong Mục I.

1.1.2 Các yêu cầu thuộc Phần này của Quy chuẩn áp dụng đối với tàu đang khai thác tới mức có thể. Tuy nhiên, các yêu cầu này là bắt buộc đối với những tàu đang đóng và cũng như đối với tàu đang được hoán cải hoặc sửa chữa lớn mà làm ảnh hưởng đến ổn định và mạn khô của chúng.

1.1.3 Đăng kiểm có thể cho phép các yêu cầu khác với yêu cầu của Phần này với điều kiện chúng phải đảm bảo tính tương đương hoặc có các hạn chế đặc biệt về điều kiện hàng hải và các hạn chế này phải được ghi vào Sổ tay hướng dẫn vận hành của chủ tàu.

1.2 Các định nghĩa và giải thích

1.2.1 Các định nghĩa và giải thích liên quan đến những thuật ngữ chung được trình bày ở Phần 1 và Phần 2. Ngoài ra Phần này còn có các định nghĩa sau đây:

1 Lượng chiếm nước toàn tải, ∆max (mLDC) là khối lượng của tàu ở trạng thái xếp tải bao gồm khối lượng của tàu không ∆min (mLCC) và tổng trọng tải lớn nhất DW (mMTL) được định nghĩa ở 1.2.3-26 và -31 Phần 1.

2 Không gian trống kín là một không gian kín khí trong kết cấu thân tàu.

3 Mô men hồi phục MR là mô men được tạo ra bởi trọng lực và lực nổi của tàu tại một góc nghiêng nhất định.

4 Đường nước tải trọng (LWL) là đường nước của tàu ở tư thế thẳng đứng ứng với lượng chiếm nước toàn tải và độ chúi theo thiết kế.

5 Diện tích buồm thực tế A’S là diện tích mặt chiếu đứng thực tế của các buồm trên tàu buồm khi chúng kết hợp với nhau theo một cách cụ thể.

6 Hàng lỏng là tất cả các chất lỏng trên tàu bao gồm các dự trữ lỏng của tàu, nước dằn v.v…

7 Dự trữ lỏng của tàu là nước thải sinh hoạt và nước uống, dầu nhiên liệu, dầu bôi trơn được chứa trong các két cố định.

8 Dự trữ lực nổi là thể tích kín nước của thân tàu bên trên đường nước tải trọng bao gồm cả thể tích của các thượng tầng và lầu kín nước.

9 Nhóm thiết kế của tàu nghĩa là các điều kiện hoạt động cho phép đối với tàu phù hợp với các quy định ở 1.2.2-1, Mục I.

10 Giếng là bất kỳ thể tích lộ thiên nào mà có khả năng tích nước.

11 Chiều cao tâm nghiêng ban đầu h0 là chiều cao của tâm nghiêng so với trọng tâm của tàu khi tàu không nghiêng.

12 Chiều cao tâm nghiêng ban đầu đã hiệu chỉnh h là chiều cao tâm nghiêng ban đầu h0 mà đã được hiệu chỉnh theo ảnh hưởng của mặt thoáng chất lỏng.

13 Trọng tải khai thác tối thiểu là tổng của các thành phần trọng lượng sau:

(1) Khối lượng tương ứng với số lượng thuyền viên tối thiểu, đặt tại tâm tàu gần trạm điều khiển chính cao nhất, được lấy bằng:

75 kg nếu LH ≤ 8 m;

150 kg nếu 8 m < LH ≤ 16 m;

225 kg nếu 16 m < LH ≤ 24 m.

(2) Các thiết bị cứu sinh với khối lượng không nhỏ hơn (LH - 2,5)2, tính bằng kg;

(3) Các dự trữ mà không có khả năng tiêu hao và các thiết bị được chở trên tàu một cách bình thường;

(4) Nước dằn được bơm đầy trong các két khi tàu không đủ ổn định;

(5) Một phao bè (nếu có) được cất giữ ở vị trí theo quy định;

(6) Không lớn hơn 10% tổng số lượng dự trữ dầu nhiên liệu, nước ngọt và lương thực.



14 Lượng chiếm nước khai thác tối thiểu mMOC là khối lượng của tàu bao gồm khối lượng của tàu không và trọng tải khai thác tối thiểu.

15 Mặt cắt giữa tàu là mặt cắt ngang của thân tàu tại vị trí giữa chiều dài đường nước LWL.

16 Mô men nghiêng là giá trị mô men thiết kế tĩnh và động giả định tác dụng lên tàu tương ứng với mô hình thiết kế về các tác động của mô men đó lên tàu.

17 Mô men cho phép lớn nhất là giá trị mô men thiết kế lớn nhất cho phép với điều kiện là các thông số ổn định theo yêu cầu của tàu tại các góc nghiêng tĩnh và động được đảm bảo.

18 Mạn khô F là khoảng cách đo thẳng đứng ở giữa tàu giữa đường boong và mặt phẳng đường nước tại đường nước lớn nhất. Đối với tàu không có boong, mạn khô được tính là khoảng cách đo từ mặt phẳng đường nước lớn nhất tới mép trên của tấm mạn cố định.

19 Thượng tầng là kết cấu khép kín vững chắc và kín thời tiết nằm trên boong mạn khô kéo từ mạn này sang mạn kia của tàu hoặc là có mạn nằm tại vị trí bên trong so với mạn tàu một khoảng không lớn hơn 4% chiều rộng BH.

20 Túi hơi là túi làm bằng vật liệu dẻo và luôn ở trong tình trạng đầy hơi khi tàu vận hành.

21 Lật là giai đoạn khi tàu đạt tới bất kỳ góc nghiêng nào mà tại đó khi không có sự can thiệp thì tàu không thể phục hồi được tới trạng thái cân bằng gần với tư thế thẳng đứng.

22 Mô men lật là mô men tối thiểu thiết kế giả định tác dụng động gây ra lật tàu.

23 Thể tích chiếm nước VD của tàu là thể tích mà tàu chiếm chỗ trong nước tương ứng với trạng thái tải trọng nhất định.

24 Tiêu chuẩn ổn định cơ bản là tỷ số giữa mô men cho phép lớn nhất và mô men nghiêng do gió hoặc do gió và sóng.

25 Buồm chính là những buồm mà có thể được dựng lên trong điều kiện hành hải thuận lợi.

26 Lỗ khoét được coi là hở là những lỗ khoét nằm ở boong trên cùng hoặc ở mạn của thân tàu, cũng như các lỗ khoét nằm ở boong, mạn và vách của thượng tầng và lầu mà thiết bị đóng các lỗ khoét đó, do tính kín thời tiết, độ bền và độ tin cậy, không thỏa mãn các yêu cầu ở Phần 3. Các lỗ khoét nhỏ như là lỗ thông biển của các hệ thống và đường ống trên tàu mà chúng không gây ảnh hưởng đến ổn định khi tàu nghiêng động thì không được coi là hở.

27 Boong mạn khô là boong liên tục mà mạn khô của tàu được tính từ đó.

28 Tay đòn hồi phục l (tay đòn ổn định tĩnh) là tay đòn của ngẫu lực gồm trọng lượng tàu và lực nổi khi tàu nghiêng.

29 Diện tích hứng gió ALV là diện tích mặt chiếu đứng của phần bên trên mặt nước của tàu (thân tàu, thượng tầng, lầu và cột buồm, bao gồm cả mui che và bạt chắn nước) mà không có buồm ở mặt phẳng dọc tâm và tàu ở tư thế thẳng đứng.

30 Hiệu chỉnh mặt thoáng là hiệu chỉnh giảm đối với giá trị chiều cao tâm nghiêng ban đầu do ảnh hưởng của mặt thoáng hàng lỏng.

31 Tư thế của tàu là tư thế của tàu trong nước được đặc trưng bởi mớn nước giữa tàu d, góc nghiêng  và góc chúi . Trừ khi có quy định nào khác, tất cả các kích thước và định nghĩa đều tương ứng với tư thế của tàu trong nước lặng tại lượng chiếm nước thiết kế và độ chúi thiết kế ở tư thế thẳng đứng.

32 Hạn mức thuyền viên CL là số lượng thuyền viên lớn nhất (với khối lượng của mỗi người là 75 kg) mà không vượt quá số lượng ghế ngồi được trang bị cho sinh hoạt tàu.

33 Góc nghiêng lớn nhất cho phép là góc nghiêng mà tàu không được vượt quá theo quy định của Quy chuẩn.

34 Độ chúi thiết kế là tư thế của tàu theo phương dọc ở trạng thái thẳng đứng với thuyền viên, dự trữ và thiết bị đặt tại các vị trí do người thiết kế hoặc người đóng tàu định ra.

35 Chiều cao điểm vào nước là khoảng cách thẳng đứng đo từ mặt phẳng đường nước cao nhất cho phép tới điểm thấp nhất của lỗ khoét được coi là hở hoặc lỗ khoét có cấp độ kín nước 2, 3 hoặc 4.

36 Tốc độ gió tính toán vw là tốc độ gió được sử dụng để tính toán tính nổi và ổn định của tàu.

37 Trạng thái chiếm nước toàn tải là trạng thái tàu không cộng với tổng trọng tải lớn nhất ứng với độ chúi thiết kế và phân bố thuyền viên theo thiết kế.

38 Cấp độ kín nước của thiết bị đóng kín là khả năng của thiết bị hoặc bề mặt bảo vệ chống lại sự xâm nhập của nước.

(1) Cấp độ 1: Cấp độ kín chống lại nước xâm nhập khi bị ngâm nước liên tục;

(2) Cấp độ 2: Cấp độ kín chống lại nước xâm nhập khi bị ngâm nước tạm thời hoặc khi bị sóng đánh;

(3) Cấp độ 3: Cấp độ kín chống lại nước xâm nhập khi bị té nước;

(4) Cấp độ 4: Cấp độ kín chống lại nước xâm nhập khi bị các giọt nước rơi vào theo một góc lên tới 15o so với phương thẳng đứng.

39 Tàu không là tàu ở trạng thái hoàn toàn sẵn sàng để sử dụng như định nghĩa ở 1.2.3-26 Mục I.



tải về 5.17 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   23   24   25   26   27   28   29   30   ...   58




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương