PHẬt học vấN ĐÁp lão Hòa thượng Tịnh Không Nhóm Hoa Tạng Giảng Ký cung kính ghi chép Nguồn



tải về 450.47 Kb.
trang5/8
Chuyển đổi dữ liệu23.08.2016
Kích450.47 Kb.
#26070
1   2   3   4   5   6   7   8

6.GIÁO DỤC


Hỏi:   Xin hỏi đi học ‘Lớp Phật Học [thường thức]’ tốt không?

Ðáp:   Ði học những ‘Lớp Phật học’ này phải xem tình hình như thế nào, hiện nay phần đông đi học những lớp này chỉ học được một số Phật học thường thức.  Nếu muốn biết thêm về Phật học thường thức thì lớp này có lợi ích cho bạn.  Nếu không muốn biết thì cũng không sao; Phật pháp quý ở ‘chuyên tinh’, không quý ở ‘nhiều’, phải ‘đi sâu vào một môn, huân tập trong một thời gian dài’ thì mới đạt được lợi ích chân thật.  Nếu học nhiều quá, tạp quá, trên số lượng là một chuyên gia Phật học, một học giả về Phật học, nhưng đối với việc liễu sanh tử, thoát luân hồi không có liên can gì hết.  Cho nên bạn phải tự mình cân nhắc thứ nào quan trọng rồi tự mình lựa chọn. 21-90-03

---o0o---


7.HOẰNG PHÁP


Hỏi:   Nghe sư phụ giảng kinh thường nói đến nghệ thuật và âm nhạc trong Phật giáo.  Nghệ thuật và sân khấu có quan hệ cá - nước; đài Trung Ương ở Trung Quốc có phát hình phim kịch ‘Võ Tăng Thiếu Lâm’ phối hợp ca múa, võ thuật và công phu của tăng sĩ trên cùng một sàn diễn cho khán giả thưởng lãm.  Xin pháp sư chỉ dạy trong thế kỷ 21 môn ca vũ và nghệ thuật trong Phật giáo có thể phát triển không?   Nên phát triển như thế nào?  Con là một Phật tử làm về ngành ca vũ nghệ thuật này đã trên 40 năm và rất quan tâm đến tương lai của môn ca vũ nghệ thuật trong Phật giáo.

Ðáp:   Cách suy nghĩ của bạn rất hay.  So sánh với Thiên Chúa giáo và Cơ Ðốc giáo thì nhân tài của Phật giáo trên phương diện này rất thiếu.  Phật giáo vô cùng coi trọng âm nhạc và ca vũ nhưng trong hai ba trăm năm gần đây Phật giáo không có nhân tài về nghệ thuật xuất hiện.  Vào thời cuối triều Minh đầu triều nhà Thanh, có một vị pháp sư viết ra kịch bản ‘Quy nguyên kính’, đây là một vở kịch nội dung kể chuyện của ba vị đại sư Huệ Viễn, Vĩnh Minh Diên Thọ, và Liên Trì, kịch bản viết rất hay.  Người xưa đã đem Phật pháp phổ biến trên sân khấu rồi.

          Hiện nay khoa học kỹ thuật phát triển, chúng tôi hy vọng đem Phật pháp viết thành kịch, thành phim tuồng hát trên TV, hiệu quả của những phim này rất lớn, rất thích hợp để thu hút người sơ cơ bắt đầu học Phật.  Cho nên hy vọng những người đang làm ngành nghề này có thể tìm ra một mục tiêu, phương hướng chân chánh để nỗ lực, phải hoằng dương đến toàn thế giới.  Ðương nhiên ngoài trình độ nghệ thuật của ngành này ra còn cần phải có một trình độ tu dưỡng và cái nhìn đúng đắn về Phật pháp.  Nếu không chú trọng đến tác dụng khuyến khích tu tập, chỉ có giá trị trên hình thức và nghệ thuật nhưng không có nội dung [về Phật pháp], thì không đạt được mục đích giáo hoá chúng sanh. 21-90-08 



Hỏi:   Mỗi ngày con dùng 8, 9 giờ đồng hồ để làm những CD và VCD giảng kinh, thời gian còn lại dùng để nhiếp tâm niệm Phật.  Xin hỏi cách làm như vậy có tự tư ích kỷ hay không?  Con rất muốn dùng [thời gian] vài năm buông bỏ thế sự, nhất tâm niệm Phật, làm như vậy được không?

Ðáp:   Mỗi ngày dùng thời gian để phổ biến CD và VCD Phật pháp là một chuyện rất tốt, là chuyện làm lợi tha.  Trong thời gian làm việc thì Phật hiệu có thể niệm không gián đoạn, vì việc này là dùng máy móc để làm và không cần suy nghĩ thì không trở ngại cho việc niệm Phật.  Phàm làm việc mà cần phải suy nghĩ, nhất định phải ngưng niệm Phật, chuyên chú để làm việc; làm việc xong mới chuyên tâm niệm Phật, như vậy mới làm xong công việc và niệm Phật được.

          Về việc buông bỏ thế duyên (việc nhà, việc đời) nhất tâm niệm Phật thì phải coi hoàn cảnh và điều kiện của mình.  Nếu điều kiện đầy đủ, đời sống không thành vấn đề, gia đình cũng không thành vấn đề thì có thể làm như vậy.  Nếu không đủ điều kiện thì đừng miễn cưỡng, nếu miễn cưỡng sẽ sanh phiền não.  Giả sử bạn buông bỏ tất cả, sanh hoạt gia đình xảy ra khó khăn thì không tốt.  Các đồng tu tại gia không những phải lo lắng cho mình mà còn phải lo cho gia đình, phải làm gương tốt cho xã hội, đừng để người khác nói: ‘người đó học Phật điên rồi, mê mất, việc gì trong gia đình cũng không đếm xỉa đến’, để cho người ta tạo khẩu nghiệp, việc này không thể được.  21-90-14

---o0o---

8.HOẰNG HỘ (Hộ trì công tác hoằng pháp)


Hỏi:   Khi một người phát tâm chân chánh để làm việc từ thiện, một lòng muốn hoàn thành nguyện vọng đi theo pháp sư và đại chúng, nhưng giữa chừng gặp khó khăn thật sự, xin hỏi phải làm thế nào?

Ðáp:   Khi gặp khó khăn phải tìm ra nguyên nhân ở đâu, tiêu trừ nguyên nhân này thì sẽ giải quyết vấn đề.  Ðạo lý của sự cảm ứng là ở chỗ tâm chân thành, chúng ta thật sự xả mình để phục vụ người khác thì cảm ứng sẽ không thể nghĩ bàn.  Cư sĩ Lý Mộc Nguyên ở Cư Sĩ Lâm Tân Gia Ba là một tấm gương tốt [cho chúng ta], ông hoàn toàn không lo cho mình, đem hết sức lực hoằng dương ủng hộ chánh pháp, làm lợi ích cho chúng sanh, cho nên cảm ứng vô cùng rõ ràng.  Chúng tôi rất kính phục, việc này rất đáng để chúng ta bắt chước.

 Hỏi:   Làm một người nữ cư sĩ trẻ tuổi nên hướng về tương lai như thế nào mới có thể làm lợi ích cho chúng sanh trong xã hội hiện nay?  Cách thứ nhất là chọn con đường giống cư sĩ Hứa Triết, lấy sự niệm Phật trọn đời làm gương; cách thứ nhì là chọn con đường giảng kinh, hoằng pháp lợi sanh.  Xin hỏi trong hai cách trên nên chọn cách nào?



Ðáp:   Nguyện vọng của bạn rất tốt, rất quý.  Cư sĩ Hứa Triết dồn cả đời vào công tác từ thiện, cả đời giúp đỡ người già, người bịnh, người nghèo khổ.  Không những giúp đỡ trên tinh thần, vật chất, mà còn khuyên họ tín ngưỡng tôn giáo, y theo phương pháp tôn giáo dạy để tu học.  Lúc trước bà là Nữ Tu Thiên Chúa Giáo, bà cũng độ không ít người.  Hiện nay lớn tuổi thường xem kinh Phật, và phát tâm quy y, tôi tin tưởng hiện nay bà nhất định khuyên người niệm Phật.

          Phát tâm học giảng kinh cũng là một chuyện tốt, hiện nay so với lúc trước còn dễ hơn, lúc trước thì không thuận tiện lắm, hiện nay cũng có rất nhiều nữ cư sĩ giảng kinh.  Chân chánh phát tâm dốc toàn tâm toàn lực đi hoằng pháp lợi sanh đều làm gương tốt cho các bạn đồng tu tại gia.        21-90-20

 Hỏi:   Xin hỏi một người chưa khai ngộ có thể làm công tác phiên dịch hay không?  Thí dụ phiên dịch từ chữ Tàu sang chữ Anh.

Ðáp:   Chưa khai ngộ làm công tác phiên dịch cũng được.  Trong vòng hai ngàn năm qua, Phật pháp truyền vào Trung Quốc, [kinh điển] từ tiếng Phạn được dịch sang tiếng Trung Quốc, người phiên dịch rất nhiều, không phải chỉ có một người.  ‘Dịch trường’ là cơ quan làm công tác phiên dịch; dịch trường của pháp sư Cưu Ma La Thập có đến hơn 400 người, của pháp sư Huyền Trang có hơn 600 người, đều có tổ chức đàng hoàng.  Nhiều người như vậy có phải đều khai ngộ hết không?  Không thể nào, trong đó có thể chỉ có một hai người khai ngộ, người khai ngộ làm người ấn chứng cho họ.

          Thí dụ Tâm Kinh là do Ðường Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang dịch, đây là dùng tên của ngài nhưng thiệt ra công tác phiên dịch không phải chỉ có ngài làm mà thôi.  Dùng tên của ngài thì ngài phải chịu trách nhiệm; nghĩa là sau khi dịch xong nhất định phải thông qua sự thẩm định và đồng ý của ngài rồi thì mới dùng tên của ngài [ghi trên kinh] để lưu thông.  Ðề tên của dịch giả trên kinh là người này phải chịu trách nhiệm sự phiên dịch của bộ kinh đó.  Vì vậy chưa khai ngộ cũng có thể tham gia công tác phiên dịch.  Nếu phải khai ngộ rồi mới có thể phiên dịch thì Phật pháp sớm đã bị diệt mất.

          Không chỉ là phiên dịch thôi, giảng kinh cũng vậy.  Ngày xưa nếu không khai ngộ thì không có năng lực để giảng kinh, và cũng không dám lên giảng đài giảng kinh.  Nếu dùng tiêu chuẩn này thì ngày nay không có ai giảng kinh hết.  Lúc chưa xuất gia tôi tham dự lớp học giảng kinh của lão cư sĩ Lý Bỉnh Nam, trong số học sinh có trên 20 người.  Trong số hơn 20 người này, học đến đại học chỉ có một người, học đến trung học đệ nhị cấp có hai ba người, trung học đệ nhứt cấp có bảy tám người, tiểu học có mười mấy người.  Sau khi được lão cư sĩ Lý Bỉnh Nam huấn luyện xong, người nào cũng biết giảng kinh và đi đến khắp nơi ở Ðài Loan để giảng kinh.

          Thầy Lý dạy cho chúng tôi một nguyên tắc: ‘Chưa khai ngộ không được tuỳ  tiện tự mình giảng’, nếu dùng ý của mình để giảng, giảng sai thì phải chịu nhân quả.  Người xưa có câu: ‘Nói sai một chữ chuyển ngữ, đọa năm trăm đời làm thân hồ ly’, không thể không cẩn thận.  Thầy Lý dạy chúng tôi giảng chú giải, chú giải của người xưa phần nhiều là viết theo lối văn ‘văn ngôn’, chúng tôi dùng văn ‘bạch thoại’ phiên dịch lại.  Chúng tôi viết bản thảo cho bài giảng hoàn toàn y theo chú giải của người xưa viết thành văn bạch thoại;  nếu nói sai thì người xưa chịu trách nhiệm, chúng tôi không chịu trách nhiệm.  Dùng phương pháp này nên chúng tôi không phải là học giảng kinh mà là giảng chú [giải].  Nếu gặp chú giải quá thâm sâu, chúng tôi xem không hiểu, thầy Lý dạy cho chúng tôi một diệu pháp: ‘Coi không hiểu thì không giảng’.  Không giảng là chỗ này không giảng rõ ràng, không phải giảng sai.  Chúng tôi giữ chặt nguyên tắc này, mỗi ngày luyện tập trên giảng đài.

          Chỉ cần thành tâm thành ý, không có tâm riêng tư, tuyệt đối không chạy theo danh lợi hưởng thụ, tuyệt đối không tham, sân, si, mạn, đích thật sẽ có tiến bộ, mỗi năm càng tiến bộ.  Tiến bộ thì nhất định sẽ có ‘tiểu ngộ’, tiểu ngộ [dần] sẽ biến thành đại ngộ.  Vì vậy ngày nay chúng tôi mở quyển kinh ra, không cần phải xem chú giải của người xưa, chúng tôi có năng lực xem hiểu được, và cũng xem ra rất nhiều ý tứ trong đó, đây là không ngừng truy cầu tiến bộ, và cũng là được chư Phật Bồ Tát gia trì một cách âm thầm.

          Thầy Lý tặng cho tôi bốn chữ: ‘Chí thành cảm thông’, then chốt là ở bốn chữ này.  Muốn học giảng kinh trước hết phải thông [hiểu] pháp thế gian và xuất thế gian.  Thông [hiểu] pháp thế gian và xuất thế gian tuyệt đối không phải là một chuyện dễ dàng, thầy Lý dạy tôi chỉ có cách duy nhất là dùng tâm chân thành để cầu cảm ứng.  Nếu bạn không có chân thành thì cầu cảm ứng không được.  Ðương nhiên nếu có người giảng kinh thuyết pháp thì chúng tôi sẽ không giảng nữa, vì không ai giảng nên mới phát tâm miễn cưỡng gánh vác trọng trách này.  Tôi ở trên giảng đài giảng kinh đã 41 năm, trung bình mỗi ngày giảng ít nhất hai giờ đồng hồ mới được một ít thành tựu như vậy, có thể đem ra để cho mọi người tham khảo.   21-90-27



Hỏi:   Sư phụ thường nói: ‘Nói 99 phần trăm giống y như Phật, chỉ có 1 phần trăm nói không như pháp thì đoạn mất pháp thân huệ mạng của chúng sanh’.  Có một vị cư sĩ giảng kinh nọ có chuyện thị phi về nam nữ và tiền bạc, ông nói vì độ chúng sanh nên mới dùng thủ đoạn (phương pháp) đặc biệt.  Xin hỏi người như vậy có thể giảng kinh thuyết pháp không?  Nên tiếp tục hộ trì không?

Ðáp:   Tình trạng ở hiện trường tôi không thấy được, nếu các bạn có nghi hoặc, thì nên đọc kinh Lăng Nghiêm vài lần, so sánh kỹ lưỡng.  Nếu ông ấy giảng không ngược với nghĩa trong kinh thì có thể nghe, nếu nói trái ngược tốt nhất nên tránh xa.  Cách nói lấy việc thị phi về nam nữ và tiền bạc làm phương pháp đặc biệt để độ chúng sanh thì đây là Bồ Tát tái lai, không phải người thường, người thường làm không nổi.  Nếu người nào đó nói [họ] là Bồ Tát tái lai, sau khi nói ra họ phải vãng sanh; nếu nói ra mà không đi thì không phải thiệt.  Những kiến thức Phật học thông thường này chúng ta phải biết thì mới không bị người ta gạt.  Tôi chỉ có thể nói bấy nhiêu thôi, phần sau các bạn tự mình đi tham, tự mình đi ngộ.

          Trước kia thầy Lý thường nói với chúng tôi ma cũng có thể thị hiện giống như Phật Bồ Tát đến thuyết pháp, giả mạo Phật Bồ Tát để độ chúng sanh, kết quả là độ chúng sanh vào đường ma.   Họ nói hết 99 phần trăm đều giống những gì Phật nói, chỉ có 1 phần trăm khác Phật nói, chúng ta là phàm phu làm sao phân biệt được?  Kinh Ðại Phật Ðảnh Thủ Lăng Nghiêm nói rất rõ: ‘tất cả pháp đều từ tâm tưởng sanh’, đây là vì tâm niệm của chúng ta không ngay thẳng, không xa lìa danh lợi, hưởng thụ, thị phi, nhân ngã, tham, sân, si, mạn nên mới gặp ma.  Nếu thật là gặp thiện tri thức, tu hành đúng như lý và như pháp tuyệt đối phiền não sẽ giảm bớt, trí huệ sẽ tăng trưởng, được khinh an tự tại.  Nếu sau khi tu tập mà phiền não gia tăng hoặc có một số đau bịnh, lo sợ, thường cảm thấy bên ngoài có những sức mạnh vô hình luôn uy hiếp, áp bức, thì đó tuyệt đối không phải là Phật pháp

          Trong pháp môn Tịnh độ, khi công phu niệm Phật thiệt sự khế nhập và đắc lực, đạt được ‘công phu thành phiến’ thì thân tâm tự tại.  Có công phu cỡ này thì có thể vãng sanh về Phàm Thánh Ðồng Cư độ, không còn lo sợ sanh tử, nắm chắc việc vãng sanh về Tây phương Cực Lạc thế giới.  Nếu niệm đến ‘Sự nhất tâm bất loạn’ thì sanh đến Phương Tiện Hữu Dư độ; niệm đến ‘Lý nhất tâm bất loạn’ sanh đến Thật Báo Trang Nghiêm độ.  Bạn cùng chư Phật Bồ Tát cảm ứng đạo giao, yêu ma quỷ quái không thể đến gần bạn.  Tâm và hành [vi] chánh thì có thể xa lìa tất cả ma chướng, đây là nguyên tắc căn bản.

          Nếu không có thiện tri thức giảng kinh thuyết pháp, muốn thật cầu hiểu, cầu giải cũng không khó, cổ đức dạy chúng ta: ‘Ðọc sách ngàn lần thì tự hiểu và thấy được ý nghĩa trong đó’.  Chỉ cần cung kính đọc một ngàn lần thì sẽ được cảm ứng.  Sau khi niệm xong một ngàn lần tâm định rồi, tâm định thì sẽ được cảm ứng.  Tâm nhảy lung tung thì không thể nào có cảm ứng.  Tâm không thanh tịnh, không buông bỏ tham, sân, si, mạn, vẫn còn tham ái ngũ dục lục trần thì sẽ cảm ứng với ma.  Chỉ có tâm thanh tịnh, tâm chân thành mới cảm ứng đạo giao với chư Phật Bồ Tát.     21-90-42

 Hỏi:   Lúc cư sĩ thăng tòa giảng kinh, vì muốn kính trọng pháp nên trong giảng đường xưng hô ‘đảnh lễ pháp sư’, nhưng ở ngoài giảng đường thì xưng hô bằng cư sĩ, xin hỏi như vậy được không?

Ðáp:   Cư sĩ tại gia có thể xưng bằng pháp sư, người đó tu học Phật pháp rồi dùng Phật pháp để giáo hoá chúng sanh thì người đó là pháp sư.  Khi lên toà giảng người đó là pháp sư, khi không ở giảng đài người đó vẫn là pháp sư.  Chúng ta ngày nay không quen xưng họ bằng pháp sư mà xưng cư sĩ, đây là tập quán nhưng không đúng, không như pháp. 

          Trong nhà Phật xưng hoà thượng, pháp sư, a xà lê không phân biệt tại gia hay xuất gia, không phân biệt nam, nữ, già, trẻ, tất cả đều có thể xưng hô như vậy.  Nghĩa của chữ ‘hoà thượng’ là ‘thân giáo sư’ (ông thầy dạy pháp cho mình), tôi học theo người này, người này trực tiếp dạy dỗ cho tôi, không kể người này là tại gia hay xuất gia, nam hay nữ, chỉ cần tôi học theo người này, thì người này là ‘hòa thượng’ của tôi.  Chỉ có tỳ kheo, tỳ kheo ni, sa di, sa di ni là người xuất gia, người tại gia không thể dùng những danh xưng này.

          Lễ phép, cung kính một cách bình đẳng.  Chúng ta hôm nay lên giảng đài học giảng kinh, nghi thức đăng tòa là từ bên phải bước lên, đi xuống phía bên trái, việc này có quy củ nhất định.  Chúng ta từ chỗ này học tập, tương lai không nhất định có thể dùng được, phải xem tình hình rồi quyết định nên làm hay không.   Khi ra nước ngoài giảng kinh, chúng ta đứng mà giảng, không có chỗ ngồi; chúng ta phải ‘hằng thuận chúng sanh, tuỳ hỷ công đức’, nhất định không nên phân biệt, chấp trước.  Dùng quy tắc lễ nghi của địa phương đó, người ở đó cảm thấy được là được, tất cả đều tùy thuận.   21-90-50

---o0o---




tải về 450.47 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương