Phần mở ĐẦu I. Lý do chọn đề tài


Phương thức tổ chức giờ ra chơi trải nghiệm sáng tạo tại các Liên Đội



tải về 6.32 Mb.
trang6/15
Chuyển đổi dữ liệu02.10.2023
Kích6.32 Mb.
#55233
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   15
Sáng kiến kinh nghiệm năm 2022 Thuy

2. Phương thức tổ chức giờ ra chơi trải nghiệm sáng tạo tại các Liên Đội
Theo hướng dẫn của Hội đồng Đội huyện Đơn Dương, hiện nay các Liên đội trên địa bàn huyện chọn phương thức tổ chức hoạt động Giờ ra chơi trải nghiệm sáng tạo là chọn giờ ra chơi của 01 ngày cố định trong tuần và tổ chức theo chuyên đề của tuần.
3. Thực trạng hoạt động giờ ra chơi trải nghiệm sáng tạo tại các Liên Đội
Hiện nay có 35/35 Liên đội tổ chức hoạt động giờ ra chơi trải nghiệm sáng tạo theo đúng nội dung, yêu cầu của Hội đồng Đội huyện. Tuy thời gian tổ chức chỉ gói gọn 15- 20p nhưng với “Giờ ra chơi trải nghiệm sáng tạo”, các em học sinh sẽ được trang bị thêm nhiều kỹ năng cần thiết, tham gia các hoạt động ý nghĩa. Ngoài việc được làm quen và hướng dẫn chơi các trò chơi dân gian như: kéo co, bịt mắt bắt dê; ghép tranh bằng lá, bằng sỏi; vẽ tranh, chơi đàn..., các em học sinh còn được trải nghiệm các thí nghiệm khoa học đơn giản, thực hành làm các sản phẩm khéo tay hay làm từ các môn học hàng ngày như Mỹ thuật, thủ công, kỹ thuật; được tổ chức đọc sách ngoài thư viện xanh; tập trống và đàn hát các tiết mục văn nghệ. Những hoạt động này còn nhằm mục đích hạn chế thời gian học sinh tiếp xúc với điện thoại, máy tính hay trò chơi điện tử trong thời gian rảnh rỗi. Một số Liên đội tổ chức Giờ ra chơi trải nghiệm sáng tạo qua các trò chơi. Điều đặc biệt là các trò chơi được giao cho chính các em học sinh tự chuẩn bị và tổ chức dưới sự đồng hành, hướng dẫn của thầy cô giáo. Chính vì vậy, đây còn là môi trường để học sinh được trải nghiệm, khơi nguồn sáng tạo, phát triển khả năng tư duy. Trong quá trình tham gia hoạt động trải nghiệm sáng tạo, học sinh sẽ phải vận dụng kiến thức, kỹ năng đã có để áp dụng vào thực tế.
Tuy nhiên với xu thế phát triển chung các hoạt động ấy vẫn chưa đáp ứng nhu cầu của phần đông của học sinh, đội viên thiếu niên nhi đồng. Ngày nay với xu thế toàn cầu hóa, sự phát triển của công nghệ 4.0, các em học sinh tiếp cận công nghệ từ rất sớm. Sự phát triển của cuộc cách mạng 4.0 cho ra đời của nhiều thành tựu khoa học công nghệ, mạng lưới mạng xã hội, internet lan tỏa mạnh mẽ đã và đang sẽ có sự ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình trưởng thành, học tập, rèn luyện của thiếu nhi cả nước nói chung và huyện Đơn Dương nói riêng. Từ năm 2010 đến nay, Việt Nam liên tục đứng trong top 20 quốc gia có số người dùng internet lớn nhất thế giới. Kết quả khảo sát của đề tài của Viện Nghiên cứu Thanh niên cho thấy số lượng thanh thiếu nhi Việt Nam sử dụng thiết bị thông minh (điện thoại, máy tính bảng…) lên tới 90%, thậm chí số liệu cho thấy tỉ lệ thanh thiếu nhi sử dụng trên 4h/ngày cũng đáng chú ý. Với tác động toàn cầu hóa, thanh thiếu nhi Việt Nam ngày càng được tiếp cận đa chiều hơn, mở rộng khả năng giao tiếp qua không gian mạng, học hỏi được nhiều kiến thức chưa được tiếp cận qua sách vở.
Tuy nhiên bên cạnh đó, hệ lụy của việc sử dụng các thiết bị thông minh, sử dụng mạng xã hội cũng không hề nhỏ. Các em có sự hiểu biết về mạng xã hội, các trò chơi điện tử, khi có thời gian rảnh sẽ tham gia vào các trang mạng xã hội, quay Tiktok, chơi game một cách vô điều kiện, dần dần có lối sống lệch lạc, phụ thuộc vào thế giới ảo. Một loạt nguy cơ, tác hại tiêu biểu đã được “kiểm chứng” qua những con số khảo sát: Trẻ dễ xao nhãng việc học hành (69%); Trẻ dễ bị ảnh hưởng bởi những nội dung thiếu lành mạnh (66%); Trẻ có khuynh hướng ít giao tiếp với cha mẹ, người thân hơn (56%); Trẻ có khuynh hướng ít vận động hơn (73%); Trẻ có nguy cơ bị các bệnh về mắt (85%); Dễ gây nghiện (đến mức quên ăn, ngủ, không còn quan tâm đến thế giới thực xung quanh) (75%); Giảm khả năng tư duy và tưởng tượng (34%).
Để các em học sinh, thiếu niên nhi đồng tìm lại được môi trường trong sáng, xa dần với lối sống ảo, hướng các em trở thành những con người có lối sống lành mạnh, xây dựng xã hội tương lai tươi sáng thì các hoạt động do Liên Đội, Hội đồng Đội các cấp tổ chức nói chung và hoạt động giờ ra chơi trải nghiệm sáng tạo cần được tổ chức thực sự hiệu quả, mang tính bền vững, lâu dài.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, việc tổ chức giờ ra chơi trải nghiệm sáng tạo vẫn còn những tồn tại một số hạn chế. Những hạn chế ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động giờ ra chơi trải nghiệm sáng tạo là do một số nguyên nhân như sau:
Hình thức tổ chức chưa đồng bộ, chưa phong phú, đa dạng.
Việc tổ chức còn mang tính nhất thời, chưa được tổ chức thường xuyên, hình thức còn thiếu hấp dẫn, ít sáng tạo, chưa đáp ứng được yêu cầu và đòi hỏi ngày càng cao của học sinh, đội viên trong giai đoạn hiện nay.
Việc xử lý kết quả chưa được chú trọng, chưa thúc đẩy sự say mê sáng tạo của học sinh, thiếu niên nhi đồng. Liên đội có tổ chức hoạt động cho học sinh nhưng chưa chú trọng đến hình thành những phẩm chất năng lực cho các em, điều đó không phù hợp với định hướng của chương trình đề ra.
Giáo viên Tổng phụ trách có vai trò rất lớn trong việc tổ chức hoạt động Đội tại Liên Đội nhưng việc phối kết hợp giữa giáo viên Tổng phụ trách với giáo viên chủ nhiệm, tổ chuyên môn còn chưa liên tục, thường xuyên. Thời gian ra chơi ngắn, việc chuẩn bị giờ ra chơi ở một số Liên đội chưa chủ động và chưa có kế hoạch cụ thể. Chưa thể hiện được vai trò của tổ chức Đội trong việc hướng dẫn tổ chức các hoạt động.
Về phía học sinh vẫn chưa chủ động tương tác, duy trì thói quen thụ động, ngại tương tác, ngại sáng tạo, bày tỏ chính kiến của mình. Nhiều em học sinh, đội viên chưa tích cực tham gia vào các hoạt động do Liên đội tổ chức, hướng dẫn để trải nghiệm, kiến tạo những giá trị mới.
Kinh phí dành cho hoạt động sáng tạo trong đội viên, học sinh có yếu tố rất quan trọng trong hoạt động Đội. Việc thu hút đông đảo nhiều tổ chức chung tay hỗ trợ các hoạt động Đội đã được chú trọng từ lâu nhưng vẫn không liên tục và còn nhiều hạn chế.

tải về 6.32 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   15




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương