Phần thứ tư phụ LỤC (Kèm theo Báo cáo số 39/bc-ubtvqh13 ngày 20/10/2011)



tải về 2.49 Mb.
trang9/16
Chuyển đổi dữ liệu10.08.2016
Kích2.49 Mb.
#16561
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   16

PHỤ LỤC IX

PHỤ LỤC IXa

MỘT SỐ KHÁI NIỆM LÀNG NGHỀ


Làng nghề, làng nghề truyền thống, làng nghề mới, làng nghề
được công nhận, làng có nghề, ngành nghề nông thôn

1. Theo Nghị định, thông tư về phát triển ngành nghề nông thôn và đề tài nghiên cứu

a) Nghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày 07/7/2006:

Nghị định này quy định một số nội dung và chính sách phát triển ngành nghề nông thôn. Làng nghề không được định nghĩa trong Nghị định này, tuy nhiên có những quy định liên quan về ngành nghề gắn nông thôn, đó là:

Điều 3. Các hoạt động ngành nghề nông thôn

Các hoạt động ngành nghề nông thôn tại địa bàn nông thôn quy định trong Nghị định này bao gồm:

1. Chế biến, bảo quản nông, lâm, thuỷ sản.

2. Sản xuất vật liệu xây dựng, đồ gỗ, mây tre đan, gốm sứ, thủy tinh, dệt may, cơ khí nhỏ.

3. Xử lý, chế biến nguyên vật liệu phục vụ sản xuất ngành nghề nông thôn.

4. Sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ.

5. Gây trồng và kinh doanh sinh vật cảnh.

6. Xây dựng, vận tải trong nội bộ xã, liên xã và các dịch vụ khác phục vụ sản xuất, đời sống dân cư nông thôn.

7. Tổ chức đào tạo nghề, truyền nghề; tư vấn sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực ngành nghề nông thôn.



Điều 4. Công nhận nghề, làng nghề, quản lý chất lượng sản phẩm ngành nghề

1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định nội dung và tiêu chuẩn công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống.

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống trên địa bàn.

2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thực hiện việc đăng ký và giám sát chất lượng sản phẩm ngành nghề nông thôn trên địa bàn theo quy định của pháp luật về quản lý chất lượng sản phẩm”.

Điều 6. Chương trình bảo tồn, phát triển làng nghề



1. Chương trình bảo tồn, phát triển làng nghề bao gồm: a) Bảo tồn, phát triển làng nghề truyền thống; b) Phát triển làng nghề gắn với du lịch; c) Phát triển làng nghề mới.

2. Nhà nước có Chương trình và dành kinh phí từ ngân sách hỗ trợ chương trình bảo tồn, phát triển làng nghề quy định tại khoản 1 Điều này.

3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ điều kiện cụ thể của địa phương, có cơ chế hỗ trợ các dự án bảo tồn, phát triển làng nghề trên địa bàn ngoài kinh phí hỗ trợ quy định tại khoản 2 Điều này.”

b) Thông tư số 116/2006/NĐ-CP ngày 7/7/2006 của Bộ trưởng Bộ NN-PTNT về hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 66/2006/NĐ-CP

Thông tư này quy định nội dung, tiêu chí công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống và hướng dẫn nội dung xây dựng quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn. Khái niệm Nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống được quy định trong giải thích từ ngữ, như sau:

a) Nghề truyền thống là nghề đã được hình thành từ lâu đời, tạo ra những sản phẩm độc đáo, có tính riêng biệt, được lưu truyền và phát triển đến ngày nay hoặc có nguy cơ bị mai một, thất truyền.

b) Làng nghề là một hoặc nhiều cụm dân cư cấp thôn, ấp, bản, làng, buôn, phum, sóc hoặc các điểm dân cư tương tự trên địa bàn một xã, thị trấn, có các hoạt động ngành nghề nông thôn, sản xuất ra một hoặc nhiều loại sản phẩm khác nhau.

c) Làng nghề truyền thống là làng nghề có nghề truyền thống được hình thành từ lâu đời.

c) Đề tài KC 08.09, năm 2005

Làng nghề mới được hiểu là các làng nghề không phải là làng nghề truyền thống. Các làng nghề này được hình thành trong thời gian gần đây, chủ yếu xuất phát từ:

- Việc tổ chức gia công cho các xí nghiệp lớn, các tổ chức kinh doanh xuất nhập khẩu;

- Việc học tập kinh nghiệm của vài hộ gia đình nhạy bén thị trường và có điều kiện đầu tư sản xuất hoặc của các làng nghề lân cận;

- Tự hình thành do nhu cầu mới của thị trường tiêu thụ sản phẩm và thị trường nguyên liệu sẵn có.



2. Theo từ điển Wikipedia1

Làng nghề Việt Nam mang tính tập tục truyền thống, đặc sắc, có tính kinh tế bền vững, mang đến nhu cầu việc làm tại chỗ và những lợi ích thiết thực cho các cộng đồng cư dân nhỏ lẻ trên mọi miền đất nước (chủ yếu ở các vùng ngoại vi thành phố và Nông thôn Việt Nam), đồng thời góp phần vào sự nghiệp phát triển chung của toàn xã hội. Các làng nghề thủ công, làng nghề truyền thống, hay làng nghề cổ truyền... có mặt khắp nơi trên đất nước Việt Nam, và thường được gọi chung là Làng nghề.

3. Theo sách “Làng nghề, phố nghề Thăng Long trên đường phát triển”

- Làng nghề là một thiết chế kinh tế- xã hội ở nông thôn, được cấu thành bởi hai yếu tố làng và nghề, tồn tại trong một không gian địa lý nhất định trong đó bao gồm nhiều hộ gia đình sinh sống bằng nghề thủ công là chính, giữa họ có mối liên kết về kinh tế, xã hội và văn hóa (Trần Minh Yến, 2004).

- Làng nghề truyền thống là làng nghề cổ truyền làm nghề thủ công. Ở đấy không nhất thiết tất cả dân làng đều sản xuất hàng thủ công. Người thợ thủ công nhiều trường hợp cũng đồng thời làm nghề nông. Nhưng yêu cầu chuyên môn hóa cao đã tạo ra những người thợ chuyên sản xuất hàng truyền thống ngay tại làng quê của mình (Bùi Văn Vượng, 2002).

- Làng nghề là làng nông thôn Việt Nam có ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, phi nông nghiệp chiếm ưu thế về số lao động và thu nhập so với nghề nông (Đặng Kim Chi, 2005).



Thế nhưng, trải qua nhiều bước phát triển, có thể thấy cho đến nay, làng nghề không còn bó hẹp trong khuôn khổ công nghệ thủ công, tuy thủ công vẫn là chính, mà một số công đoạn đã được cơ khí hóa hoặc bán cơ khí hóa và trong các làng nghề, không chỉ có các cơ sở sản xuất hàng thủ công, mà đã có những có sở dịch vụ và ngành nghề phục vụ cho sản xuất, như các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ phân phối hàng hóa, cung ứng đầu vào và đầu ra cho sản phẩm làng nghề.

4. Theo học giả Phạm Sơn, Viện Khoa học Thống kê

Theo quan điểm chung, các hoạt động sản xuất tiểu thủ công nghiệp ở địa phương nào đó được gọi là “nghề” khi phải tạo ra được một khối lượng sản phẩm chiếm lĩnh thị trường thường xuyên và những người sản xuất, hoặc hộ sản xuất đó lấy nghề đang hành làm nguồn thu chủ yếu thì mới được xem là có nghề.

Một làng được gọi là làng nghề khi hội tụ 2 điều kiện sau: - Có một số lượng tương đối các hộ cùng sản xuất một nghề; - Thu nhập do sản xuất nghề mang lại chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng thu nhập của làng.

5. Theo GS. Trần Quốc Vượng

Làng nghề: là những làng trước đây nguồn thu cũng dựa vào nông nghiệp là chủ yếu, nhưng do điều kiện khách quan nào đó (vị trí địa lý thuận lợi, nghề phụ có thị trường tiêu thụ rộng lớn trên bình diện vùng, miền...) các làng này đã chuyển hẳn sản xuất các sản phẩm mang tính chuyên biệt và nguồn thu của các sản phẩm là nguồn thu nhập chính của làng.

Ngoài ra, có một số làng nghề có quá trình hình thành rất đặc biệt. Ví dụ như làng gốm Bát Tràng ven sông Hồng: làng được hình thành trên cơ sở bãi bồi ven sông, chỉ thuần tuý làm nghề gốm từ khi lập nghiệp (nhưng quê gốc vẫn là những làng xuất phát từ nghề làng) - đây là một minh chứng điển hình cho sức hút của Kẻ Chợ.

Làng nông nghiệp: là cư dân chủ yếu sinh sống bằng nghề trồng lúa nước, ngoài ra trong thời gian nông nhàn họ làm thêm nghề phụ khác (nghề thủ công như: làm đậu, đan lát,...) để tăng nguồn thu nhập - nghề phụ của làng được gọi là Nghề làng).



6. Theo Tạp chí Khoa học và Công nghệ tỉnh Bình Định

Làng nghề, theo cách nhìn văn hóa bao gồm các nội dung cụ thể như:

- Là một địa danh gắn với một cộng đồng dân cư có nghề truyền thống lâu đời được lưu truyền và có sức lan tỏa mạnh mẽ.

- Ổn định về một nghề hay một số nghề có quan hệ mật thiết với nhau trong quá trình sản xuất ra một loại sản phẩm.

- Có một đội ngũ nghệ nhân và thợ với tay nghề cao, có bí quyết nghề nghiệp được lưu truyền lại cho con cháu hoặc các thế hệ sau.

- Sản phẩm có ý nghĩa kinh tế để nuôi sống một bộ phận dân cư và quan trọng hơn là nó mang lại những giá trị vật thể và phi vật thể phản ánh được lịch sử, văn hóa, xã hội liên quan tới chính họ.



PHỤ LỤC IXb

TIÊU CHÍ CÔNG NHẬN NGHỀ TRUYỀN THỐNG


TIÊU CHÍ CÔNG NHẬN LÀNG NGHỀ, LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG
Làng nghề Việt Nam mang tính tập tục truyền thống, đặc sắc, có tính kinh tế bền vững, mang đến nhu cầu việc làm tại chỗ và những lợi ích thiết thực cho các cộng đồng cư dân nhỏ lẻ trên mọi miền đất nước, đồng thời góp phần vào sự nghiệp phát triển chung của toàn xã hội. Các làng nghề thủ công, làng nghề truyền thống, hay làng nghề cổ truyền... có mặt khắp nơi trên đất nước Việt Nam, và thường được gọi chung là Làng nghề.

Tiêu chí để công nhận một làng nghề được quy định rõ ở Thông tư số 116/2006/TT-BNN của Bộ NN&PTNT ngày 18/12/2006 gồm: Tiêu chí công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống

1. Tiêu chí công nhận nghề truyền thống:

1) Nghề đã xuất hiện tại địa phương từ trên 50 năm tính đến thời điểm đề nghị công nhận;

2) Nghề tạo ra những sản phẩm mang bản sắc văn hoá dân tộc;

3) Nghề gắn với tên tuổi của một hay nhiều nghệ nhân hoặc tên tuổi của làng nghề.



2. Tiêu chí công nhận làng nghề:

1) Có tối thiểu 30% tổng số hộ trên địa bàn tham gia các hoạt động ngành nghề nông thôn;

2) Hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định tối thiểu 2 năm tính đến thời điểm đề nghị công nhận;

3) Chấp hành tốt chính sách, pháp luật của Nhà nước.



3. Tiêu chí công nhận làng nghề truyền thống:

Làng nghề truyền thống phải đạt tiêu chí làng nghề và có ít nhất một nghề truyền thống quy định tại thông tư này.

Đối với những làng chưa đạt tiêu chuẩn a, b của tiêu chí công nhận làng nghề tại điểm 2, mục I, Phần II của Thông tư 116/2006/TT-BNN nhưng có ít nhất một nghề truyền thống được công nhận theo quy định của Thông tư 116/2006/TT-BNN thì cũng được công nhận là làng nghề truyền thống.

Ngoài ra, có rất nhiều ý kiến và quan điểm khác nhau khi đề cập đến tiêu chí để một làng ở nông thôn được coi là một làng nghề. Nhưng cũng có một số ý kiến cho rằng các tiêu chí sau mới có thể xác định được làng nghề:

- Giá trị sản xuất và thu nhập từ phi nông nghiệp ở làng nghề đạt trên 50% so với tổng giá trị sản xuất và thu nhập chung của làng nghề trong năm; hoặc doanh thu hàng năm từ ngành nghề ít nhất đạt trên 300 triệu đồng, hoặc:

- Số hộ và số lao động tham gia thường xuyên hoặc không thường xuyên, trực tiếp hoặc gián tiếp đối với nghề phi nông nghiệp ở làng ít nhất đạt 30% so với tổng số hộ hoặc lao động ở làng nghề có ít nhất 300 lao động.



- Sản phẩm phi nông nghiệp do làng sản xuất mang tính đặc thù của làng và do người trong làng tham gia.



Каталог: UserControls -> ckfinder -> userfiles -> files
files -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> UỶ ban thưỜng vụ quốc hội ban dân nguyện kỳ HỌp thứ SÁU quốc hội khoá XII
files -> Phụ lục số 1 danh mục các văn bản hưỚng dẫn thi hành pháp luật về giao thôNG
files -> PHỤ LỤC 1 KẾt quả XỬ LÝ ĐƠN, thư CỦa uỷ ban tư pháp từ sau kỳ HỌp thứ SÁU ĐẾn truớc kỳ HỌp thứ BẢy quốc hội khóa XII
files -> Phần I các bộ, ngàNH, CƠ quan thuộc chính phủ trả LỜi cáC Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
files -> II. Các kiến nghị về chính sách đối với giáo viên
files -> BÁo cáo việc thực hiện chính sách, pháp luật về thành lập trường, đầu tư và đảm bảo chất lượng đào tạo trong giáo dục đại học

tải về 2.49 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   16




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương