PHẠm xuân thu đẢng bộ TỈnh sơn la lãnh đẠo xây dựng khốI ĐẠI ĐOÀn kết dân tộC (1991 2010) Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam


Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Sơn La trong thực hiện chiến lược đại đoàn kết dân tộc của từ năm 1991 đến năm 2000



tải về 213.32 Kb.
trang5/6
Chuyển đổi dữ liệu04.01.2018
Kích213.32 Kb.
#35413
1   2   3   4   5   6

2.2. Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Sơn La trong thực hiện chiến lược đại đoàn kết dân tộc của từ năm 1991 đến năm 2000

2.2.1. Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc từ năm 1991 đến năm 2000


Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII, 6/1991 khẳng định Mặt trận Tổ quốc Việt Nam giữ vai trò rất quan trọng trong việc củng cố tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc. Xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Nhà nước yêu cầu thể chế hóa quyền hạn và trách nhiệm của mặt trận các đoàn thể trong việc tham gia quản lý kinh tế, quản lý xã hội, phối hợp chặt chẽ các đoàn thể với nhau và với các cơ quan Nhà nước từng cấp. Tại các Hội nghị TW hai khóa VII (11/1991) về cải cách Nhà nước, Hội nghị TW 3 khóa VII (6/1992) về đổi mới chỉnh đốn Đảng và thực hiện các nhiệm vụ quốc phòng - an ninh - đối ngoại… đều có đề cập cụ thể về đoàn kết, tập hợp nhân dân, tăng cường mối quan hệ mật thiết với nhân dân, phát huy vai trò của quần chúng nhân dân trong xây dựng hệ thống chính trị, đấu tranh với các biểu hiện tiêu cực.

Đặc biệt, khi đứng trước những biến đổi to lớn của tình hình thế giới - đất nước đứng trước thời cơ, thách thức mới. Tháng 11/1993 nhằm tranh thủ thời cơ, làm thất bại những âm mưu phá hoại của các thế lực thù địch, để mở rộng mặt trận dân tộc thống nhất củng cố khối đại đoàn kết dân tộc - Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết 07 “Về đại đoàn kết dân tộc và tăng cường Mặt trận dân tộc thống nhất” với tư tưởng chỉ đạo: Phát huy sức mạnh của cả cộng đồng dân tộc, thực hiện đại đoàn kết toàn dân ở tầm cao mới và chiều sâu mới, tạo ra động lực mạnh mẽ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Tiếp đó, tại Đại hội VIII (6/1996), vấn đề đại đoàn kết dân tộc đã được đặt ra ở một tầm cao mới, nhằm phát huy sức mạnh của toàn dân trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đại hội chủ trương “Mở rộng khối đoàn kết toàn dân tộc, lấy liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức làm nền tảng. Đoàn kết các giai cấp, các tầng lớp, các dân tộc, các tôn giáo, mọi giới, mọi lứa tuổi, mọi người trong đại gia đình dân tộc Việt Nam dù sống trong nước hay định cư ở nước ngoài, phát huy sức mạnh của cả cộng đồng dân tộc, truyền thống yêu nước và lòng tự hào dân tộc vì mục tiêu giữ vững độc lập, thống nhất, tiến lên dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh” [39; 122].

2.2.2. Quan điểm, chủ trương của Đảng bộ tỉnh Sơn La về xây dựng đại đoàn kết dân tộc từ năm 1991 đến năm 2000


Để khắc phục những khó khăn đó, đồng thời cụ thể hóa những quan điểm chủ trương của Đảng, tại Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ IX được tiến hành 10 - 13/12/1991. Đại hội đã thông qua “Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đến năm 2000”; Quyết định mục tiêu tổng quát 5 năm (1991 - 1995) là: “Khôi phục và ổn định tình hình kinh tế - xã hội chuyển một bước mạnh hơn nữa sang sản xuất hàng hóa tạo được cục diện mới về cơ cấu kinh tế, giảm rõ rệt tình trạng, nghèo đói, đồng thời tăng nhanh bộ phận dân cư giàu có trong các dân tộc, trình độ dân trí được nâng cao, tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc, giữ vững an ninh, quốc phòng, ổn định chính trị, dân chủ xã hội chủ nghĩa và kỷ cương xã hội được tăng cường, đẩy lùi các tiêu cực và bất công xã hội, tạo được những tiền đề để phát triển tốc độ nhanh hơn ở thời kỳ tiếp theo” [1; 181].

Nhằm tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới toàn diện đi vào chiều sâu và thực hiện sự chỉ đạo của Bộ chính trị - Trung ương Đảng, Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ X đã được tiến hành từ ngày 07 đến ngày 09 tháng 5 năm 1996. Đại hội đã tổng kết 10 năm đổi mới (1986 - 1995), Căn cứ vào những định hướng lớn về phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong thời kỳ mới - Đại hội đã đề ra những nhiệm vụ trọng yếu trong 5 năm (1996 - 2000).


2.3. Đảng bộ tỉnh Sơn La chỉ đạo thực hiện chiến lược xây dựng đại đoàn kết dân tộc từ năm 1991 đến năm 2000


Trong cả giai đoạn 1991 - 2000 kinh tế Sơn La phát triển với tốc độ tăng trưởng khá, trong 5 năm (1996 - 2000), tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) tăng bình quân 9,05%/năm. GDP năm 2000 tăng gấp 1,5 lần năm 1995. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tiến bộ, trong đó: GDP nông, lâm nghiệp tăng bình quân 5,4%/năm. Tỷ trọng giảm từ 71,5% năm 1995 xuống 60,75% năm 2000, GDP công nghiệp xây dựng tăng bình quân 10,5%/năm tỷ trọng từ 9,75% năm 1995 tăng lên 10,02% năm 2000. GDP dịch vụ tăng bình quân 17,7%/năm, tỷ trọng từ 18,7% năm 1995 tăng lên 29,23% năm 2000. Thu nhập bình quân đầu người năm 2000 tăng lên 52,3% so với năm 1995 [47, 17].

Chương 3

ĐẢNG BỘ TỈNH SƠN LA THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC

ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2010

3.1. Yêu cầu và chủ trương mới đối với quá trình xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc ở Sơn La khi bước vào thế kỷ XXI

3.1.1. Yêu cầu mới đối với quá trình xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc ở Sơn La từ năm 2001 đến 2010

3.1.1.1. Tình hình thế giới và trong nước


Bối cảnh quốc tế trong thời gian tới có nhiều thời cơ lớn đan xen với nhiều thách thức lớn. Đảng Cộng sản, Nhà nước Việt Nam nhận thức ngày càng đầy đủ hơn về xu thế khách quan của toàn cầu hóa với những cơ hội, thách thức của nó và sự cần thiết phải tham gia quá trình này. Chính vì vậy, Báo cáo chính trị của Đảng tại Đại hội lần thứ VIII(6/1996) đã khẳng định việc “xây dựng một nền kinh tế mở, hội nhập với khu vực và toàn thế giới” [39; 84,85]. Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ tư khóa VIII (12/1997) chủ trương “tích cực và chủ động thâm nhập và mở rộng thị trường quốc tế”. Đại hội IX (4/2001), tiếp tục chỉ rõ: “Toàn cầu hóa là xu thế khách quan... Đảng chủ trương trong thời gian tới tiến trình hội nhập kinh tế của nước ta sẽ được nâng lên một bước mới, tham gia có hiệu quả vào phân công lao động quốc tế” [40; 157,158].

Đối với Việt nam, sự nghiệp đổi mới đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, cơ sở vật chất - kỹ thuật của nền kinh tế được tăng cường đã tạo thế và lực mới để thúc đẩy công cuộc đổi mới đi vào chiều sâu, sự nghiệp CNH, HĐH đất nước được đẩy mạnh một bước.

Tuy nhiên, những nguy cơ thách thức vẫn chưa bị đẩy lùi thậm chí có những mặt diễn biến theo chiều hướng phức tạp hơn. Nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với nhiều nước trong khu vực và thế giới vẫn tồn tại.

3.1.1.2. Tình hình khu vực Tây Bắc và tỉnh Sơn La

Tình hình khu vực Tây Bắc

Bước vào thế kỷ XXI, các tỉnh ở khu vực Tây Bắc do được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước nên cơ sở hạ tầng của khu vực được đầu tư tốt hơn ở giai đoạn trước, tạo điều kiện cho các tỉnh trong khu vực có mối quan hệ hợp tác với nhau và với các tỉnh, các khu vực khác trong nước.

Môi trường chính trị ổn định, Đảng và Nhà nước có nhiều nghị quyết, chủ trương, chính sách đối với khu vực, cộng thêm những tiềm năng về tài nguyên, sức lao động... đã và đang thu hút được nhiều nhà đầu tư trong cũng như ngoài nước, khả năng hội nhập của khu vực Tây Bắc ngày càng mở rộng và có hiệu quả. Đây là thuận lợi to lớn để Tây Bắc tranh thủ sự giúp đỡ về nguồn vốn, kinh nghiệm quản lý, trình độ khoa học, kỹ thuật để phát huy tốt tiềm năng sẵn có của khu vực.

Tình hình ở Sơn La sau thực hiện nhiệm vụ chiến lược ổn định phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (1991 - 2000)

Trải qua 15 năm đổi mới, 10 năm thực hiện chiến lược ổn định phát triển kinh tế 1991 - 2000. Vượt qua nhiều khó khăn thử thách, phát huy truyền thống đoàn kết và cách mạng, ý chí tự lực, tự cường, đồng tâm đổi mới, khai thác mọi tiềm năng thế mạnh, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc Sơn La đã giành được những thành tựu quan trọng về kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng và xây dựng hệ thống chính trị đóng góp xứng đáng cho sự nghiệp xây dựng, củng cố khối đại đoàn kết dân tộc của tỉnh.

Cục diện kinh tế - xã hội của tỉnh có những chuyển biến. Từ 1991 đến 2000, mức độ tăng trưởng bình quân đạt 9,5%/năm, gấp 4-5 lần thời kỳ 1986 - 1990. Từ chỗ sản xuất trì trệ, giao lưu ách tắc, hàng hóa khan hiếm nay đã đảm bảo được đủ lương thực, thực phẩm, nhiều loại hàng tiêu dùng, dịch vụ và xuất khẩu ngày càng tăng. “Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng phát triển kinh tế hàng hóa, thực hiện CNH, HĐH tăng tỷ trọng dịch vụ từ 14,95% (năm 1990) lên 29,23% (năm 2000); tỷ trọng nông - lâm nghiệp giảm từ 77,78% (năm 1990) xuống còn 60,75% (năm 2000) [48; 68]. Nền kinh tế hành hóa nhiều thành phần, nhiều loại hình tổ chức sản xuất kinh doanh được hình thành, phát triển vận hành theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ngày càng năng động, hiệu quả hơn, trong đó kinh tế Nhà nước và doanh nghiệp Nhà nước giữ vai trò chủ đạo.

3.1.1.3. Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc từ năm 2001 đến 2010


ĐĐKDT theo quan điểm của Đại hội Đảng lần thứ IX (4/2001)

Hội nghị TW lần thứ bảy, khóa IX (01/2003)

Quyết định số 134/2004 của Chính phủ

Quyết định số 07/2006 của Chính phủ

Quyết định số 112/2007 của Chính phủ

ĐĐKDT theo quan điểm của Đại hội Đảng lần thứ X (4/2006)


3.1.2. Chủ trương về chính sách đại đoàn kết dân tộc của đảng bộ tỉnh Sơn La từ năm 2001 đến 2010


Trong công tác xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, Đại hội lần thứ XI của Đảng bộ tỉnh Sơn La (01/2001) đề ra “Đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân các dân tộc được nâng cao, nhà ở được cải thiện, giao lưu, đi lại, học hành, khám chữa bệnh thuận lợi; có mức hưởng thụ văn hóa cao, trên cơ sở xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Chính trị xã hội ổn định, an ninh quốc phòng và trật tự kỷ cương xã hội được giữ vững; tiêu cực và các tệ nạn xã hội được đẩy lùi. Khối đại đoàn kết dân tộc được củng cố và phát huy, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” [47; 37].

Tiếp đó, văn kiện đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Sơn La lần thứ XII (11/2005) khẳng định: “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, không ngừng củng cố và tăng cường khối liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức. Phát huy vai trò của mặt trận tổ quốc và các đoàn thể nhân dân trong việc tập hợp, đoàn kết rộng rãi các tầng lớp nhân dân, đại diện cho quyền lợi và nguyện vọng chính đáng của nhân dân; trong việc giám sát, phản biện xã hội; tổ chức và hướng dẫn nhân dân tham gia phát triển kinh tế xã hội, xây dựng đảng và các tổ chức trong hệ thống chính trị; thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở. Tổ chức tốt đại hội nhiệm kỳ của mặt trận tổ quốc và các đoàn thể chính trị xã hội” [48; 55].

Tiếp đó năm 2008, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 31-NQ/TU, “Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước ở tỉnh Sơn La”; Quyết định số 36-NQ/TU, ngày 03/12/2010, của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, ban hành Quy chế công tác dân vận của hệ thống chính trị để lãnh đạo thực hiện trong toàn Đảng bộ tỉnh.

Có thể nói rằng, nhận thức và hoàn chỉnh chiến lược đại đoàn kết dân tộc từ năm 2001 đến năm 2010 là qúa trình không ngừng phát triển, bổ sung giữa lý luận và thực tiễn của Đảng bộ tỉnh Sơn La. Nhờ có qúa trình hoàn chỉnh chiến lược ấy, đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp đẩy mạnh CNH, HĐH của tỉnh Sơn La, đáp ứng được nguyện vọng tha thiết của mọi thành phần, tầng lớp dân cư, đã giúp cho nhân dân có niềm tin vững chắc vào Đảng.


Каталог: userfile -> User -> songtran -> files
files -> Phan thành nhâm quan niệm về nhà NƯỚc và XÃ HỘi dân sự trong triết học pháp quyền của g. W. F. Hegel
files -> Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam Mã số: 62 22 56 01
files -> TRẦn thị ngọc thúY ĐẢng lãnh đẠo cuộc vậN ĐỘng quốc tế chống đẾ quốc mỹ XÂm lưỢc việt nam
files -> Mã số: 62. 22. 50. 05 TÓm tắt luậN Án tiến sĩ SỬ HỌC
files -> Mã số: 62. 32. 01. 01 TÓm tắt luậN Án tiến sĩ BÁo chí
files -> ­­­­­­­­­­­­ nguyễn công oánh nhân học kitô giáo và vai trò CỦa nó trong đỜi sống đẠO
files -> TRƯỜng đẠi học khoa học xã HỘi và nhân văN ­­­­­­­­­­­­ nguyễn thúy thơM
files -> HÀ NỘI – 2015 CÔng trình đƯỢc hoàn thàNH
files -> Mã số : 62 22 03 08 TÓm tắt luậN Án tiến sĩ triết họC
files -> Mã số : 62 22 03 08 TÓm tắt luậN Án tiến sĩ triết họC

tải về 213.32 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương