PHẦn mở ĐẦu I. SỰ CẦn thiết xây dựng quy hoạCH



tải về 1.57 Mb.
trang16/18
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích1.57 Mb.
#29323
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   18

3. Giải pháp về vốn đầu tư:


Trước nhu cầu phát triển của ngành VHTTDL Bắc Giang giai đoạn 2010-2020, việc huy động và đảm bảo nguồn vốn đóng vai trò quyết định đến sự thành công của việc triển khai Qui hoạch này cần lập đề án.xây dựng thiết chế văn hoá, thể thao, du lịch với các định hướng trong giai đoạn tới, nhu cầu nguồn vốn cần ưu tiên đầu tư cho:

+ Xây dựng cơ sở vật chất, hệ thống thiết chế VHTTDL

+ Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực: (Đào tạo, bồi dưỡng và tuyển dụng mới nhằm đảm bảo nhu cầu nguồn nhân lực).

+ Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động VHTTDL: (Nâng cao chất lượng biểu diễn nghệ thuật; nâng cao chất lượng các hội thi, hội diễn;các giải thi đấu thể thao, bồi dưỡng các nhân tài văn hoá, nghệ thuật,các huấn luyện viên, các vân động viên thành tích cao).

Huy động nguồn vốn cho phát triển sự nghiệp VHTTDL giai đoạn 2010-2020:

+ Chú ý đến nguồn ngân sách cấp huyện và xã. Trong quản lý và phân bổ ngân sách, đảm bảo cân đối tỉ lệ chi ngân sách hợp lý cho phát triển các lĩnh vực của lĩnh vực văn hoá, thể thao và du lịch, cũng như giữa cấp huyện và cấp xã.

+ Huy động vốn từ các nhà đầu tư trong và ngoài nước, nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia, vốn trái phiếu Chính Phủ, nguồn vốn tích luỹ doanh thu du lịch thông qua Tổng cục Du lịch.

+ Nguồn xã hội hoá là hết sức quan trọng trong việc đầu tư xât dựng cơ sở vật chất, tu bổ tôn tạo các di tích, tổ chức các hoạt động biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp và không chuyên, các giải thi đấu thể thao, triển lãm, mỹ thuật, công tác quảng bá, xúc tiến du lịch.... Từng bước tạo chuyển biến trong nhận thức của nhân dân và doanh nghiệp cùng tham gia hưởng ứng để thúc đẩy phát triển sự nghiệp VHTTDL.

Mục tiêu là huy động tối đa các nguồn vốn để giải quyết nhu­ cầu đầu tư­ cho kết cấu hạ tầng, các dịch VHTTDL và bảo vệ tài nguyên môi trường du lịch. Hiện nay trên địa bàn tỉnh có nhiều khu vực có thể kêu gọi dự án đầu tư để phát triển các sản phẩm du lịch như tại Suối Mỡ, Hồ khuôn Thần, Hồ Cấm Sơn, Rừng Nguyên sinh Khe Rỗ, Khu Tây Yên Tử... Vấn đề cơ bản tìm được nhà đầu tư và các chính sách của địa phương thế nào để thu hút các nhà đầu tư. Ngoài ra cần có sự hỗ trợ vốn từ ngân hàng thông qua các nguồn vốn ODA, FDI ­ưu đãi để phục vụ đầu tư­ cơ sở hạ tầng hoặc một số hạng mục quan trọng cần số lượng vốn lớn.

Ngân sách sự nghiệp VHTTDL cấp tỉnh

Từ nay đến 2014, bố trí ngân sách theo nguyên tắc tăng dần đều theo các năm, vượt mức năm 2009, phấn đấu đến 2015, nâng nguồn vốn đầu tư cho ngành văn hóa, thể thao và du lịch lên 1,5% tổng chi ngân sách thường xuyên. Từ 2016 đến 2020, ngân sách cho ngành văn hóa, thể thao và du lịch tăng lên đến 1,7 – 1,8% tổng chi ngân sách thường xuyên.



Ngân sách sự nghiệp văn hóa cấp huyện/thị xã/thành phố thuộc tỉnh

Giai đoạn 2010-2015, đảm bảo chi ngân sách cho phát triển sự nghiệp VHTTDL cấp huyện/thị xã/thành phố thuộc tỉnh đạt 0.78% - 0,9%; và giai đoạn 2016-2020, đạt 1,3% - 1,5% tổng chi ngân sách.



Ngân sách sự nghiệp văn hóa cấp xã/phường/thị trấn

Giai đoạn 2010-2015, đảm bảo chi ngân sách cho phát triển sự nghiệp VHTTDL cấp xã, phường, thị trấn đạt 0.40% - 0,50%; và giai đoạn 2016-2020, đạt 0,6% - 0,8% tổng chi ngân sách.

Cấp xã, phường, thị trấn: thực hiện cơ chế nhà nước và nhân dân cùng làm.

Thôn, làng, bản, khu dân cư: Do nhân dân và các tổ chức đóng góp, đối với vùng “có hoàn cảnh đặc biệt”, vùng dân tộc thiểu số còn khó khăn, ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí xây dựng cơ bản và đầu tư trang thiết bị chuyên dùng các hoạt động VHTTDL..

Khuyến khích các tổ chức kinh tế, xã hội, doanh nghiệp, cá nhân tài trợ, hỗ trợ, đóng góp kinh phí để xây dựng và duy trì hoạt động sự nghiệp VHTTDL cơ sở.

Tăng ngân sách Nhà nước cấp cho phát triển sự nghiệp VHTTDL ở các cấp quản lý giai đoạn 2011 đến 2020, cụ thể:



Nguồn vốn xây dựng cơ bản

Ngân sách của tỉnh chủ yếu đầu tư vào các công trình VHTTDL trọng điểm cấp tỉnh; cấp huyện, thành phố.

Hỗ trợ của Trung ương đầu tư các công trình trọng điểm theo chương trình mục tiêu giai đoạn 2009 - 2010 và những năm tiếp theo.

Khai thác mọi nguồn vốn khác như: cho thuê, đấu thầu quyền sử dụng đất, phát hành xổ số, các nguồn tài trợ... các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng các thiết chế VHTTDL.

Nguồn kinh phí xây dựng các công trình VHTTDL cấp xã, phường, thị trấn: Được hỗ trợ một lần kinh phí xây dựng cơ bản bằng kinh phí từ nguồn ngân sách địa phương theo nội dung dự án được phê duyệt.

Các thôn, bản nguồn vốn chủ yếu huy động từ xã hội hoá và các nguồn khác:

+ Hỗ trợ của các doanh nghiệp trên địa bàn.

+ Các tổ chức xã hội, cá nhân trong và ngoài tỉnh.

+ Chương trình của Trung ương.

+ Đóng góp của nhân dân.

+ Hỗ trợ của nhà nước đối với các vùng khó khăn

Cấp xã, phường, thị trấn

Vốn đầu tư thực hiện theo Quyết định số 67/2007/QĐ-UBND ngày 30/7/2007 về việc phê duyệt Đề án “Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho TDTT tỉnh Bắc Giang đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020”; “Đề án 10/ĐA-UBND ngày 03/5/2007 của UBND tỉnh V/v xây dựng, củng cố và nâng cấp hệ thống thiết chế VHTT tỉnh Bắc Giang”cũng như phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ về Quy hoạch phát triển sân golf.

Tổng nhu cầu vốn Xây dựng cơ bản

Giai đoạn 2010 – 2015: Tổng số: 5.793 tỷ đồng, trong đó:

- Vốn NS: 994 tỷ đồng

- Vốn các nhà đầu tư và xã hội hoá: 4.799 tỷ đồng

Giai đoạn 2016 – 2020: Tổng số: 5.096 tỷ đồng, trong đó:

- Vốn NS: 724 tỷ đồng

- Vốn các nhà đầu tư và xã hội hoá: 4.372 tỷ đồng

Tổng vốn cả 2010-2020: 10.165 tỷ đồng

4. Giải pháp về nguồn nhân lực:

Chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cán bộ quản lý, cán bộ sự nghiệp VHTTDL; Xây dựng đề án đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ đáp ứng nhu cầu nguồn cán bộ phục vụ phát triển sự nghiệp VHTTDL đến năm 2015 và năm 2020 với các định hướng sau:

Hoàn thiện bộ máy tổ chức quản lý VHTTDL từ tỉnh đến huyện, khắc phục tình trạng sau khi sáp nhập thì đội ngũ một số lĩnh vực chưa được chú trọng, trình độ cán bộ quản lý chưa cao vì vậy để thực hiện được các chỉ tiêu nêu trong quy hoạch cần chú trọng xây dựng đội ngũ quản lý nhà nước về VHTTDL các cấp, đồng thời tiếp tục cải cách hành chính đối với quản lý quy hoạch, quản lý đầu tư và cấp phép các ngành nghề dịch vụ trong lĩnh vực VHTTDL để tạo ra môi trường thuận lợi cho phát triển chung của ngành đặc biệt phát triển nguồn nhân lực cho du lịch.

Đầu tư cơ sở vật chất, tuyển dụng và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, nâng cao chất lượng đào tạo cho trường Năng khiếu thể thao, trường Trung cấp Văn hoá, Thể thao, Du lịch. Đến năm 2015, nâng cấp trường trung cấp VHTTDL trở thành trường cao đẳng.

Mở rộng công tác liên kết các trường Đại học, các Cục, Vụ, Viện nhằm đa dạng hoá các hình thức đào tạo nguồn nhân lực trong các lĩnh vực Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Phối hợp với Viện Khoa học TDTT, Trường Đại học TDTT Bắc Ninh đào tạo cán bộ có trình độ chuyên môn cao: Thạc sĩ, Tiến sĩ,; Đào tạo chuyên môn cho cán bộ VHTTDL các cấp đặc biệt, đào tạo cán bộ VHTT xã, phường, thị trấn. Mở các lớp tập huấn chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ VHTT về các lĩnh vực: quản lý VHTT, trọng tài, công nghệ tin học trong huấn luyện, đào tạo và nâng cao thành tích thể thao, chuyển giao công nghệ tuyển chọn, huấn luyện vận động viên...

Ưu tiên phát triển đội ngũ cán bộ ngành VHTTDL là người dân tộc thiểu số trong công tác đào tạo, nâng cao trình độ, chuyên môn nghiệp vụ; phát hiện và sử dụng những nghệ nhân, nghệ sĩ người dân tộc thiểu số.

Kiện toàn công tác tổ chức, cơ cấu huấn luyện viên về số lượng, chất lượng, chuyên ngành ở các môn thể thao hiện có và các môn thể thao theo định hướng phát triển. Đảm bảo công tác tổ chức cán bộ VHTTDL ở cấp huyện, thành phố và cấp xã, phường, thị trấn.

Nâng cao trình độ quản lý và chuyên môn cho đội ngũ cán bộ quản lý du lịch; đồng thời trang bị nghiệp vụ chuyên ngành và trình độ ngoại ngữ cho cán bộ hoạt động kinh doanh dịch vụ phục vụ khách du lịch; tăng cường đào tạo nghiệp vụ du lịch, vệ sinh môi trường du lịch, bảo vệ tài nguyên môi trường và phong cách phục vụ cho cộng đồng dân cư nơi có thể phát triển du lịch và vùng đồng bào dân tộc.



5. Giải pháp về xã hội hóa:

Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức về xã hội hoá VHTTDL. Tiếp tục đổi mới cơ chế chính sách quản lý Nhà nước về xã hội hoá VHTTDL

Từ năm 2010-2020 từng bước chuyển cơ sở VHTTDL công lập sang đơn vị sự nghiệp có thu theo cơ chế dịch vụ công trong các lĩnh vực VH,TT&DL. Tăng nguồn thu từ việc tổ chức biểu diễn văn hóa, tổ chức thi đấu thể thao và khu vui chơi giải trí.

Xây dựng cơ chế, chính sách về xã hội hoá, khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư, đóng góp các nguồn lực cho hoạt động VHTTDL; Khuyến khích xây dựng các công trình VHTTDL; các đơn vị sản xuất và kinh doanh thiết bị, dụng cụ văn hóa thể thao và xây dựng, phát triển các sản phẩm du lịch.

Xây dựng cơ chế phối hợp giữa cơ quan quản lý nhà nước với các tổ chức xã hội, doanh nghiệp để phát triển sự nghiệp VHTTDL. Khuyến khích liên doanh, liên kết giữa các thành phần kinh tế với các đơn vị công lập để khai thác, sử dụng hiệu quả các công trình VHTTDL của nhà nước.

Xây dựng cơ chế để huy động tối đa các nguồn lực vốn, kinh nghiệm cho phát triển các trung tâm văn hóa, thể thao, các điểm du lịch với phương châm Nhà nước đầu tư kết cấu hạ tầng, các thành phần kinh tế đầu tư kinh doanh. Thực hiện chính sách ưu tiên đầu tư cho các nhà đầu tư vào lĩnh vực hạ tầng, các dịch vụ VHTTDL. Đặc biệt quan tâm đầu tư tại các vùng sâu, vùng xa nơi có tiềm năng du lịch như khu vực Tây Yên Tử, hồ Cấm Sơn, khu Di tích lịch sử Yên Thế, các làng quan họ, các làng nghề, các bản dân tộc.... có điều kiện xây dựng sản phẩm du lịch.

Chủ chương thực hiện xã hội hoá VHTTDL trong những năm tới là tiếp tục tăng mức đầu tư của Nhà nước cho sự nghiêp VHTTDL, đồng thời tăng nguồn thu từ các doanh nghiệp để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân dân.

Mở rộng tiếp thị, quảng bá, giới thiệu các sản phẩm du lịch để thông qua dịch vụ quảng cáo thu hút thêm nguồn tài trợ của các đơn vị, các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước cho phát triển sự nghiệp VHTTDL. Thành lập một số Liên đoàn thể thao, một số Hội trong lĩnh vực Văn hóa và Hiệp hội trong lĩnh vực Du lịch.

Thực hiện công tác xã hội hoá đầu tư vào một số lĩnh vực thể thao, du lịch để huy động nguồn vốn cho phát triển thể thao, du lịch từ các thành phần kinh tế trong và ngoài nước dưới dạng đầu tư BOT, BTO, BT. Cần có các chính sách khuyến khích đảm bảo an toàn về vốn cho người đầu tư để thu hút được các nhà đầu tư, tạo ra sự bình đẳng giữa các nhà đầu tư trong và ngoài nước, giữa đầu tư tư nhân và của Chính phủ

Nguồn kinh phí huy động từ xã hội đến năm 2010 là 20%/tổng kinh phí VHTTDL hàng năm, năm 2015 là 30%, đến năm 2020 là 40-50%.

6. Giải pháp về Khoa học công nghệ và hợp tác quốc tế:

Chú trọng công tác nghiên cứu và ứng dụng Khoa học - Công nghệ trong phát triển VHTTDL, xây dựng Kế hoạch thực hiện gắn với Quy hoạch khoa học công nghệ của tỉnh đến năm 2020, ngành Văn hoá, Thể thao và Du lịch cần tập trung vào những vấn đề sau:

+ Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong đội ngũ cán bộ VHTTDL, các huấn luyện viên, vận động viên thành tích cao.

+ Nghiên cứu các đề tài khoa học, ứng dụng khoa học - công nghệ trong "tuyển chọn, huấn luyện, đánh giá trình độ tập luyện của vận động viên, đào tạo vận động viên". các đề tài về " Giữ gìn, bảo tồn di sản văn hóa vật thể và phi vật thể" ....

+ Phối hợp với các cơ quan Trung ương để biên soạn và ứng dụng các chương trình, giáo án giảng dạy, huấn luyện cho Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu thể thao, Trường Trung cấp Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Trường Năng khiếu Thể thao.

Phối hợp với Tổng cục TDTT, Viện Khoa học TDTT mở các lớp bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ cho huấn luyện viên, sớm cập nhật các quan điểm huấn luyện thể thao hiện đại. Tổ chức đánh giá trình độ tập luyện hàng năm đối với các vận động viên trọng điểm; tổ chức theo dõi đánh giá lượng vận động và hồi phục đối với số ít vận động viên các môn thể thao trọng điểm.

Phối hợp với Sở Khoa học - Công nghệ, Bộ VHTTDL tiến hành các chuyên đề nghiên cứu về xã hội hoá, chuyên nghiệp hoá thể thao, các chuyên đề phát triển kinh tế - dịch vụ, du lịch thể thao.

Tăng cường công tác hội nhập, giao lưu quốc tế, giới thiệu Văn hóa và Con người Bắc Giang thông qua các hoạt động chuyên môn về VHTTDL. Tranh thủ sự giúp đỡ, thu hút đầu tư từ các tổ chức, cá nhân và các tổ chức quốc tế cho việc phát triển VHTTDL.

Trong thời gian tới cần tăng cường hợp tác với các tỉnh, thành (Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Lạng Sơn, Thái Nguyên...), các trường đại học, các Cục, Vụ, Viện, các đơn vị, cá nhân trong và ngoài nước để phát triển các lĩnh vực VHTTDL. Nội dung hợp tác bao gồm những lĩnh vực như:

+ Hợp tác tổ chức và tham gia biểu diễn VHVN, thi đấu TDTT, quảng bá du lịch.

+ Hợp tác thực hiện các chương trình hội thảo, hội chợ, triển lãm ở trong và ngoài nước để giới thiệu tiềm năng phát triển của Bắc Giang nhằm kêu gọi dự án đầu tư phát triển VHTTDL Bắc Giang.

+ Hợp tác về huấn luyện viên, trọng tài, cộng tác viên TDTT, Hướng dẫn viên du lịch, lực lượng vận động viên tỉnh Bắc Giang.

+ Hợp tác phát triển nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, trao đổi, học hỏi kinh nghiệm về các mặt phát triển VHTTDL trong nước và các nước trong khu vực.

+ Về du lịch cần có sự hợp tác và trao đổi quốc tế để thu hút vốn đầu tư, kỹ thuật và kinh nghiệm để tạo ra các sản phẩm du lịch có chất lượng cao

Công tác xúc tiến và quảng bá du lịch thông qua việc khuyến khích các doanh nghiệp và cơ quan quản lý tham gia các hội chợ, hội thảo để quảng bá sản phẩm du lịch. Thông qua các công ty lữ hành chuyên nghiệp, các doanh nghiệp trong và ngoài nước để giới thiệu và kết nối tour du lịch đến với tài nguyên du lịch. Khuyến khích các công ty lữ hành của tỉnh đặt các văn phòng đại diện, chi nhánh của mình tại các trung tâm du lịch trong và ngoài nước. Triển khai quảng cáo rộng rãi trên các ph­ương tiện thông tin đại chúng đài phát thanh, vô tuyến truyền hình và internet của địa phương, trung ương và quốc tế v.v... Mục tiêu của giải pháp là tạo ra hình ảnh mới về tiềm năng du lịch và các chính sách của địa phương đối với khách du lịch và các nhà đầu tư­.

II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

1. Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch

Tham mưu với UBND Tỉnh và tổ chức thực hiện quản lý Nhà nước về phát triển sự nghiệp văn hoá, thể thao và du lịch trên địa bàn toàn tỉnh; quản lý, chỉ đạo và điều hành các thiết chế văn hoá, thể thao và du lịch cấp tỉnh.

Cụ thể hoá Quy hoạch tổng thể phát triển văn hóa, thể thao và du lịch này thành kế hoạch hàng năm, đề xuất các giải pháp và tổ chức thực hiện phát triển các thiết chế văn hoá thông tin cơ sở; hướng dẫn cơ sở triển khai thực hiện có hiệu quả vốn đầu tư của Nhà nước, quản lý chỉ đạo hoạt động khai thác và phát huy các thiết chế văn hoá, thông tin cơ sở.

Chỉ đạo các phòng chức năng, đơn vị trực thuộc và Trung tâm VHTTTT huyện/thị xã/thành phố căn cứ mục tiêu quy hoạch có kế hoạch cụ thể thực hiện.

- Phối hợp chặt chẽ với UBND huyện/thị xã/thành phố và các ngành chức năng quản lý, chỉ đạo và hướng dẫn các hoạt động văn hóa, thông tin trên địa bàn toàn tỉnh.

Xây dựng, trình duyệt và là chủ đầu tư trên một số công trình, chương trình văn hóa, thể thao và du lịch trọng điểm của tỉnh.



tải về 1.57 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   18




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương