Phòng Thống kê – Trung tâm Tin học và Thống kê


Nhiều chuyên gia ngành thủy sản dự báo, cá tra nguyên liệu cung ứng cho các nhà máy sẽ khan hiếm vào cuối quí 4/2008 và thiếu nghiêm trọng vào quí 1/2009



tải về 211.51 Kb.
trang3/4
Chuyển đổi dữ liệu24.07.2016
Kích211.51 Kb.
#2996
1   2   3   4

Nhiều chuyên gia ngành thủy sản dự báo, cá tra nguyên liệu cung ứng cho các nhà máy sẽ khan hiếm vào cuối quí 4/2008 và thiếu nghiêm trọng vào quí 1/2009.


Hơn 2 tuần nay, giá cá tra nguyên liệu ở ĐBSCL đã bắt đầu tăng nhẹ, loại thịt trắng có giá từ 15.000-16.000 đồng/kg, thịt vàng nhạt 14.000 đồng/kg. 

Ông Dương Ngọc Minh, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Hùng Vương, cho biết, cuối tuần trước, công ty mua cá tra tại hầm của nông dân với giá 15.000 đồng/kg, giá mua tại nhà máy là 15.700 đồng/kg. Dự đoán, giá cá tra có thể tăng lên trong vòng 2 tháng tới do sản lượng cá đã giảm 40%, nhiều người nuôi vừa qua bị lỗ đã treo hầm, không nuôi tiếp. Nếu không có giải pháp tháo gỡ tình trạng này, đến đầu năm tới ĐBSCL sẽ có nguy cơ thiếu hụt cá tra nguyên liệu.

Ông Dương Nghĩa Quốc, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Tháp, kiêm Chủ tịch Hội Nghề cá tỉnh Đồng Tháp, cho biết: Trong tuần qua, giá cá tăng nhưng nhiều ngư dân vẫn than lỗ, vì đầu tư 1kg cá tra nguyên liệu hết khoảng 15.500 đến 16.000 đồng, trong khi giá cá vẫn nằm ở dưới mức đầu tư.

An Giang là tỉnh có gần 50% diện tích nuôi cá tra sau thu hoạch không thả nuôi lại hoặc thả nuôi cầm chừng với mật độ thấp. Còn tỉnh Đồng Tháp đến nay chỉ có khoảng 300 ha nuôi cá sau khi thu hoạch, chủ đã “treo ao” không nuôi nữa. Hiện tỷ lệ “treo hầm” ở Đồng Tháp là trên 30%, dự báo trong thời gian tới các nhà máy chế biến thủy sản ở Đồng tháp cũng sẽ rơi vào tình trạng thiếu cá nguyên liệu.



THỊ TRƯỜNG THẾ GIỚI
Gạo
Sau thời kỳ biến động mạnh trong 6 tháng đầu năm, thị trường gạo thế giới đã dần ổn định trở lại trong 2 tháng qua, điều này đã giúp giải tỏa tâm lý cho các hoạch định chính sách cũng như chính phủ các nước đang phải đương đầu với tình trạng lạm phát và mất an ninh lương thực.
Trong tháng 8/08, trên thị trường châu Á giá gạo giảm nhẹ và dự kiến sẽ tiếp tục giảm trong 1-2 tuần tới do đồng bạt Thái Lan xuống giá so với đôla Mỹ. Nhu cầu mua gạo Thái Lan đã trở lại mức bình thường sau khi tăng mạnh vào các tháng 5 và 6. Riêng gạo đồ, khách hàng chủ yếu từ các nước Châu Phi, còn phụ thuộc vào nguồn cung từ Thái Lan sau khi Ấn Độ ban hành lệnh cấm xuất khẩu gạo non-basmati từ tháng 3/08.

Hiện tại, các nhà xuất khẩu Thái Lan không thể mua gạo trên thị trường nội địa do nông dân đang tập trung bán cho chính phủ theo chương trình can thiệp thị trường. Tuy nhiên, các thương nhân vẫn tỏ ra lạc quan về việc chính phủ sẽ quyết định bán bớt gạo dự trữ cho các nhà xuất khẩu trong 2 tuần tới.

Hiện tại, giá gạo 100% loại A của Thái Lan đang được bán ra ở mức 720 USD/tấn, gạo đồ ở mức 750 – 770 USD/tấn, FOB. Loại gạo 100% B vẫn giữ giá ở mức 700 USD/tấn trong tuần thứ hai liên tiếp tính đến ngày 27/8, nhờ nhu cầu mua gạo của Nigiêria tăng và chương trình hỗ trợ giá gạo của Chính phủ. Tại Việt Nam, Chính phủ hạn chế nhu cầu xuất khẩu bằng cách nâng giá tối thiểu lên 600 USD/tấn so với mức 550 USD/tấn trước đây, tuy nhiên, nhu cầu mua từ thị trường châu Phi đối với gạo Việt Nam vẫn cao, đặc biệt đối với loại gạo 5% và 15% tấm.

Tính từ cuối tháng 5/2008, khi giá gạo đạt kỷ lục tới nay, tính chung giá gạo thế giới đã giảm khoảng 35-42%, riêng gạo 5% tấm của Thái Lan giá giảm từ 1.090 USD/tấn xuống 700 USD/tấn, gạo 5% tấm của Việt Nam cũng giảm từ 1.050 USD/tấn xuống dưới 600 USD/tấn.


Trong bối cảnh Việt Nam và Thái Lan đều bội thu về sản xuất lúa còn Mỹ đang chuẩn bị vào mùa thu hoạch, trong khi Philippine đã có đủ lượng dự trữ cần thiết, giá gạo thế giới được dự báo sẽ tiếp tục giảm nhẹ trong tháng các tháng 8 và 9 tới. Tuy nhiên, vào những tháng cuối năm, giá gạo có thể sẽ hồi phục dần, bởi lượng dự trữ gạo thế giới hiện thấp hơn nhiều so với các năm trước và lúa đang phải cạnh tranh đất trồng với những loại cây trồng khác cho lợi nhuận cao hơn, đồng thời, giá nhiên liệu tăng cao đẩy chi phí sản xuất lúa gạo tăng khiến cho giá cả mặt hàng này không thể giảm mạnh.
Cao su
Thị trường cao su thế giới biến động không ổn định trong tháng 8/08 do chịu tác động từ giá dầu thô. Bên cạnh đó, nhu cầu thấp cũng góp phần kéo giá cao su giảm liên tục trong hơn nửa đầu tháng 8. Các nhà kinh doanh cao su cho hay nhu cầu mua cao su thấp là do ở châu Âu và Mỹ đang là mùa hè. Còn các nhà máy sử dụng cao su ở Trung Quốc lại giảm hoạt động sản xuất trong thời gian diễn ra Thế vận hội Olympic. Tất cả các nhân tố đó gây sức ép giảm giá lên thị trường cao su. Kết quả là ngày 19/8, giá cao su kỳ hạn trên thị trường Tokyo đã giảm mạnh xuống mức thấp nhất trong vòng 4 tháng chỉ còn 295,7 yên/kg.

Tuy nhiên, thị trường cao su đã có dấu hiệu phục hồi vào những ngày giao dịch cuối tháng. Kết thúc phiên giao dịch cuối tuần 25/8, giá cao su trên thị trường kỳ hạn Tocom tăng 3% và đóng cửa ở mức 310 yên/kg do giá dầu thô và các mặt hàng khác tăng giá đã kích thích nhu cầu mua vào. Trên thị trường physical, giá cao su cũng được hỗ trợ bởi hoạt động tăng mua từ phía Trung Quốc và các khách hàng khác.

Theo các nhà phân tích, nguồn cung dự báo giảm từ Indonesia phần nào sẽ nâng đỡ cho giá cao su trên các thị trường chính của thế giới trong bối cảnh giá mặt hàng này đang chịu sức ép đi xuống do nhu cầu tiêu thụ chậm lại từ Mỹ và Trung Quốc, do thị trường dầu thô hạ nhiệt mạnh và do doanh số bán của nhiều hãng ôtô lớn giảm mạnh. Được biết, sản lượng cao su thiên nhiên từ Indonesia, nước xuất khẩu mặt hàng này lớn thứ hai thế giới, có thể sẽ bắt đầu giảm từ tháng này do mùa đông đến sớm hơn thường lệ làm giảm sản lượng tại miền nam nước này.

Cà phê

Biểu đồ 1: Giá cà phê xuất khẩu tháng 7 và 8/2008 tại thị trường Luân Đôn (USD/tấn, FOB)



Nguồn: Reuters

Thị trường cà phê thế giới tháng 8/08 nhìn chung không ổn định. Tỷ giá đồng đôla liên tục thay đổi đã gây ảnh hưởng không nhỏ tới diễn biến của thị trường cà phê. Ngoài ra, còn do thị trường cà phê robusta (vối) chịu tác động của hiện tượng giảm giá theo mùa.

Các nhà đầu tư tăng cường bán ra trong khi nhu cầu tiêu thụ cà phê của Mỹ và châu Âu đều thấp vào thời điểm mùa hè. Trong nửa cuối tháng 8/08, đà giảm giá trên thị trường cà phê kỳ hạn tại London và New York đã chững lại khi đồng đôla Mỹ xuống giá. Chỉ số CRB theo dõi giá 19 mặt hàng giao dịch kỳ hạn ngày 21/8, trong đó có cà phê, đã tăng hơn 3% lên mức trên 400 điểm, cao nhất so với đầu tháng. Tất cả các loại hàng hóa đường, cacao, cà phê đều tăng giá do đồng USD giảm và nhu cầu mua vào mới của các quỹ đầu tư.

Diễn biến trên thị trường chứng khoán Mỹ không mấy khả quan cũng thúc đẩy các nhà đầu tư chuyển hướng sang thị trường hàng hoá. Thị trường cà phê arabica tại New York còn nhận được thông tin tốt từ lượng cung hạn chế trên thị trường giao ngay nên giá đóng cửa các hợp đồng liên tục tăng cho đến cuối tháng. Trong phiên 29/8 tại Sở giao dịch kỳ hạn Luân Đôn (LIFFE), giá cà phê robusta giao tháng 11/08 đã tăng từ 2.303 USD/tấn từ tuần trước đó lên 2.331 USD/tấn. Cùng ngày tại Sở giao dịch hàng hoá New York (NYBOT), giá cà phê arabica giao tháng 12/08 cũng tăng từ 143,15 UScent/lb (1 lb = 0,454 kg) lên 143,75 UScent/lb.

Dự báo giá cà phê thế giới sẽ tăng kể từ quý II/2009 do sản lượng cà phê thế giới không đáp ứng kịp nhu cầu, song trước mắt do Braxin bội thu trong vụ này nên sẽ hạn chế phần nào giá tăng trong tương lai gần. Vì là nước sản xuất cà phê lớn nhất thế giới nên sản lượng càp phê sản xuất của Braxin có tính chất quyết định tới sản lượng toàn cầu. Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO) tính toán, theo chu kỳ của cây thì niên vụ 2008/09 cà phê Braxin sẽ cho năng suất rất cao, do vậy, sản lượng cà phê thế giới có thể tăng khoảng 8,5% so với năm trước, lên 128 triệu bao (60 kg/bao), trong khi tiêu thụ cà phê thế giới năm 2008 dự báo sẽ chỉ đạt khoảng 125 triệu bao.

Tuy nhiên, cũng theo nguồn trên nhận định, đến vụ 2009/10 thì sản lượng cà phê Braxin sẽ giảm và nguồn cung cà phê toàn cầu sẽ thấp hơn so với cầu, làm cho lượng dự trữ vốn đã thấp càng thấp hơn. Như vậy, có thể sau vụ 2008/09 dư thừa, thế giới sẽ bắt đầu thiếu hụt cà phê từ niên vụ 2009/10. Trong khoảng 6 tháng tới, dư cung cà phê sẽ gây áp lực lên giá. Song ngay sau đó, thị trường sẽ hồi phục dần và lấy lại đà tăng giá bắt đầu từ giữa năm 2009.



Đường

Biểu đồ 2: Giá đường xuất khẩu tháng 7 và 8/2008 tại thị trường Luân Đôn (USD/tấn, FOB)



Nguồn: Reuters

Thị trường đường đã tăng giá mạnh vào những ngày giao dịch cuối tháng 8/08 khi nhiều dấu hiệu cho thấy nhu cầu ethanol sẽ tăng lên. Giá đường thế giới đã tăng lên mức cao nhất trong vòng 21 tháng qua nhờ sự xuống giá của đồng USD và thị trường dầu mỏ tăng giá trở lại. Thị trường đường thường có quan lệ tỷ lệ thuận với thị trường dầu thô, do cây mía hiện nay được sử dụng để sản xuất nhiên liệu sinh học ethanol.



Trong tháng, trên thị trường Mỹ có thời điểm giá đường suy giảm sau khi chạm ngưỡng 14 UScent/lb (1 lb=0,454 kg) trong bối cảnh cả nhà sản xuất lẫn nhà đầu tư đều tăng cường các hoạt động bán ra. Ngày 14/8, tại Luân Đôn, giá đường trắng giao 10/08 cũng giảm 8,2 USD xuống 385,9 USD/tấn. Tuy nhiên, các chuyên gia phân tích nhận định, hiện tượng đường xuống giá trong 1-2 phiên giao dịch chỉ mang tính tạm thời do sản lượng đường tại Braxin và Ấn Độ, hai nước sản xuất đường hàng đầu thế giới, dự kiến giảm, trong khi nhu cầu tiêu thụ đường của thế giới ngày một tăng và Braxin đang đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu ethanol - nhiên liệu được làm từ mía. Và đúng như vậy, cuối tháng, tại Sở Giao dịch hàng hoá Luân Đôn (LIFFE) giá đường trắng giao tháng 10/08 đã tăng 7,5 USD lên 420 USD/tấn, giá có lúc lên tới 420,9 USD/tấn, mức cao nhất kể từ tháng 11/06 đến nay.

Dự kiến, thị trường đường thế giới sẽ tăng trong thời gian tới với những nhân tố kích thích như thông tin về giảm sản lượng mía của Braxin và tăng xuất khẩu nhiên liệu ethanol ở các nước Mỹ Latinh làm giảm cung nguồn đường. Cùng với đó, sản lượng đường của Ấn Độ cũng được dự báo sẽ giảm trong niên vụ tới trong khi nhu cầu đường của thế giới vẫn tăng vững.

Chủ tịch hãng phân tích thị trường Kingsman của Thuỵ Sỹ dự báo tiêu thụ đường thế giới năm nay (bắt đầu từ ngày 1/10) sẽ cao hơn ít nhất 1 triệu tấn so với sản lượng, còn một hãng phân tích có uy tín ở Luân Đôn thì dự báo nhu cầu sẽ còn cao hơn cung ít nhất 3,3 triệu tấn trong vụ tới, sau khi dư thừa 11 triệu tấn trong niên vụ này. Thông tin này cho thấy nguồn cung đường trên thị trường sẽ bị siết chặt hơn và triển vọng giá đường sẽ còn tăng cao hơn trong thời gian tới.

Hạt tiêu
Tháng 8/08, thị trường hạt tiêu thế giới không có sự biến động lớn. Các hoạt động giao dịch có phần ảm đạm vì thông thường tháng 8 là tháng giao dịch thiếu sôi động với mặt hàng hạt tiêu và giá thường tăng sau khi mùa hè kết thúc.

Trên thị trường hạt tiêu giao ngay Ấn Độ, lượng cung thanh toán vẫn rất eo hẹp. Phần lớn những người trồng tiêu đều đang ghìm hàng không bán ra thị trường do không chấp nhận mức giá như hiện nay. Giá tiêu giao ngay của Ấn Độ còn khoảng 13.500 rupi/tạ loại chưa chọn và 14.100 rupi/tạ đối với loại MG1. Hiện nay, tiêu Ấn Độ kém hấp dẫn thị trường trong nước cũng như nước ngoài bởi giá đang ở mức cao so với sản phẩm cùng loại của các nước khác. Xuất khẩu tiêu của Ấn Độ đang suy giảm khá mạnh, trong 3 tháng đầu niên vụ 2008/09 chỉ đạt 7.550 tấn, giảm 12,2% so với cùng kỳ niên vụ trước. Trong khi đó xuất khẩu tiêu của Việt Nam trong 8 tháng đầu năm nay đã tăng 11% lên mức 66.200 tấn.

Cuối tháng 8, giá tiêu FAQ 500GL và V ASTA của Việt Nam lần lượt đạt 2.740 USD/tấn và 3.100 USD/tấn (FOB), trong khi tiêu B ASTA và B1 560 GL của Braxin cung cấp cho thị trường Châu Âu có giá tương ứng là 3.000 USD/tấn và 2.900 USD/tấn, FOB.

Các chuyên gia phân tích thị trường nhận định nhu cầu tiêu thụ hạt tiêu thế giới sẽ hồi phục vào tháng tới sau đợt nghỉ hè. Bên cạnh đó, các hãng chế biến hạt tiêu cũng sẽ bắt đầu mua làm nguyên liệu sản xuất phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng trong mùa đông và mùa lễ hội đang đến gần. Hiện nguồn cung trên thị trường nguyên liệu đang ở mức hạn hẹp.



Tình trạng hẫng hụt nguồn cung không chỉ diễn ra ở Ấn Độ mà còn đối với nhiều nước khác. Sản lượng thu hoạch tiêu tại Inđônêsia dự báo giảm nên lượng tiêu bán ra thị trường của nước này cũng giảm theo. Thông thường vào thời điểm hiện nay Inđônêsia đã bán ra một lượng lớn hạt tiêu, nhưng năm nay hoạt động bán ra rất hạn chế. Ngoài ra, thông tin về sản lượng hạt tiêu tại Braxin vụ này ước đạt 35.000 tấn, nhưng đến tận quý IV mới có thể cung cấp ra thị trường, trong khi sản lượng tồn trữ của Việt Nam cũng chỉ đạt khoảng 10.000 tấn.

DỰ BÁO GIÁ CẢ THỊ TRƯỜNG


Thái Lan có thể xuất khẩu 10 triệu tấn gạo năm 2008

Theo báo cáo chưa chính thức của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), Thái Lan sẽ xuất khẩu kỷ lục 10 triệu tấn gạo trong năm nay, nhờ diện tích đất trồng lúa được mở rộng và sản lượng thu hoạch dự kiến cao hơn năm ngoái. Xuất khẩu gạo của Thái Lan còn được đẩy mạnh là nhờ những hạn chế về nguồn cung của các xuất khẩu gạo chủ lực trên thế giới, đặc biệt là trong 6 tháng đầu năm nay. Dự kiến, dự trữ gạo của chính phủ Thái Lan sẽ đạt mức 3 triệu tấn vào cuối năm nay, nhờ chính sách mua thóc giá cao của chính phủ nước này đối với nông dân đang còn có hiệu lực.

Trong khi đó, theo dự báo mới nhất của Bộ Nông nghiệp Thái Lan sản lượng gạo của nước này có thể đạt 8,8 triệu tấn trong vụ tới, tăng đáng kể so với 6,8 triệu tấn của vụ này năm ngoái, nhờ diện tích gieo trồng lúa tăng 27% lên 2 triệu hécta. Diện tích đất trồng lúa tăng do giá gạo cao đã khuyến khích người sản xuất mở rộng sản xuất.

Hồi tháng 4/08, giá thóc tại Thái Lan có lúc đã đạt mức cao kỷ lục 13.000 baht (394 USD)/tấn. Tuy nhiên, giá gạo hiện nay tại các vựa lúa ở Thái Lan đã giảm đáng kể sau khi Việt Nam dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu gạo trong tháng 7/08. Ngay lập tức, chính phủ Thái Lan đã có chính sách can thiệp bằng việc mua thóc của nông dân với giá 14.000 baht (424 USD)/tấn.

Xuất khẩu gạo của Thái Lan dự kiến đạt trung bình 500-600 ngàn tấn/tháng trong những tháng cuối năm, thấp hơn mức 1 triệu tấn/tháng trong 7 tháng đầu năm nay, do giá gạo Thái Lan xuất khẩu hiện cao hơn gạo Việt Nam 100-200 USD/tấn. Chính phủ Ấn Độ dự kiến sẽ nối lại xuất khẩu gạo đồ vào tháng 10 tới và giá gạo đồ của Ấn Độ hiện cũng thấp hơn gạo cùng loại của Thái Lan khoảng 200-300 USD/tấn.

Cuba phấn đấu giảm nhập khẩu gạo trong năm 2009

Bộ Nông nghiệp Cuba cho biết bằng việc tăng cường sản xuất lúa trong nước, Cuba phấn đấu giảm 29% lượng gạo nhập khẩu trong năm 2009. Dự kiến sản lượng gạo năm nay của Cuba sẽ đạt 223.000 tấn, đáp ứng 37% nhu cầu tiêu thụ của hơn 11 triệu dân.

Theo ông Nelson Gonzalez, chuyên viên phụ trách lúa gạo thuộc Bộ Nông nghiệp Cuba, nước này dự kiến giảm tới 56% lượng gạo nhập khẩu vào năm 2013. Công ty nhập khẩu lương thực nhà nước Alimport của Cuba cho biết, năm nay Cuba sẽ dành một khoản đáng kể ngoại tệ để nhập khẩu gạo. Năm ngoái, Cuba đã nhập khẩu gạo nhằm đảm bảo cung cấp đủ khẩu phần hàng tháng 3,5 kg cho mỗi người dân với giá rẻ. Mỗi người dân Cuba tiêu thụ trung bình khoảng 60 kg gạo/năm.

Điều liện thời tiết, khí hậu ở Cuba có thể sản xuất lúa quanh năm. Các nhà khoa học Cuba đang tập trung nghiên cứu phát triển những giống lúa mới và áp dụng công nghệ tiên tiến vào canh tác lúa để tăng gấp đôi năng suất từ 5 tấn/ha hiện nay lên đến 10 tấn/ha trong tương lai. Ngoài ra, Cuba cũng tập trung đầu tư mở rộng diện tích đất canh tác và khôi phục 150.000 ha đất trồng lúa bỏ hoá từ những năm 80 của thế kỷ trước.

Ấn Độ sẽ trở thành nước nhập khẩu đường

Theo ông S. Taparia, Giám đốc phụ trách tài chính của công ty Simbhaoli Sugars Ltd, Ấn Độ - nước xuất khẩu đường lớn nhất thế giới - trong niên vụ từ sau 10/2009 nước này sẽ phải nhập khẩu đường với khối lượng tới 4 triệu tấn/năm, do diện tích trồng mía bị thu hẹp và nhu cầu gia tăng .

Từng đứng hàng thứ 2 về sản xuất đường trên thế giới sau Braxin, nhưng sản lượng đường của Ấn Độ trong năm nay sẽ giảm xuống còn 26,5 triệu tấn so với 28,4 triệu tấn trong năm 2007. Xuất khẩu đường năm 2008 của Ấn Độ ước đạt khoảng 4 triệu tấn. Một số nhà phân tích dự đoán sản lượng đường của Ấn Độ có thể sẽ giảm chỉ còn 18-19 triệu tấn trong năm 2009-2010 do mưa ít gây ảnh hưởng tới việc trồng mía tại một số khu vực.

Giám đốc Taparia khẳng định Ấn Độ sẽ trở thành nước nhập khẩu đường lớn trong những năm tới, do nông dân chuyển sang trồng các loại cây sinh lợi nhiều hơn và ít bị rủi ro hơn. Nhu cầu về đường của Ấn Độ sẽ tăng từ 1-1,5 triệu tấn/năm. Giá đường ở Ấn Độ cũng sẽ nhích lên, đứng ở mức 16,5 rupi/kg so với 14,50 rupi/kg năm 2007.

Giá ngô và đậu tương sẽ tiếp tục đứng ở mức cao

Theo các nhà phân tích, Bộ Nông nghiệp Mỹ dự kiến sẽ điều chỉnh tăng dự báo sản lượng ngũ cốc thu hoạch trong năm 2008 của nước này trong bản báo cáo cung-cầu tháng 8/08. Báo cáo nhấn mạnh triển vọng mùa màng được cải thiện, nhưng nhu cầu lớn trong khi lượng dự trữ hạn hẹp sẽ tiếp tục hỗ trợ giá ngô và đậu tương trong mùa tới.

Dựa trên các bản báo cáo tháng 8 của Bộ Nông nghiệp Mỹ, có thể thấy rằng chính phủ nước này sẽ nâng dự báo sản lượng ngô và đậu tương lên một mức mới. Do điều kiện thời tiết thuận lợi đối với mùa màng ở vùng trung tâm phía bắc nước Mỹ trong mùa Hè này đã giúp xoa dịu những lo ngại về khả năng suy giảm về sản lượng của hai loại nông sản quan trọng này, sau khi những trận lũ lụt hồi tháng 6 vừa qua thổi bùng lên những nguy cơ khan hiếm. Ngoài ra các công nghệ di truyền và canh tác tiên tiến cũng giúp hạn chế tác động bất lợi của thời tiết. Tuy vậy, do cây ngô và đậu tương được gieo trồng muộn và đang sinh trưởng chậm, tình trạng sương giá xuất hiện vào tháng 9 vẫn là một nguy cơ đáng kể.

Giá ngô kỳ hạn tại Sở Giao dịch Chicago (CBOT) đã leo lên các mức cao kỷ lục trên 7 USD/bushel hồi cuối tháng 6/08, sau khi lũ lụt xảy ra trên diện rộng đã làm ngập úng khu vực trồng ngô ở vùng trung tâm phía bắc nước Mỹ. Tuy nhiên, kể từ đó giá ngô đã giảm 31% khi các điều kiện canh tác được cải thiện, với giá hợp đồng giao tháng 9/08 kết thúc phiên 5/8 ở mức 5,25 USD/bushel. Tuy nhiên, giá mặt hàng này có thể sẽ sớm tăng lên trên 5,50 USD/bushel, do nhu cầu của người tiêu dùng và sự cần thiết phải khuyến khích người nông dân trồng ngô cho năm 2009 sẽ khiến nhân tố nguồn cung đang cạn dần trở lại ảnh hưởng đến thị trường.

Giống như ngô, giá đậu tương kỳ hạn tại CBOT cũng có chiều hướng suy giảm trong những tuần qua, rời khỏi các mức cao kỷ lục trên 16 USD/bushel được thiết lập hồi đầu tháng 7/08. Kết thúc phiên ngày 5/8, giá đậu tương giao tháng 8/08 được giao dịch ở mức 12,6 USD/bushel, giảm 24,5 xu so với phiên trước. Mặc dù vậy, các nhà phân tích cho rằng giá đậu tương sẽ không giảm xuống dưới mức 11,5 USD/bushel, bởi diện tích trồng đậu tương có thể bị thu hẹp và điều này sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng eo hẹp nguồn cung trên thị trường thế giới.

Giá sữa trên thế giới sẽ giảm dần

Bộ Nông nghiệp Niu Dilân nhận định giá sữa trên thị trường thế giới có thể sẽ giảm trong năm tới do nhu cầu tiêu thụ mặt hàng này giảm sút trong khi sản lượng lại gia tăng.

Trong báo cáo về thực trạng và triển vọng thường niên Bộ Nông nghiệp Niu Dilân cho rằng trong hai năm 2008 và 2009 tăng trưởng kinh tế thế giới chậm lại có thể làm giảm nhu cầu tiêu thụ sữa trên toàn cầu.

Giá sữa quốc tế được dự đoán sẽ tiếp tục rời khỏi những mức cao đỉnh điểm đạt được vào đầu năm nay nhờ nguồn cung được mở rộng. Tuy nhiên, nhu cầu tiêu thụ sẽ vẫn đủ mạnh để giữ cho giá sữa thế giới quay trở lại mức thấp như trước năm 2006.

Niu Dilân là quê hương của Fonterra Cooperative Group - Tập đoàn xuất khẩu sữa lớn nhất thế giới - hàng năm xuất khẩu khoảng 95% lượng sữa sản xuất được và đóng góp 7% vào GDP của đất nước. Trong giai đoạn 2005-2007, Niu Dilân chiếm 2,2% tổng sản lượng sữa toàn cầu và đứng thứ 8 thế giới.

Bộ Nông nghiệp Niu Dilân dự báo sản lượng sữa của Niu Dilân và Ôxtrâylia sẽ tăng do tác động của nạn hạn hán tới ngành sản xuất sữa sẽ dịu bớt. Sản lượng sữa của Mỹ và Liên minh châu Âu sẽ tăng. Ngoài ra, sản lượng sữa cũng tăng lên ở các nước đang phát triển như Trung Quốc, Ấn Độ và Nam Mỹ.

Philíppin nỗ lực trở thành nước tự túc lương thực trong vòng 5 năm tới

Chính phủ Philíppin sẽ phân bổ 1,68 tỷ peso (38 triệu USD) như là khoản tiền trợ cấp để hỗ trợ ngành nông nghiệp mua và phân phối lúa giống đã được kiểm nghiệm trên toàn quốc.

Bộ trưởng Nông nghiệp Philíppin cho biết số tiền trên sẽ được dùng để mua khoảng 1,4 triệu bao hạt giống đã được kiểm nghiệm để nông dân trồng trên diện tích 1,4 triệu ha trên những vùng đất có nhiều mưa và hệ thống thuỷ lợi tốt.

Thêm vào đó, Ngân hàng Đất đai của Braxin cũng sẽ cung cấp 7 tỷ peso (159 triệu USD) vốn tín dụng nhỏ, mà những người nông dân được thụ hưởng, để có thể sử dụng nhằm tăng sản lượng lúa và tăng vụ.

Ngoài những khoản tiền trợ cấp, Bộ Nông nghiệp Philíppin cũng tăng cường hợp tác với Viện Nghiên cứu Lúa Quốc tế (IRRI) phát triển các giống lúa có khả năng sinh trưởng tốt hơn các giống lúa đang được sử dụng phổ biến ở Philíppin.

Philíppin, một trong những nước nhập khẩu gạo lớn nhất thế giới, đã cảm nhận được sự gay go khi giá lương thực leo thang trong năm nay. Tổng thống Gloria Macapagal-Arroyo đã cam kết nỗ lực hết sức để đưa Philíppin trở thành nước tự túc lương thực trong vòng 5 năm tới. Chương trình hỗ trợ trên là một phần trong nhiệm vụ của Bộ Nông nghiệp Philíppin nhằm giúp đất nước này tự túc lương thực vào năm 2013.







Xu hướng tiêu dùng ở Việt Nam trong bối cảnh lạm phát cao
"Người Việt Nam đã được biết đến là những người mua sắm khôn ngoan và nhạy cảm về giá cả" đó là nhận xét của ông Ralf Matthaes, Tổng giám đốc Công ty nghiên cứu thị trường TNS, về xu hướng tiêu dùng ở Việt Nam trong bối cảnh lạm phát cao.

Lạm phát và chi phí tăng lên ảnh hưởng các phân khúc tiêu dùng khác nhau theo cách khác nhau, những người có thu nhập thấp nhất ở thành thị và đặc biệt ở nông thôn Việt Nam là những người bị ảnh hưởng nhiều nhất.

Chẳng hạn, việc thay đổi tổng giá trị mua các mặt hàng tiêu dùng nhanh trung bình tăng 20% năm 2006 so với năm 2005 và tăng 11% từ năm 2006-2007. Tuy nhiên, trong cùng kỳ, các tầng lớp thu nhập thấp hơn (hộ gia đình có thu nhập 3,5 triệu đồng trở xuống), giá trị mua hàng từ năm 2005 đến 2006 lại giảm 4,5%, trong khi từ 2006-2007 lại giảm đến 17%.

Điểm cốt yếu của ngành bán lẻ Việt Nam là người tiêu dùng sẽ mua ít hơn như được ghi nhận từ trên 50% tổng thể mẫu. Điều này cũng cho thấy người tiêu dùng cũng đã ít mua sắm hơn.

Một số lớn, 63% người tiêu dùng, chống lại lạm phát bằng cách mua ít hơn. Tiếp theo là hơn 1/3 người tiêu dùng trì hoãn mua những vật dụng lớn hơn. 20% đề cập đến việc chuyển sang một nhãn hiệu rẻ hơn. Trên 90% dân thành thị đã thắt lưng buộc bụng hoặc tiết kiệm hơn trong vài tháng qua để chống lại lạm phát.

Đang tồn tại ở cả các phân khúc giàu có và địa lý học ở Việt Nam về việc dùng các thủ thuật chống lại lạm phát. Chẳng hạn, chỉ 1/10 số người tiêu dùng giàu có đang chuyển qua các nhãn hiệu rẻ hơn so với trên 1/4 người Việt Nam có thu nhập thấp. Trong khi chỉ 8% người Hà Nội chuyển sang nhãn hiệu khác so với trên 1/13 người Sài Gòn và Đà Nẵng.





tải về 211.51 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương