Phòng Thống kê – Trung tâm Tin học và Thống kê


Xuất khẩu nông, lâm và thủy sản



tải về 211.51 Kb.
trang2/4
Chuyển đổi dữ liệu24.07.2016
Kích211.51 Kb.
#2996
1   2   3   4

Xuất khẩu nông, lâm và thủy sản


Ước tháng 8/2008, tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thuỷ sản đạt trên 1,7 tỉ USD, tăng 49,7 % so với cùng kỳ năm 2007, nhưng giảm gần 3% so với tháng trước, trong đó, xuất khẩu các mặt hàng nông sản ước khoảng 970 triệu USD, tăng 75,2%; thuỷ sản ước đạt 500 triệu USD, tăng 34,7% và lâm sản ước đạt 245 triệu USD, tăng 11,2%.

Tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thuỷ sản toàn ngành 8 tháng đầu năm 2008 ước đạt 11,2 tỉ USD, tăng 33,3 % so với cùng kỳ năm 2007. Trong đó, các mặt hàng nông sản đạt gần 6,3 tỉ USD, tăng 44,9 %; thuỷ sản đạt gần 2,9 tỉ USD, tăng 22,3 %; lâm sản đạt 2,0 tỉ USD, tăng 18,8 %. Trong 8 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu hầu hết các mặt hàng đều tăng so với cùng kỳ năm ngoái (trừ lạc), riêng mặt hàng gạo tăng gấp đôi; còn khối lượng xuất khẩu hầu hết các mặt hàng đều giảm, trừ hạt tiêu và điều.



Kết quả xuất khẩu một số mặt hàng chính như sau:

+ Gạo: Ước tháng 8/2008 xuất khẩu 450 ngàn tấn, kim ngạch đạt 392 triệu USD, giảm 23 % về lượng, nhưng tăng 113 % về giá trị so với cùng kỳ năm trước. Tổng lượng gạo xuất khẩu 8 tháng đầu năm ước đạt khoảng 3,38 triệu tấn, kim ngạch đạt gần 2,3 tỉ USD. So với cùng kỳ năm trước giảm 5,4 % về lượng, nhưng tăng hơn 100 % về giá trị.

Mặc dù giá gạo XK bình quân 8 tháng đầu năm đạt 676 USD/T, tăng 112 % (tương đương 358 USD/T) so cùng kỳ năm trước, nhưng giá mặt hàng này so với những tháng đầu năm đang có xu thế giảm dần.

+ Cà phê: Ước xuất khẩu tháng 8/2008 đạt khoảng 60 ngàn tấn, kim ngạch 134 triệu USD, so cùng kỳ năm trước tăng 33,7 % về lượng và 78,5 % về giá trị. Tổng xuất khẩu cà phê 8 tháng ước đạt 727,64 ngàn tấn và 1,5 tỷ USD, giảm 22 % về lượng, nhưng tăng 9,4 % về giá trị. Giá XK bình quân 8 tháng là 2.108 USD/T, tăng 40% (khoảng 608 USD) so với cùng kỳ năm trước.

+ Cao su: Tháng 8/2008, ước xuất khẩu được 75 ngàn tấn, đạt 225,6 triệu USD, so cùng kỳ năm trước tăng 7,5% về lượng và 74,4 % về giá trị. Tổng nuất khẩu 8 tháng đầu năm ước đạt 383 ngàn tấn và 1,04 tỷ USD, so cùng kỳ năm trước giảm 9 % về lượng nhưng tăng 31 % về kim ngạch. Giá cao su XK trung bình 8 tháng đầu năm đạt 2.717 USD/tấn, tăng 44% (tương đương 834 USD/T) so cùng kỳ năm trước.

+ Chè : Ước xuất khẩu trong tháng 8 đạt 12 ngàn tấn, kim ngạch 18 triệu USD, tăng 6,4 % về lượng và 26 % về giá trị. Tổng lượng chè xuất khẩu 8 tháng đầu năm ước đạt gần 70 ngàn tấn, kim ngạch đạt 97 triệu USD. Tuy lượng xuất khẩu chỉ tương đương cùng kỳ năm ngoái, nhưng kim ngạch tăng 33,2 % . Giá chè xuất khẩu trung bình 8 tháng đầu năm đạt 1.388 USD/tấn, tăng 34 % so cùng kỳ năm trước.

+ Hạt điều : Tháng 8/2008, xuất khẩu ước đạt 17 ngàn tấn với kim ngạch 105 triệu USD, tăng 4,4 % về lượng và tăng 49 % về giá trị, đưa mức xuất khẩu 8 tháng đầu năm ước đạt 107 ngàn tấn, kim ngạch gần 600 triệu USD. So với cùng kỳ năm trước, xuất khẩu điều tăng 11,8 % về lượng và 51 % về giá trị. Giá xuất khẩu bình quân 8 tháng đạt 5.616 USD/T, tăng 35 % (tương ứng 1.457 USD/T) so với cùng kỳ năm trước.

+ Tiêu : Xuất khẩu trong tháng ước khoảng 10 ngàn tấn, kim ngạch đạt gần 35 triệu USD, tăng 13,2 % về lượng và tăng 8,2 % về giá trị so với tháng 8/2007. Tám tháng đầu năm 2008 ước xuất khẩu được 67,3 ngàn tấn, kim ngạch khoảng 237 triệu USD. So cùng kỳ năm trước, lượng xuất khẩu tăng 14,2 % và kim ngạch tăng 27,8%. Giá xuất khẩu bình quân 8 tháng đạt 3.518 USD/T, tăng 12 % (tương đương 374 USD/T) so với mức giá cùng kỳ năm 2007.

+ Lâm sản và đồ gỗ : Tháng 8/2008, xuất khẩu lâm sản và đồ gỗ ước đạt 245 triệu USD, tăng 11,2 % so với tháng 8/2007. Tổng kim ngạch xuất khẩu 8 tháng đầu năm ước đạt trên 2,0 tỷ USD, tăng 18,8 % so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, gỗ và sản phẩm gỗ ước đạt 1,81 tỷ USD, tăng 19,9 %; sản phẩm mây tre, cói thảm ước đạt trên 147 triệu USD, tương đương mức cùng kỳ năm trước.

+ Thuỷ sản : Theo thống kê, tháng 7/2008 xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam đạt khối lượng 136.125 tấn và giá trị 475,98 triệu USD, tăng 76,9 % về lượng và 39,8 % về giá trị so với cùng kỳ năm 2007. Đây là tháng có mức xuất khẩu cao nhất trong 3 năm trở lại đây, Trong đó, tôm đông lạnh và cá tra, basa giữ vai trò chủ đạo với giá trị tương ứng là 171,93 triệu USD và 154,54 triệu USD, tăng lần lượt 8,4 % và 94 % so với cùng kỳ năm 2007. Tôm đông lạnh chiếm 32,8 % tổng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản 7 tháng đầu năm 2008 (784,39 triệu USD) và cá tra, basa chiếm 31,9 % (762,79 triệu USD).

Tính đến hết tháng 7/2008, EU vẫn là thị trường xuất khẩu số 1 của Việt Nam (559,79 triệu USD, tăng 20,1 %); tiếp đến là Nhật Bản (449,89 triệu USD, tăng 21 %), Mỹ (337,72 triệu USD, giảm 13,4 %); Hàn Quốc (174,81 triệu USD, tăng 31,1 %); Nga đã vươn lên vị trí thứ 5 về nhập khẩu thủy sản của Việt Nam với kim ngạch 123,29 triệu USD, tăng 92,7% so với cùng kỳ.

Hiện nay, thị trường Nga và U-crai-na đang có nhu cầu tăng về cá tra, ba sa. Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản sang Nga trong tháng 7/2008 tăng 64 lần (38,147 triệu USD) so với tháng 7/2007 (gần 600.000 USD). U-crai-na cũng là thị trường tiềm năng tiêu thụ cá tra, ba sa của Việt Nam. Xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường này trong 7 tháng đầu năm 2008 đạt 76,26 triệu USD. Dự kiến từ nay đến cuối năm, xuất khẩu thuỷ sản vào các thị trường này sẽ tiếp tục tăng ổn định.

Ước xuất khẩu thuỷ sản tháng 8 đạt khoảng 500 triệu USD (10 ngày đầu tháng 8/2008, kim ngạch xuất khẩu đạt 137 triệu USD). Giá trị kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản 8 tháng đầu năm 2008 ước đạt 2.888 triệu USD, bằng 68 % kế hoạch, tăng 21,86 % so với cùng kỳ năm 2007.


Nhập khẩu vật tư, phân bón


Tổng giá trị nhập khẩu tháng 8/2008 vật tư, phân bón chủ yếu các loại đạt 620 triệu USD, đưa tổng giá trị nhập khẩu các mặt hàng chủ yếu 8 tháng đầu năm 2008 đạt 5,5 tỷ USD, tăng 61,7 % so với cùng kỳ năm ngoái. Kết quả nhập khẩu một số mặt hàng chính như sau:

+ Phân bón: Ước nhập khẩu tháng 8/2008 đạt 180 ngàn tấn các loại, giảm 34,9% so cùng kỳ, trong đó urê khoảng 40 ngàn tấn, giảm 3,4 %; DAP 20 ngàn tấn, giảm 10 %. Tổng lượng phân bón nhập khẩu 8 tháng đầu năm 2008 ước khoảng 2,5 triệu tấn với tổng giá trị 1,22 tỷ USD, tăng 8,7% và 118% tương ứng so với cùng kỳ năm trước.

Lượng phân urê nhập khẩu trong 8 tháng khoảng 603 ngàn tấn, gía trị 237 triệu USD, tăng 51% về lượng và gấp gần 2,3 lần về giá trị; DAP khoảng 359 ngàn tấn, giảm 10,5% về lượng, nhưng gấp 2,3 lần về giá trị; phân SA - 535 ngàn tấn, giá trị 140,5 triệu USD, giảm 12%, tăng 79,4% về giá trị; NPK - 157,5 ngàn tấn và 89,4 triệu USD, tăng 4,6% về lượng và gấp 2,17 lần về giá trị; các loại phân bón khác khối lượng 878,7 ngàn tấn, giá trị 425 triệu USD, tăng 13,8% về lượng và gấp 1,84 lần về giá trị.

+ Thuốc trừ sâu và nguyên liệu: Ước nhập khẩu tháng 8/2008 đạt 35 triệu USD, tăng 77,3% so với cùng kỳ năm 2007. Tổng nhập khẩu 8 tháng ước đạt 363 triệu USD, tăng 53% so với cùng kỳ năm trước.

+ Gỗ và sản phẩm gỗ: Ước nhập khẩu tháng 8/2008 đạt 100 triệu USD, tăng 4% so cùng kì năm trước. Kim ngạch nhập khẩu 8 tháng ước khoảng 787 triệu USD, tăng 18,3% so cùng kỳ năm trước.

+ Thức ăn gia súc và nguyên liệu: Ước kim ngạch nhập khẩu tháng 8/2008 đạt 165 triệu USD, tăng 32,7% so cùng kỳ năm trước đưa lượng nhập khẩu 8 tháng ước đạt 1,3 tỷ USD, tăng 70% so với cùng kì năm trước.

+ Cao su: Ước nhập khẩu tháng 8/2008 đạt 20 ngàn tấn, kim ngạch trên 61,4 triệu USD đưa kết quả nhập khẩu 8 tháng đầu năm đạt khoảng 142 ngàn tấn, kim ngạch 380 triệu USD, tăng 12,4% về lượng và 60% về giá trị so với cùng kỳ năm trước.



+ Muối: Ước 8 tháng nhập khẩu khoảng 180 ngàn tấn gồm cả muối nhập khẩu trong và ngoài hạn ngạch. Cục Chế biến, thương mại nông lâm thủy sản và nghề muối đang phối hợp với Bộ Công thương đề nghị Chính phủ bổ sung hạn ngạch nhập khẩu muối cho các doanh nghiệp có nhu cầu.

+ Lúa mì: Ước nhập khẩu tháng 8/2008 đạt 40 ngàn tấn, giảm 48,1% so cùng kì năm trước, đưa tổng lượng nhập khẩu 8 tháng năm 2008 đạt 492 ngàn tấn, giá trị đạt 214 triệu USD, giảm 40% về lượng, nhưng tăng 5,8% về giá trị so với cùng kỳ năm trước.

+ Bông : Tổng nhập khẩu 8 tháng đầu năm ước đạt 194,56 ngàn tấn, kim ngạch đạt 298,5 triệu USD, tăng 26,4 % về lượng và 56,5 % về giá trị so với cùng kỳ năm trước.


THỊ TRƯỜNG TRONG NƯỚC

Cao su xuất khẩu được giá

Kim ngạch xuất khẩu cao su tự nhiên của Việt Nam trong năm nay dự kiến sẽ đạt mức 1,7 tỷ USD, tăng 21,6% so với năm ngoái. Theo nhận định của các chuyên gia trong ngành, sự gia tăng đó chủ yếu là phát sinh từ việc cao su xuất khẩu năm nay tiếp tục thuận lợi, mặc dù trong những tháng cuối năm giá có thể giảm nhẹ nhưng nhìn chung vẫn được giá hơn năm ngoái.

Các nhà mua bán cao su cho hay giá cao su xuất khẩu của Việt Nam trong tuần đầu tháng 8/2008 vẫn tiếp tục tăng thêm 181 USD/tấn so với giá xuất khẩu đầu tháng 7, đạt trung bình 3.012 USD/tấn.

Nhu cầu tạm thời giảm

Theo số liệu thống kê chính thức của Tổng cục Hải quan, tính đến giữa tháng 8, tại cửa khẩu Móng Cái, sản lượng cao su tham gia giao dịch vẫn giữ mức trung bình 300 tấn/ngày nhưng giá đã giảm xuống còn 20.500 Nhân dân tệ/tấn.

Các đối tác nhập khẩu Trung Quốc đã dựa vào giá cao su trên thị trường châu Á đang giảm để hạ thấp giá cao su xuất khẩu của Việt Nam tại Cửa khẩu Móng Cái.

Trước tình hình này, khoảng 30% số doanh nghiệp Việt Nam đã tạm ngừng giao dịch để tránh bị ép giá. Tuy nhiên, dự đoán hoạt động xuất khẩu cao su sẽ sôi động trở lại và giá sẽ được hỗ trợ do nhu cầu nhập khẩu mặt hàng chiến lược này của các đối tác Trung Quốc ở mức khá cao vào cuối quý 3 và đầu quý 4/2008.

Trên thị trường thế giới, tiếp theo xu hướng tháng 7, giá cao su trên thị trường từ đầu tháng 8 đến nay dao động trong xu hướng giảm dưới áp lực giá dầu hạ nhiệt. Nguồn cung cao su nguyên liệu trong thời gian này đã khả quan hơn cùng với những lo ngại tình hình kinh tế thế giới suy yếu khiến nhu cầu săm lốp giảm và giá dầu thế giới giảm là những yếu tố tác động đến giá cao su. Mặc dù giá giảm nhưng so với cùng kỳ năm 2007, giá cao su tại thị trường châu Á đã tăng 35-37%, riêng tại Thượng Hải (Trung Quốc) đã tăng tới 44,47%.

Theo dự báo của Tập đoàn Nghiên cứu cao su Quốc tế (IRSG) thị trường cao su thế giới năm 2008 sẽ cân đối giữa cung và cầu, với sản lượng dự kiến là 9,85 triệu tấn, còn tiêu thụ khoảng 9,84 triệu tấn. Tuy nhiên, sản lượng cao su ở một số nước sản xuất lớn như Thái Lan, Malaysia và Indonesia trong năm nay tăng chậm hoặc giảm so với năm ngoái.



Yếu tố nâng đỡ giá

Theo dự báo mới nhất, sản lượng cao su của Thái Lan năm nay đạt khoảng 2,8 - 2,9 triệu tấn, giảm so với 3,03 triệu tấn năm 2007, do thời tiết tại nước này năm nay ẩm ướt và mưa nhiều hơn mọi năm. Sản lượng cao su của Malaysia - nước sản xuất cao su lớn thứ 3 thế giới - năm 2008 sẽ đạt 1,26 triệu tấn, tăng nhẹ so với 1,20 triệu tấn năm 2007.

Sản lượng cao su thiên nhiên của Ấn Độ tài khoá 2007/2008 dự báo giảm khoảng 3%, trong khi dự báo sản lượng cao su của Trung Quốc tăng so với năm trước (8%). Tuy nhiên, do tác động xấu của thời tiết tại hai khu vực trồng cao su chính của Trung Quốc là Hải Nam và Vân Nam sẽ cho khai thác mủ chậm hơn mọi năm. Trong khi đó, nhu cầu từ thị trường Trung Quốc, Ấn Độ và một số nước châu Âu hiện vẫn cao và ổn định, đặc biệt nhu cầu cao su từ thị trường Trung Quốc vẫn ở mức cao do tốc độ tăng trưởng của ngành sản xuất săm lốp của nước này. Hiện nay các  hãng sản xuất lốp xe vẫn đang mở rộng công suất sản xuất sau khi thấy cung - cầu năm 2008 ở mức cân đối và xuất khẩu tăng mạnh.

Thống kê cho thấy những dự án sản xuất lốp xe, vừa hoàn thành công đoạn xây dựng hoặc vẫn đang trong giai đoạn xây dựng, sẽ bổ sung thêm 70 triệu chiếc lốp radial 100% lõi thép và 200 triệu chiếc lốp radial lõi bán thép vào công suất sản xuất mỗi năm. Ngay trong năm nay, sẽ có thêm 6 triệu chiếc lốp radial được tung ra thị trường. Nhu cầu cao su để sản xuất săm lốp ở Ấn Độ cũng tăng khoảng 6,6% và các ngành khác tăng trên 3%.

Theo nhận định của Bộ Công Thương, tình hình kinh tế thế giới phát triển chậm lại sẽ có tác động đáng kể đến nhu cầu săm lốp và đây thường là thời điểm nguồn cung cao su tự nhiên đạt đỉnh điểm, khiến giá cao su tự nhiên sẽ điều chỉnh giảm, tuy nhiên mức giảm không nhiều.

Theo chỉ tiêu đặt ra, năm 2008 xuất khẩu cao su tự nhiên đạt 750 nghìn tấn với kim ngạch 1,57 tỷ USD, tăng 4% về lượng và tăng 12,4% về trị giá so với năm ngoái. Trong 8 tháng, xuất khẩu cao su tự nhiên đã đạt 383 nghìn tấn với kim ngạch 1041 triệu USD, giảm 22% về lượng nhưng tăng 9,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2007, đạt 51% kế hoạch năm về lượng.

Như vậy, năm 2008 xuất khẩu cao su tự nhiên có thể sẽ không đạt mục tiêu tăng trưởng về lượng, nhưng lại vượt mục tiêu tăng trưởng về trị giá nhờ giá cao su tăng mạnh. Dự báo từ nay đến hết năm nay lượng cao su xuất khẩu có thể đạt trên 250 nghìn tấn, kim ngạch đạt 650 triệu USD nữa, đưa kim ngạch xuất khẩu cao su cả năm lên gần 1,7 tỷ USD, tăng 21,6% so với năm 2007.

Cá tra nguyên liệu sẽ khan hiếm



tải về 211.51 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương