PHẠm xuân thu đẢng bộ TỈnh sơn la lãnh đẠo xây dựng khốI ĐẠI ĐOÀn kết dân tộC (1991 2010) Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam



tải về 213.32 Kb.
trang2/6
Chuyển đổi dữ liệu04.01.2018
Kích213.32 Kb.
#35413
1   2   3   4   5   6

2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

2.1. Đối tượng nghiên cứu


Các quan điểm, chủ trương, định hướng hợp thành chiến lược đại đoàn kết dân tộc của Đảng; sự thể chế hóa về mặt nhà nước ở phạm vi địa phương; các biện pháp thực thi chiến lược đại đoàn kết dân tộc ở tỉnh Sơn La từ năm 1991 đến năm 2010.

2.2. Phạm vi nghiên cứu


Về thời gian: Luận án nghiên cứu giai đoạn từ năm 1991 đến năm 2010. Đây là giai đoạn sau gần 20 năm Sơn La cùng với cả nước tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc để đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Năm 2010 cũng là năm tỉnh tiến hành Đại hội đảng bộ lần thứ XII, đại hội đã tổng kết kinh nghiệm 20 năm tiến hành đổi mới trên địa bàn tỉnh, trong đó có sự đánh giá tổng kết công tác xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, đồng thời rút ra nhiều bài học kinh nghiệm cũng như phương hướng phát triển kinh tế, xã hội, quốc phòng an ninh đến năm 2020.

Về mặt không gian - địa bàn: trên địa bàn tỉnh Sơn La

Về nội dung:

+ Chiến lược đại đoàn kết dân tộc có nội dung rất rộng bao gồm tất cả các giai cấp, tầng lớp nhân dân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài…; tư tưởng đại đoàn kết dân tộc của Đảng được thể hiện trên tất cả các mặt chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh,... Tuy nhiên, luận án chỉ giới hạn ở các mặt chủ yếu: chiến lược phát triển kinh tế xoá đói giảm nghèo; chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo, y tế, nâng cao đời sống vật chất cho nhân dân; chiến lược về việc xây dựng, củng cố nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân; chiến lược bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá các dân tộc.

+ Tổ chức thực hiện chiến lược đại đoàn kết dân tộc của Đảng gồm cả cấp trung ương, địa phương (tỉnh, huyện, xã), cộng đồng (làng/bản), hộ gia đình và cá nhân; cả hệ thống chính trị, doanh nghiệp và nhân dân; luận án chỉ tập trung vào khâu trọng tâm là sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Sơn La; các giải pháp lớn trong triển khai các chương trình, dự án trọng điểm; các phong trào và mô hình điển hình kết hợp giữa Đảng và nhân dân.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục đích


- Làm sáng tỏ nhận thức khoa học về chiến lược đại đoàn kết dân tộc của Đảng và quá trình lãnh đạo xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc của Đảng ở tỉnh Sơn La từ năm 1991 đến năm 2010.

- Đánh giá những thành tựu, hạn chế của quá trình lãnh đạo xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc của Đảng bộ tỉnh Sơn La từ năm 1991 đến năm 2010.



- Tổng kết một số kinh nghiệm chủ yếu về lãnh đạo xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc của của Đảng bộ tỉnh Sơn La từ năm 1991 đến năm 2010 phục vụ cho quá trình xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc ở tỉnh Sơn La hiện nay - gợi ý cho tổng kết thực tiễn - lý luận 30 năm đổi mới.

3.2. Nhiệm vụ

Để đạt được mục đích nêu trên, luận án có các nhiệm vụ cụ thể sau đây:



- Phân tích các công trình nghiên cứu trước đây để xác định những cơ sở phương pháp luận cần vận dụng trong thực hiện luận án, những vấn đề đã được giải quyết có thể kế thừa và phát triển, những khoảng trống cần phải bổ khuyết.

- Khái quát những đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội, tình hình dân tộc và dân cư ở tỉnh Sơn La với ý nghĩa tạo nên đặc điểm của địa phương.



- Nghiên cứu, hệ thống hoá quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc từ năm 1991 đến năm 2010 nhằm góp phần làm rõ sự phát triển về nhận thức và sự chỉ đạo thực tiễn của Đảng về vấn đề đại đoàn kết dân tộc ở tỉnh Sơn La.

- Phân tích quá trình tổ chức thực hiện, sự vận dụng những chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng về chiến lược đại đoàn kết dân tộc của Đảng bộ tỉnh Sơn La trong những năm 1991 - 2010.

- Đánh giá thành tựu và hạn chế của Đảng bộ tỉnh Sơn La trong lãnh đạo thực hiện chiến lược đại đoàn kết dân tộc từ năm 1991 đến năm 2010.

- Thông qua quá trình Đảng bộ tỉnh Sơn La thực hiện chiến lược đại đoàn kết dân tộc, đúc kết một số kinh nghiệm cơ bản về việc vận dụng chiến lược đại đoàn kết dân tộc của Đảng ở tỉnh Sơn La từ năm 1991 đến năm 2010 nhằm xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc ở tỉnh Sơn La.

4. Cơ sở lý luận, nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu

4.1. Cơ sơ lý luận


Luận án được thực hiện dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về chiến lược đại đoàn kết dân tộc. Đặc biệt, luận án bám sát đến các quan điểm biện chứng, khách quan, toàn diện, lịch sử - cụ thể để triển khai các ý tưởng nghiên cứu.

4.2. Nguồn tư liệu


- Tư liệu sơ cấp: Các số liệu, thông tin do tác giả thu thập thông qua các phương pháp điều tra xã hội học, điền dã dân tộc học tại tỉnh Sơn La.

- Tư liệu thứ cấp: Những số liệu, tài liệu, công trình nghiên cứu, sách chuyên khảo đã công bố của các nhà nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án.

- Tư liệu cấp ba: Các văn kiện Đại hội Đảng và các Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương cũng như của Đảng bộ Sơn La; các văn bản pháp quy của Nhà nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành; các báo cáo tổng kết của Uỷ ban Dân tộc và Miền núi, niên giám thống kê của Trung ương và địa phương, các Nghị quyết, chỉ thị của Tỉnh ủy Sơn La về việc thực hiện chiến lược đại đoàn kết dân tộc các tác phẩm kinh điển liên quan đến luận án.

4.3. Phương pháp nghiên cứu


Trên cơ sở lý luận và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, luận án chủ yếu sử dụng phương pháp lịch sử, kết hợp với phương pháp lôgíc đồng thời vận dụng các phương pháp khác như: phân tích, so sánh, tổng hợp, thống kê… để nghiên cứu đề tài.

Каталог: userfile -> User -> songtran -> files
files -> Phan thành nhâm quan niệm về nhà NƯỚc và XÃ HỘi dân sự trong triết học pháp quyền của g. W. F. Hegel
files -> Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam Mã số: 62 22 56 01
files -> TRẦn thị ngọc thúY ĐẢng lãnh đẠo cuộc vậN ĐỘng quốc tế chống đẾ quốc mỹ XÂm lưỢc việt nam
files -> Mã số: 62. 22. 50. 05 TÓm tắt luậN Án tiến sĩ SỬ HỌC
files -> Mã số: 62. 32. 01. 01 TÓm tắt luậN Án tiến sĩ BÁo chí
files -> ­­­­­­­­­­­­ nguyễn công oánh nhân học kitô giáo và vai trò CỦa nó trong đỜi sống đẠO
files -> TRƯỜng đẠi học khoa học xã HỘi và nhân văN ­­­­­­­­­­­­ nguyễn thúy thơM
files -> HÀ NỘI – 2015 CÔng trình đƯỢc hoàn thàNH
files -> Mã số : 62 22 03 08 TÓm tắt luậN Án tiến sĩ triết họC
files -> Mã số : 62 22 03 08 TÓm tắt luậN Án tiến sĩ triết họC

tải về 213.32 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương