PHẬt học vấN ĐÁp lão Hòa thượng Tịnh Không Nhóm Hoa Tạng Giảng Ký cung kính ghi chép Nguồn



tải về 450.47 Kb.
trang8/8
Chuyển đổi dữ liệu23.08.2016
Kích450.47 Kb.
#26070
1   2   3   4   5   6   7   8

13. CÚNG DƯỜNG


Hỏi:   Sư phụ thường nói cúng dường đạo tràng, cúng dường chúng xuất gia phải có trí huệ; nếu đạo tràng không làm việc đạo, người xuất gia mất đạo tâm, người cúng dường cũng phải chịu trách nhiệm.  Nhưng sư phụ cũng thường tán thán pháp sư Ðàm Thiền cúng dường đạo tràng là dùng thái độ ‘nhân quả của ai người đó tự chịu’.  Còn nói: ‘Làm việc tốt thì đừng sợ để lại tệ hại’.   Nếu chúng ta dùng tâm cung kính tôn trọng Tam Bảo, không thấy lỗi lầm của đạo tràng và tăng chúng đi cúng dường, cho dù họ làm không như pháp mải mê phóng dật hưởng thụ, xin hỏi chúng con vẫn có thể tu tích công đức viên mãn hay không?

Ðáp:   Nếu có thể làm được: ‘Không thấy lỗi lầm của thế gian’, hiểu được nhân quả ai làm nấy chịu thì công đức của bạn viên mãn, nhưng việc này phải thật có trí huệ.  Nếu việc làm đó không đúng như pháp,  phá hoại hình tướng của Phật giáo, tội này rất nặng, công đức của bạn tuy là viên mãn có thể sanh Tịnh độ, nhưng đối phương tạo tội cực nặng phải đọa tam đồ, vì nghĩ đến người đó chúng ta cũng phải có tâm từ bi.

          Lập trường của mỗi người không giống nhau, Ðàm Thiền pháp sư là người xuất gia, cúng dường đạo tràng phần nhiều là tự viện của người xuất gia, đạo tràng thọ giới, đây là tổ đình, đây là một tấm lòng yêu thương, một tấm lòng báo ân.  Ðạo tràng Ðàm Thiền pháp sư cúng dường không ở gần nhau, không thể nào lo được chu toàn, cho nên nói ‘nhân quả ai nấy tự chịu’.   Nếu đạo tràng gần nhau, có thể đi tham học và lo lắng chiếu cố, tình hình sẽ không giống vậy.  Thế nên chuyện gì cũng không thể quơ đũa cả nắm. 

          Phương pháp cúng dường đạo tràng tốt nhất là đem đạo tràng cho người xuất gia hoặc tại gia mượn hoặc cho mướn. Thí dụ tôi xây giảng đường này, giấy tờ chủ quyền của giảng đường là của tôi, người xuất gia hoặc tại gia cư sĩ làm việc đạo ở đó, tôi có thể cho mượn hoặc cho mướn với một số tiền tượng trưng, mỗi năm một đồng tiền mướn, nếu việc làm được như pháp thì làm luôn, nếu không như pháp thì chấm dứt không cho mướn nữa.  Cách làm này rất tốt, sau này không có vấn đề tranh giành đạo tràng.     21-90-46

---o0o---


14.TÔN GIÁO


Hỏi:   Lão pháp sư thường nói tất cả tôn giáo đều là hạng nhất, không có hạng nhì.  Nhưng trong số nhiều tôn giáo như vậy, có thể liễu sanh tử xuất tam giới thì chỉ có Phật giáo.  Xin hỏi nếu tất cả tôn giáo đều là hạng nhất, vậy thì tại sao phải học Phật làm chi?  Có phải đây là phá hoại cơ duyên thành Phật của tất cả chúng sanh?

Ðáp:   Ðây nhất định không phải phá hoại cơ duyên thành Phật của tất cả chúng sanh, nếu có phá hoại thì thanh tịnh pháp thân sẽ không biến hiện ra các tôn giáo.  Tất cả những pháp thế và xuất thế gian bao gồm hết những tôn giáo, chủng tộc, quốc gia, thế giới, tinh cầu khác nhau đều là từ pháp thân biến hiện ra, đều có chung một pháp thân.  Bất luận luân chuyển như thế nào, đời này họ là một tín đồ Cơ Ðốc giáo, có thể đời sau sẽ là Phật giáo.  Ðời này theo Phật giáo, đời sau có thể theo Ấn độ giáo.  Sáu nẻo luân hồi không biết luân chuyển đến chỗ nào, nhưng sau cùng cũng phải trở về một pháp thân chung.

          Người ngoại quốc nói về ‘đời trước đời này’ đều là sự thật.   Không kể là tôn giáo chủng tộc nào hiện nay đều biết có Phật giáo, đều biết có A Di Ðà Phật, thế thì tốt rồi.  Nhà Phật nói ‘Một phen lọt vào tai, vĩnh viễn là hạt giống đạo’, trong a lại gia thức của họ có gieo hạt giống của Phật, tương lai gặp duyên cũng sẽ thành Phật.  Cho nên tôi nhìn tất cả tôn giáo cũng đều là Phật giáo, tất cả thần minh mà các tôn giáo thờ phượng đều là hóa thân của Bồ Tát, họ dùng nhiều thân phận vai trò để giáo hóa chúng sanh, giúp chúng sanh giác ngộ, nếu bạn đọc kinh Hoa Nghiêm thì sẽ hiểu rõ.  Nhà Phật nói: ‘phương tiện hữu đa môn, quy nguyên vô nhị lộ’ (phương tiện có nhiều cửa ngõ, đường về nguồn  không hai), đây mới thật là từ bi chân thật.

          Ngày nay xã hội động loạn, chúng ta làm sao để an định cục diện rối loạn [trong xã hội]?  Quan trọng nhất là tôn giáo đoàn kết, chủng tộc hài hòa, đầu tiên phải đòi hỏi xã hội an định, nhất định phải biết đạo lý này.       21-90-46

---o0o---


15.CHÁNH TRỊ


Hỏi:   Gần đây tình hình trên biển Ðài Loan rất căng thẳng, xin hỏi tín đồ Phật giáo nên dùng tâm trạng gì để nhìn chuyện này?

Ðáp:   Ðem tâm định trở lại, thật thà niệm Phật, cầu chư Phật Bồ Tát giúp đỡ, cầu Phật lực gia trì, hy vọng có thể hóa giải hiểm họa, nếu chúng ta có thể làm được điểm này thì cũng rất tốt.         21-90-39 

---o0o---


16.SIÊU ÐỘ


Hỏi:   Ðệ tử chủ yếu là tu pháp môn niệm Phật, có một đứa con gái gả vào gia đình Thiên Chúa giáo, đứa con rể và cháu ngoại đều bị bên bà nội và mẹ chồng kéo vào đạo, nhưng vì công việc và sự học nên họ không tham gia các hoạt động và cũng không tin.  Ðứa con gái hiện nay chưa tin [Thiên Chúa] mà cũng không tin Phật.  Xin hỏi đệ tử có thể cầu nguyện cho gia đình của họ bình an, hòa thuận, công việc thuận lợi, và siêu độ cho tổ tiên của họ hay không?

Ðáp:   Không kể là họ tin tôn giáo nào, bạn học Phật và hồi hướng cho họ đều có lợi ích, chỉ cần có tâm chân thành.  Kế đến thay họ siêu độ cho tổ tiên của họ cũng được. 21-90-08 

Hỏi:   Xin hỏi có nhất định phải lập một bài vị cho oan gia nhiều đời và nhờ Ðịa Tạng Bồ Tát làm chứng minh mới có thể hoàn toàn tiêu trừ oan trái nợ nần từ nhiều kiếp?  Hình như Tân Gia Ba không có phong tục này.

Ðáp:   Tiêu trừ không nổi!  Bạn muốn tiêu trừ họ, họ cũng muốn đến tiêu trừ bạn nên chiến tranh sẽ xảy ra.  Tân Gia Ba cũng có, Công Ðức Ðường trong Cư Sĩ Lâm có làm pháp hội siêu độ, mỗi năm người ta cúng bài vị cho oan gia chủ nợ rất nhiều.  Có một số pháp sư chủ trì pháp hội đã học qua ‘Lớp Bồi Huấn’ nên họ đã hiểu được đạo lý và phương pháp, cũng có thể giảng khai thị cho đại chúng, và phối hợp với đạo tràng Cư Sĩ Lâm mỗi ngày giảng kinh niệm Phật, đem tất cả công đức này hợp lại cho nên hiệu quả của việc siêu độ có phần thù thắng.

          Dựng một bài vị siêu độ oan gia chủ nợ là làm trên hình thức, quan trọng hơn vẫn là hiểu lý luận.  Trong cả đời chúng ta không vì mình mà vì sự phồn vinh và an định của xã hội, vì nền hòa bình của thế giới, vì hạnh phúc của nhân dân, chỉ cần phát tâm như vậy thì rất có ích lợi, thật được chư Phật hộ niệm, long thiên thiện thần ủng hộ.  Chúng ta thường nói câu: ‘Người cùng một tâm, tâm cùng một lý’.  Nếu chúng ta gặp người như vậy chúng ta cũng kính phục họ, cho dù đã có xích mích gì trước kia, chúng ta cũng không dám giữ lấy tâm niệm trả thù.  Vì họ làm rất nhiều việc thiện cho xã hội, việc thiện mà họ làm cũng giống như chúng ta làm, vì vậy quỷ thần cũng biết tu ‘tùy hỷ công đức’.       21-90-37 

---o0o---

17.PHÓNG SANH


Hỏi:   Trong đạo tràng có phóng sanh gà, xin hỏi có thể đem trứng gà đi bán và mua hương dầu, để cho gà cũng trồng phước điền; hoặc dùng phương pháp khác để xử lý?

Ðáp:   Có thể, bạn nghĩ rất chu đáo.  Trong đạo tràng có gà [mà người ta] phóng sanh phải nên chú ý một việc, phải tách rời gà trống và gà mái, không nên nuôi chung một chỗ.  Ðược vậy thì trứng gà mới không có sanh mạng và không thể nở ra gà con, trứng gà này có thể đem bán.  Nếu không thì trứng gà này có sanh mạng, nếu bạn bán trứng này thì cũng là sát sanh, chúng ta phải chú ý điểm này.          21-90-10

---o0o---


18.XUẤT GIA


Hỏi:   Con là Phật tử xuất gia ở Ðại Lục, tuy xuất gia nhưng thường bị vấn đề nam nữ quấy nhiễu.  Vào mùa hè trong chùa có các cô thiếu nữ mặc áo quần mỏng manh, tâm lý và sinh lý của người trẻ tuổi đương nhiên sẽ có rất nhiều sự phản ứng.  Xin hỏi người xuất gia nên giải quyết vấn đề này như thế nào?

Ðáp:   Việc này rất khó!  Trong nước khó, ở nước ngoài còn khó hơn vì ở nước ngoài còn phóng khoáng hơn trong nước.  Ðây là sự khảo nghiệm của bạn, nếu bạn có thể vượt qua cửa ải này thì sẽ có thành tựu [sau này].  Nếu không vượt qua nổi cửa ải này, tốt nhất nên hoàn tục kết hôn, làm Phật tử tại gia cũng tốt.  Trong thời đại hiện nay, những người tại gia học Phật thành công rất nhiều, các người niệm Phật ở trong và ngoài nước vãng sanh có được tướng lành vô cùng hy hữu, [trong số] người vãng sanh đích thật tại gia nhiều hơn xuất gia, vả lại nữ nhiều hơn nam.

          Người trẻ tuổi nhất định phải biết tránh và giảm bớt tiếp xúc.  Nhưng trên thực tế thì rất khó khăn, nguyên nhân là hiện nay đạo tràng không có nguồn cung cấp tài chánh và phải hoàn toàn nhờ vào sự cúng dường của tín chúng tại gia, cho nên [họ] không thể không giao thiệp, không tiếp đãi tín đồ.  Vì vậy người chân chánh xuất gia nhất định phải tìm hoàn cảnh tịch tĩnh để tu học, nơi này Thế Tôn gọi là ‘A lan nhã’.

          Thời xưa chùa chiền được xây dựng trong núi sâu, ít có người qua lại, giao thông bất tiện, hoàn cảnh tu học rất thanh tịnh.  Nhưng ngày nay giao thông thuận lợi, tuy tòng lâm tự viện xây trên núi cao vì sợ phiền hà, nhưng có đường lộ dẫn lên tận chỗ, xe cộ cũng có thể lên núi, như vậy thì làm sao có thể tu hành?  Vì vậy nên lựa chọn những hoàn cảnh thanh tịnh, tách rời và cách xa thế giới bên ngoài để tu học, những nơi như vậy dễ [nuôi] dưỡng đạo.

          Người trẻ tuổi học Phật thành tựu được đều dựa trên chữ ‘duyên’, tự mình phải xử lý nhân duyên tu học của mình cho tốt đẹp.  Duyên quan trọng nhất là thân cận thiện tri thức, đạo tràng, và bạn đồng tu.  Ðầy đủ ba thứ duyên này thì có thể thành công.   21-90-45

---o0o---

19.TẠI GIA


Hỏi:   Tu học cần phải có thầy tốt và đồng tham đạo hữu tốt.  Nếu thật tìm không ra xin hỏi có thể ở nhà tu một mình không?

Ðáp:   Thầy và bạn học có thể gặp mà không thể [tìm] cầu, đây đều là duyên phận, nếu ra sức đi tìm cũng rất khó gặp được.  Nhưng nhất định phải có ý nguyện tìm thầy tìm bạn đồng tu thì mới có thể gặp được; nếu cả ý niệm cũng không có thì sẽ không gặp.  Có tâm niệm (ý muốn) thì sẽ có cảm, nếu có cảm thì sẽ có ứng; nếu có cảm mà chưa có ứng là vì chúng ta có nghiệp chướng, sau khi tiêu trừ nghiệp chướng cảm ứng sẽ hiện ra.  Nếu thật không gặp được thì ở nhà tự tu cũng rất tốt.      21-90-33

 

Hỏi:   Lúc đức Thế Tôn còn tại thế không cho đệ tử kết hôn sanh con, phải tu hạnh thanh tịnh.  Xin hỏi có phải là vì sẽ ảnh hưởng đến đạo nghiệp?



Ðáp:   Ðệ tử có chia ra tại gia và xuất gia.  Ðệ tử tại gia thì Phật cũng để họ kết hôn sanh con.  Nếu là đệ tử xuất gia thì đích thật là sẽ ảnh hưởng đến đạo nghiệp.  Xuất gia phải chuyên làm công tác sự nghiệp hoằng pháp lợi sanh, phải thâm nhập kinh tạng; thâm nhập kinh tạng là một công việc khó khăn lâu dài, tốt nhất phải không phân tâm.  Nhưng đệ tử tại gia cũng có thể hoằng pháp lợi sanh, có rất nhiều cư sĩ có thành tựu lớn làm việc giảng kinh thuyết pháp.        21-90-36 

---o0o---


20.HIẾU ÐẠO


Hỏi:   Trong nhà con có nhiều người đều là Phật tử, ba má cũng nhận biết Phật giáo từ nhiều năm trước, tiếc là lúc họ chưa hiểu rõ và thâm nhập [vào Phật pháp], má con bị bịnh nặng qua đời, ba con lại mắc chứng người già si cuồng loạn trí, vì vậy ba má đều chưa quy y.  Bây giờ ngoài việc cho ba uống thuốc, nghe máy niệm Phật, con và người nhà thay mặt cho ba con ở trước bàn Phật sám hối và bố thí, xin hỏi có cần giúp cho ba con thọ tam quy y, làm như vậy có giúp đỡ gì được cho ổng không?

Ðáp:   Giúp được.  Giúp ổng thọ tam quy y là một phần tâm hiếu thảo của bạn.  Bạn nên thường vặn băng giảng về tam quy y cho ổng nghe.  Nếu ổng hiểu được thì đó là thật quy y, có ích lợi to lớn cho ổng.   21-90-12

Hỏi:   Hai năm trước em con bị đụng xe và qua đời, vì nghĩ đến sức khoẻ của má nên anh chị em chúng con che dấu không cho má biết, nói rằng em con đã đi ra nước ngoài làm ăn, không về thăm nhà.  Chúng con ai cũng biết làm vậy là đại bất hiếu, đại vọng ngữ, nhưng không thể không làm vậy gạt má con.  Ðến nay cảm thấy quá khó khăn, chuyện gì cũng phải nói dối, xin hỏi nên làm sao?

Ðáp:   Cách làm của quý vị đều vì có lòng hiếu nghĩa, như vậy không gọi là vọng ngữ, trong vọng ngữ gọi là ‘khai duyên’ mà không phải phạm giới.  Nếu sau khi má bạn biết được sẽ vô cùng đau khổ thì vẫn nên dùng thiện xảo phương tiện dấu bà tốt hơn.  Khuyên bà niệm Phật, không nên chấp trước đối với thân tình, nên buông xả, như vậy mới không bị chướng ngại cho việc niệm Phật vãng sanh.

          Phàm người niệm Phật đến lúc chót không thể vãng sanh đều không ngoài hai nguyên nhân: một là tình thân buông xả không được, đây là tham ái; còn thứ hai là oán thân chủ nợ không buông xả được, họ [oan gia chủ nợ] có lỗi đối với người đó, người đó chưa báo thù, vẫn còn giữ chặt trong lòng, đây là sân nhuể, cả hai đều không thể vãng sanh.  Cho nên đối với thân tình, oan gia chủ nợ phải nên xem lợt một chút, nhất tâm chuyên niệm A Di Ðà Phật, cầu sanh Tịnh độ.



          Bạn phải thường nói cho bà nghe những sự thù thắng của Tịnh độ, công đức và lợi ích của sự niệm Phật, và các câu chuyện về những người vãng sanh mà bạn biết được.  Giảng kinh bà chưa chắc đã hiểu, chưa chắc có hứng thú, kể chuyện người vãng sanh bà sẽ thích hơn.  Dùng cách này để giúp đỡ, khuyến khích bà, như vậy mới tốt.  21-90-18

Hỏi:   Người lớn tuổi không có khả năng kinh tế, con cháu tu phước thế cho họ, phát tâm tùy hỷ cúng dường Tam Bảo, xin hỏi có phạm tội vọng ngữ không?

Ðáp:   Như vậy không phải vọng ngữ, mà là tâm hiếu [kính].  Nếu họ không tin Tam Bảo, bạn nên dấu đừng cho họ biết, bạn ra tiền dùng tên của họ để tu phước, hồi hướng công đức cho họ, họ cũng có thể có phước, đây là tâm hiếu, là chuyện tốt, không có tội lỗi.   21-90-18

Hỏi:   Xin hỏi con nên độ ba má thành Phật trước rồi mới vãng sanh hay nên vãng sanh trước rồi trở lại độ họ?

Ðáp:   Ðức Phật trong kinh luận thường dạy chúng ta: ‘Tùy duyên chứ đừng phan duyên’.  Tùy duyên mới được tự tại, tự mình muốn làm như thế nào thường thường sự việc đều trái ngược với ý nguyện của mình, vả lại làm không được.  Bạn thật tình nỗ lực tu hành y theo lời dạy của Phật, thường đem công đức của bạn hồi hướng cho cha mẹ thì bạn là một đứa con hiếu thảo.  Tự mình đích thực phải có đầy đủ niềm tin sâu dày, tâm nguyện thiết tha, phát nguyện vãng sanh.  Còn việc bạn đi trước hay cha mẹ đi trước là do nghiệp lực chi phối, tự mình làm chủ không được, việc này rất khó nói.  Tốt nhất là có thể khuyên ba má cũng niệm Phật, vậy mới là đại hiếu.  21-90-23

Hỏi:   Ba má con đã bảy mươi mấy tuổi rồi, không tin Phật, khuyên họ còn bị mắng, xin hỏi con nên làm thế nào?

Ðáp:   Ba má lớn tuổi rồi, bạn phải làm tốt hơn lúc bình thường, họ sẽ cảm thấy kỳ lạ [tại sao] bây giờ bạn lại hiếu thảo như vậy, khác hẳn lúc trước.  Bạn nói đây là Phật dạy bạn làm như vậy, được thế mới làm họ cảm động, để họ có cảm tưởng tốt đối với Phật pháp, sau đó mới từ từ khuyên họ niệm Phật.  Nếu họ đều không vui vẻ, không ưa thích những gì bạn làm thì bạn khuyên họ niệm Phật rất khó.  Vì [tuỳ thuận] cha mẹ bạn không cần đến chùa, ở nhà niệm Phật cũng được.  Nếu niệm ra tiếng họ không thích thì bạn nên niệm thầm, tất cả đều phải thuận theo cha mẹ.    21-90-24  

Hỏi:   Xin hỏi có phải không nên thờ cúng tổ tiên nhiều đời trong nhà?  Nghe nói nếu vậy thì sẽ trói buộc thần thức của người mất, làm cho họ không nỡ lìa khỏi?      

Ðáp:   Cách nói này hình như cũng có một chút đạo lý, như nhà Nho và nhà Phật vô cùng coi trọng hiếu đạo, trong nhà thờ cúng bài vị của tổ tiên đặt kế bên tượng Phật là đúng.  Nếu họ thật không nỡ rời khỏi, bài vị được để kế bên tượng Phật mỗi ngày tụng kinh lạy Phật hồi hướng vãng sanh thì sẽ không sao hết.  Nếu chỉ cúng bài vị của tổ tiên mà không cúng tượng Phật thì việc bạn hỏi có thể xảy ra.  Vả lại chúng ta làm như vậy cũng để làm gương cho đại chúng trong xã hội, niệm niệm không quên tổ tiên, đây là đề xướng hiếu đạo.         21-90-32

Hỏi:   Thường nghe nói sư phụ đề cập nếu có phước báo xây từ đường, xin hỏi xây từ đường nên dùng kiểu kiến trúc nào?  Nên giảng kinh điển gì trong từ đường?

Ðáp:   Phật pháp là sư đạo, sư đạo được xây dựng trên cơ sở của hiếu đạo, nếu người ta không biết hiếu thuận cha mẹ thì sẽ không biết tôn sư trọng đạo, đây là đạo lý tất nhiên.  Nhiều năm về trước có một số pháp sư ra nước ngoài hoằng pháp và cũng có di dân ra ngoại quốc, tôi đã từng khuyên họ ra nước ngoài đừng xây chùa, nên xây từ đường, đề xướng hiếu đạo.  [Nếu] mọi người đều biết về hiếu đạo, biết hiếu dưỡng cha mẹ, sau đó mới xây chùa, Phật pháp mới có gốc rễ.  Tôi nói qua rất nhiều lần, nhưng họ ra nước ngoài vẫn xây chùa và không xây từ đường.  Ðây là phước báo của chúng sanh, chúng sanh không có phước, Phật pháp là sự giáo học, giáo học không có gốc rễ [vững chắc].

          Còn vấn đề từ đường phải theo đường lối hình dáng ra sao, phải xây kiểu nào thì bạn có thể đi tham quan ở Ðại Lục, tuy hơn phân nửa số từ đường ở Ðại Lục bị phá hoại nhưng một số vẫn còn tồn tại.  Gần đây tôi coi phim video của các bạn đồng tu đem lại, thấy được một số từ đường ở gần vùng Cửu Hoa Sơn vẫn còn và hiện nay được khai mở làm nơi du lịch.  Trước kia từ đường được xây như thế nào quý vị có thể đi coi, những việc này đều là thường thức.  Coi văn hóa Trung Quốc thời xưa, chế độ ‘điển chương’, sanh hoạt của dân chúng, từ trong đó chúng ta rút tỉa kinh nghiệm và bài học.

          Nên giảng kinh điển gì ở trong từ đường?  Nên giảng luân lý, hiếu đạo.  Nhà Nho gọi là Ngũ Luân, Ngũ Thường, Bát Ðức; kinh Phật cũng nói đến những thứ này, đều có thể giảng giải trong từ đường.  Chúng ta dùng từ đường làm trung tâm hoằng dương văn hóa đa nguyên, trung tâm đoàn kết các chủng tộc.  Dân tộc Trung Quốc có thể kéo dài năm ngàn năm và chưa bị đào thải trong thế gian này, từ đường nắm một vai trò rất lớn . 21-90-38

---o0o---


21.NGHI QUY (NGHI THỨC)


Hỏi:   Cư sĩ tại gia mặc áo thun và quần ngắn tụng kinh, niệm Phật, và lễ Phật, xin hỏi như vậy [đúng] như pháp không?

Ðáp:   Không [đúng] như pháp.  Ðối với người lớn tuổi chúng ta phải kính trọng; cùng một đạo lý này lúc nhà bạn có khách quý đến thăm, bạn có thể mặc áo thun quần ngắn để tiếp đãi họ không?  Ðối với quốc vương, đại thần, tổng thống trong thế gian này chúng ta đều phải mặc lễ phục để tiếp đãi họ, vậy thì lúc tiếp đãi chư Phật Bồ Tát chúng ta có thể không mặc lễ phục sao?  Chúng ta nhìn thấy tượng Phật thì cũng như đối trước đức Phật, phải sanh tâm cung kính như vậy.  Ðây hoàn toàn là một ý niệm tôn kính, phải tập thành thói quen.        21-90-08

Hỏi:   Xin hỏi ở nhà niệm kinh, niệm Phật có thể dùng pháp khí (chuông, mõ, khánh) không?

Ðáp:   Quý vị phải nên biết dụng ý của pháp khí là gì?  Mục đích là lúc đại chúng tu tập chung, làm cho âm thanh, âm điệu, động tác đều được chỉnh tề ngăn nắp, làm trang nghiêm đạo tràng.  Vì vậy ít nhất phải có hai người trở lên thì mới cần đánh chuông mõ.  Nếu chỉ có một người thì không cần thiết.  Không phải nói đánh chuông mõ thì chư Phật Bồ Tát hoan hỷ, không đánh chuông mõ thì các ngài không vui.  Chuông mõ là tiết tấu âm nhạc để làm trang nghiêm đạo tràng, giúp cho được chỉnh tề ngăn nắp.     21-90-12

Hỏi:   Người cư sĩ tại gia lãnh chúng (điều khiển, hướng dẫn) lúc nhiễu Phật trong Niệm Phật Ðường, xin hỏi có đúng như pháp không?         

Ðáp:   Nếu Niệm Phật Ðường không có pháp sư xuất gia hoặc vị pháp sư xuất gia không muốn lãnh chúng thì cư sĩ tại gia lãnh chúng cũng đúng như pháp.    21-90-18 

Hỏi:   Có vị đồng tu nói cư sĩ tại gia công lực không đủ, đi theo sau lưng họ nhiễu Phật rất dễ bị thương.  Xin hỏi cách nói như vậy đúng không?       

Ðáp:   Những lời nói như vậy không có căn cứ.  Học Phật phải tuân theo lời dạy của Phật, lúc đức Thế Tôn sắp nhập diệt có nói đến ‘Tứ Y Pháp’.  Thứ nhất là ‘Y pháp bất y nhân’ (Y theo pháp không y theo người); trong kinh không có nói cư sĩ công lực không đủ, nếu đi theo sau lưng dễ bị thương, vì vậy chúng ta không thể tin [chuyện này].  Thứ hai là ‘Y nghĩa bất y ngữ’ (Y theo nghĩa, không y theo ngôn ngữ, văn từ) chỉ cần ý nghĩa đúng thì nói thêm vài lời hoặc nói ít vài câu cũng không quan trọng.  Thứ ba là ‘Y liễu nghĩa bất y bất liễu nghĩa’ (Y theo liễu nghĩa mà không y theo không liễu nghĩa).  Thứ tư là ‘Y trí bất y thức’; trí là trí huệ, lý trí; thức là cảm tình, học Phật phải y theo lý trí mà không thể nương theo cảm tình.  Nếu hiểu ý nghĩa của Tứ Y Pháp thì có thể hiểu rõ những cách nói trái ngược với kinh điển, sẽ không nghi hoặc, và cũng không bị cảnh giới chuyển.       21-90-18

Hỏi:   Xin hỏi học đánh pháp khí (chuông, mõ, khánh) có nhất định phải ở trong chùa hay không?  Ở nhà học có trở ngại không?

Ðáp:   Ở nhà học [đánh pháp khí] không có trở ngại.  Ðánh chuông mõ trong chùa đôi lúc quỷ thần nghe đến có thể sanh phiền não cho nên phải cúng một bài vị để nói với quỷ thần: ‘Chúng tôi đang học đánh chuông mõ, xin quý vị tha thứ!’.  Còn ở nhà thì không cần, quỷ thần trong chùa rất nhiều còn ở nhà thì không.        21-90-48 

Trong quá trình chuyển ngữ chắc không tránh khỏi thiếu sót, xin các bậc thức giả hoan hỷ phủ chính cho. 

Xin thành thật cám ơn.

Một nhóm Diệu Âm cư sĩ, 6-15-2004



---o0o---

HẾT

1 . Chú thích: Ngũ kinh gồm có

Kinh A Di Ðà,

Kinh Vô Lượng Thọ,

Kinh Quán Vô Lượng Thọ,

Phẩm Phổ Hiền Hạnh Nguyện (trong kinh Hoa Nghiêm), và

Chương Ðại Thế Chí Niệm Phật Viên Thông (trong kinh Lăng Nghiêm). 

Nhất luận là Vãng Sanh Luận.

Phật thất là thời gian “khắc kỳ cầu chứng”, tức là trong thời gian định kỳ cầu đạt được chứng cứ chứng tỏ mình sẽ vãng sanh - chứng cứ ấy chính là “Nhất Tâm Bất Loạn” (trích từ Tuyết Hư Lão Nhân Tịnh Ðộ Tuyển Tập), cũng như học sinh thường ngày học hành chăm chỉ, đến cuối khóa đi thi lấy bằng tốt nghiệp vậy.  Tuy nhiên đối với người bắt đầu học Phật thì Phật thất là môi trường và trợ duyên rất tốt để hành giả luyện tập nhiếp tâm niệm Phật. 

2 . Chú thích: danh từ Rinpoche không quen thuộc với những người không học Mật Tông Tây Tạng. Rinpoche nghĩa là quý báu, trân quý, tiếng người Tạng tôn xưng các vị lama; cũng như từ Phật sống. Lưu ý là chỉ tín đồ Trung Hoa mới hay gọi những vị Pháp Vương là Phật Sống, chứ người Tạng hay Mông Cổ không gọi như vậy. Chữ lama cũng chỉ là dịch nghĩa chữ Guru, chứ lama không nhất thiết phải là Tăng.

3 . (Chú thích: tốt nhất đừng đụng thân thể người mất trong vòng 8 giờ (cho đến 12 giờ) đồng hồ sau khi người đó tắt thở,  để tránh cho người mất cảm thấy đau đớn thêm và sanh tâm sân giận có thể hại họ)

4 . Chú thích: mười pháp giới gồm có: Phật, Bồ Tát, Duyên Giác, Thanh Văn, Trời, A tu la, Người, Súc sanh, Ngạ quỷ, và Ðịa ngục.

5 . Quyển ‘Vật do như thử’ (Loài vật còn như thế, hàm ý: loài vật còn có tình cảm, hiếu hạnh như thế, huống chi là loài người) là một cuốn truyện cổ của Tàu, ghi chép những mẫu chuyện nói lên tình cảm sâu sắc của loài vật để cảnh tỉnh con người. Chẳng hạn, chuyện vượn mẹ thấy vượn con chết, cũng ngã lăn ra chết vì buồn đứt ruột.


tải về 450.47 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương