PHẦn mở ĐẦu I. SỰ CẦn thiết xây dựng quy hoạCH


Quy hoạch xây dựng đời sống văn hoá cơ sở



tải về 1.57 Mb.
trang13/18
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích1.57 Mb.
#29323
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   18

Quy hoạch xây dựng đời sống văn hoá cơ sở:

Nâng cao chất lượng các phong trào cụ thể: “Người tốt, việc tốt”, “Gia đình văn hoá”, “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư”; xây dựng thôn/bản/khối phố văn hoá, xây dựng cơ quan, đơn vị văn hóa. Xây dựng lối sống, nếp sống văn hoá ở địa bàn dân cư, cơ quan, đơn vị; thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội; đồng thời chống mê tín dị đoan, hủ tục lạc hậu và các tệ nạn xã hội khác. Nâng cao mức hưởng thụ văn hoá cho nhân dân trong tỉnh, chú trọng đến vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Đảm bảo cho người dân được tham gia vào sáng tạo các giá trị văn hoá và tự tổ chức các hoạt động văn hoá cộng đồng.


Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng những hạt nhân nòng cốt của phong trào văn nghệ quần chúng; xây dựng các đội văn nghệ quần chúng, đội văn nghệ truyền thống, và các câu lạc bộ văn nghệ cơ sở. Phát triển phong trào văn hoá văn nghệ quần chúng, như tổ chức các lễ hội dân gian, liên hoan, hội thi, hội diễn; khuyến khích nhân dân tham gia vào quá trình sáng tạo và hưởng thụ các giá trị văn hoá.

Xây dựng đời sống văn hoá thông tin cơ sở gắn việc bảo vệ môi trường, theo Nghị quyết 41-NQ/TW ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị (Khoá IX) về bảo vệ môi trường. Đến năm 2020, xây dựng đời sống văn hoá thông tin cơ sở phát triển toàn diện, cả về số lượng và chất lượng. Cơ sở vật chất và hệ thống thiết chế văn hóa, thông tin các cấp được đầu tư xây dựng đồng bộ và hiện đại hoá. Xây dựng và phát triển một số mô hình hoạt động và quản lý văn hoá công cộng. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào phát triển và quản lý hoạt động và thiết chế văn hoá.



Bảng 46: Một số chỉ tiêu xây dựng và phát triển đời sống cơ sở 2015-2020

TT

Nội dung

Đơn vị

2015

2020

1

Gia đình văn hoá

%

65-70

75-80

2

Làng/bản/khu phố văn hóa

%

60-65

65-70

3

Cơ quan, đơn vị văn hoá

%

60-70

70-80

4

Xã/phường văn hóa

%

20

30

5

Bưu điện văn hoá xã

%

100

100

Quy hoạch phát triển thông tin tuyên truyền:

Khai thác hệ thống Trung tâm VHTT, khu Văn hóa - Thể thao các cấp phục vụ hoạt động thông tin tuyên truyền, cổ động. Nâng cao chất lượng biểu diễn và lượt người xem thông tin lưu động, ưu tiên cho vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Khai thác các hình thức nghệ thuật truyền thống của các dân tộc góp phần đa dạng hoá và nâng cao hiệu quả thông tin tuyên truyền cổ động. Hoàn thiện cơ chế chính sách tài chính đối với hoạt động thông tin tuyên truyền, cổ động.



Đối với cấp huyện/thành phố

Đối với cấp xã/phường/thị trấn và thôn/bản/khu phố

Đến năm 2015, 100% các đội thông tin lưu động được đầu tư đồng bộ và hiện đại hoá trang thiết bị, các phương tiện hoạt động.

Hệ thống cổ động trực quan: Đến năm 2015, mỗi huyện/thị xã/thành phố có từ 3-5 cụm tranh, panô kiên cố với mức kinh phí đầu tư đạt 200 triệu đồng/cụm.

Đến năm 2020, nâng cấp và hiện đại hoá trang thiết bị phục vụ hoạt động thông tin tuyên truyền, cổ động.


Xây dựng cụm truyền thanh gắn với các hệ thống Trung tâm VHTT xã/phường/thị trấn hay trang bị hệ thống truyền thanh cho hệ thống Nhà văn hóa, Nhà sinh hoạt cộng đồng thôn/bản/khu phố.

Đến năm 2015, 70% số Trung tâm VHTT xã/phường/thị trấn có hệ thống truyền thanh; đến 2020, 100% số Trung tâm VHTT xã/phường/thị trấn có hệ thống truyền thanh.

Đến 2015, 100% số Nhà văn hóa, Nhà sinh hoạt cộng đồng thôn/bản/khu phố có hệ thống truyền thanh; đến 2020, nâng cấp hệ thống truyền thanh 100% số Nhà văn hóa, Nhà sinh hoạt cộng đồng thôn/bản khu phố.


Bảng 47: Mục tiêu phát triển thông tin cổ động giai đoạn 2015-2020

TT

Nội dung

Đơn vị

2015

2020

1

Đội TTLĐ cấp tỉnh

Đội

1

1

2

Đội TTLĐ cấp cấp huyện/thị xã/thành phố

Đội

10

10

3

Số lượt người xem thông tin lưu động

Lượt/năm

450.000

500.000

Bảng 48: Chỉ tiêu hoạt động hàng năm đối với đội thông tin lưu động

TT

Nội dung

Chỉ tiêu hoạt động

1

Số ngày hoạt động

120-140 buổi

2

Tổ chức liên hoan, hội thi, hội thảo

2-4 cuộc

3

Biên tập phát hành tranh cổ động, các tài liệu thông tin tuyên truyền

7-10 tài liệu


4

Mở lớp bồi dưỡng nghiệp vụ thông tin cơ sở

1-2 lớp

5

Biên tập, dàn dựng chương trình mới.

2-3 chương trình

V. QUY HOẠCH LĨNH VỰC THỂ THAO

1. Mục tiêu:

Phấn đấu TDTT Bắc Giang luôn giữ vị trí tốp đầu trong các tỉnh miền núi phía Bắc. Phát triển rộng rãi phong trào TDTT quần chúng, các môn thể thao dân tộc và các hoạt động TDTT mang tính phổ cập đối với mọi đối tượng. Khai thác, bảo tồn và phát triển các môn thể thao dân tộc, các trò chơi dân gian. Tập trung phát triển những môn thể thao trọng điểm phù hợp với đặc điểm và thể chất người Bắc Giang nhằm nhanh chóng nâng cao thành tích thể thao và từng bước xây dựng lực lượng thể thao chuyên nghiệp.

Huy động các nguồn lực tham gia phát triển TDTT. Tăng cường giao lưu thể thao trong nước và quốc tế, góp phần giới thiệu hình ảnh của tỉnh với bạn bè, thu hút du khách du lịch đến Bắc Giang.

2. Nội dung và chỉ tiêu (xem trang sau)

2.1. Phát triển TD,TT quần chúng:


Đối với thanh niên, thiếu niên, nhi đồng.

Đối với công chức, viên chức, người lao động.

Đối với

nhân dân nông thôn

Đối với

nhân dân thành thị

Đối với người cao tuổi, người khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt

Đối với doanh nghiệp

- Phối hợp với Tỉnh đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh để mở rộng phong trào “Khoẻ để lập nghiệp và giữ nước”, triển khai cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện TDTT theo gương Bác Hồ vĩ đại”. Phát triển các giải thể thao truyền thống như: Chạy việt dã, Bóng bàn, Cầu lông, Bóng chuyền, Bóng đá thanh, thiếu niên... vận động thu hút đông đảo lực lượng thanh niên, thiếu niên, nhi đồng tham gia hoạt động TDTT.

- Phối hợp với Tỉnh đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh đăng cai tổ chức các giải thể thao, các hội thi Văn hoá-thể thao thanh niên, thiếu niên, nhi đồng.

- Phát triển các môn, các nội dung hoạt động TDTT trong thanh, thiếu niên, nhi đồng gồm: Bóng chuyền, Bóng đá, Cầu lông, Bóng bàn, Quần vợt, Đá cầu, các môn Võ.

- Câu lạc bộ Văn hoá - Thể thao hoặc Nhà Văn hoá thanh, thiếu niên, nhi đồng là thiết chế cơ bản TDTT thanh niên, thiếu niên, nhi đồng.




Phát triển các môn TDTT, các nội dung sau trong công chức, viên chức: Cầu lông, bóng chuyền, cờ tướng, bóng đá, bóng bàn, quần vợt… Khuyến khích phát triển các nội dung thể thao giải trí mới.

- Khuyến khích thành lập các đội bóng, các Câu lạc bộ TDTT trong công chức, viên chức. Xây dựng hệ thống thi đấu TDTT trong công chức, viên chức.

- Tăng ngân sách đầu tư cho TDTT công chức, viên chức kinh phí hỗ trợ của từng cơ quan, đơn vị.

- Tăng cường tuyên truyền phát triển TDTT trong công chức, viên chức; nhân điển hình tiên tiến về TDTT, gia đình thể thao gắn với mô hình gia đình văn hoá trong công chức, viên chức.

- Tổ chức các Hội thi Văn hoá-Thể thao hàng năm cho công chức, viên chức.

- Câu lạc bộ TDTT từng môn, từng cơ quan, đơn vị là thiết chế cơ bản của TDTT công chức, viên chức.



Phát triển các môn, các nội dung sau đây để phục vụ nhân dân nông thôn: Bóng đá, bóng bàn, cờ tướng, điền kinh, bóng chuyền, đá cầu, cầu lông, kéo co, đẩy gậy, thể dục dưỡng sinh, vật, võ, bắn nỏ, bơi,…

- Khuyến khích phát triển các tụ điểm thể thao giải trí, các hình thức TDTT gắn với gắn với các hoạt động văn hoá, khu du lịch, lễ hội truyền thống của địa phương, mỗi năm tổ chức 2-3 giải thể thao hoặc tổ chức ngày Hội văn hóa- thể thao cấp xã.

- Chỉ đạo nhà văn hoá xã phường, thị trấn, thôn làng, bản tổ chức các hoạt động thể thao, thi đấu, vui chơi giải trí cho nhân dân.

- Đẩy mạnh phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, nhân điển hình tiên tiến về TDTT, gia đình thể thao gắn với mô hình gia đình văn hoá trong các cụm dân cư, thôn làng, bản.

- Thành lập thêm các câu lạc bộ TDTT; mở thêm các cơ sở dịch vụ tập luyện TDTT.

- Xây dựng thiết chế TDTT ở xã, phường, thị trấn là Trung tâm Văn hoá - Thể thao hoặc Nhà Văn hoá - Thể thao là thiết chế cơ bản của TDTT cấp cơ sở.



Phát triển các môn thể thao, các nội dung sau đây để phục vụ nhân dân thành phố: Cầu lông, bóng chuyền, cờ tướng, bóng đá, bóng bàn, quần vợt, điền kinh, thể dục dưỡng sinh… Khuyến khích phát triển thêm các nội dung thể thao giải trí mới.

- Khuyến khích phát triển các điểm thể thao giải trí, các hình thức lễ hội gắn với các hoạt động văn hoá, khu du lịch của thành phố.

- Thành lập thêm các câu lạc bộ TDTT; mở thêm các cơ sở dịch vụ tập luyện TDTT (dịch vụ công, tư nhân…); mở thêm các khu thể thao vui chơi giải trí.

- Cải tiến hệ thống thi đấu, biểu diễn TDTT của nhân dân thành thị.



Phối hợp với Sở Lao động thương binh xã hội, Hội người cao tuổi... tổ chức cho các đối tượng người cao tuổi, người khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được tham gia tập luyện TDTT; tổ chức các giải thi đấu thể thao thích hợp cho các đối tượng này. Cử vận động viên của Bắc Giang tham gia Đại hội thể thao người cao tuổi, người khuyết tật toàn quốc.

- Phát triển các môn, nội dung hoạt động TDTT sau đối với người cao tuổi, người khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt: Thể dục dưỡng sinh, Bóng bàn, Cầu lông, Cờ tướng, Cờ vua, Đi bộ...

- Tổ chức thêm các Câu lạc bộ TDTT cho người cao tuổi, người khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.

- Tăng cường công tác tuyên truyền thể dục dưỡng sinh cho người cao tuổi. Kết hợp với Hội người cao tuổi tăng cường bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho các hướng dẫn viên thể dục dưỡng sinh của người cao tuổi và người khuyết tật.

- Câu lạc bộ TDTT, Hội thể thao là thiết chế cơ bản của thể thao người cao tuổi, người khuyết tật và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.


Phát triển các môn thể thao, nội dung hoạt động TDTT trong các doanh nghiệp: bóng chuyền, cầu lông, bóng đá, cờ tướng, bóng bàn, quần vợt… Khuyến khích phát triển thêm các nội dung thể thao giải trí khác.

- Khuyến khích thành lập các đội thể thao, các Câu lạc bộ TDTT, cụm hoạt động TDTT ở từng doanh nghiệp.

- Xây dựng hệ thống thi đấu thể thao của các doanh nghiệp hoặc khuyến khích các doanh nghiệp tham gia thi đấu thể thao ở cấp huyện, thành phố.

- Khuyến khích các doanh nghiệp tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, tài chính để phát triển TDTT.

- Tăng cường công tác tuyên truyền phát triển TDTT trong các doanh nghiệp.

- Câu lạc bộ TDTT từng doanh nghiệp là thiết chế cơ bản của TDTT doanh nghiệp



Phát triển giáo dục thể chất và thể thao trong nhà trường:

Trường phổ thông

Trường Cao đẳng và Trung cấp

chuyên nghiệp, dạy nghề

- Ngành Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm chính đảm bảo chương trình giảng dạy TDTT nội khoá; ngành Văn hoá, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm hỗ trợ và phối hợp đánh giá công tác giáo dục thể chất trong trường học.

- Ngành Giáo dục và Đào tạo và ngành Văn hoá, Thể thao và Du lịch đồng chủ trì phát triển các hoạt động TDTT ngoại khoá trong trường học.

- Đảm bảo thực hiện tốt chương trình TDTT nội khoá do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định, có bổ sung trò chơi vận động đối với các trường tiểu học.

- Tổ chức thể thao ngoại khoá, các môn thể thao phổ thông như: Bóng đá, Bóng chuyền, Đá cầu, cờ vua, Điền kinh, Kéo co, Nhảy bao bố, vật...

- Thành lập các Câu lạc bộ TDTT trường học (từ 2-4 môn thể thao) để quản lý, khuyến khích các hoạt động tập luyện, thi đấu thể thao ngoại khoá.

- Ngành Giáo dục và Đào tạo kết hợp với ngành Văn hoá, Thể thao và Du lịch tăng cường đội ngũ giáo viên chuyên trách TDTT, sắp xếp bổ sung giáo viên kiêm nhiệm, chủ yếu đào tạo thêm đội ngũ hướng dẫn viên TDTT (tình nguyện viên) TDTT của từng lớp học. Hai ngành kết hợp trình tỉnh về cơ chế chính sách, tiền bồi dưỡng lao động thích hợp cho đội ngũ giáo viên kiêm nhiệm, hướng dẫn viên.

- Xây dựng các chương trình, giáo án tập luyện TDTT ngoại khoá của từng môn thể thao, chương trình và kinh phí bồi dưỡng nghiệp vụ cho giáo viên, hướng dẫn viên TDTT (nằm trong “chương trình nâng cao thể lực và tầm vóc người Việt Nam” của Chính phủ và chương trình của tỉnh).

- Đảm bảo cơ sở vật chất tối thiểu cho hoạt động ngoại khoá TDTT tại các Câu lạc bộ TDTT trường học bằng nguồn kinh phí của Nhà nước kết hợp một phần kinh phí của xã hội.

- Ngành Giáo dục và Đào tạo phối hợp với ngành Văn hoá, Thể thao và Du lịch tham mưu thành lập một số lớp năng khiếu thể thao trong các trường phổ thông có điều kiện, bằng cách dựa trên cơ sở phát triển tập luyện ngoại khoá TDTT ở trường học.

- Câu lạc bộ TDTT trường học là thiết chế cơ bản của TDTT trường học.




- Đảm bảo chương trình thể dục nội khoá trong các trường Cao đẳng và Trung cấp chuyên nghiệp dạy nghề theo hướng khuyến khích sinh viên chọn môn thể thao ưa thích.

- Khuyến khích sinh viên hoạt động thể thao ngoại khoá chủ yếu với các môn thể thao giải trí như: Bóng đá, Bóng chuyền, Đá cầu, Bóng rổ, Điền kinh, Kéo co, Nhảy bao bố, thể dục Aerobic...

- Tiến hành tuyển chọn và bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ cho giáo viên của các trường Cao đẳng và Trung cấp chuyên nghiệp đủ khả năng huấn luyện nâng cao thành tích một số môn thể thao trọng điểm; tuyển chọn và bồi dưỡng nghiệp vụ cho trọng tài của từng trường.

- Tăng cường giao lưu thi đấu thể thao giữa các trường Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp trong tỉnh và các trường Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp trong khu vực, toàn quốc.

- Câu lạc bộ thể thao trường học là thiết chế cơ bản của TDTT các trường Cao đẳng và Trung cấp chuyên nghiệp


Phát triển TD,TT trong lực lượng vũ trang:

Phát triển các môn, các nội dung hoạt động TDTT quốc phòng trong lực lượng vũ trang: Cầu lông, bóng chuyền, cờ tướng, bóng đá, bóng bàn, bắn súng, võ thuật. Luôn đảm bảo 100% chiến sỹ khoẻ.

Tổ chức các Hội thao trong quân đội, công an.

Tiếp tục nhân điển hình tiên tiến về TDTT từ các đơn vị tiên tiến trong quân đội, công an.

Khuyến khích ngành quân đội, công an đầu tư cơ sở vật chất, tài chính cho TDTT.

Tăng cường bồi dưỡng nghiệp vụ cho hướng dẫn viên TDTT, trọng tài của quân đội, công an.

Câu lạc bộ TDTT trong từng đơn vị lực lượng vũ trang là thiết chế cơ bản của TDTT lực lượng vũ trang.

2.2. Phát triển thể thao thành tích cao:



Xác định các môn thể thao trọng điểm:

Các môn thể thao truyền thống, đáp ứng nhu cầu văn hoá tinh thần của đa số người dân Bắc Giang cần được chọn là môn thể thao trọng điểm.

Các môn thể thao có trong chương trình thi đấu của Đại hội Olympic, Asiad, SEA Games, trong những năm gần đây đã giành được huy chương trong các giải thi đấu quốc tế, Đại hội TDTT toàn quốc, giải vô địch quốc gia cần được chọn là môn thể thao trọng điểm.

Các môn thể thao có số lượng nhiều huy chương tại các Đại hội thể thao và thành tích thi đấu ít phụ thuộc vào trọng tài cũng chọn là môn thể thao trọng điểm.

Môn thể thao của Bắc Giang hiện có các điều kiện tối thiểu để phát triển về thể chế và hệ thống quản lý, huấn luyện viên, cơ sở vật chất kỹ thuật, hệ thống thi đấu chọn là môn thể thao trọng điểm.

Từ những căn cứ nêu trên, quy hoạch hệ thống các môn thể thao thành tích cao đến năm 2020 vào ba nhóm (gồm 20 môn): Nhóm các môn thể thao trọng điểm loại 1 (có huy chương), nhóm các môn thể thao loại 2 (phấn đấu có huy chương), nhóm môn thể thao loại 3.



Nhóm các môn thể thao trọng điểm loại 1 gồm 9 môn:

1. Vật

2. Đá cầu

3. Cầu lông


4. Võ cổ truyền

5. Cầu mây (nữ)

6. Cờ vua


7. Wushu

8. Đẩy gậy

9. Điền kinh


Nhóm các môn thể thao loại 2 gồm 8 môn:

1. Cử tạ

2. Quần vợt

3. Bóng đá


4. Boxing (nữ)

5. Bi sắt

6. Bóng bàn


7. Pencasilat

8. Bơi trong bể



Các môn thể thao loại 3 gồm 3 môn:

1. Bóng chuyền (nữ)

2. Judo

3. Bóng ném

Trong quá trình thực hiện, tuỳ theo thành tích thi đấu có thể thay đổi môn thể thao trọng điểm loại 1 và 2, việc xác định số lượng các môn thể thao trọng điểm sẽ được quy hoạch trong từng giai đoạn cụ thể. Tuy nhiên, các môn thể thao loại 1 được đầu tư nhiều hơn các môn thể thao loại 2 và các môn thể thao loại 3.

Các nguyên tắc chung về thể chế quản lý, đầu tư: Về cơ bản, thể chế quản lý hệ thống thể thao thành tích cao của Bắc Giang theo 3 tuyến:

Tuyến nghiệp dư

Tuyến tập trung

Tuyến đội tuyển

Đây là tuyến cơ sở đầu tiên để gieo mầm, phát hiện, tuyển chọn vận động viên các môn thể thao, vì vậy Bắc Giang cần phải thực sự quan tâm phát triển tuyến nghiệp dư này. Tuyến nghiệp dư bao gồm các câu lạc bộ, trường, lớp, đội tập luyện và thi đấu thể thao tự nguyện, không được sự đầu tư tiền bồi dưỡng luyện tập, trang phục (có hỗ trợ tiền bồi dưỡng, trang phục cho huấn luyện viên, cộng tác viên). Vận động viên thuộc tuyến này thường tập luyện ở các trường học, Nhà văn hóa thể thao xã, các tụ điểm thể thao giải trí. Vận động viên ham thích tập thể thao, nhưng chưa có động cơ trở thành vận động viên ưu tú chuyên nghiệp. Số lượng vận động viên của tuyến này tuỳ theo đặc điểm từng môn thể thao. Tham gia thi đấu chủ yếu theo cấp cơ sở hoặc hệ thống trường học. Vận động viên tuyến nghiệp dư do huyện, trường học quản lý.

Những vận động viên trẻ có năng khiếu thể thao nhất định, có động cơ trở thành vận động viên ưu tú, đã qua tuyển chọn năng khiếu ban đầu. Vận động viên tuyến này thường tập luyện ở các lớp năng khiếu thể thao do Trung tâm huấn luyện và thi đấu, Trường Năng khiếu Thể thao tỉnh. Số vận động viên này được Nhà nước đầu tư vừa tập luyện thể thao vừa học văn hoá theo chương trình phổ thông bình thường. Thường được tuyển chọn từ tuyến nghiệp dư, các huyện, thành phố và theo hệ thống thi đấu từ cơ sở đến toàn tỉnh.


Những vận động viên trẻ có năng khiếu thể thao rõ rệt, có động cơ trở thành vận động viên ưu tú chuyên nghiệp. Số vận động viên này tập luyện tại Trung tâm huấn luyện và thi đấu tỉnh. Vận động viên được Nhà nước đầu tư đào tạo toàn bộ, học văn hoá theo chương trình phổ thông bình thường hoặc chương trình bổ túc văn hoá (theo thời gian biểu thuận lợi cho tập luyện nâng cao thành tích thể thao). Vận động viên được quản lý theo quy chế, theo hợp đồng do Sở TDTT trước đây nay là sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch ban hành. Thi đấu theo hệ thống cấp tỉnh và cấp quốc gia.

Thể chế quản lý chung nêu trên ứng dụng tuỳ theo đặc thù của từng môn thể thao trọng điểm (một số môn thể thao không nhất thiết có tuyến nghiệp dư).





tải về 1.57 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   18




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương