PHẠm xuân thu đẢng bộ TỈnh sơn la lãnh đẠo xây dựng khốI ĐẠI ĐOÀn kết dân tộC (1991 2010) Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam


Quá trình chỉ đạo, tổ chức thực hiện và những chuyển biến trong các lĩnh vực góp phần tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc ở Sơn La



tải về 213.32 Kb.
trang6/6
Chuyển đổi dữ liệu04.01.2018
Kích213.32 Kb.
#35413
1   2   3   4   5   6

3.2. Quá trình chỉ đạo, tổ chức thực hiện và những chuyển biến trong các lĩnh vực góp phần tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc ở Sơn La

3.2.1. Quá trình tổ chức, thực hiện với các giai - tầng đảm nhiệm vị trí nòng cốt của khối đại đoàn kết dân tộc và Mặt trận Tổ quốc của tỉnh


Đối với giai cấp công nhân

Đối với giai cấp nông dân

Đối với tầng lớp trí thức

Đối với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Sơn La


3.2.2 Quá trình tổ chức, thực hiện những nhiệm vụ trọng tâm trong xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc


Di dân tái định cư và giải quyết những vấn đề sau định cư đối với người dân phải di dời cho công trình thuỷ điện Sơn La

Công tác phòng chống ma túy, lây nhiễm HIV, đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn tỉnh

Thực hiện chủ trương bảo tồn, phát huy văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số

Chính sách đối với đồng bào dân tộc thiểu số và đồng bào có đạo


Chương 4

MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM VỀ QUÁ TRÌNH

XÂY DỰNG KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC Ở SƠN LA

4.1. Một số nhận xét

4.1.1. Thành tựu và nguyên nhân

4.1.1.1. Đánh giá thành tựu


Trong những năm 1991 - 2010, quá trình thực hiện chiến lược đại đoàn kết dân tộc của Đảng bộ tỉnh Sơn La đã đạt được một số ưu điểm nổi bật sau:

Một là: Việc thực hiện chiến lược đại đoàn kết dân tộc đã góp phần thúc đẩy kinh tế của tỉnh phát triển , phát huy thế mạnh, khai thác mọi nguồn lực của địa phương, góp phần khắc phục sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa các dân tộc.

Hai là: Quá trình thực hiện chiến lượcđại đoàn kết dân tộc góp phần xây dựng, củng cố hệ thống chính trị, nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân vững mạnh.

Ba là: Thực hiện tốt chiến lược đại đoàn kết dân tộc tạo tiền đề thúc đẩy văn hoá - xã hội phát triển

4.1.1.2. Nguyên nhân của thành tựu


Một là: Đảng bộ tỉnh đã nhận thức rõ vị trí, tầm quan trọng của chiến lược đại đoàn kết dân tộc trong việc phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, của địa phương, góp phần ổn định về chính trị cũng như sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Hai là: Đảng bộ tỉnh và chính quyền Sơn La đã biết cụ thể hoá, vận dụng đúng đắn đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước vào địa phương sự vận dụng ấy lại phù hợp với đa số yêu cầu và nguyện vọng đông đảo của quần chúng nhân dân.

Ba là: Quá trình xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc ở Sơn La vừa phù hợp với chính sách chủ trương của Đảng, đáp ứng được yêu cầu, nguyện vọng của nhân dân.

4.1.2. Hạn chế và nguyên nhân

4.1.2.1. Đánh giá hạn chế


Bên cạnh những kết quả đạt được, quá trình Đảng bộ tỉnh Sơn La thực hiện chiến lược đại đoàn kết dân tộc còn một số hạn chế:

Thứ nhất: về sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh với công tác dân vận vẫn còn một số cấp uỷ đảng trực thuộc Đảng bộ tỉnh chưa nhận thức đúng được tầm quan trọng của khối đoàn kết dân tộc.

Thứ hai: Mặt trận Tổ quốc tỉnh và các đoàn thể nhân dân, còn gặp phải nhiều khó khăn về hoạt động, còn lúng túng trước những chuyển biến mới của xã hội.

Thứ ba: đời sống của nhân dân còn gặp phải rất nhiều khó khăn, một bộ phận lớn nông dân trong tỉnh nhất là nông dân các dân tộc ít người đời sống còn quá thấp, không có công ăn việc làm, việc thiếu đói lương thực vào mùa giáp hạt còn xảy ra phổ biến nhiều hộ phải làm thuê, cầm cố ruộng đất, vay nặng lãi, bán sản phẩm non để sống qua ngày.

4.1.2.2. Nguyên nhân của hạn chế


Thứ nhất: nhận thức về tầm quan trọng của công tác dân vận, mặt trận, công tác vận động đồng bào các dân tộc ít người ở các bản làng vùng sâu, vùng xa có lúc, có nơi còn chưa đầy đủ hoặc còn giản đơn.

Thứ hai: Sự lãnh đạo chỉ đạo của các cấp uỷ có lúc thiếu sâu sát nên chưa linh hoạt, đưa ra chủ trương, chính sách phù hợp với ý nguyện và nhận thức của đồng bào nên sức huy động quần chúng đôi khi chưa đạt được như mong muốn. Sự chỉ đạo thống nhất và đồng bộ giữa vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước và vai trò vận động, tổ chức thực hiện của Mặt trận và các đoàn thể ở nhiều nơi còn bất cập, không rõ ràng, chồng chéo, có nơi khoán trắng chưa tạo những điều kiện cần thiết để xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc.

Thứ ba: Quy mô, mô hình khu dân cư không đồng nhất, nơi thì quá lớn, nơi quá nhỏ, đặc điểm về điều kiện hoạt động khác nhau. Trong khi đó việc tổng kết thực tiễn đúc rút kinh nghiệm chưa được quan tâm đúng mực.

Thứ tư: Một số chủ trương, chính sách của chính quyền tỉnh chưa thể hiện đầy đủ quan điểm đoàn kết dân tộc, trong việc thực hiện các chính sách, đường lối của Đảng bộ, chính quyền tỉnh còn nhiều thiếu sót.

Thứ năm: Mặt trái của kinh tế thị trường đã tác động đến nhiều cộng đồng dân cư trong tỉnh, sự suy thoái về đạo đức lối sống của một bộ phận thanh niên, lối sống thực dụng, ích kỷ, tình làng, nghĩa xóm bị xói mòn. Ý thức công dân, chấp hành kỷ cương, chính sách, pháp lụât của một bộ phận nhân dân còn yếu. Các thế lực thù địch bên ngoài ra sức phá hoại khối đoàn kết của tỉnh.

4.2. Bài học kinh nghiệm

4.2.1. Nhận thức đúng chính sách dân tộc và chiến lược đoàn kết các dân tộc


Để tăng cường khối đại đoàn kết các dân tộc trên địa bàn tỉnh Sơn La hiện nay thì giải pháp kinh tế được xem là giải pháp có tầm quan trọng đặc biệt. Bởi chỉ có sự phát triển kinh tế ở Sơn La mới có thể giúp đồng bào các dân tộc thiểu số có cuộc sống hàng ngày no đủ, thoát khỏi nghèo đói. Phải làm cho người dân và hộ dân có đất sản xuất, có nhà ở và các phương tiện sinh hoạt, định canh, định cư để ổn định cuộc sống và phát triển sản xuất theo phương thức sản xuất tiến bộ, nhờ đó mà từ đủ ăn từng bước vươn lên khá, giàu.

4.2.2. Giữ gìn và phát huy các giá trị văn hoá các dân tộc góp yếu tố quan trọng để bảo tồn và phát huy truyền thống đoàn kết dân tộc


Trong sự nghiệp đổi mới hiện nay, Đảng và Nhà nước ta đã đưa ra nhiều chủ trương chính sách nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, tạo điều kiện để vùng Tây Bắc nói chung và đồng bào Sơn La nói riêng phát triển đồng đều và vững chắc.

4.2.3. Tăng cường đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội là cơ sở đảm bảo sự ổn định cho việc thực hiện chiến lược đại đoàn kết dân tộc


Với vị trí xung yếu về quốc phòng an ninh của một tỉnh miền núi, biên giới, nhiều dân tộc, trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực có nhiều diễn biến phức tạp, tỉnh Sơn La cần tập trung triển khai thực hiện tốt Nghị quyết của Bộ Chính trị về tiếp tục xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thành khu vực phòng thủ vững chắc, xây dựng tuyến biên giới Việt - Lào ổn định và phát triển toản diện, tăng cường vun đắp mối quan hệ đoàn kết hữu nghị đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt - Lào, Sơn La - các tỉnh Bắc Lào. Tăng cường hơn nữa việc giáo dục, đề cao ý thức cảnh giác cách mạng, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân; phát huy sức mạnh đoàn kết các dân tộc trong bảo vệ Tổ quốc.

4.2.4. Phát huy vai trò của cả hệ thống chính trị trong việc bảo tồn, phát huy truyền thống đoàn kết dân tộc, đặc biệt là vai trò của Mặt trận Tổ quốc tỉnh Sơn La


Đoàn kết là sự nghiệp của cả hệ thống chính trị bao gồm Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân. Trong đó, sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước có ý nghĩa quan trọng hàng đầu đối với việc tăng cường, củng cố, phát huy vai trò truyền thống đoàn kết toàn dân tộc. Thông qua đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật, Đảng và Nhà nước tạo cơ sở cho sự thống nhất các lợi ích, cũng như ý chí và hành động của các giai cấp, tầng lớp trong xã hội, nhất là giữa giai cấp công nhân, nông dân và đội ngũ trí thức.

KẾT LUẬN


Đoàn kết dân tộc là vấn đề chiến lược của Đảng đó là tư tưởng cơ bản, nhất quán và xuyên suốt trong tiến trình cách mạng Việt Nam, nhằm tập hợp mọi lực lượng tạo nên sức mạnh to lớn của dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. Thực tiễn lịch sử Việt Nam đã chứng minh rõ điều này, đồng thời cũng đang đặt ra những yêu cầu khách quan cần phải tiếp tục củng cố và mở rộng khối đoàn kết dân tộc đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cách mạng mới. Trong sự nghiệp đổi mới đất nước hiện nay đang đòi hỏi mỗi chúng ta tiếp tục kế thừa và phát triển những thành tựu mà khối đoàn kết dân tộc đã thực hiện được.

Đối với Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam, việc xây dựng, củng cố khối đoàn kết dân tộc ở mọi thời kỳ cách mạng luôn được xem là vấn đề chiến lược quan trọng. Việc thực hiện các nghị quyết của Đảng, chính sách của Nhà nước liên quan đến phát huy truyền thống đoàn kết dân tộc trong thời kỳ xây dựng CNXH đã đem lại những thành tựu rất đáng ghi nhận. Đó là những đổi thay về kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, giáo dục... của cả nước, đặc biệt là ở các vùng dân tộc và miền núi.



Cũng như cả nước, cộng đồng các dân tộc tỉnh Sơn La trong suốt chiều dài lịch sử phát triển đã có nhiều đóng góp, hy sinh, gian khổ để chống giặc ngoại xâm, bảo vệ và xây dựng quê hương, đất nước. Chính quá trình đó đã hình thành một cộng đồng gắn bó, đoàn kết, chủ động và sáng tạo của nhân dân các dân tộc ở Sơn La. Đồng thời, cũng trên vùng đất này, các dân tộc sinh sống trong điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, phải thường xuyên đối phó với thiên tai, địch họa nên muốn tồn tại họ đã chung sức, đồng lòng để cùng tồn tại và phát triển. Tất cả những yếu tố đó hình thành nên một sợi dây liên kết giữa cộng đồng các dân tộc tỉnh Sơn La. Trong thời kỳ đổi mới, nhân dân tỉnh Sơn La đã tiếp tục nêu cao các giá trị truyền thống đoàn kết dân tộc, yêu nước, ý chí tự lực, tự cường, năng động, sáng tạo… trong các yếu tố đó thì truyền thống đoàn kết dân tộc là vô giữ vai trò trọng yếu, có ý nghĩa quyết định đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội; góp phần giữ vững ổn định chính trị, trật tự và an toàn xã hội; đảm bảo quốc phòng, an ninh trên địa bàn một tỉnh vùng núi cao, biên giới... Song, truyền thống đoàn kết cộng đồng của đồng bào các dân tộc ở tỉnh Sơn La vẫn còn tiềm ẩn nhiều phức tạp, ảnh hưởng không tốt đến sự ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội và sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Đặc biệt, trong những năm gần đây đã nổi lên hiện tượng ảnh hưởng tiêu cực tới truyền thống đoàn kết dân tộc ở tỉnh Sơn La như sự hiểu biết về lịch sử và các giá trị truyền thống ĐĐKDT bị sa sút ở một bộ phận quần chúng, nhất là ở thế hệ trẻ, điều đáng lo là trong đó đã xuất hiện quan niệm dân tộc hẹp hòi, chia rẽ khối ĐĐKDT...

Thứ nhất, Đảng bộ tỉnh Sơn La đã xác định cơ sở để phát huy khối đoàn kết dân tộc là dân chủ, bình đẳng, phát triển nhanh, vững chắc về kinh tế, chính trị, xã hội cho các vùng, các dân tộc trong tỉnh đồng thời đặt ra nhiệm vụ: trong đầu tư, phát triển kinh tế phải có sự ưu tiên đầu tư đối với vùng đồng bào cư trú ở vùng sâu, vùng xa của tỉnh có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Trong quá trình thực hiện từ 1991 đến 2010 Đảng bộ tỉnh đã tích cực vận động mỗi cá nhân, gia đình tham gia thực hiện có hiệu quả các chương trình kinh tế, xã hội của tỉnh, trong toàn tỉnh đã dấy lên phong trào “toàn dân thi đua làm kinh tế giỏi, từng nhà làm giàu cho mình, cho cộng đồng cơ sở và cho đất nước” tham gia tích cực các phong trào thi đua yêu nước, các hoạt động nhân đạo từ thiện, hoạt động tình nghĩa; thực hiện có hiệu quả vịêc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, xây dựng nếp sống văn hoá, gia đình văn hoá, khu dân cư văn hoá, các chính sách về tôn giáo, phát huy quyền làm chủ của nhân dân cũng được quan tâm chú trọng, từ đây đã tạo nên sức mạnh tổng lực đưa Sơn La thoát dần khó khăn, lạc hậu là sức mạnh của khối đoàn kết toàn dân, đã chứng tỏ Đảng bộ tỉnh đã có chính sách đúng đắn nên đã giữ gìn và phát huy được truyền thống đoàn kết của dân tộc.

Thứ hai, với những thắng lợi bước đầu, trong 15 năm đầu 1996 - 2010 cùng cả nước thực hiện CNH, HĐH đất nước đã đem lại cho Đảng bộ và nhân dân Sơn La nhiều bài học kinh nghiệm có ý nghĩa thực tiễn lớn đối với sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh trong công tác xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân ở giai đoạn tiếp sau. Trong giai đoạn hiện nay, tiếp tục thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và dưới ánh sáng của tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng bộ Sơn La hơn bao giờ hết càng phải chú trọng, quan tâm đến việc xây dựng, phát triển khối đoàn kết toàn dân. Bởi nếu không huy động được lực lượng của khối đoàn kết này, Sơn La không thể thực hiện được nhiệm vụ trọng điểm của tỉnh lãnh đạo nhân dân phát triển kinh tế - xã hội, chống đói nghèo, lạc hậu. Để hoàn thành được nhiệm vụ này, không có con đường nào khác là phải dựa vào sức của dân, phát huy được sức mạnh của toàn dân.

Thứ ba, đoàn kết dân tộc hiện nay không chỉ được đưa ra như một lời hiệu triệu chung chung, động viên quần chúng mà nó phải được thể hiện bằng chủ trương, hệ thống chính sách pháp luật của Nhà nước, giải quyết đúng đắn lợi ích chính trị, kinh tế văn hoá, giữa những người ở trong nước và người ở nước ngoài, giải quyết thoả đáng lợi ích thiết thân của từng thành viên trong cộng đồng xã hội, kết hợp hài hoà lợi ích dân tộc và lợi ích giai cấp có như vậy đoàn kết dân tộc mới vững bền, chắc chắn, lâu dài.

DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC

CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN


  1. Phạm Xuân Thu (2012), “Chính trị - Luật: nguồn nhân lực cần thiết cho việc xây dựng, củng cố khối đại đoàn kết dân tộc ở vùng Tây Bắc”, Hội thảo khoa học Quốc gia, Đào tạo nhân lực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Sơn La và vùng Tây Bắc trong tiến trình hội nhập, NXB Thống kê, tr.535 - 538.

  2. Phạm Xuân Thu (2014),Tăng cường công tác giáo dục đạo đức cho học sinh, sinh viên các trường chuyên nghiệp ở Sơn La, Tạp chí Giáo dục Lý luận (222), tr.69 - 71.

  3. Phạm Xuân Thu (2015), “Một số kết quả xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc tỉnh Sơn La (1986 - 2000)”, Tạp chí Lịch sử Đảng (300), tr.99 -103.






Каталог: userfile -> User -> songtran -> files
files -> Phan thành nhâm quan niệm về nhà NƯỚc và XÃ HỘi dân sự trong triết học pháp quyền của g. W. F. Hegel
files -> Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam Mã số: 62 22 56 01
files -> TRẦn thị ngọc thúY ĐẢng lãnh đẠo cuộc vậN ĐỘng quốc tế chống đẾ quốc mỹ XÂm lưỢc việt nam
files -> Mã số: 62. 22. 50. 05 TÓm tắt luậN Án tiến sĩ SỬ HỌC
files -> Mã số: 62. 32. 01. 01 TÓm tắt luậN Án tiến sĩ BÁo chí
files -> ­­­­­­­­­­­­ nguyễn công oánh nhân học kitô giáo và vai trò CỦa nó trong đỜi sống đẠO
files -> TRƯỜng đẠi học khoa học xã HỘi và nhân văN ­­­­­­­­­­­­ nguyễn thúy thơM
files -> HÀ NỘI – 2015 CÔng trình đƯỢc hoàn thàNH
files -> Mã số : 62 22 03 08 TÓm tắt luậN Án tiến sĩ triết họC
files -> Mã số : 62 22 03 08 TÓm tắt luậN Án tiến sĩ triết họC

tải về 213.32 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương