PHẠm xuân thu đẢng bộ TỈnh sơn la lãnh đẠo xây dựng khốI ĐẠI ĐOÀn kết dân tộC (1991 2010) Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam


Đóng góp mới về mặt khoa học của luận án



tải về 213.32 Kb.
trang3/6
Chuyển đổi dữ liệu04.01.2018
Kích213.32 Kb.
#35413
1   2   3   4   5   6

5. Đóng góp mới về mặt khoa học của luận án


- Về mặt tư liệu:

Hệ thống hóa, phát hiện và giải mã một số tư liệu mới về chiến lược đại đoàn kết dân tộc và quá trình thực hiện chiến lược đại đoàn kết dân tộc của Đảng bộ tỉnh Sơn La.

- Về mặt nhận thức:

+ Phân tích khoa học về chiến lược đại đoàn kết dân tộc dân tộc và thực thi chiến lược đại đoàn kết dân tộc của Đảng áp dụng ở cấp độ địa phương, mang đặc điểm địa phương do chế định của yếu tố địa lý, bản sắc văn hóa, tộc người trong điều kiện hội nhập.

+ Rút ra một số nhận xét, kết luận dựa trên tư liệu mới và thông tin mới được phân tích, luận giải khoa học, đặc biệt là các nhận xét, kết luận về thực hiện chiến lược đại đoàn kết dân tộc dân tộc trên địa bàn tỉnh Sơn La.

+ Tổng kết một số kinh nghiệm có ý nghĩa đóng góp vào tổng kết thực tiễn - lý luận 30 năm đổi mới trên vấn đề đại đoàn kết dân tộc được xem xét ở cấp độ địa phương.

- Về mặt thực tiễn:

+ Những kinh nghiệm được đúc kết giai đoạn 1991 - 2010 có ý nghĩa tham chiếu cho quá trình triển khai chiến lược đại đoàn kết dân tộc ở tỉnh Sơn La trong giai đoạn hiện nay.

+ Luận án có thể làm tài liệu tham khảo phục vụ việc nghiên cứu, giảng dạy về chiến lược đại đoàn kết dân tộc của Đảng Cộng sản Việt Nam ở các trường đại học, cao đẳng.

6. Ý nghĩa của luận án


Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần làm rõ hơn vai trò lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Sơn La; đồng thời, khẳng định quá trình thực hiện chiến lược đại đoàn kết dân tộc của Đảng bộ tỉnh Sơn La thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước có ý nghĩa quan trọng trong việc tổng kết một số kinh nghiệm lý luận - thực tiễn 30 năm đổi mới trên vấn đề đại đoàn kết dân tộc được xem xét ở cấp địa phương.

Luận án cung cấp thêm luận cứ khoa học và gợi mở một số suy nghĩ có thể vận dụng vào thực tiễn thực hiện chiến lược đại đoàn kết dân tộc ở tỉnh Sơn La trong giai đoạn hiện nay.


7. Kết cấu của luận án


Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục công trình nghiên cứu có liên quan đến chủ đề của luận án và danh mục tài liệu tham khảo. Luận án gồm: 4 chương 9 tiết.

Trong đó: Chương 1: từ tr.8 – tr.16; Chương 2: từ tr.15 – tr.51; Chương 3: từ tr.52 - tr.101; Chương 4: từ tr.102 – tr.139.



Chương 1

TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU




  1. Những công trình nghiên cứu liên quan đến luận án


Trong quá trình khảo sát tư liệu, tác giả luận án nhận thấy vấn đềĐảng bộ tỉnh Sơn La lãnh đạo xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc (1991 - 2010được đề cập đến nhiều trong các công trình, bài viết, song, có thể chia theo 04 nhóm như sau:

Nhóm 1: Các công trình nghiên cứu về dân tộc và chiến lược đại đoàn kết dân tộc nói chung

Nhóm các công trình trên đã làm sáng tỏ hơn lý luận về xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân ở Việt Nam, khẳng định tầm quan trọng và vai trò của khối đại đoàn kết dân tộc đối với cách mạng Việt Nam ở những thời kỳ lịch sử khác nhau. Tuy vậy, đây chỉ là những công trình mang tính lý luận chung; việc nghiên cứu xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc ở riêng từng tỉnh và nhất là với một tỉnh có nhiều dân tộc thiểu số cùng chung sống như ở Sơn La chưa được nghiên cứu sâu.



Ở nhóm này, rút ra một số giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế về công tác lãnh đạo, xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc ở Việt Nam nói chung và tỉnh Sơn La nói riêng; đồng thời, đóng góp cơ sở khoa học cho việc thực hiện tốt hơn chính sách bình đẳng dân tộc của Đảng Cộng sản Việt Nam. Điểm thống nhất cơ bản của các nghiên cứu này là tiếp cận, nhìn nhận, giải quyết vấn đề dân tộc ở Việt Nam từ quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, khi kiến giải từng vấn đề cũng có những khác biệt. Những công trình nghiên cứu trên cung cấp cơ sở lý thuyết, phương pháp luận và phần nào dữ liệu để triển khai nghiên cứu luận án.

Nhóm 2: Các công trình nghiên cứu về chiến lược đại đoàn kết dân tộc của Đảng và Nhà nước Việt Nam

Các công trình, bài viết ở nhóm này tiếp cận về vấn đề chính sách dân tộc từ lý luận phát triển của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; phác họa bức tranh tổng thể về xung đột dân tộc đang diễn ra trên thế giới; đồng thời, nêu lên các bài học kinh nghiệm và phương hướng giải quyết để hạn chế những xung đột tộc người. Đối với Việt Nam, các tác giả đã nêu lên thực trạng mối quan hệ dân tộc, xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc ở nước ta hiện nay vẫn còn những hạn chế, tiểm ẩn những yếu tố có thể gây mất ổn định, đồng thời đề xuất một số khuyến nghị để thực hiện tốt đường lối, chính sách dân tộc, chiến lược đại đoàn kết dân tộc của Đảng trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Các tác giả khái quát những vấn đề lý luận chung về công tác dân tộc và việc thực hiện chính sách dân tộc, chiến lược đại đoàn kết dân tộc với nội dung chủ yếu là đề cập đến tình hình dân tộc, tôn giáo ở cả nước nói chung trong giai đoạn hiện nay. Những kết quả triển khai thực hiện chính sách dân tộc, tôn giáo của Đảng và Nhà nước trên phạm vi cả nước. Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể phối hợp chặt chẽ với các ngành chức năng làm tốt công tác tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng về dân tộc, tôn giáo góp phần giữ vững và đẩy mạnh xây dựng khối ĐĐKDT.



Nhóm 3: Các công trình, đề tài nghiên cứu về vấn đề chiến lược đại đoàn kết dân tộc ở tỉnh Sơn La

Trong Lịch sử Đảng bộ tỉnh Sơn La, Tập III (1976 - 2000) [1] vấn đề xây dựng khối đại đoàn kết trong tỉnh đã được đề cập tới nhưng không đi sâu; vì đây là những công trình mang tính tổng kết từng thời đoạn lịch sử gắn với mỗi kỳ đại hội Đảng của tỉnh nên phải phản ánh bao quát tất cả các mặt về đời sống, kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội trong tỉnh. Các công trình còn lại như Vài nét về người Thái ở Sơn La [81], Dân tộc H’mông Sơn La với việc giải quyết vấn đề tín ngưỡng tôn giáo hiện nay [122] chủ yếu tiếp cận dưới góc độ về văn hóa, dân cư.



Những năm qua, vấn đề di dân, tái định cư của người dân xung quanh các dự án, công trình xây dựng diễn ra với nhiều diễn biến phức tạp, tác động nhiều chiều. Đề cập đến vấn đề này có các cuốn sách Nhà máy thủy điện Sơn La và công cuộc di dân tái định cư [50], Di cư của người H’mông từ đổi mới đến nay (Sách chuyên khảo) [97]. Tác giả đã phân tích cụ tình hình di dân, công tác tái định cư cho đồng bào dân tộc. Tác giả cũng đánh giá: di dân có tác động tích cực, đáng chú ý nhất là những đóng góp vào công cuộc đưa cái mới, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, vật nuôi, cây trồng và giảm nghèo ở cộng đồng dân tộc thiểu số, nhưng đồng thời cũng không ít hạn chế như sau thời gian tái định cư đời sống kinh tế khó khăn, thiếu đất sản xuất và nước sinh hoạt, điều kiện tự nhiên khắc nghiệt và giao thông đi lại khó khăn; điều kiện dịch vụ xã hội kém; bị người khác lôi kéo; do văn hoá, truyền thống… Từ những phân tích đó, các tác giả đã đề xuất một số khuyến nghị đối với Nhà nước trong công tác điều tiết và ổn định di dân tự do nhằm phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của di dân.

Nhìn chung, qua các tài liệu trên - vấn đề lãnh đạo xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc đã được đề cập tới nhưng còn rất tản mạn, chưa mang tính hệ thống, tổng quát. Do vậy, rất khó có được một tầm nhìn tổng thể về công tác xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc ở Sơn La. Việc nghiên cứu, làm sáng tỏ, bổ sung tư liệu về khối đại đoàn kết dân tộc ở Sơn La là việc rất cần thiết.



Nhóm 4: Các công trình, đề tài nghiên cứu về vấn đề chiến lược đại đoàn kết dân tộc ở các địa phương ngoài tỉnh Sơn La

Nhìn tổng thể, có thể nhận thấy các đề tài và các bài viết đã cung cấp một cách khách quan, toàn diện tình hình xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc ở các địa bàn nghiên cứu. Các công trình, bài viết cho thấy, ngoài những chiến lược quốc gia phục vụ như những hướng dẫn và chiến lược chung cho phát triển, còn có những chính sách, chiến lược riêng cho các vùng nhằm vào các khu vực địa lý cụ thể dựa trên những điều kiện riêng biệt của từng vùng. Với nhận định, kết luận và bài học kinh nghiệm được rút ra trong quá trình nghiên cứu sẽ góp phần cung cấp luận cứ khoa học để tiếp tục hoàn thiện các giải pháp nhằm thực hiện tốt hơn việc xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc của Đảng trong tình hình mới.

Các công trình nghiên cứu trên đều khẳng định vai trò to lớn và sự đúng đắn, nhất quán của Đảng trong việc đề ra và lãnh đạo xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, trong cách mạng xã hội chủ nghĩa cũng như trong công cuộc đổi mới hiện nay.



Каталог: userfile -> User -> songtran -> files
files -> Phan thành nhâm quan niệm về nhà NƯỚc và XÃ HỘi dân sự trong triết học pháp quyền của g. W. F. Hegel
files -> Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam Mã số: 62 22 56 01
files -> TRẦn thị ngọc thúY ĐẢng lãnh đẠo cuộc vậN ĐỘng quốc tế chống đẾ quốc mỹ XÂm lưỢc việt nam
files -> Mã số: 62. 22. 50. 05 TÓm tắt luậN Án tiến sĩ SỬ HỌC
files -> Mã số: 62. 32. 01. 01 TÓm tắt luậN Án tiến sĩ BÁo chí
files -> ­­­­­­­­­­­­ nguyễn công oánh nhân học kitô giáo và vai trò CỦa nó trong đỜi sống đẠO
files -> TRƯỜng đẠi học khoa học xã HỘi và nhân văN ­­­­­­­­­­­­ nguyễn thúy thơM
files -> HÀ NỘI – 2015 CÔng trình đƯỢc hoàn thàNH
files -> Mã số : 62 22 03 08 TÓm tắt luậN Án tiến sĩ triết họC
files -> Mã số : 62 22 03 08 TÓm tắt luậN Án tiến sĩ triết họC

tải về 213.32 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương