PHẬt học vấN ĐÁp lão Hòa thượng Tịnh Không Nhóm Hoa Tạng Giảng Ký cung kính ghi chép Nguồn



tải về 450.47 Kb.
trang6/8
Chuyển đổi dữ liệu23.08.2016
Kích450.47 Kb.
#26070
1   2   3   4   5   6   7   8

9.BIỂU PHÁP (tượng trưng cho pháp)


Hỏi:   Xin hỏi người niệm Phật có thể đốt hương trên cánh tay không?

Ðáp:   Có thể!  Nhưng phải biết ý nghĩa của việc đốt hương là cúng Phật.  Kinh nói với chúng ta, ý nghĩa của sự đốt ngón tay, đốt thân là để ‘thiêu đốt tự mình để chiếu sáng kẻ khác’, không phải kêu bạn thiêu đốt thân thể mình thật; thân thể thiêu mất rồi còn dùng để làm gì nữa.  Cho nên ý nghĩa của sự đốt hương là ở trước Phật phát nguyện, xả mình vì người khác, đây mới gọi là chân chánh cúng dường.  Có thể hy sinh tính mạng của mình vì người khác không tiếc gì hết như vậy mới là ‘đốt hương’ thật.  Nếu không bạn đem cả thân thể thiêu hết cũng không có công đức gì cả.  Vì vậy bạn ở trên thân đốt một chút thì được rồi, thường thường nhìn thấy [vết đốt] nhắc nhở mình nhất định đừng có tự tư ích kỷ, tất cả đều vì chúng sanh, vì chánh pháp, như vậy mới đúng.        21-90-07

 Hỏi:   Chữ vạn có chữ hướng về phải, có chữ hướng về trái, xin hỏi cái nào đúng?  Có ý nghĩa gì?



Ðáp:   Chữ vạn là một trong 32 tướng tốt của Như Lai, tướng này tượng trưng cho ‘kiết tường’.  Tướng này ở trên ngực, thế thì hướng về trái hay phải, đều có y cứ không phải nói bừa.  Y theo cách nói truyền thống của Phật giáo, Phật giáo hướng về phải.  Thí dụ nhiễu Phật nhất định phải nhiễu về phải, không thể nhiễu về hướng trái.  Vì thế hướng về bên phải là hợp lý, nhưng chúng ta đã thấy người xưa tạo tượng Phật cũng có khi hướng về trái, việc này chúng ta không cần phải chấp trước. 21-90-25

 Hỏi:   Bút danh của Hoằng Nhất đại sư là ‘Nhị nhất lão nhân’, xin hỏi nghĩa là gì?



Ðáp:   Hoằng Nhất đại sư có nói qua, ngài rất cảm thán tự mình:

Nhất sự vô thành nhân dĩ lão, nhất văn bất trị hà tiếu thuyết’ 



(Một sự chưa thành, già mất đất,

Một xu chẳng đáng, nhắc làm chi?)

          ‘Nhị nhất’ nghĩa là ngài than về hai việc này.  Cả đời này thời gian đã luống qua, một việc cũng không thành, một xu cũng không đáng, vì thế ngài mới dùng tên ‘Nhất nhị lão nhân’.   21-90-27

---o0o---

10. ÐẠO TRÀNG


Hỏi:   Lúc nghe kinh, nghe đến tội lãng phí điện nước của thường trú, tội này cả Phật cũng cứu không nổi.  Con liền tỉnh ngộ đem tiền bố thí cho thường trú để bù đắp, xin hỏi như vậy có thể miễn tội của con không?

Ðáp:   Có thể.  Việc lãng phí này, tự mình biết được rồi đi bù đắp thì sẽ không sao hết.  Vì đây là lỗi của bạn, không phải tội.    21-90-08 

Hỏi:   Con hy vọng tất cả đồng tu đến tham học từ khắp nơi trên toàn thế giới có thể chuyển tâm niệm, xem tiền điện và tiền nước của Cư Sĩ Lâm Tân Gia Ba như là của mình, phải nên trả tiền, như vậy thì sẽ không tạo nên sự lãng phí của thường trú một xu một hào nào cả.  Xin hỏi quan niệm này đúng không?

Ðáp:   Quan niệm này không đúng.  Phải nên lúc nào cũng tập tiết kiệm thành thói quen, như vậy mới tốt.  Quyết không vì mình có thể trả tiền rồi dùng thoả thích theo ý mình.  Nói tóm lại tu hành là phải sửa đổi quan niệm và hành vi sai trái của mình. Ðức Phật dạy chúng ta tu hành chân chánh, thường trú cung cấp nơi chốn giúp chúng ta tu hành, sửa thói quen của chúng ta, thành tựu đức hạnh cho chúng ta, hiểu được ý nghĩa này thì biết mình phải tiết kiệm tích phước là tốt lắm.

Vào đời nhà Ðường, ‘Mã Tổ xây tòng lâm, Bách Trượng lập thanh quy’ đề xướng tu tập chung.  Trước đó cũng có tu chung nhưng không có quy định và cũng không có luật lệ gò bó gì hết, phần đông cũng chỉ là tự tu.  Lúc tu tập chung với nhau chỉ để nghiên cứu, thảo luận, học tập kinh giáo, tu hành thật ra đều là chuyện riêng của từng cá nhân.  Chúng ta có thể tưởng tượng lúc đó phải có người giải đãi làm biếng, không thể khắc phục được tập quán của mình, tổ sư đại đức nhìn thấy vô cùng thương tiếc nên mới đề nghị tu tập chung.  Tu tập chung thì phải dựa vào đám đông, nương nhờ vào đám đông, mọi người sanh hoạt chung với nhau phải giữ kỷ luật, như vậy mới có thể khắc phục được phiền não tập quán của mình.  Tự mình không có năng lực để khắc phục nên phải mượn sức mạnh của đại chúng, việc này là việc tốt.  Dụng ý của việc xây tòng lâm và lập thanh quy là ở chỗ này.

          Cho nên chúng ta đến đạo tràng để tham học, tham là tham dự, học là học tập, nghĩa là chúng ta muốn tham dự vào đạo tràng này và học tập chung với họ thì mới được lợi ích.  Nếu chúng ta đến đạo tràng này rồi dùng một thân phận vai trò gì đặc biệt, không thể cùng đại chúng sanh hoạt với nhau, không thể cùng đại chúng học chung với nhau, vậy thì hoàn toàn sai rồi.  Nếu bạn không thể tùy thuận theo đại chúng, nếu dùng ‘giới kinh’ để kết tội thì tội này rất nặng, đó là phá hoại hình tướng của một tăng đoàn, tội này thuộc về ‘tội phá hoà hợp tăng’, quả báo ở địa ngục A Tỳ.  Cho nên tôi thường khuyên các bạn đồng tu đây là một đạo tràng chánh pháp, mỗi ngày niệm Phật giảng kinh, tất cả đều có quy củ, nếu tập quán sinh hoạt của chúng ta đã thành thói quen không tốt, đến nỗi không thể cùng đại chúng ở chung với nhau, tự mình nên biết khó mà thoái lui.  Rời khỏi đạo tràng này tức là hộ trì đạo tràng, tuyệt đối đừng nên phá hoại hình tướng (nề nếp và sự sanh hoạt) của đạo tràng, công đức của bạn sẽ vô lượng, bạn sẽ làm được một việc rất tốt.  Nếu bạn không chịu rời khỏi và cũng không chịu hòa hợp với đại chúng, phá hoại hình tướng, tuy không ai nói đến tội của bạn nhưng quả báo của bạn sẽ ở địa ngục A Tỳ.

          Trong tam quy y có ‘quy y Tăng, chúng trung tôn’.  ‘Chúng’ là danh từ mà ngày nay chúng ta gọi là đoàn thể, đoàn thể trong xã hội rất nhiều, Phật môn cũng là một đoàn thể.  Bốn người trở lên hợp thành một đoàn thể nhỏ, được xưng là ‘chúng’.  Ðoàn thể Phật pháp là [đoàn thể] đáng tôn quý, đáng để mọi người tôn trọng nhất trong các đoàn thể.  Ðáng tôn kính ở chỗ nào?  Ðó là một tăng đoàn hoà hợp thì đáng để mọi người tôn kính.  Trong tăng đoàn không có tranh luận, có thể tuân thủ giới điều ‘lục hoà kính’, là một tăng đoàn hoà thuận với nhau nên làm mô phạm cho tất cả các đoàn thể khác trong xã hội.  Nếu bạn phá hoại hình tướng của đoàn thể mô phạm này, tội đó nặng biết bao nhiêu?  Nhất định đọa tam đồ, chuyện này không thể không biết.    21-90-08



Hỏi:   Một số ngoại đạo thường đến Niệm Phật đường, có một số cư sĩ không cho họ vào Niệm Phật đường, xin hỏi nên làm như thế nào?    

Ðáp:   Phải nên giải thích trước, nếu họ có thể tuân theo quy củ của Niệm Phật đường và tuỳ thuận theo đại chúng tu tập chung với nhau thì đón mừng cho họ vào.  Chư Phật Bồ Tát độ chúng sanh cũng không xua đuổi ngoại đạo.  Năm xưa khi đức Phật còn tại thế, 96 nhóm ngoại đạo học theo Phật, tôn Phật làm thầy, đức Phật đều thâu nhận, thế mới biết đức Phật không cự tuyệt xua đuổi ngoại đạo.  Nếu họ không tuân theo quy củ trong Niệm Phật đường, nhiễu loạn đại chúng, chúng ta nhất định phải mời họ đi ra, tuyệt không thể phá hoại sự tu hành của đại chúng.  Cho nên không thể nói họ là ngoại đạo thì mình liền từ chối, mà chúng ta đón mừng hoan nghinh những người tuân theo quy tắc, còn những người không tuân theo quy tắc thì mình mời họ đi ra.

          Hồi xưa đại sư Huệ Viễn ở Lô Sơn có một người bạn thân là cư sĩ Tạ Linh Vận, ông này là một nhà văn nổi tiếng.  Ông muốn tham gia ‘Ðông Lâm Niệm Phật Ðường’, nhưng vì tập khí của ông quá nặng, không thể tuân theo thanh quy của Niệm Phật Ðường nên Viễn Công đại sư từ chối ông.  Ðại sư còn một người bạn thân là Ðào Uyên Minh, người này rất giữ quy củ nề nếp, Viễn Công đại sư hoan nghinh ông đến Niệm Phật Ðường nhưng ông không chịu đến.  Từ đó có thể biết được, phải hoan nghinh những người có thể tuân theo quy củ của đại chúng cùng nhau tu tập, không kể người đó có thần thông hay không, là ngoại đạo hay không.  Là ngoại đạo chúng ta cũng phải tiếp dẫn họ, giúp họ tiếp xúc với Phật pháp chân chánh, đây mới là tâm từ bi.    21-90-26



Hỏi:   Trong chùa nghe được tiếng chuông, nhưng vì bịnh hoặc mệt, xin hỏi có thể không ngồi dậy được không?

Ðáp:   Nếu tiếng chuông buổi sáng kêu bạn thức dậy tụng kinh khoá sáng, nhất định phải thức dậy.  Nếu bạn có bịnh hoặc mệt thì có thể xin phép nghỉ trước.  Nói chung, khi ở trong đạo tràng phải tuân theo quy ước chung của thường trú; nếu không tuân theo quy củ của thường trú là phá hoà hợp tăng.  Bạn [là] một người có thể làm như vậy, người khác cũng làm như vậy, vậy thì quy củ của tăng đoàn bị phá hoại mất, tội này phải đọa địa ngục A Tỳ.

          Chúng ta mỗi ngày ở trong đạo tràng của thường trú, đích thật có ý hoặc vô ý làm những việc phá hoà hợp tăng nhưng tự mình không biết.  Cho nên nếu không nghe kinh nhiều, không đọc kinh thì làm sao được?  Ngày nay khi người khác thấy bạn có lỗi lầm lớn hơn nữa nhưng không nói ra, nếu nói ra thì có xích mích với bạn.  Người có thể nói ra những lỗi lầm là đại ân đại đức [của bạn].  Nhưng nếu nói ra có thể sửa được thì người ta mới nói, nếu nói ra mà không chịu sửa thì đến cha mẹ cũng không nói ra.  Nếu một người có thể ‘tùng thiện như lưu’ (thuận theo điều thiện một cách dễ dàng), có lỗi mà có thể sửa đổi, người này là thánh hiền, có thể thành công lớn trong đời này.           21-90-28             

---o0o---



tải về 450.47 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương