Phần thứ nhất: TÌnh hình thế giới I- về kinh tế


- Tình hình an ninh biên giới



tải về 349.23 Kb.
trang3/5
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích349.23 Kb.
#29025
1   2   3   4   5

2- Tình hình an ninh biên giới

Việt Nam có chung đường biên giới trên đất liền với Campuchia dài 1.137km, có 10 tỉnh của Việt Nam tiếp giáp với 9 tỉnh của nước bạn. Hoạt động giao thương chủ yếu dựa vào các cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu quốc gia, nhiều trục chính và đường mòn qua lại biên giới.

Trong năm 2015, tình hình chính trị tại Camuchia diễn biến phức tạp. Đảng Cứu nguy Dân tộc Campuchia (CNRP) do Sam-raisy cầm đầu tiến hành các hoạt động chống phá gây chia rẽ, bất ổn tại Campuchia; các đối tượng, hội nhóm thù địch tăng cường chống phá quan hệ Việt Nam - Campuchia. Do đó, đã tác động, ảnh hưởng đến tình hình biên giới hai nước Việt Nam – Campuchia trong thời gian qua.

2.1- Tình hình ngoại biên

- Đảng đối lập CNRP và các hội nhóm KKK:

Đảng CNRP tiếp tục lợi dụng vấn đề Việt kiều và phân giới cắm mốc để chống phá Việt Nam, kích động gây Chia rẽ mối đoàn kết hữu nghị Việt Nam - Campuchia; hạ uy tín Đảng Nhân dân Campuchia (CPP); “đòi xem xét lại Hiệp định biên giới mà Campuchia ký với Việt Nam năm 2005”; ngăn cản, phá hoại hoạt động phân giới cắm mốc biên giới Việt Nam - Campuchia; yêu sách sai trái về cái gọi là “đòi lại vùng đất Nam bộ”; vu cáo Việt Nam áp đặt ách đô hộ với Campuchia; kích động tâm lý kỳ thị người Việt ở Campuchia… Trong tháng 6 và tháng 7-2015, một số nghị sĩ đảng CNRP và nhiều đối tượng quá khích, cực đoan đã tiến hành gây rối trên tuyến biên giới thuộc tỉnh Long An và An Giang.

Sau khi thất bại trong việc sử dụng vấn đề biên giới, lãnh thổ, Việt kiều làm con bài chính trị để hạ uy tín của CPP không thành, CNRP có sự điều chỉnh sách lược, tập trung củng cố nội bộ, xây dựng đài truyền hình phục vụ công tác tuyên truyền; vận động các đảng nhỏ liên kết nhằm mục tiêu giành thắng lợi trong các cuộc bầu cử cấp địa phương năm 2017, bầu cử Quốc hội 2018 sắp tới; tiếp tục lợi dụng vấn đề ngoại kiều, tham nhũng, an sinh xã hội, đất đai để công kích chính phủ Campuchia. Tuy nhiên, nội bộ đảng CNRP mâu thuẫn, mất đoàn kết, niềm tin của quần chúng giảm sút. Quốc hội Campuchia đã ra quyết định bãi bỏ chức vụ Phó Chủ tịch Quốc hội thứ I của Kem Sokha, Tòa án Campichia cũng đã ra lệnh bắt giữ Sam Raisy do những vi phạm trước đây (hiện Sam Raisy đang ở nước ngoài).

Tổ chức Khmer Kampuchia Krôm (KKK): Tăng cường chống phá mối quan hệ giữa Việt Nam và Campuchia; đề nghị Cục quản lý xuất nhập cảnh Campuchia đẩy đuổi người Việt Nam về nước; kích động kỳ thị người Việt.

Các hội nhóm KKK cấu kết với Hội sinh viên trí thức và Đảng CNRP tổ chức kích động biểu tình trước Đại sứ quán Việt Nam và Đại sứ quán một số nước; đưa người về Việt Nam lấy dấu vân tay, thu thập chữ ký vào bản kiến nghị để thực hiện việc chống phá Việt Nam. Có 11 hội, nhóm KKK tại Campuchia soạn thảo bản “thông cáo chung” gửi đến “Buổi họp diễn đàn nhân dân ASEAN” kêu gọi đặc phái viên Liên Hiệp quốc, các cá nhân, tổ chức trong ASEAN can thiệp và giám sát vấn đề nhân quyền tại Việt Nam.

- Hoạt động của chính quyền CPC

Trước việc đảng CNRP cấu kết với các hội, nhóm KKK tổ chức gây rối, chính quyền CPC xiết chặt an ninh, xét xử các đối tượng tổ chức biểu tình; tổ chức các Đoàn công tác xuống các tỉnh để động viên nhân dân không nghe theo sự xúi giục của đảng CNRP tham gia các cuộc biểu tình; chấn chỉnh lại bộ máy chính quyền từ Trung ương đến địa phương; cải cách nền kinh tế, tranh thủ các nguồn vốn của các tổ chức Quốc tế và Chính phủ các nước tài trợ, cải cách tiền lương nhằm ổn định hơn đời sống xã hội…Mặt khác tiến hành đàm phán thành công với đảng CNRP để giải quyết mâu thuẫn tồn tại sau bầu cử Quốc hội khóa V/2013, ổn định tình hình chính trị trong nước.

Từ đầu tháng 8/2015, phía CPC có chủ trương đóng các đường mòn, lối mở qua lại biên giới Việt Nam – CPC và kiểm tra nghiêm ngặt người qua lại biên giới, cửa khẩu. Đồng thời thành lập các tổ công tác trên phạm vi toàn quốc, gồm: Cán bộ hộ tịch, cán bộ Tổng cục di trú và các lực lượng bảo vệ biên giới để rà soát, kiểm tra người nước ngoài đang sinh sống, làm ăn ở CPC.

Hiện tại, Campuchia có 44 đảng phái chính trị, tuy nhiên quy mô nhỏ, uy tín thấp, thiếu kinh phí hoạt động nên chưa thu hút cử tri; các đảng phái đang vân động, liên kết với nhau, củng cố lực lượng nhằm lật đổ sự cấm quyền của CPP và Thủ tướng Hunsen. Bên cạnh đó, các nước lớn tiếp tục tìm cách chi phối, thao túng chính quyền Campuchia; tuy không công khai hậu thuẫn chho các đảng phái nào, nhưng Mỹ và Trung Quốc lại có tác động lớn đến tình hình chính trị ở Campuchia. Đáng chú ý, gần đây Campuchia công khai ủng hộ Trung Quốc và bác bỏ vai trò của ASEAN trong giải quyết tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông.



2.2- Trên tuyến biên giới tại An Giang

Tình hình an ninh trật tự trên tuyến biên giới được giữ vững, nhân dân hai bên đoàn kết, tích cực sản xuất. Tuy nhiên, tình hình bất ổn chính trị ở Campuchia thời gian gần đây đã ảnh hưởng đến tâm trạng và đời sống của bà con Việt kiều và người dân ở khu vực biên giới, đặc biệt là vụ việc tổ chức KKK và Đảng Cứu quốc (CNRP) kích động gây rối ở khu vực biên giới thuộc huyện An Phú, Tri Tôn… Tình hình vi phạm quy chế biên giới, quy định xuất nhập cảnh, hoạt động của các loại tội phạm vẫn còn phức tạp. Nhiều trường hợp người Việt Nam, người nước ngoài đến khu vực biên giới không có giấy phép và nhập cảnh trái phép từ Campuchia về Việt Nam.

Phía Campuchia đã bắt giữ và trao trả qua đường An Giang 33 đợt gồm 330 công dân Việt Nam không có giấy tờ hợp pháp; trong đó, ta tiếp nhận qua đường ngoại giao 28 đợt/282 người; tiếp nhận không qua đường ngoại giao 05 đợt/38 người.

Công tác phân giới cắm mốc do chưa thống nhất được một số điểm trên thực địa; Đảng CNRP, KPP thường xuyên xuống khảo sát các cột mốc biên giới để quay phim, chụp hình vu cáo Việt Nam lấn đất, gây khó khăn cho quá trình phân giới, cắm mốc.

Hiện nay, hai bên đã phối hợp cắm mốc dấu và ký sơ đồ nháp được 07 mốc: 255, 256, 261, 271, 272, 282, 285; nghiệm thu và ký biên bản 09 mốc: 272, 274, 276, 277, 278, 279, 280, 282, 285. Tiến hành khởi công và giám sát xây dựng mốc 255, 256, 261, 271, 272, 275, 282, 285. Tính đến nay, tuyến biên giới An Giang- Campuchia đã cắm xong 37/48 mốc, trong đó: đã xây dựng xong 35 mốc, đang xây dựng 02 mốc (261 ở An Phú, 275 ở Tịnh Biên).

3- Tình hình an ninh - tư tưởng năm 2015

3.1- Tình hình chung



- Sự chống phá của Mỹ và phương Tây

Cùng với việc thúc đẩy quan hệ song phương, Mỹ cũng đồng thời tiếp tục hậu thuẫn cho số đối tượng phản động, chống đối trong và ngoài nước; thúc đẩy, phát triển cái gọi là “xã hội dân sự”; chỉ đạo các tổ chức NGO tuyên truyền “giá trị Mỹ”, xây dựng các tổ chức “chân rết” ngầm; đẩy mạnh hợp tác trên lĩnh vực giáo dục đào tạo để tác động “chuyển hóa” Việt Nam.

Mỹ, EU tiếp tục gây sức ép với Việt Nam về dân chủ, nhân quyền; hậu thuẫn đối tượng chống phá; thu thập thông tin tình hình kinh tế - xã hội, chính trị, công tác chuẩn bị Đại hội XII của Đảng; đòi Chính phủ ta thả các đối tượng vi phạm pháp luật. Quốc hội Canada thông qua Đạo luật S-219 “hành trình đến tự do”, nội dung xuyên tạc lịch sử và vu cáo Việt Nam.

Các tổ chức NGO và “xã hội dân sự” liên kết, móc nối với các nhóm gọi là “dân oan”, “người nghèo thành thị”, “nạn nhân tệ nạn xã hội” để tập trung lực lượng; thu thập thông tin các địa bàn Tây Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam Bộ để thực hiện các hoạt động chống phá.



3.2- Các tổ chức phản động lưu vong người Việt ở nước ngoài

Tiếp tục phát triển lực lượng nhằm công khai hóa cái gọi là “tổ chức chính trị đối lập trong nước”; gia tăng hoạt động xuyên tạc, kích động chống phá Việt Nam.

Các tổ chức phản động “Việt tân”, “vì dân”, “khối 8406”… hỗ trợ tài chính, phương tiện cho các đối tượng cực đoan, chống đối trong nước tiến hành chống phá; viết bài kích động lôi kéo biểu tình nhân các sự kiện như: Đại hội Đảng các cấp; ngày lễ, kỷ niệm lớn của đất nước; chuyến thăm của lãnh đạo Đảng, Nhà nước sang các nước; vấn đề Biển Đông, chuyến thăm của Tổng bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình…; chọn đối tượng đưa đi nước ngoài huấn luyện “đấu tranh bất bạo động”.

Việt Tân móc nối với các thành viên Tiểu ban Nhân quyền trong Quốc hội Canada ra “chính sách nhân quyền đối với Việt Nam” trong năm 2015; liên kết với các tổ chức khác vu khống Việt Nam “vi phạm dân chủ, nhân quyền, tự do tôn giáo” để tạo áp lực đòi trả tự do cho những tội phạm mà chúng gọi là “tù nhân lương tâm”, “dân oan”; sử dụng mạng xã hội tuyên truyền, trao đổi thông tin; phát triển lực lượng trong các “tổ chức xã hội dân sự” và một số tín đồ cực đoan trong tôn giáo; tổ chức huấn luyện các đối tượng chống phá trong nước.

“Ủy Ban Cứu người vượt biển” (BPSOS) móc nối bọn phản động trong và ngoài nước tham gia thực hiện cáo gọi là kế hoạch “5 năm và 100 năm tái thiết Việt Nam”. Móc nối các đối tượng “hội ái hữu cựu tù nhân chính trị và tôn giáo”, “hội anh em dân chủ”, “khối tín đồ Phật giáo Hòa Hảo độc lập” đòi thả số tội phạm mà chúng gọi là “tù nhân chính trị và tôn giáo”; móc nối một số trí thức trẻ trong Phật giáo Hòa Hỏa để huấn luyện hoạt động chống phá.

Các tổ chức phản động ở Mỹ tán phát “kiến nghị thư” phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; làm phim, tài liệu có nội dung bịa đặt, xuyên tạc lịch sử; tập hợp lực lượng âm mưu đồng loạt tổ chức biểu tình nhân các sự kiện lớn. Các phần tử phản động trong cộng đồng người Việt ở nước ngoài thành lập cái gọi là “viện nhân quyền Việt Nam” (VIFHR) có trụ sở tại Pháp. Các đối tượng chống phá ở Úc kêu gọi, xin chữ ký cho “chiến dịch vận động nhân quyền 2015”, âm mưu tổ chức biểu tình trước Đại sứ quán Việt Nam tại Úc.



3.3- Các đối tượng, tổ chức phản động trong nước

Các đối tượng chống phá trong nước tiếp tục nhận sự hỗ trợ vật chất từ cá nhân, tổ chức bên ngoài; gia tăng hoạt động tụ tập, biểu tình, công khai hóa “hội, nhóm xã hội dân sự”. Chúng lợi dụng Internet đăng tải nội dung xuyên tạc, vu cáo Đảng, Nhà nước ta về dân chủ, nhân quyền, vai trò lãnh đạo của Đảng, kêu gọi đa nguyên, đa đảng, “tự do báo chí”; khơi gợi tư tưởng dân tộc cực đoan; kích động người dân chống lại Đảng, Nhà nước; lợi dụng tình hình Biển Đông xuyên tạc, vu cáo ta; xuyên tạc nhân sự và văn kiện của Đại hội XII của Đảng.

Các đối tượng chống phá, cơ hội chính trị, phần tử bất mãn vận động thành lập trái phép “diễn đàn, hội, nhóm xã hội dân sự”; sử dụng các trang mạng xã hội làm công cụ để tuyên truyền, liên kết, móc nối, trao đổi thông tin, hội họp, đi thăm, tặng quà, cầu siêu cho các gia đình “tù nhân lương tâm”, “dân oan”, phần tử cực đoan; vận động các đối tượng bất mãn, cực đoan tham gia các “phong trào”, “chiến dịch” chống phá.

- Trong tôn giáo:

Tòa Giám mục Ban Mê Thuột chỉ đạo các giáo hạt, giáo xứ, dòng tu lợi dụng hoạt động từ thiện, nhân đạo để thâm nhập vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa; đẩy mạnh tuyên truyền, lôi kéo lực lượng, củng cố các “hội đoàn”, đẩy mạnh thực hiện “liên tôn”, kích động đấu tranh “đòi đất đai”, “đòi tự do tôn giáo”. Giáo phận Kon Tum chủ trương “truyền giáo sắc tộc” và lội kéo tín đồ gây sức ép đòi thành lập giáo xứ mới, cấp đất để xây dựng một trung tâm hành hương tại TP. HCM. Cái gọi là “hội đồng liên tôn” đã tiếp nhận một số học viên ở An Giang, Kiên Giang, Bình Dương tham gia tập huấn kỹ năng truyền thông và phối hợp với “hội nhà báo độc lập Việt Nam”, tổ chức “xã hội dân sự”, tổ chức quốc tế để gây áp lực thông qua Luật Biểu tình; tán phát tài liệu xuyên tạc tự do tôn giáo ở Việt Nam.

Thích Quảng Độ lôi kéo, kích động một số phật tử, trí thức trẻ, các “tổ chức xã hội dân sự” ở Tp. HCM và các tỉnh, thành phía Nam để tuyên truyền, xuyên tạc, chống phá. Một số đối tượng lấy cớ “phản biện xã hội” để tuyên truyền chống phá Đại hội Đảng các cấp; đòi lại đất đai, cơ sở thờ tự; thông qua Phòng thông tin Phật giáo quốc tế tại Pháp, Hội Giao điểm tại Mỹ để liên kết với các hãng truyền thông quốc tế (RFA, VOA, BBC...), các trang mạng xã hội, phỏng vấn, viết bài xuyên tạc Giáo hội phật giáo Việt Nam, kêu gọi Mỹ và các nước phương Tây can thiệp, yêu cầu Nhà nước cho phục hoạt tổ chức “Giáo hội PGVNTN”.

3.4. Tại các vùng chiến lược

- Tại tây Bắc và phụ cận: Số cốt cán tổ chức bất hợp pháp Dương Văn Mình tiếp tục tiến hành các hoạt động chống phá nhằm củng cố tổ chức, đối phó với chính quyền; gặp gỡ, trao đổi với các tổ chức ở Mỹ, cung cấp tài liệu nhằm kêu gọi hỗ trợ và công nhận tổ chức. Một số đối tượng tham gia hoạt động tuyên truyền, lôi kéo đồng bào Mông sang Lào tham gia hoạt động lập “Nhà nước Mông” gây tâm lý hoang mang trong một số vùng dân tộc Mông tại Điện Biên, lai Châu, Sơn La…

- Tại Tây Nguyên và phụ cận: Số FULRO lưu vong tiếp tục liên lạc với các đối tượng trong nước tuyên truyền, lôi kéo người dân tộc thiểu số Tây Nguyên trốn đi Campuchia, Thái Lan; khôi phục một số khung nhân sự “Tin lành Đêgar” cấp làng tại Tây Nguyên…

- Tại Tây Nam bộ, số đối tượng sư sãi ở Bạc Liêu, Trà Vinh tiếp tục hoạt động chống đối, gây thanh thế. Các hội nhóm KKK tiếp tục đưa các đối tượng xâm nhập Tây Nam bộ để móc nối, lôi kéo một số người Khmer tham gia hoạt động chống phá; lựa chọn sư sãi Campuchia gốc Khmer Nam bộ để đào tạo, đưa về Việt Nam hoạt động.

3.5- Tại An Giang

- Một số đối tượng trong tỉnh đã ủng hộ, hưởng ứng các hoạt động của các tổ chức “xã hội dân sự” trái phép như: ký tên ủng hộ, viết bài hưởng ứng, tán phát, đăng tải quan điểm sai trái, thù địch trên các web, Facebook, blog.

- Trong Phật giáo Hòa Hảo (PGHH): Các đối tượng cực đoan tiếp tục hoạt động chống phá, chọn người thay thế Lê Quang Liêm, tán phát tài liệu, đơn, thư, giảng đạo trái phép; vận động tiền cho cái gọi là “hỗ trợ những người khiếu kiện”; tổ chức cầu nguyện và quay phim, chụp ảnh để tuyên truyền xuyên tạc, vu cáo… Tham gia các tổ chức, hội và cái gọi là diễn đàn “xã hội dân sự”; tuyên truyền trên Internet (đặc biệt là Facebook, Blog) để xuyên tạc, vu cáo, kích động khiếu kiện, biểu tình. Một số đối tượng tham gia cái gọi là tổ chức “phụ nữ nhân quyền”, đến thăm các gia đình tội phạm chúng gọi là “tù nhân lương tâm”, “dân oan”.

- Một số đối tượng PGHH cực đoan và đối tượng đeo bám khiếu kiện ở tỉnh, Trung ương đã tham gia các hội, nhóm trái phép như: “hội phụ nữ nhân quyền”, “hội dân oan”, “phong trào liên đới dân oan”, “hội cựu tù nhân lương tâm”… Một số đối tượng về hưu, đối tượng vi phạm pháp luật, đối tượng bất mãn xin ra khỏi Đảng, PGHH cực đoan chống phá trong tỉnh có dấu hiệu liên hệ, móc nối để tăng cường các hoạt động chống phá.



4- Trên lĩnh vực tư tưởng văn hóa

Thời gian qua, nhất là trong năm 2015, nhiều hoạt động tuyên truyền, văn hoá văn nghệ được tổ chức chào mừng các ngày lễ lớn, các sự kiện lịch sử chính trị quan trọng của đất nước, trọng tâm là chào mừng kỷ niệm 40 năm ngày miền nam hoàn toàn giải phóng thống nhất đất nước 30-4 (1975-2015); 70 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2-9; mừng thành công đại hội đảng các cấp nhiệm kỳ (2010-2015). Các hoạt động đã được tổ chức chu đáo, diễn ra trên khắp cả nước trong đó điểm nhấn là các hoạt động Mít tinh, diễu binh, diễu hành tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Cùng với đó là các hoạt động giáo dục truyền thống, đến ơn đáp nghĩa và các hoạt động biểu diễn nghệ thuật, triển lãm thành tựu… phục vụ cho nhu cầu học tập thưởng lãm và vui chơi giải trí của Nhân dân.

Bên cạnh công tác tuyên truyền, việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, tang, lễ hội luôn nhận được sự quan tâm của các cấp các ngành, sự ủng hộ của cán bộ, đảng viên và nhân dân, gắn với phong trào xây dựng đời sống văn hoá. Mô hình cưới tập thể trong công nhân, lao động, đám cưới không hút thuốc lá, hạn chế rượu bia… từng bước được nhân rộng. Nhiều tỉnh thành đã quan tâm đầu tư cơ sở hoả táng hiện đại, dành quỹ đất quy hoạch nghĩa trang nhân dân. TP Đà Nẵng thí điểm việc phạt tiền hoặc rút giấy phép kinh doanh các cơ sở tang lễ nếu để người dân rải tiền, đồ vàng mã trên đường khi đưa tang. Việc hoả táng người qua đời được nhân dân nhiều nơi đồng tình, tự giác thực hiện.

Các địa phương trong cả nước tiến hành sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị 46-CT/TW của Ban Bí thư (khoá X) về chống sự xâm nhập của các sản phẩm văn hoá độc hại gây huỷ hoại đạo đức xã hội. qua 5 năm, bên cạnh việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, các ngành các cấp cũng tăng cường vận động, thanh tra, kiểm tra, chấn chỉnh những hành vi tiêu cực, phản văn hoá, phát hiện tiêu huỷ hàng ngàn ấn phẩm, tài liệu độc hại. xử lý vi phạm một số nhà xuất bản, trang mạng internet (NXB Thời Đại, NXB Lao động-Xã hội, NXB Văn hoá-Thông tin, NXB Kim Đồng, Báo Người cao tuổi, Báo Người đưa tin…) đã có hoạt động kinh doanh dịch vụ trái phép, cho xuất bản, lưu hành các sản phẩm văn hoá độc hại, đăng tải bài viết, hình ảnh không đúng sự thật, không phù hợp thuần phong mỹ tục, gây bức xúc dư luận; xử phạt VTV về một số sai phạm trong liên kết xuất bản một số chương trình “tìm kiếm tài năng Châu Á” “Điệp vụ tuyệt mật” “Điều ước thứ 7”.

Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” tiếp tục được triển khai sâu rộng, gắn với thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của đảng, pháp luật của Nhà nước, góp phần tạo môi trường văn hoá lành mạnh cho nhân dân, gắn với xây dựng nông thôn mới. trong năm 2015 các địa phương trong cả nước tiến hành tổng kết 15 năm phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” và 20 năm Cuộc vận động “Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư” qua đó khen thưởng, biểu dương và nhân rộng hàng ngàn gương điển hình tiên tiến qua các phong trào.

Bên cạnh những mặt làm được, lĩnh vực tư tưởng- văn hóa cũng còn những vấn đề cần lưu ý:

Sự phát triển của công nghệ thông tin tạo ra cuộc cách mạng trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, tuy nhiên, việc lạm dụng, lợi dụng nó đã và đang là nguy cơ ảnh hưởng trực tiếp tới các giá trị văn hoá truyền thống. Chủ trương xã hội hoá hoạt động văn hoá nghệ thuật bên cạnh mặt tích cực cũng bộc lộ nhiều hạn chế. Việc thiếu định hướng, thiếu kiểm tra nhắc nhở, chạy theo lợi ích doanh nghiệp dẫn tới nhiều chương trình chất lượng thấp, phản cảm, câu khách...

Hoạt động của hệ thống thiết chế văn hóa, nhất là nhà văn hoá từ tỉnh đến cơ sở tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm chưa cao. Một số đơn vị sự nghiệp hoạt động còn nhiều lúng túng cả trong mô hình cũng như cơ chế hoạt động, cần có giải pháp cho thực trạng này; Tình trạng ăn xin, bán hàng rong, chèo kéo khách tại các lễ hội, các địa điểm du lịch, danh thắng thu hút đông du khách, các nơi tập trung đông người như khu chợ, bến phà... vẫn còn phổ biến, gây phản cảm.

Thời gian gần đây xuất hiện một số trường hợp lạm dụng mạng xã hội như Internet; facebook; zalo... bày tỏ thái độ, hành vi không đúng mực, ảnh hưởng đến uy tín danh dự của người khác, đáng tiếc có những trường hợp là cán bộ đảng viên. Gây nên những dư luận không tốt; Thực trạng Quảng cáo trên địa bàn thời gian qua, nhiều tổ chức, cá nhân phát hành tờ rơi quảng cáo dán dọc theo các trục lộ chính, cột điện, bờ tường...ảnh hưởng tới mỹ quan đô thị. Thậm chí gần đây xuất hiện tình trạng dán nội dung quảng cáo xuống lòng đường giao thông, phát tờ rơi nơi đông người, khu vực tín hiệu đèn giao thông, nhiều người thiếu ý thức xem xong vất bỏ ngay tại chỗ làm ảnh hưởng tới môi trường chung.



Phần thứ ba:

DỰ BÁO TÌNH HÌNH THỜI GIAN TỚI

1- Triển vọng kinh tế Việt Nam năm 2016

Từ tình hình thực tiễn của năm 2015, triển vọng của kinh tế thế giới và trong nước, dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2016 được xây dựng dựa trên hai kịch bản chính. 

Kịch bản 1: Nền kinh tế tiếp tục được duy trì ổn định và tiếp đà phát triển, hiệu quả đầu tư trong nước tiếp tục cải thiện. 

Kịch bản 2:  Nền kinh tế phát triển mạnh nhờ những động lực phát triển kinh tế, hiệu quả đầu tư trong nước tiếp tục cải thiện, các chính sách hỗ trợ tăng trưởng, tham gia các hiệp định tự do thương mại...

Kinh tế thế giới: GDP tăng 3,8% vào năm 2016.

Kinh tế trong nước: Kỳ vọng điều hành chính sách năm 2016 hiệu quả, các nỗ lực cải cách pháp lý và môi trường đầu tư phát huy hiệu quả. 

Chỉ số giá tiêu dùng tăng chậm và tương đối ổn định.

Điều hành chính sách tiền tệ và tỷ giá linh hoạt, trong đó tỷ giá tương đối ổn định, lãi suất điều hành trung bình 6% năm 2016 và cung tiền, tín dụng đạt được mục tiêu đã đề ra. 

Đầu tư công vẫn là trụ cột cho thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2016 với mức tăng trung bình 7-7,5%. 

2- An ninh chính trị thế giới năm 2016

   Năm 2015 với nhiều sự kiện và biến động lớn về địa chính trị trên toàn thế giới sắp khép lại. Có lẽ nhiều người đang tự hỏi thế giới trong năm 2016 sẽ ra sao?

 Tâm điểm Trung Đông - Bắc Phi

Theo báo cáo mới đây của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế Mỹ (CSIS), năm 2016, việc đối phó với tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng vẫn là tâm điểm hàng đầu ở Trung Đông - Bắc Phi.

Với những vụ khủng bố vừa qua cũng như các hoạt động dụ dỗ tìm kiếm thành viên, IS ngày càng cho thấy tổ chức này hoàn toàn khác biệt với những tổ chức khủng bố trong lịch sử. Dự báo năm tới, IS có thể sẽ tiếp tục mở rộng hoạt động đến một số nước như Saudi Arabia, Ai Cập, Yemen và Libya, thậm chí vươn xa hơn sang khu vực hạ Sahara - châu Phi và Tây Nam Á. Tuy nhiên, trọng tâm của IS vẫn là bảo vệ lãnh thổ trọng yếu của mình tại Syria và Iraq.

Trong khi đó, chiến lược hiện nay của Mỹ và các nước phương Tây đối với IS tại Syria và Iraq lại chưa đủ để tiêu diệt gốc rễ căn bản của các cuộc xung đột tại Syria và Iraq. Để đối phó với mối đe dọa đang tiếp tục sinh sôi nảy nở, theo trang Geopolitical Futures (Mỹ) - "người anh cả" sẽ phải áp dụng một chiến lược mới là lôi kéo ít nhất một trong bốn quốc gia lớn trong khu vực, bao gồm Thổ Nhĩ Kỳ, Iran, Saudi Arabia và Israel vào cuộc chiến chống IS, chỉ khi đó địa bàn hoạt động chính của tổ chức này mới bị bao vây ba bề bốn bên. Theo CSIS, nhiều khả năng Thổ Nhĩ Kỳ sẽ bước chân vào cuộc chiến chống IS để có được sự ủng hộ của người Mỹ nhằm bảo vệ lợi ích của mình ở Trung Đông.

Các chuyên gia của CSIS cho rằng, vấn đề hạt nhân Iran vẫn chưa thể khiến Mỹ hoàn toàn an tâm. Thoả thuận hạt nhân Iran không đồng nghĩa với sự cải thiện lớn trong quan hệ Mỹ - Iran. Trước sức mạnh quân sự ngày càng lớn của Tehran, Washington sẽ phải tăng cường hiện diện quân sự tại khu vực, thúc đẩy hỗ trợ quốc phòng, tập trận chung với các đồng minh. Mặt khác, Mỹ cần tìm cách giải quyết mối quan hệ căng thẳng, bất đồng trên nhiều lĩnh vực với Isarel, không để ảnh hưởng đến an ninh nước này. Thời gian tới, Mỹ sẽ ngày càng khó bảo đảm cam kết bảo vệ Israel khi quốc gia Trung Đông này đang phải đối đầu với những mối đe doạ phi đối xứng đến từ Hezbollah và Hamas, hay các cuộc tấn công tên lửa đạn đạo từ Iran. Thêm vào đó, Israel cũng không còn phù hợp với chiến lược Trung Đông của Mỹ như trước kia nữa.

Châu Âu và hai cuộc khủng hoảng

Theo CSIS, tiếp nối dư âm của năm 2015, giới lãnh đạo lục địa già sẽ phải đương đầu với nhiều thách thức trong năm mới với hai cuộc khủng hoảng chồng chéo.

Thứ nhất, khủng hoảng kinh tế sẽ chuyển từ Hy Lạp sang Italy buộc nước này đối phó với tỷ lệ thất nghiệp cao và huy động các khoản vay.

Thứ hai, khủng hoảng tị nạn sẽ càng phức tạp bởi các cuộc tấn công khủng bố. Để giải quyết vấn đề này, các chuyên gia dự đoán Liên minh châu Âu (EU) có thể sẽ đưa ra một chính sách tị nạn chung cho toàn châu lục và tăng cường lực lượng tuần tra biên giới. Tuy nhiên, cam kết này sẽ gây bất đồng trong các nước thành viên, đặc biệt là những nước không muốn gánh trách nhiệm tuần tra biên giới yếu kém của một số nước khác như Hy Lạp và Hungary.

Trong vấn đề Ukraine, Mỹ và châu Âu đã huy động sức mạnh chính trị, quân sự và kinh tế nhằm chống lại Nga kể từ tháng 2/2014 nhưng sự chia rẽ trong NATO vẫn còn tồn tại. Trong khi các đồng minh Đông Âu muốn tập trung vào Nga thì các quốc gia phía Nam lại muốn tập trung vào sự bất ổn tại Trung Đông và Bắc Phi. Do đó, trong năm tới, Mỹ có thể sẽ dẫn đầu NATO đóng vai trò trung gian giúp đàm phán một thỏa thuận giải quyết xung đột tại khu vực, đồng thời lôi kéo thêm những đồng minh là "hàng xóm" của Nga.

Moscow có thể sẽ đồng ý một cách chính thức hay không chính thức với thỏa thuận đó mặc dù cấu trúc của văn bản này có thể không rõ ràng và cuộc xung đột không vì thế mà sẽ hoàn toàn chấm dứt. Tuy nhiên, mục đích cuối cùng của Nga vẫn là đảm bảo các nước láng giềng châu Âu, bao gồm cả Ukraine, ở thế trung lập. Vì vậy, Moscow sẽ tiếp tục củng cố tiềm lực quân sự của mình còn Mỹ ắt phải tiếp tục tăng cường các biện pháp ngăn chặn.



Châu Á - điểm nóng cạnh tranh chiến lược

Ở châu Á, những vấn đề kinh tế cơ bản sẽ nổi lên, kể cả với nước lớn như Trung Quốc. Nếu đa số các nước gắn liền sức mạnh quốc gia với nhiều yếu tố như quân sự, kinh tế, xã hội thì sức mạnh của Trung Quốc hoàn toàn dựa vào kinh tế. Bởi vậy, nếu nền kinh tế trì trệ, vị thế của Bắc Kinh trong khu vực theo đó cũng giảm sút. Nền kinh tế lớn thứ hai thế giới buộc sẽ phải đưa ra các biện pháp để kiểm soát sự mất cân bằng kinh tế.

Trong bối cảnh Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc năm 2017 đã gần kề, sức ép đối với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình từ nhiều phía ngày một lớn hơn. Trước thực tế đó, công cuộc cải cách của ông Tập sẽ có những thay đổi theo một cách tiếp cận chậm rãi hơn để đảm bảo quyền lực của mình và việc ưu tiên phát triển kinh tế, ưu tiên ổn định tình hình chính trị nội bộ.

Liên quan đến tranh chấp trên Biển Đông, các chuyên gia dự đoán rằng sẽ không có xung đột nghiêm trọng nào xảy ra trong năm 2016. Tuy nhiên, phía Trung Quốc chắc chắn sẽ không ngừng các hoạt động tranh chấp trên biển như một cách thức để khẳng định vị thế hàng đầu khu vực của mình.

Theo ông Danny Russel, trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách Đông Á, thì có tới ba điểm lấn đất của Trung Quốc ở Trường Sa thậm chí còn lớn hơn cả hòn đảo tự nhiên lớn nhất ở đây. Tổng diện tích Trung Quốc lấn đất tương đương khoảng hơn 800 ha (bằng 1.500 sân bóng).

Trong khi đó, Mỹ cũng có cơ hội để củng cố vị trí của mình tại châu Á - Thái Bình Dương và có thể sẽ tiếp tục dẫn dắt cấu trúc an ninh khu vực trong nhiều năm tới. Mặt khác, bằng con đường Hiệp định Đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP), Washington sẽ có nhiều cơ hội để củng cố sự hiện diện và vai trò địa chính trị của mình ở đây.

Tại bán đảo Triều Tiên, theo các chuyên gia, năm 2016, để thể hiện uy quyền tuyệt đối của mình, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un có thể sẽ thực hiện hàng loạt hành động khiêu khích quy mô nhỏ nhằm thể hiện sức mạnh quân sự nhưng không dẫn tới chiến tranh thực sự. Tuy vậy, cũng không thể xem thường điểm nóng này vì chỉ một tính toán sai lầm cũng có thể dẫn đến khủng hoảng ở đây trong năm tới.

Mỹ Latinh vượt qua trắc trở kinh tế

Trên Geopolitical Futures, các nhà nghiên cứu cho rằng Mỹ Latinh tuy đứng bên lề sân khấu chính nhưng cũng không kém phần quan trọng.

Trong năm tới, khu vực này sẽ tiếp tục phải đương đầu và đối mặt với những tác động tiêu cực. Trong đó có thách thức về tài chính do ảnh hưởng của sự sụt giảm của đồng Nhân dân tệ (NDT) và sự tăng mạnh của đồng USD trong khi các nước này hầu như bị phụ thuộc kinh tế vào xuất khẩu nguyên liệu thô và giá hàng hóa thấp.

Tình hình trên buộc hai nền kinh tế lớn của khu vực là Argentina và Brazil sẽ phải bắt đầu thực hiện cải cách chính trị và kinh tế hướng dần tới các chính sách trung hữu hơn, chẳng hạn như việc mở cửa thương mại. Những cải cách này sẽ biến các nước Mỹ Latinh trở nên hấp dẫn hơn đối với các nguồn vốn nước ngoài đầu tư trực tiếp.

Với những dự đoán trên, có thể thấy năm 2016 có lẽ sẽ là một năm không mấy yên bình của thế giới. Tuy nhiên, chúng ta vẫn hy vọng rằng, sự bắt tay của Mỹ, Nga và các nước phương Tây vừa qua trong cuộc chiến chống khủng bố sẽ là một tín hiệu tốt đầu tiên cho nền hòa bình, thịnh vượng chung của thế giới trong tương lai.



tải về 349.23 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương