Phần thứ nhất: TÌnh hình thế giới I- về kinh tế


BIỂU 3- Bảng số liệu dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới của Bloomberg, IMF, OECD và World Bank trong các năm 2014, 2015 và 2016



tải về 349.23 Kb.
trang5/5
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích349.23 Kb.
#29025
1   2   3   4   5

BIỂU 3- Bảng số liệu dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới của Bloomberg, IMF, OECD và World Bank trong các năm 2014, 2015 và 2016

BIỂU 4 – Dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2016




PHỤ LỤC VỀ TÌNH HÌNH BIỂN ĐÔNG
- Ngày 13/11/2015, tàu Hải đăng 05 của Công ty bảo đảm An toàn hàng hải biển Đông và hải đảo Việt Nam bị hai tàu hải cảnh số hiệu 2305, 35115 và tàu chiến số hiệu 995 của TQ vây ép tại Trường Sa khi đang trên đường từ đảo Sơn Ca về đảo Song Tử Tây

- Hiện Trung Quốc đang vận hành một đường băng tại đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa và nhiều hình ảnh vệ tinh cho thấy nước này đang xây thêm 2 hoặc 3 đường băng nữa trên các đảo nhân tạo mà Trung Quốc đang cải tạo phi pháp ở phía Đông quần đảo Trường Sa. Tháng 4 năm ngoái, Lầu Năm Góc bắt đầu phát hiện việc Trung Quốc xây một đường băng quân sự trên Đá Chữ ​Thập.Nay các hình ảnh mới cho thấy Bắc Kinh đang xây dựng không chỉ một, hai mà là 3 đường băng có tổng chiều dài 3.000 mét trên quần đảo Trường Sa. Nằm trên Đá Chữ ​Thập, Vành khăn và Subi, các đường băng này sẽ mang lại cho Trung Quốc một tam giác chiến lược, được các chuyên gia đánh giá là sẽ cho phép quân đội nước này thực hiện các hoạt động chống tàu ngầm trong khu vực. Sử dụng máy bay trinh sát Y-9 và trực thăng Ka-28, quân đội Trung Quốc có thể quét các khu vực nước sâu ở biển Đông và những vùng biển lân cận. Theo phát ngôn viên Lầu Năm Góc Bill Urban, Washington đang tích cực theo dõi các hoạt động (xây dựng đảo nhân tạo) của Bắc Kinh.Việc Trung Quốc tiến hành cải tạo đất, xây các cơ sở quân sự ở quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam đã bị cộng đồng quốc tế lên án mạnh mẽ.Việt Nam đã nhiều lần lên tiếng phản đối một loạt hành động của Trung Quốc ở Biển Đông, đặc biệt các hành động vi phạm chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa, Trường Sa.




1 Báo cáo của WB, tháng 10/2015.

2 Theo khu vực, dòng vốn quốc tế đổ vào khu vực Đông Á và Thái Bình Dương sẽ giảm từ 5,7% GDP năm 2014 xuống 5,1% GDP năm 2015, khu vực Châu Âu và Trung Á vẫn giữ nguyên ở mức 5% GDP, khu vực Châu Mỹ Latinh và Caribê giảm từ 5,9% GDP xuống còn 5,4% GDP, khu vực Trung Đông và Bắc Phi tăng từ 2,1% GDP lên 2,2% GDP, vào khu vực Nam Á vẫn giữ nguyên ở mức 5,8% GDP, và khu vực Châu Phi cận Xahara giảm từ 4,3% GDP xuống 4,2% GDP.

3 Báo cáo số 10505/BC-BKHĐT ngày 27/11/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư

4 EU đã thoát khỏi trình trạng giảm phát nhờ hiệu ứng kích thích tiền tệ; Nhật Bản tăng trưởng 1% trong quý I/2015, Trung Quốc tăng trưởng chậm lại nhưng đạt mức 7%, Ấn Độ tăng trưởng cao nhất trong G20 đạt 7,4%.

5 Theo Viện nghiên cứu tài chính quốc tế, dòng vốn chảy vào các nền kinh tế đang nổi quý I/2015 ở mức thấp nhất trong 6 năm qua, chỉ đạt 981 tỷ USD so với mức 1.048 tỷ USD của năm 2014.

6 Đến nay, Việt Nam đã thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với 15 quốc gia, gồm: Nga (2001), Ấn Độ (2007), Trung Quốc (2008), Nhật Bản, Hàn Quốc và Tây Ban Nha (2009), Anh (2010), Đức và Italy (2011), Thái Lan, Indonesia, Singapore và Pháp (2013), Malaysia và Philippines (2015).

Việt Nam cũng đã thiết lập quan hệ đối tác chiến lược theo ngành với Hà Lan (2010), Đan Mạch (2011); thiết lập quan hệ đối tác toàn diện với: Nam Phi (2004), Chile, Brazil và Venezuela (2007), Australia và New Zealand (2009), Argentina (2010), Ukraine (2011), Hoa Kỳ và Đan Mạch (2013). 



7 Diễn ra từ 28/3 - 01/4/2015 tại Hà Nội, Đại hội đồng IPU lần thứ 132 là một trong những sự kiện chính trị - ngoại giao lớn nhất mà Việt Nam từng đăng cai, thể hiện tinh thần chủ động của một thành viên tích cực, có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế. Hơn 1.600 đại biểu đến từ hơn 160 nghị viện thành viên IPU, các thành viên liên kết, các quan sát viên và nhiều tổ chức quốc tế đã có mặt tại Hà Nội, cùng nhau thảo luận nhiều vấn đề quan trọng của nghị viện, đặc biệt là chủ đề chung “Các mục tiêu phát triển bền vững: Biến lời nói thành hành động”. Đây là chủ đề hết sức thiết thực do Việt Nam đề xuất và nhận được sự nhất trí cao của tất cả lãnh đạo nghị viện, nghị sĩ, khách mời của IPU-132.

Đại hội đồng IPU-132 đã thảo luận và thông qua 4 Nghị quyết quan trọng gồm: (i) Chiến tranh mạng - mối đe dọa nghiêm trọng đối với hòa bình và an ninh quốc tế; (ii) Định hình cơ chế mới về quản trị nguồn nước: Thúc đẩy hành động của Nghị viện về vấn đề nước; (iii) Luật pháp quốc tế trong vấn đề chủ quyền quốc gia, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau và quyền con người; (iv) Nghị quyết về chủ đề khẩn cấp “Hợp tác nghị viện chống lại Nhà nước Hồi giáo IS và nhóm khủng bố Boko Haram chống lại dân thường, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em”.

Cuối cùng, kết quả của Đại hội đồng IPU 132 lần này đã được thể hiện trong Tuyên bố Hà Nội - văn bản quan trọng mang tính tổng kết kết quả thảo luận của IPU-132; phản ánh tầm nhìn, cam kết và hành động của các Nghị viện thành viên, vì sự phát triển bền vững, vì lợi ích của người dân, quốc gia cũng như thúc đẩy hợp tác toàn cầu.

Chủ tịch IPU Saber Chowdhury đánh giá: “Tuyên bố Hà Nội do Quốc hội Việt Nam đề xuất và được thông qua tại Việt Nam sẽ là một di sản lớn, thể hiện sự đóng góp nổi bật của Việt Nam đối với cộng đồng thế giới”.

“Việt Nam đã đặt ra tiêu chuẩn mới về công tác tổ chức cho những lần tiếp theo”, ông Saber Chowdhury khẳng định.


8 Trong hai ngày 21 - 22/11/2015, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 27 và các hội nghị cấp cao liên quan tại Thủ đô Kuala Lumpur, Malaysia. Sáng 22/11/2015, tại thủ đô Kuala Lumpur, Malaysia, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cùng lãnh đạo các nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á  đã ký Tuyên bố Kuala Lumpur về việc thành lập Cộng đồng ASEAN 2015 và Tuyên bố Kuala Lumpur về Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025. Trong Tuyên bố Kuala Lumpur về việc thành lập Cộng đồng ASEAN, các nhà lãnh đạo ASEAN tuyên bố chính thức thành lập Cộng đồng ASEAN vào ngày 31/12/2015. Tuyên bố khẳng định cam kết của các nước thành viên đối với Hiến chương ASEAN, phản ánh mong muốn và ý chí tập thể nhằm chung sống trong một khu vực hòa bình, an ninh và ổn định dài lâu, tăng trưởng kinh tế bền vững, thịnh vượng chung và tiến bộ xã hội.

9 Sau 12 ngày đàm phán căng thẳng với nhiều cuộc thương lượng kéo dài suốt đêm, thỏa thuận Hội nghị thượng đỉnh khí hậu thế giới COP 21 (Thỏa thuận Paris), thông qua ngày 12/12,  đã đi vào lịch sử với sự đồng thuận của 195 nước thành viên Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu.

Dẫn đầu Đoàn cấp cao Việt Nam dự Hội nghị, trong phát biểu của mình tại phiên khai mạc COP 21, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị: Nội dung Thỏa thuận cần bảo đảm sự đóng góp công bằng giữa các quốc gia và có sự cân bằng trong các nội dung về giảm nhẹ, thích ứng, tài chính, phát triển và chuyển giao công nghệ... Các nước phát triển cần đi đầu trong thực hiện cam kết của mình, đồng thời hỗ trợ và tăng cường năng lực cho các nước đang phát triển để cùng nhau thực hiện thành công Thỏa thuận này.

Phát biểu của Thủ tướng cũng đã thể hiện trách nhiệm rất rõ ràng của Việt Nam đối với cộng đồng thế giới. Cụ thể đối với giai đoạn sau năm 2020, mặc dù là một nước đang phát triển còn nhiều khó khăn, chịu tác động nặng nề của biến đổi khí hậu, Việt Nam vẫn cam kết giảm 8% lượng phát thải khí nhà kính vào năm 2030 và có thể giảm đến 25% nếu nhận được hỗ trợ hiệu quả từ cộng đồng quốc tế. Việt Nam cũng đóng góp 1 triệu USD vào Quỹ Khí hậu xanh giai đoạn 2016 - 2020, trong điều kiện khó khăn về nguồn lực. Qua đó thể hiện sự nghiêm túc, trách nhiệm của Việt Nam khi thực hiện các nghĩa vụ trong Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC) và Nghị định thư Kyoto.


10 Theo Báo cáo thường niên của Bộ Quốc phòng Mỹ hôm 8/5/2015 thì Trung Quốc “đã mở rộng diện tích các đảo họ đang chiếm trong Biển Đông lên khoảng 400 lần”, tương đương với 800 ha kể từ tháng 1-2014, trong đó có đến ¾ diện tích này thực hiện từ đầu năm 2015 đến nay.

11 Ngày 13/12, Bộ Quốc phòng Trung Quốc thông báo rằng hải quân nước này đang tiến hành các cuộc tập trận ở Biển Đông.“Hải quân Trung Quốc trong mấy ngày nay đã đưa 1 hạm đội ra những vùng biển ở Biển Đông để tập trận”, Bộ Quốc phòng Trung Quốc viết trong một thông cáo ngắn.

12 Tại Phiên họp toàn thể Hội nghị ASEAN cấp cao (tháng 6/2015), Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã bày tỏ lo ngại về những hoạt động tôn tạo, bồi đắp quy mô lớn ở Biển Đông, cũng như những hệ lụy của chúng; đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tuân thủ các nguyên tắc tự kiềm chế, không làm phức tạp thêm tình hình, giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS 1982, thực hiện nghiêm túc, đầy đủ Tuyên bố DOC và sớm thông qua COC.

13 Tháng 5/2015, Philippines đã công bố công khai các bức ảnh chụp vệ tinh về các hoạt động cải tạo đất mà Trung Quốc đang thực hiện tại Trường Sa, gửi công hàm phản đối hoạt động cải tạo của Trung Quốc. Tổng thống Philippines Aquino đã nhiều lần chỉ trích và phản đối các hoạt động cải tạo của Trung Quốc thông qua việc trả lời phỏng vấn báo chí và phát biểu tại cuộc họp thượng đỉnh của ASEAN. Lập luận chung của Philippines là hành động của Trung Quốc đã:

- Vi phạm các cam kết mà Trung Quốc đã ký với ASEAN trong khuôn khổ DOC

- Là hành động nhằm thúc đẩy yêu sách đường 9 đoạn của trung Quốc ở Biển Đông

- Đe dọa an ninh và ổn định của khu vực.



Do đó, Philippines kêu gọi một lệnh tạm ngừng xây dựng tại các cấu trúc địa lý đang tranh chấp ở Biển Đông, bao gồm cả quần đảo Hoàng Sa và kêu gọi sự hợp tác của cộng đồng quốc tế nhằm gia tăng sức ép với Trung Quốc để buộc Trung Quốc phải chấm dứt hành vi này.

14 Ngày 09/4, phát biểu tại Jamaica, Tổng thống Obama cho biết “Mỹ lo ngại Trung Quốc không tuân thủ các quy định và nguyên tắc quốc tế và đang cậy thể nước lớn và sử dụng sức mạnh để buộc các nước khác vào thế bất lợi”  đồng thời cho rằng “vấn đề này có thể được giải quyết thông qua ngoại giao, nhưng chỉ vì Philippines hay Việt Nam không lớn như Trung Quốc không có nghĩa là họ bị dồn sang một bên”. Tại phiên thảo luận “Mỹ và những thách thức đối với an ninh châu Á – Thái Bình Dương” tại đối thoại Shangri-La 14 (29 – 31/5/2015), Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ có bài phát biểu mở đầu trong đó nhấn mạnh Mỹ có quyền can dự và lo ngại sâu sắc trước những căng thẳng ở vùng biển này cũng như phản đối bất cứ giải pháp quân sự nào và khuyến khích ASEAN cùng Trung Quốc hợp tác. Ngày 31-3-2015, phát biểu tại Hội nghị hải quân ở Úc, Đô đốc Harry Harris, chỉ huy hạm đội Thái Bình Dương đã cáo buộc Trung Quốc đang xây dựng “Vạn lý Trường thành” bằng cát tại Trường Sa, kêu gọi các bên tuân thủ cam kết kiềm chế trong việc tiến hành các hoạt động có thể làm phức tạp hoặc gia tăng tranh chấp, ảnh hưởng đến hòa bình và ổn định. Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Mỹ, Trung tá Jefrey Pool cũng tuyên bố “Chúng tôi kêu gọi Trung Quốc dừng tất cả chương trình cải tạo các cấu trúc địa lý và tham gia vào các sáng kiến ngoại giao để khuyến khích tất cả các bên cùng kiềm chế thực hiện các hành động tương tự”. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Jeff Rathke phát biểu ngày 24-11-2014 khẳng định các hoạt động xây dựng quy mô lớn trên Biển Đông sẽ làm phức tạp và leo thang thêm tình hình, đồng thời kêu gọi Trung Quốc hãy minh bạch, công khai các hoạt động ở khu vực tranh chấp ở Biển Đông. Mỹ cũng là nước đưa ra sáng kiến “đóng băng” để kêu gọi các  quốc gia giữ nguyên trạng và thúc đẩy quá trình đàm phán để đạt được COC. Sáng kiến này được Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ John Kerry đưa ra tại Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) được tổ chức tại Nay Pyi Taw, Myanmar vào ngày 9-8-2014. Không chỉ tuyên bố, Mỹ còn có những phản ứng quyết liệt trên thực địa. Ngày 11-5-2015, chiến hạm Mỹ USS Fort Worth, tàu chiến cận bờ lớp Freedom đã tiến vào gần các bãi đá Trung Quốc đang cải tạo trái phép ở quần đảo Trường Sa.

15 Ngày 16-4, Mỹ - Nhật Bàn – Hàn Quốc ra tuyên bố sau đàm phán ba bên tại Washington thúc giục Trung Quốc tuân thủ luật pháp quốc tế, chấm dứt việc xây dựng và cải tạo phi pháp các đảo ở Biển Đông, tôn trọng tự do hàng hải trên tuyến giao thông quan trọng này.

16 Hội nghị cấp Ngoại trưởng các nước G7 lại Lubeck, Đức ngày 15/4/2015 ra Tuyên bố về an ninh hàng hải ở biển Đông và Hoa Đông, bày tỏ quan ngại về những hành vi đơn phương ở Biển Đông, bao gồm “cải tạo đất quy mô lớn làm thay đổi nguyên trạng và gia tăng căng thẳng”, đồng thời kêu gọi tất cả các nước kể cả Trung Quốc giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình và tuân thủ các phán quyết có giá trị ràng buộc của các cơ quan tài phán quốc tế. Tại Hội nghị thượng đỉnh an ninh châu Á lần thứ 14 (Shangri-la) tại Singapore từ 29 – 31/5/2015, hầu hết các nước tham dự đề bày tỏ quan ngại và cho rằng lợi ích của các quốc gia bị ảnh hưởng bởi các hoạt động xây dựng, lấn biển của Trung Quốc tại Biển Đông.

17 Theo Báo cáo của IMF, tháng 10/2015.

18 Theo Báo cáo của WB, tháng 10/2015.

19 Tính theo lượng hàng hóa và dịch vụ. Báo cáo IMF tháng 10/2015.





tải về 349.23 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương