Phổi, thì tìm chữ đầu của nó là P. Bệnh đái dầm


Bài thuốc điều trị bệnh gout thể cấp tính



tải về 1.33 Mb.
trang4/8
Chuyển đổi dữ liệu15.05.2018
Kích1.33 Mb.
#38507
1   2   3   4   5   6   7   8

Bài thuốc điều trị bệnh gout thể cấp tính


Biểu hiện chính là thể phong thấp nhiệt, đột ngột khớp ngón cái hoặc các ngón khác bị sưng nóng, đỏ, đau, không đụng vào được, lại kèm theo sốt, đau đầu, sợ lạnh hoặc bứt rứt, khát nước, miệng khô, tiểu vàng, lưỡi đỏ, rêu vàng bẩn, mạch sáp.

Cách điều trị bệnh gout thể cấp tính:


Trị liệu cần phải thanh nhiệt, thông lạc, khu phong, trừ thấp. Cần dùng phương “Bạch hổ gia quế chi thang gia giảm”.

Bài thuốc:


Nguyên liệu:

Thạch cao 40 – 60 g (sắc trước)

Tri mẫu 12 g

Quế chi 4 – 6 g

Bạch thược 12 g

Xích thược 12 g

Dây kim ngân 20 – 30 g

Phòng kỷ 10 g

Mộc thông 10 g

Gải đồng bì 10 g

Cam thảo 5 – 10 g

Bài thuốc điều trị bệnh gout thể cấp tính

Cách dùng:


Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần, suốt trong thời gian sưng đỏ nóng sốt.

Bài thuốc điều trị bệnh gout thể thấp nhiệt nặng như sưng tấy, đau nhiều:


Nguyên liệu:

Gia dây kim ngân 40 – 50 g

Thổ phục linh

Ý dĩ (tăng để trừ thấp)

Hoặc gia thuốc hoạt huyết: Đương quy, đan sâm, trạch lan, đào nhân, hồng hoa, tằm sa để hóa ứ chỉ thống.

Trường hợp có biểu chứng thì gia các vị quế chi, độc hoạt, tế tân để giải biểu, tán hàn, chỉ thống.


Bài thuốc điều trị bệnh gout thể mạn tính:


Biểu hiện nhiều khớp sưng đau, kéo dài, co duỗi khó, khớp sưng to, nóng, đỏ không rõ ràng nhưng đau nhiều, dị dạng, kèm tê dại, da tím, sạm đen. Khi chườm nóng, bệnh nhân thấy dễ chịu, mạch trầm huyền hoặc khẩn, lưỡi nhợt, rêu trắng, là triệu chứng của hàn thấp, ứ trệ.

Cách điều trị:


Trị liệu cần khu hàn, thông lạc, trừ thấp, chỉ thống.

Bài thuốc:


Nguyên liệu: Dùng chế ô đầu 4 – 5 g, tế tân 4 – 5 g (sắc trước), toàn quy 12 g, xích thược 12 g, uy linh tiên 10 g, thổ phục linh 16 g, tỳ giải 12 g, ý dĩ nhân 20 g, mộc thông 10 g, quế chi 4 – 6 g.

Cách dùng: sắc uống ngày 1 thang chia 2 – 3 lần.

Trường hợp sưng đau nhiều, cứng khớp, mạch hoãn hoạt, rêu lưỡi trắng bẩn dày, là triệu chứng của đàm trọc ứ trệ thì gia các vị như chích cương tàm, xuyên sơn giáp, hy thiêm thảo, hải đồng bì, để tăng tác dụng hoạt lạc, trừ đàm. Đau nhiều do huyết ứ, gây đau như bị dao đâm, mạch sáp, lưỡi tím bầm gia các vị ngô công, toàn yết, sao diên hồ sách để hoạt huyết, chỉ thống.

Trường hợp thận dương hư biểu hiện liệt dương, đau mỏi lưng gối, chân tay lạnh, sợ lạnh, lưỡi bệu, mạch trầm, hoãn vô lực thì gia các vị như bổ cốt chỉ, nhục thung dung, cốt toái bổ để bổ thận, kiện cốt, định thống. Có triệu chứng khí huyết hư gia các vị hoàng kỳ, đương quy, nhân sâm, bạch truật…

Tía tô chữa bệnh gút:

Nếu bị bệnh gút, trong nhà lúc nào cũng cần có lá tía tô để dùng bất cứ lúc nào.

Khi bị lên cơn đau do bệnh gút, lấy 1 nắm lá tía tô rửa sạch, bỏ vào nồi đun thật kỹ, (như sắc thuốc Bắc) rồi uống. Cơn đau sẽ hết ngay trong vòng nửa giờ.

Hàng ngày dùng lá tía tô ăn như rau sống trong các bữa cơm đề phòng bệnh tái phát. Lúc nào thấy các khớp xương sắp bị sưng tấy lên, dùng lá tía tô nhai và nuốt ngay để chặn cơn đau lại.

Bài thuốc này không có tác dụng phụ, lại có tác dụng nhanh nên người bệnh có thể kiểm chứng công dụng của nó ngay lập tức.

Dùng lâu dài để ngăn bệnh tái phát.


Chửa mẹo cho GÚT: Nắm ở giữa chung cái và xoe 7 lần rồi dùng nắm tay ủi từ bắp đùi xuống dưới đấu gối củng 7 lần, ngày 3 lần.

Rồ dùng thuốc bổ dưỡng cho bệnh gút: Hột sen, bạch quả, đậu trắng và oatmeal nấu lửa nhỏ hoạt dùng slowcook để nấu ăn mỗi ngày.



Những thực phẩm người bị bệnh gút phải kiêng:

Bia, rượuSò, phủ tạng của động vật như: ruột, gan v..v..tuyệt đối không nên dùng cá trích, cá ngừ, cá cơm vào thực đơn bữa ăn hàng ngày.

Tuy nhiên tôm, tôm hùm hay cua lại được cho là những thực phẩm an toàn cho bệnh nhân gút. (tơm cầ bỏ đầu)



Hôi

Chửa hôi nách: Củ gừng xay nhiễn rồi xoa lên nách.

Chửa hôi chân (vì mang dày): Xác trà hay ca phê phơi khô, bỏ trong dày qua đêm. Nấu lá lót ngâm chân (có thể ngâm cả thân hình chửa mồ hôi có mùi), nước ép trái chanh và muối bỏ vào trong chậu nước lạnh, rồi ngâm chân vào khoảng 20 phút.

Chửa hôi miệng bằng cần tây (rau cần): Cần tây sào với thit nạt bò hay heo ăn ngày 2 lần.

Chửa hôi miệng bằng hương nhu: Hương nhu 15g, sắt 1 chén còn .5 chén uống từng ngụm vài ngày miệng sẻ thơm trở lại.


Bệnh hôi miệng bất trị


Củ nghệ tươi, xay nhuyễn, pha với nước một trái dừa(dừa uống), nấu sôi kỹ, để dành. Mỗi ngày uống 3 lần. Mỗi lần một muỗng canh(Deacon.S.)Dec.S. bị chứng này đã lâu, chữa nhiều thuốc mà không khỏi. Nay uống nghệ dừa đã khỏi dứt.

CÁCH CHỮA HÔI MIỆNG BẰNG GỪNG HIỆU QUẢ


ngậm và súc miệng thường xuyên, khoảng 2-3 lần mỗi ngày.
Nguyên liệu: hai chén nước, một muỗng canh gừng tươi xắt lát, cho đường tùy thích, một nhúm lá trà hoặc từ một - bốn túi trà.
Cách làm:
- Đun sôi nước, gừng và đường rồi để lửa liu riu trong 10 phút.
- Thêm lá trà tươi, để lửa nhỏ trong vòng 3-5 phút, khuấy lên. Lọc bỏ gừng và xác trà, lấy nước dùng
Bệnh hôi miệng

40g Hương nhu 

200ml Nước 

Thuốc chữa hôi miệng cực đỉnh từ thảo dược tự nhiên

Cách 1

Đem đi sắc nước cho đặc lại. Dùng để súc miệng vào buổi sáng và buổi tối. Chú ý súc miệng và ngậm lại trong 20 giây rồi mới nhả và dùng nước lọc để súc miệng lại cho sạch.



Cách 2

Lấy một nắm rau ngò gai sắc đặc lấy nước, cho thêm vài hạt muối vào rồi súc miệng. Dùng liên tục 5 - 6 ngày, mỗi ngày súc miệng vài lần, bệnh sẽ khỏi.

Cách 3

Hợp chất polyphenol trong trà xanh có thể ngăn cản sự phát triển của vi khuẩn hôi miệng.


Chỉ cần Xúc miệng bằng nước trà giúp giảm hình thành mảng bám trên răng và sự hình thành acid gây sâu răng, làm cho răng sạch sẽ thơm tho.

Cách 4 (rau bạc hà)

Nhỏ một giọt tình dầu bạc hà nguyên chất lên lưỡi sẽ có tác dụng làm hơi thở tươi mát một cách tự nhiên và nhanh chóng.

Cách 5


Thảo quả vị cay, tính ấm, vào kinh tỳ và vị, có tác dụng ôn trung hoá thấp kiện tỳ tiêu thực, giải độc… nên được làm gia vị, khai vị, long đờm tiêu thực, giúp làm sạch miệng, mang lại hơi thở thơm tho.

Lấy thảo quả giã dập (đảm bảo vệ sinh), sau đó ngậm nuốt nước và bỏ bã để chữa hôi miệng.


Bệnh hôi miệng bằng dưa leo

Dùng dưa leo xắt thành lát mỏng, sau đó cho vào nồi thêm lượng nước vừa đủ đi đun sôi, nấu sôi dưa leo trong nước để các thành phần dinh dưỡng và các vi chất trong dưa leo ra ngoài nước. Dùng nước xúc miệng mối ngày để cho diệt vi khuẩn, hoặc bạn có thể dùng nước dưa leo này uống rất tốt cho việc thanh nhiệt.



Trị hôi miệng

Cắt gừng thành từng lát mỏng.Cho gừng đã được cắt mỏng vào một chai thủy tinh có nắp, đổ nước thật sôi vào. Đậy kín nắp trong khoảng 1 giờ để các chất trong gừng ra. Sau đó để nguội, sử dụng nước gừng này để súc miệng 3 lần/ngày.



Bài thuốc hôi miệng kinh nghiệm

Hách hương 10g, hương nhu 10g, bạch đậu khấu 6g, thạch xương bồ 10g, liên kiều 10g, hoàng cầm (sao với rượu cho chín) 10g, xuyên hoàng liên 3g, chế bán hạ 10g, chế hậu phát 6g, bạc hà diệp 6g, hoạt thạch 20g (gói trong túi vải, mộc thông 6g và cam thảo 6g.

Sắc 3 chén còn 1 chén và 2 còn .5 chén mỗi ngày 1 tháng, 4 thang sẻ hết.
Huyết áp
Chữa huyết áp bị thấp thuốc: ( Tập nằm thở trước khi đi ngủ 30 phút, ở Đan Điền (huyệt ở giữa và dưói ngực, còn gọi là ngực chấn thủy).Hai tay úp lên trên đó, tay trái ở dưới và tay phải ở trên(nếu nữ thì tay phải úp dưới)) Nên đo huyết áp buổi sáng. (bảng đo huyết áp phần dưói)

Khí Huyết Nhịp tim đập chậm

Tuổi trên 60 (130-140) (80-90) (70-80)

Đo huyết của này người là: 120 95 60

Bệnh của người này là: Khí hư, huyết thực, Hàn 60 (tim đập chập)

Vì không có khí (huyết áp là 120) hoặc hơi để đẩy máu, cho nên nhịp tim đập yếu, lưu thông của máu bị kẹt nơi nào trong cơ thể, nơi đó bị lạnh. Uống bài thuốc để tăng huyết áp dưới đây, uống cho đến khi huyết áp tăng từ 130-140

Tuổi trên 60 : (130-140) (80-90) (70-80)

Đo huyết của người này là: 120 95 100

Bệnh của người này là: Khí hư, huyết thực, nhiệt 100(tim đập quá nhanh)

Ví không có khí (huyết áp là 120) hoặc hơi để đẩy, nhịp tim cố gắng đập nhanh ảnh hưởng cho máu không đều hòa.

Tập khí công: Bấm huyệt Đan Điền là huyết áp tăng lên từ 130-140 máu được lưu thông xuống lại từ 70-80. (thực là dư, là thiếu, nhiệt là nóng, hàn là lạnh) Tăng

Tuổi trên 60 : (130-140) (80-90) (70-80) Liểm Xuất

Đo huyết của này người là: 120 65 60

Bệnh của người này là: Khí hư, huyết hư, Hàn 60 (tim đập chập) Giảm

Phải uống bài thuốc bổ máu trưóc vì máu có 65, rồi uống bài thuốc tăng huyết áp vì huyết áp thấp 120, sau đó đo lại huyết áp. (Ăn trái hồng có thể tăng huyết áp, ăn hột mít luộc (hột mít làm cho đánh rấp) sẻ giảm huyết áp, ăn ớt đổ mồ hôi sẻ xuất huyết áp, ăn gừng liểm (nhập) lại mồ hôi.)


Đây là bảng tiêu chuẩn áp huyết theo loại tuổi theo kinh nghiệm của khí công y đạo :

95-100/60-65mmHg, mạch tim đập 60 là áp huyết ở tuổi thiếu nhi.( 5 tuổi-12 tuổi)


100-110/60-65mmHg, mạch tim đập 65 là áp huyết ở tuổi thiếu niên (13 tuổi – 17 tuổi)
110-120/65-70mmHg, mạch tim đập 65-70 là áp huyết ở tuổi thanh niên (18 tuổi-40 tuổi)
120-130/70-80mmHg, mạch tim đập 70-75 là áp huyết ở tuổi trung niên (41 tuổi-59 tuổi)
130-140/80-90mmHg, mạch tim đập 70-80 là áp huyết ở tuổi lão niên (60 tuổi trở lên)
https://khicongydaovietnam.wordpress.com (Bài 387) (Đổ đức ngọc)

Đại Bổ Tâm Tỳ Khí Huyết Thang

Thuốc bổ máu tăng khí huyết, tăng tính hấp thụ thức ăn, gồm có các vị dưới đây mỗi thứ 3 chỉ.

Bạch Thược, Ngũ Vị, Phục Thần, Bạch Truật, Nhân Sâm, Táo Nhân, Đương Quy, Nhục Quế, Viễn Chí

Sắc 2 lần, lần nhất đổ 4 chén nước sắc cạn còn 1 chén. Lần hai đổ 3 chén sắc cạn còn 1 chén. Pha chung hai chén, chia đều uống làm hai lần sáng và tối. Uống 3 thang, rồi đo áp huyết so sánh trước khi dùng thuốc và sau khi dùng thuốc thấy áp huyết lên đúng tiêu chuẩn thì ngưng, nếu áp huyết còn thấp thì uống tiếp đợt hai 3 thang nữa.



Đương Quy Tửu (Tankwe-Gin)

Ở những tiệm thuốc bắc địa phương không có bán loại pha chế sẵn, chúng ta có thể cắt thuốc thang về nhà sắc uống từng thang gồm có các vị :

Đương Quy, Xuyên Khung, Thục địa mỗi vị 12g, Bạch Thược, Đảng Sâm, Hoàng Kỳ, Phục Linh, Cam Thảo mỗi vị 8g

Nước thứ nhất đổ 4 chén nước sắc cạn còn 1 chén , nước thứ hai, đổ 3 chén sắc cạn còn 1 chén. Hai chén hoà chung, chia làm 2 lần, sáng và tối mỗi lần uống 1 chén khi còn nóng ấm.

Ngâm rượu : 5 thang ngâm với 1 lít rượu gạo 40 độ, sau 1 tuần uống được. Sáng và tối, mỗi lần uống 1 muổng canh.

Phụ nữ không uống được rượu nguyên chất thì nấu 5 thang với 1,5 lít nước, khi cạn còn 1 lít, thì đổ thêm 200cc rượu và thêm mật ong vừa đủ ngọt, nấu lại tất cả cho sôi 5 phút rồi lọc lấy nước thuốc cất vào lọ thủy tinh, uống ngày 3 lần, mỗi lần 1 muổng canh.



Lộc Nhung, huyết nhung :

Những bệnh nhân thiếu máu, áp huyết thấp, chân tay lạnh, có thể dùng Lộc Nhung, mua ở tiệm thuốc bắc, có hai loại :

Loại thuốc thành phẩm đã làm thành viên capsule, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 1-2 viên

Loại nguyên chất là huyết nhung đã thái thành miếng, mua 1 lạng, chia làm 4 lần, mỗi lần lấy 1 phần nấu với 2 chén nước cạn còn 1 chén, uống mỗi ngày 1 phần, người sẽ nóng ấm, tăng áp huyết, tăng máu và hồng cầu, cần đo áp huyết khi áp huyết lên đúng tiêu chuẩn thì ngưng.


Cỏ Mần Trầu chữa huyết áp cao: Trị cao huyết áp thì dùng 500g rửa sạch giã nát thêm chừng một bát nước đun sôi để nguội, sau đó chắt lấy nước cốt, lọc qua vải mỏng. Uống ngày hai lần vào sáng và chiều, dùng trong một thời gian dài. Để tránh viêm não truyền nhiễm thì pha cỏ mần trầu làm trà uống liên tục 3 ngày, nghỉ 10 ngày, rồi lặp lại như vậy.
Chữa bị huyết áp cao: (Bấm huyệt Khí Hải (dưói rúng khoảng 2cm – 2.5cm(phân)) dùng ngón tay ấn và giữ hay dùng con ốc xửa xe (dài 1.5cm đường kính ..5cm) thay cho ngón tay, rồi nằm thở trước khi đi ngủ 30 phút)

Rong biển là vị thuốc tốt nhất cho thiếu máu và nhiệt.
Khí Huyết Nhịp tim đập chậm

Tuổi trên 60 (130-140) (80-90) (70-80)

Đo huyết của này người là: 150 65 90

Bệnh của người này là: Khí thực, huyết hư, Nhiệt 90 (tim đập nhanh)

Tập khí công: Thổi (hít vào ít mà thở ra thì nhiều) cho khí hạ xuống từ 130-140, rồi ăn rong biển để hạ nhiệt từ (70-80)
(130-140) (80-90) (70-80)

Đo huyết của người này là: 150 70 60

Bệnh của người này là: Khí thực, huyết hư, hàn (lạnh) 60(tim đập chậm)

Tập khí công: Bấm huyệt Khí Hải là huyết áp hạ xuống từ 130-140, ấm lại và nhịp tim đập nhanh hơn là (70-80)(cần bổ máu vì nhịp tim đập là 70 dùng bổ máu loại tăng nhiệt vì hàn).

(thực là dư, là thiếu, nhiệt là nóng, hàn là lạnh, nếu nhịp đập là 50 thì người này bị sốt rét hay sổ tả)
Thuốc bổ máu làm tăng nhiệt: (bị hàn(lạnh))
Táo đỏ đặc biệt là táo tươi, suy yếu xương thì nên ăn nhiều táo đỏ.

Đường đỏ giúp bổ máu và lợi khí 60 gam đường đỏ, 60 gam tỏi và 15 gam gừng đun thành nước, uống thay trà có thể chữa được các bệnh phụ khoa như kinh nguyệt không đều…

Đậu đỏ giúp bổ máu và có chức năng thúc đẩy vòng tuần hoàn của máu, điều chỉnh kinh nguyệt, mất nhiều máu nên ăn nhiều đậu đỏ, phụ nữ mang thai ăn nên ăn đậu đỏ hầm với gìò heo để kích thích tăng tuyến sữa.

Đậu phộng giúp lợi khí bổ gan, có tác dụng bổ máu, cầm máu…, đặc biệt vỏ lạc còn chứa một lượng lớn vitamin B1, B2 và vitamin E, giúp tăng sức đề kháng và chống lão hóa.

Cháo bổ máu :

50g gạo nếp nấu với 10 qủa táo đỏ, 50g đậu đỏ, 50g đậu phộng, thêm đường đỏ vừa đủ ngọt làm tăng máu, da hồng hào, chữa bệnh thiếu máu, thiếu sắt, thiếu hồng cầu.



Cháo gan :

Nấu cháo đậu phộng 50g, gạo nếp 50g, và gia vị vừa đủ. Khi cháo chín cho 100g gan thái miếng mỏng và cho 50g gừng thái chỉ, đun thêm 10 phút, nêm gia vị, ăn nóng vài lần trong ngày. Món ăn này bổ gan, dưỡng huyết, bổ máu, bổ phổi, mạnh bao tử, thích hợp cho trường hợp thiếu máu thuộc thể huyết hư như mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt nhiều, sắc mặt, môi, móng tay và lưỡi trắng nhợt, hay hồi hộp tức ngực, kinh nguyệt lượng ít sắc nhạt hoặc bế kinh.



Gà hầm hoàng kỳ:

Thịt gà 100 g, sinh hoàng kỳ 20 g, đương quy 10 g, đảng sâm 20 g, gừng tươi 15g, đại táo 10 quả. Thịt gà chặt miếng, gừng giã nát, các vị thuốc rửa sạch, tất cả cho vào nồi hầm nhỏ lửa chừng 2 giờ là được, chế thêm gia vị, chia ăn vài lần trong ngày.Trong bài, hoàng kỳ là vị thuốc chính có công dụng đại bổ tỳ khí và phế khí, đương quy bổ huyết, hai vị phối hợp với nhau giúp cho khí và huyết đều được phục hồi, thúc đẩy quá trình tái tạo các tế bào máu. Dùng cho người thiếu máu thuộc thể khí huyết lưỡng hư (đầu choáng mắt hoa, tiếng nói nhỏ yếu, khó thở, dễ hồi hộp, hay chảy máu cam và chân răng, sắc mặt và niêm mạc nhợt nhạt).



Nhung hươu hầm thịt gà:

Nhung hươu 5g, thịt gà 100g, gừng tươi 10g. cho 2lít nước, khi sôi, hầm nhỏ lửa cho cạn còn 1/2 lít, chia 2 lần uống trong ngày..

Món này dùng cho người thiếu máu thuộc thể tỳ thận dương hư, biểu hiện: Sợ lạnh, tay chân lạnh, gân cốt suy yếu, lưng đau gối mỏi, tiểu đêm nhiều lần, di tinh, hoạt tinh, liệt dương, xuất tinh sớm, khó thụ thai, mệt mỏi, đầu nặng mắt hoa, tai ù, sắc mặt nhợt nhạt, có thể có phù nhẹ chi dưới, đại tiện lỏng loãng, nhung hươu có khả năng thúc đẩy quá trình sản sinh hồng cầu và gia tăng lượng huyết sắc tố.giúp ôn thận tráng dương, ích tinh tủy, bổ khí huyết; thịt gà bổ tinh dưỡng huyết. Hai vị phối hợp với nhau có tác dụng cải thiện tình trạng thiếu máu rất tốt.

Thịt gà tam thất:

Tam thất 10g, thịt gà 150g, gừng tươi 10g. Thịt gà làm sạch chặt miếng nhỏ, tam thất thái phiến mỏng, gừng giã nát. Tất cả cho vào bát, chế đủ nước, đậy kín miệng rồi đem hấp cách thủy trong 2 giờ, nêm đủ gia vị, chia ăn vài lần trong ngày.Món ăn này có công dụng hoạt huyết, dưỡng huyết, cầm máu, dùng cho người bị thiếu máu thuộc thể khí trệ huyết ứ, biểu hiện: Sắc mặt xám nhợt, hay bị vỡ tiểu cầu, xuất huyết dưới da trong bệnh sốt xuất huyết, dễ chảy máu chân răng, chảy máu cam, phụ nữ kinh nguyệt không đều, thống kinh, kinh sắc tối và có máu cục, lưỡi có những điểm tím, toàn trạng mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt.



Cà rốt

Cà rốt có chứa hàm lượng carotin vô cùng phong phú, vì vậy nó có tác dụng điều tiết hệ thần kinh, lưu thông mạch máu.. Khi ăn nên đê cả vỏ, nếu muốn gọt thì gọt càng mỏng vỏ thì càng tốt, cà rốt sẽ phát huy công dụng của nó khi trải qua quá trình chế biến xào nấu.



Trà Hoa hồng nhung

Có tác dụng làm lưu thông máu rất tốt. Mua hoa hồng đã được sao khô về pha trà làm nước uống hàng ngày. Tuy nhiên, nếu uống ít, trong thời gian ngắn thì không sao, khi đo áp huyết tăng làm xáo trộn tim mạch, có hiện tượng chảy máu cam thì ngưng, có công dụng thông kinh nguyệt nên sản phụ không dùng được dễ bị sẩy thai.



Cháo Táo tàu đỏ

Tào tàu có tác dụng bổ máu, an thần rất tốt. Cách sử dụng là khi nấu cháo trắng, canh hầm chỉ cần cho thêm vài quả táo tàu khô vào là được, có thể ăn táo tàu tươi hoặc là táo tàu khô. Vỏ quả táo tàu khá cứng, khó tiêu hoá nên nếu ăn vặt bằng táo tàu thì không nên ăn nhiều quá.



Trà Vỏ quế

Có tác dụng lưu thông máu rất tốt và cải thiện tình trạng chân, tay lạnh ở phụ nữ, vỏ quế có tác dụng xung huyết nên phụ nữ mang thai không nên ăn. Nấu 1-2 ống quế chi với 1/2 lít nước cho sôi 5 phút, rồi đổ vào bình thủy giữa cho nóng và cho quế thấm tan dần, nước trở thành vàng hồng đậm, uống sau mỗi bữa cơm và trước khi đi ngủ.



Trà Gừng mật ong:

Nếu tự làm, nên chọn những củ gừng càng già càng tốt, vì càng già thì càng phát huy tác dụng của nó. Gừng thái chỉ 10g nấu với 1 lít nước cạn còn 1/2 lít cất vào bình thủy, khi uống pha thêm 1 muỗng mật ong, uống sau mỗi bữa cơm. Không nên để gừng trong tủ lạnh mà nên gói vào giấy báo rồi để ở nơi thoáng mát.



Thịt heo xào nấm đông cô :

Đông cô (nấm hương) 100g, thịt cốt-lết 200g, cà rốt 100g. Gừng, hành, bột nêm, bột năng và bột tiêu mỗi thứ vừa đủ.

Đông cô dùng nước ấm ngâm nở, rửa sạch, để ráo nước, thái sợi. Thịt cốt-lết cũng thái sợi. Cà rốt rửa sạch gọt vỏ thái sợi, gừng và hành thái sợi sử dụng sau.

Bắc chảo lên bếp, đổ dầu vào, chờ dầu nóng đến một nửa cho hành, gừng vào phi thơm, sau đó đổ thịt vào xào đều, rồi thêm đông cô xào chín, thêm cà rốt sợi, bỏ bột nêm, bột tiêu, dùng bột năng làm xốt thì hoàn tất. Có tác dụng kiện tỳ, bổ gan, dưỡng huyết.



Canh ba màu:

Gan heo 400g, đậu nành 200g, bó xôi 500g, bột nêm và dầu mè vừa đủ. Gan heo rửa sạch, cho vào nước sôi nấu chín một nửa, vớt ra thái lát sử dụng sau. Đậu nành dùng nước ấm ngâm 2 giờ. Bó xôi lặt rửa cho sạch, cho vào nước sôi chần, vớt ra ngâm trong nước lạnh, để ráo nước, thái đoạn sử dụng sau.

Gan heo chứa nhiều cholesterol, người bệnh cao mỡ máu, bệnh mạch vành ít ăn. Khi chế biến gan heo cần lưu ý làm cho chín. Bó xôi chứa acid oxalic, ảnh hưởng hấp thu sắt, cho chần qua nước sôi, làm cho acid oxalic tan trong nước, cố gắng làm giảm hàm lượng acid oxalic chứa trong bó xôi.

Bắc nồi lên bếp, đổ nước vào nồi. Nấu đậu nành cho chín, tiếp theo nấu gan chín, rồi thêm bó xôi, bỏ bột nêm, dầu mè thì bắc khỏi bếp. Món canh kiện tỳ ích vị, ích khí dưỡng huyết. Thích hợp dùng cho các loại bệnh thiếu máu, nhất là thiếu máu do thiếu sắt. Thích hợp dùng cho người nhiều bệnh.



Cháo xương ống táo đỏ :

Dùng 2 cái xương ống (bò, heo hay dê), 20 trái táo đỏ, một lượng gạo nếp vừa đủ. Đập nát xương cho cùng táo đỏ và gạo nếp vào nấu cháo loãng, mỗi ngày ăn 2-3 lần như thế, ăn nửa tháng là 1 đợt.

Cháo gân bò :

Lấy 50g gân bò, 50g kê huyết đằng, 12g cao bổ xương. Tất cả rửa sạch cho vào nồi nước nấu liên tục trong 1 tiếng đồng hồ để lấy nước dùng.



Gà hầm thuốc bắc :

Dùng một con gà mái tơ (chừng 1,5 kg), 15g vị thuốc đương quy, 30g đảng sâm. Gà làm sạch bỏ hết nội tạng, sau đó cho đương quy, đảng sâm, hành, gừng vào trong bụng con gà, cột lại rồi đem ninh với lửa nhỏ cho đến nhừ, đem ăn.


Thuốc bổ máu làm hạ nhiệt : (bị nhiệt (nóng) )

Chè mộc nhĩ trắng đường phèn :

Ngoài tác dụng làm đẹp da thì môc nhĩ trắng (tuyết nhĩ) còn có tác dụng bổ máu, lưu thông máu rất tốt. Một bát chè mộc nhĩ trắng nấu với gừng chữa bệnh thiếu máu, cho ít đường phèn. Khi mua mộc nhĩ không nên chọn loại trắng quá, do dùng thuốc hoá học tẩy trắng.



Canh Rau ngót, rau dền đỏ

Rau dền đỏ luôn là những thứ “ưu tiên” hàng đầu cho người mới sinh con bởi tính “lành” và bổ máu. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, đúng là một số thực phẩm như rau ngót, rau dền có tác dụng bổ máu .



Gan heo xào nấm mèo đen:

Nấm mèo đen 80g, gan heo 400g, dưa leo 100g. Hành, gừng, bột nêm, bột năng, dầu mè và canh ngon với mỗi thứ vừa đủ. Nấm mèo đen dùng nước ấm ngâm nở, rửa sạch, để ráo nước. Nếu nấm quá to, dùng tay xé thành lát nhỏ.

Gan heo rửa sạch, lạng bỏ màng, thái lát cho vào trong chén, dùng bột năng, bột nêm trộn đều với gan. Dưa leo rửa sạch, thái lát xéo, hành cắt đoạn, gừng thái sợi sử dụng sau.

Bắc chảo lên bếp, đổ dầu vào, chờ khi dầu nóng đến 6/10, thêm hành và gừng xào thơm, đổ nấm mèo đen vào xào chín. Sau đó đổ vào gan heo đảo đều, thêm ít canh ngon, bỏ bột nêm, thêm dưa leo thái lát xào lại, rưới vào dầu mè thì hoàn tất. Món ăn bổ huyết sinh huyết, bổ nhưng không ngấy.



Gà tiềm hoàng kỳ-ngân nhĩ:

Hoàng kỳ 20g, Ngân nhĩ (nấm tuyết) 50g, gà mái giò 1 kg, bột nêm, rượu đế, hành và gừng với mỗi thứ vừa đủ. Ngân nhĩ sau khi dùng nước ấm ngâm nở rửa sạch. Gà sau khi làm sạch, bỏ chân móng, mỏ. Hoàng kỳ rửa sạch, nhét trong bụng gà. Hành cắt đoạn. Gừng thái lát, sử dụng sau.

Đổ nước vào nồi, cho vào gà, nêm rượu, hành, gừng dùng lửa lớn nấu sôi, vớt váng, rồi thêm vào ngân nhĩ, dùng lửa nhỏ hầm đến chín nhừ. Bỏ bột nêm thì hoàn tất. Món ăn tác dụng bổ khí dưỡng âm (bổ máu), ôn trung kiện tỳ (làm ấm và tăng chức năng tiêu hóa).

Gà mái có tác dụng tăng tủy, kèm với thảo dược ích khí bổ huyết, giúp hình thành tế bào tủy xương, xúc tiến tạo máu, thích hợp cho các loại bệnh thiếu máu, nhất là người bệnh thiếu máu ác tính. Món ăn cũng thích hợp cho người già thân yếu. Da gà chứa nhiều chất mỡ dưới da, tốt nhất khi chế biến loại bỏ đi, hay sau khi nấu thì vớt váng trên bề mặt.


Thuốc bổ máu trung tính đã quân bình âm dương :
Cháo long nhãn-hạt sen:

Nấu cháo gạo 100g cho thêm 50g Long Nhãn khô, 50g Hạt Sen khô.

Công dụng: Kiện tỳ bổ khí, dưỡng huyết.

Thịt bò xào với lá tỏi và mộc nhĩ:

Cách chế biến: Nấm mèo 25g đem ngâm, rửa sạch và xắt thành sợi, cho vào nước sôi luộc sơ qua; lá tỏi 200g bỏ phần cứng, rửa sạch xắt thành từng đoạn, rồi dùng dầu và muối xào sơ; thịt bò 300g xắt thành từng sợi lớn, ướp gia vị khoảng 15 phút; bắt chảo lên bếp, cho dầu vào, khi dầu nóng thì lần lượt cho gừng 2 lát, nấm mèo, m ột ít cà rốt thái sợi, thịt bò, lá tỏi và gia vị vào, xào sơ qua, sau cùng cho rượu (một ít), nước tương, đường cát, bột năng (mỗi thứ nửa muỗng cà phê) và dầu mè, tiêu bột (mỗi thứ một ít) cho sền sệt thì được.

Công dụng: Bổ máu, dinh dưỡng dồi dào.



Gan heo xào trứng gà và bó xôi:

Cách chế biến: Cho gan heo 50-100g vào nước sôi luộc chín, vớt ra xắt thành dạng hạt lựu, sau đó cho trở lại vào chảo để xào lại, cho trứng 1-2 qủa, bó xôi 30-50g, gốc hành 1 cái, nêm nếm gia vị vừa ăn.

Công dụng: Dưỡng huyết.

Gan heo nấu với đậu nành:

Cách chế biến: Cho đậu nành 50g vào nước lạnh ngâm cho mềm, rồi vớt ra cho vào nước nấu, nấu đến sôi thì cho gan heo 50g vào, nêm nếm vừa ăn.

Công dụng: Ngoài việc bổ dưỡng, món này còn chứa nhiều chất sắt, có tác dụng kiện tỳ hòa vị, ích khí sinh tân, thích hợp dùng cho người bệnh thiếu máu ác tính.

Gan heo nấu nấm mèo đen:

Cách chế biến: Bẻ nấm mèo ra 10g, rửa sạch, xắt thành miếng nhỏ rồi cho vào nước nấu, sau đó cho gan heo 50g vào nấu cho đến chín, thêm hành, nêm nếm vừa ăn.

Công dụng: Món này giúp dưỡng máu.



Chè đậu xanh-táo đỏ:

Đậu xanh 50g, táo đỏ 50g, đường đen vừa đủ. Đậu xanh vo sạch, dùng nước lạnh ngâm 2 giờ, táo đỏ rửa sạch. Bắc nồi lên bếp, thêm nước, đổ đậu xanh và táo đỏ vào, nấu lửa nhỏ cho đến khi đậu nở, táo đỏ phình đầy, nêm đường đen thì dùng, có tác dụng kiện tỳ hòa vị, ích khí dưỡng huyết, thanh nhiệt giải thử, rất thích hợp dùng cho người bệnh thiếu máu vào dịp hè, vừa thanh nhiệt vừa bổ máu. Thích hợp cho cả người bệnh cao mỡ máu, bệnh mạch vành, béo phì, tiểu đường (không nêm đường).



Trứng gà-hà thủ ô:

Trứng gà 2 quả, hà thủ ô 50 g, đun nhỏ lửa trong 30 phút. Bóc bỏ vỏ trứng rồi đun tiếp khoảng 60-90 phút là được, chế thêm đường đỏ, ăn trứng uống nước trong ngày, chữa thiếu máu thuộc thể can thận hư có dấu hiệu như đầu choáng mắt hoa, tai ù tai điếc, lưng đau gối mỏi, giấc ngủ không sâu nhiều mộng mị, di mộng tinh, tiểu đêm nhiều lần, trí nhớ giảm sút, đại tiện táo kết hoặc khó đi. Trong bài, hà thủ ô bổ gan thận, tăng tinh dưỡng huyết; trứng gà bổ huyết.


Kiết lỵ

Trị chứng kiết lỵ băng quýt gai: 20g vỏ thân cây quýt gai, 10g búp ổi, 20g rễ tầm xuân, 20g vỏ quả lựu, 20g vỏ quả chuối hột. Tất cả thái nhỏ, phơi khô, sắc uống.



Kinh Phong

Ở thôn quê xa Thầy xa Chợ, trẻ em thường bị chứng kinh phong bất ngờ, thật là khó khăn, vì sự lợi ích chung với tinh thần phục vụ, xin đóng góp cho bà con phương thuốc cứu cấp này để chữa trị trẻ em được bình phục vui chơi.



Củ thiềng liềng, lùi xắt nhỏ  3 chỉ Củ sả, lùi xắt nhỏ   10 chỉ

Thuốc cứu 15 lá Vỏ quít tức trần bì, sao vàng 1 vỏ

Rau húng cây 1 nắm Trà tàu  1 nắm Muối hột rang   1 muỗng cà phê

Các thứ để chung, đổ 3 chén nước lạnh, sắc còn 1 chén để nguội, cho uống từ từ 5 phút 1 lần, chứng kinh phong sẽ khỏi.



Kinh nguyệt phụ nử

Trái Hồng Quân

Hồng quân, bồ quân, bù quân, mùng quân trắng hay mùng quân rừng có hình dạng giống như quả nho, khi còn xanh thì có màu đỏ tươi, khi chín thì chuyển sang màu đỏ sẫm (tím), ăn có vị chua ngọt.

10kg Hồng Quân, 1kg đường phèn. Chẻ đôi trái này rối ngâm với rượu cho ngập 1 đến 1.5 tháng, sau đó bỏ đường phèn vào và ngâm thêm 1 đến 1,5 tháng nửa, rồi chắt nước ra để riêng, đỗ rượu vào cho ngập (không bỏ đường phèn nửa) ngâm them 3 tháng nửa. Ép lấy nước trộn chung với nước đả chắt.

Uống 1 muỗng canh cho kinh nguyệt không đều, đau bụng khi có kinh và ra sạch và nhanh rất là hiệu quả. Uống 1 muổn canh tiêu hóa rất tốt, cho người lớn ăn không ngon uống trước khi ăn, uống 1 muổn nếu ăn cảm thấy không tiêu hoặc sình hay chướng bụng



Rong kinh: nếu nhẹ, lấy cỏ Mực ( nhọ nồi)tươi giã vắt lấy nước cốt uống hoặc cỏ nhọ nồi khô sắc nước uống. Nếu huyết ra nhiều, cần phối hợp thêm trắc bá diệp hoặc cây huyết dụ

Chửa bệnh nghệ, mật ong và trứng gà:

2 muỗng cà phê bột nghệ, 2 muỗng cà phê mật on, 1 lòng đỏ trứng gà công nghiệp.

Trộn thật đều tất cả nguyên liệu vào cái ly hay chén, nấu cách thủy khoảng 35 – 40 phút thì nguyên liệu trên chin như bánh bông lan.

Nên ăn 1 lần trong 1 ngày vào 8-9 giờ tối hoặc trước khi đi ngủ. Đàn ông dùng một đợi 7 ngày, đàn bà thì 9 ngày. (Nếu không thấy bớt thì bỏ một ngày không dùng, rồi sau đó dùng thêm 1 đợt nửa. chỉ dung cho 3 đợt thôi. Sau đó 1 tháng sau mới dung lại).


Trị đau dạ dày, phổi có nướcvà cảm lạnh rất hiệu quả, ho lâu ngày, thiếu máu, mặt xanh vàng, đau lưng, biếng ăn, đau đầu mất ngủ, kinh nguyệt không đều và đau bụng khi có kinh, sa tử cung.
Bài “Tứ vật thang” của đưong quy: Đương quy, bạch thược, thục địa, xuyên khung, mỗi vị 5g. Sắc uống hoặc bào chế dưới dạng thuốc hoàn để trị các chứng thiếu máu của người già, người mới ốm dậy, sau phẫu thuật, phụ nữ sau sinh, hoặc kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh...

(Đương quy có vị cay tính ôn, do đó đối với những người mà cơ thể đang bị nóng, bị ngứa, không nên dùng; Đối với phụ nữ đang có thai hoặc đã có một vài lần thai lưu, hoặc đang có kế hoạch để sinh con, không nên dùng đương quy)


Ba Kích: Chữa chứng phụ nữ tử cung bị lạnh, kinh nguyệt không đều. Ba kích 120g, Lương khương 20g, Tử kim đằng 60g, Thanh diêm 80g, Nhục quế bỏ vỏ 160g, Ngô thù du 160g, tán bột dùng rượu hồ làm hoàn. Ngày uống 20g hồ với rượu pha muối nhạt. Kiêng kỵ: Người âm hư hỏa vượng (sốt nhẹ về chiều), táo kết không dùng những bài thuốc có vị ba kích
Lách

Sưng lá lách: ½ cốc tiết con ngổng(con ngang), cho vào rượu đun xôi, uống nóng.

Lậu

Bệnh lậu đái buốt ra máu: Xa tiền thảo để nguyên rể, rửa sạch, giả nát, vắt lấy 1 bát, quấy đều với 1 thìa mật ong, Uống lúc bụng đói.

Bệnh lậu đái dắt, đái nhiều lần, đau bụng dưới, đau đường tiết liệu: ½ kg giá đậu xanh ép lấy nước, pha với đường trắng để uống. Công hiệu: Lợi tiểu, thông lậu.

Bệnh lậu đái ra nước như có sạn, đau đường tiết liệu:

Bài 1. Lá và rể cây ngô(bắp), sắc nước uống thay trà hằng ngày. Công hiệu: Lợi tiểu, giảm đau, thông lậu.

Bài 2. Ngó sen tươi 100gr, 1 quả bí đao, nấu lấy nước uống thường xuyên. Công hiệu: Giảm đau, thông lậu, cầm máu.

Lưng đau

Phương pháp bấm huyệt trị đau lưng cột sống và tay chân duy chuyển khó khăn

Bấm ngũ bội (2 lần)và tam tinh(3 lấn) sau đó động tác ép gối trong và ngoài.

Sài hồ bắc 16g, Đỗ trọng bắc 30g hột vịt cà cuống 1 trứng, Sắt 3 chén còn 8 phân chỉ 1 nước thôi, khị sôi vớt trứng ra và lấy kim đâm lổ cho thuốc thấm vào. Dùng 1 tháng.

            1-Tủy xương sống mèo nuốt sống với hớp rượu là hết đau.



            2-Lòng trắng hột vịt + 2 muỗm nước chanh quậy kỹ uống.

Lưỡi
Trẻ tưa lưỡi: Cỏ nhọ nồi tươi 4g, lá hẹ tươi 2g giã nhuyễn, lấy nước cốt hòa mật ong chấm lên lưỡi cách 2 giờ 1 lần.

Mặt

Cách dùng cỏ mần trầu: Uốngvà rửa mặt để trị mẳt bị trứng cá

Cách chữa tàn nhang lâu ngày: Lấy lớp bên trong của đậu que (loại đỗ xanh hoặc vàng, dài cỡ gang tay), phần thịt trắng, chà và matxa lên nơi bị tàn nhang, ngày làm 2 lần, tránh nắng và tiếp xúc lửa nóng. Làm khoảng 1 tháng là khỏi.

Chữa hạt cơm bằng lá tía tô :Hạt cơm là những nốt to bằng hạt đỗ xanh, đôi khi còn to hơn, có khả năng lây lan sang các phần khác của cơ thể nếu để các phần khác chạm vào. Dùng lá tía tô tươi, vò nát thoa nhẹ lên vị trí nổi hạt. 7 lần trong 7 ngày thì chắc chắn vết đó sẽ khỏi hoàn toàn.

Trị mụn hạt cơm bằng tỏi: Tỏi bóc vỏ xát lên mụn hạt cơm những lúc nào rảnh rỗi. Không cần phải chà xát mạnh quá để làm những nốt mụn đó bị bật máu hay xước đâu. Đơn giản là bạn xát bình thường thôi. Cũng đừng đắp tỏi lên mụn quá lâu vì sẽ làm làn da bị phỏng rộp trông mất thẩm mĩ. Bạn chỉ cần xát một ngày vài lần trong vài ngày rồi chẳng để ý, nó sẽ bay đi lúc nào không biết và không thấy dấu hiệu gì là nó sẽ tái phát cả. Qúa đơn giản mà lại hiệu quả.

Mụn trứng cá trên mặt

Bài 1: Thể âm hư
Đối với những người thận âm hư khiến huyết không lưu thông gây ra mụn trứng cá cần dùng bài thuốc bổ thận âm để điều trị.
Thục địa 20 g, mạch môn 16 g, ngưu tất 12 g, trạch tả 12 g, hoài sơn 12 g, đan bì 12 g, bạch linh 12 g, ngũ vị 8 g.
Cách dùng: Đổ 5 bát nước, sắc thành 3 bắt, chia thành 3 lần uống trong một ngày. Kiêng ăn đồ cay nóng khi uống thuốc.
Bài 2: Thể dương vượng
Đối với những người dương vượng sẽ gây hỏa bốc, huyết không thông gây ra mụn trứng cá cần dùng bài thuốc thanh nhiệt, tả hỏa, thông khí huyết để điều trị.
Bồ công anh 12 g, hoàng cầm 12 g, kinh giới 12 g, chi tử 12 g, liên kiều 12 g, hoàng liên 4 g, huyền sâm 12 g, hồng hoa 6 g, sinh địa 12 g, cam thảo 4 g, táo 3 quả.
Cách dùng: Đổ 5 bát nước, sắc thành 3 bắt, chia thành 3 lần uống trong một ngày. Kiêng ăn đồ cay nóng khi uống thuốc.
Bài 3: Thể khí huyết hư
Những người khí huyết hư sẽ sinh ra nội nhiệt gây hỏa bốc dẫn đến mụn nhọt nảy nở. Trường hợp này cần dùng bài thuốc bổ khí huyết, điều hòa khí, cân bằng âm dương để điều trị.
Đẳng sâm 12 g, hoàng kì 12 g, bạch truật 12 g, đan sâm 12 g, hồng hoa 6 g, cam thảo 4 g, táo 3 quả, đương quy 12 g, xuyên khung 8 g, thục địa 12 g, quế nhục  4 g.
Cách dùng: Đổ 5 bát nước, sắc thành 3 bắt, chia thành 3 lần uống trong một ngày. Kiêng đồ lạnh, nhất là đá lạnh khi uống thuốc.
Lương y khuyến cáo thêm, ngoài việc sử dụng thuốc để điều trị người bị mụn trứng cá nên có chế độ ăn uống phù hợp và vệ sinh sạch sẽ. Nên kiêng hoặc hạn chế thức ăn chứa nhiều mỡ, cay, nóng; giảm những đồ ăn thức uống tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh mủ phát triển như nước ngọt, bánh kẹo ngọt, đường... Tăng các loại thực phẩm như rau quả, nhất là những loại có tác dụng thông tiện, nhuận tràng như rau sam, rau khoai lang, mồng tơi, rau đay. Về vệ sinh, cần rửa mặt sạch sẽ, nên rửa bằng nước ấm, nhất là vào mùa rét.

Mắt

Cách làm thuốc sáng mắt bằng quả gấc: https://video.search.yahoo.com/search/video;_ylt=A0SO8zwRExdW.CoAxmVXNyoA;_ylu=X3oDMTByNWU4cGh1BGNvbG8DZ3ExBHBvcwMxBHZ0aWQDBHNlYwNzYw--?p=Cach+Ch%E1%BB%ADa+M%E1%BA%AFt+S%C3%A1ng&fr=yfp-t-682#id=3&vid=33e6ed7be3d387da4ed57ce50f9080c3&action=view

Mắt nhậm cấp tính: Một chung nước mưa hay nước lọc sạch, bẻ trái ớt hiểm nặn hột, dạo vài lần trong nước, nhỏ một giọt vào mắt cay xót khó chịu, vài phút sau mắt mát hết đỏ, nhỏ vài lần sẽ hết ngay,một trái ớt hiểm pha vào 3 lít nước, nhỏ cả ngàn người bị mắt nhậm cấp tính rất công hiệu đã có thực nghiệm rồi kết quả chắc chắn
Thuốc tiên rửa mắt(Bí truyền): Thanh Bì 5 chỉ, Bì Tiêu 5 chỉ.

Dùng 2 chén nước, nấu hoặc chưng. Rửa mắt, mỗi ngày rửa 3 lần. Bất cứ già, trẻ, hay trai gái, bị mờ mắt, hoa mắt, mắt bị khí độc, mắt hư vì khí độc. Nói chung, tất cả bệnh về mắt rửa thì khỏi.



Chữa mắt quáng gà bằng củ cà rốt : Cà rốt thái lát, hấp chín, ăn ngày 2-3 củ, ăn liên tục trong một số ngày sẽ có hiệu quả.

Hoặc:


Cà rốt 600 g, thịt lươn 400 g, tất cả thái thành sợi nhỏ, xào lên ăn, mỗi liệu trình kéo dài 6 ngày.

Máu

Mẩn cầu sim (tây)(bỏ hột): Dùng mỗi ngày 150g, bổ máu
Bài “Tứ vật thang” của đưong quy: Đương quy, bạch thược, thục địa, xuyên khung, mỗi vị 5g. Sắc uống hoặc bào chế dưới dạng thuốc hoàn để trị các chứng thiếu máu của người già, người mới ốm dậy, sau phẫu thuật, phụ nữ sau sinh, hoặc kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh...

(Đương quy có vị cay tính ôn, do đó đối với những người mà cơ thể đang bị nóng, bị ngứa, không nên dùng; Đối với phụ nữ đang có thai hoặc đã có một vài lần thai lưu, hoặc đang có kế hoạch để sinh con, không nên dùng đương quy)



Bổ máu bằng đu đủ: 100g đu đủ vừa chin, 100g đường phèn, đem chưng rồi uống, 2-3 lần 1 tuần. (Nếu ăn nhiều bị vàng da, dùng 200g nhân trần và it mả đề giải)

Chú ý: Người tỳ hư, tiêu chảy không nên dùng. Không nên ăn nhiều đu đủ nhiều bị vàng da.


Chửa bệnh nghệ, mật ong và trứng gà:

2 muỗng cà phê bột nghệ, 2 muỗng cà phê mật ong, 1 lòng đỏ trứng gà công nghiệp.

Trộn thật đều tất cả nguyên liệu vào cái ly hay chén, nấu cách thủy khoảng 35 – 40 phút thì nguyên liệu trên chin như bánh bông lan.

Nên ăn 1 lần trong 1 ngày vào 8-9 giờ tối hoặc trước khi đi ngủ. Đàn ông dùng một đợi 7 ngày, đàn bà thì 9 ngày. (Nếu không thấy bớt thì bỏ một ngày không dùng, rồi sau đó dùng thêm 1 đợt nửa. chỉ dung cho 3 đợt thôi. Sau đó 1 tháng sau mới dung lại).


Trị đau dạ dày, phổi có nướcvà cảm lạnh rất hiệu quả, ho lâu ngày, thiếu máu, mặt xanh vàng, đau lưng, biếng ăn, đau đầu mất ngủ, kinh nguyệt không đều và đau bụng khi có kinh, sa tử cung.
Cỏ mần trầu: Tác dụng cầm máu nên chúng được giã nát dùng ngoài để cầm máu vết thương.

Bài thuốc hữu hiệu để giảm : máu cao, mỡ cao, cholesterol…
tka23 post
http://nhungmonthuocquy.blogspot.com
/

Một độc giả tốt lành giới thiệu bài thuốc quí, chính đương sự cũng như mẹ và em đã uống trong 3 tháng qua, kết quả trông thấy. Sau đây là lời của đương sự:


"Xin giới thiệu cách chữa trị hữu hiệu nhất để chữa bệnh máu cao, mỡ cao, cholesterol mà tôi đã làm cho chính tôi cũng như em gái và mẹ già của tôi trong 3 tháng qua. Kết quả như "Thần dược". Dễ dàng, không tốn kém và bảo đảm sức khỏe...
Chất liệu:

1- Tỏi để cả vỏ (100 gr)2- Đậu trắng (white bean) (100gr)


Cách làm:
Đậu trắng rửa sạch, tỏi rửa sạch.
Cho chung vào nồi với 2 lít nước.
Nấu sôi, hạ lửa nhỏ, ninh thật lâu (khoảng 3 tiếng thì nước sẽ cạn, còn lại chừng 1/8 của 2 lít nước (chừng một chén ăn cơm).
Cách ăn:
Bỏ vỏ tỏi đi, quấy đều tỏi và đậu, để nguội rồi ăn hết. Mỗi tháng ăn một lần. Bảo đảm sau 2 lần kết quả thấy rõ đến 100%.

Ung thu máu: Dùng cây lô hội.

Theo cách chỉ dẫn ở trang cuối cùng



MÁU BẦM BỊ Ứ TRONG CƠ THỂ

Mua 200 gram kim châm ở tiệm chạp phô, về ngâm 1 lít rượu trong khoảng 10 ngày. Mỗi lần uống 1 ly nhỏ, mỗi lần đi cầu, máu bầm theo phân ra. Uống 5-10 lần, máu bầm sẽ ra hết.



TRỊ BỊ ĐÃ THƯƠNG, Ứ MÁU BẦM

Lấy dái mít, nướng thành than, tán nhuyễn, đỗ nước sôi vào uống, tan dần máu bầm.

TRỊ BỆNH ĐÀN BÀ LÀM BĂNG

Bứt 1 nắm rau răm, nhai nhỏ, nuốt từ từ sẽ cầm lại

TRỊ VỀ UẤT HUYẾT, MÁU SẢN HẬU CHẬN, CẦN KHAI THÔNG CHO ĐỀU, KHỎI BỊ TẮC NGHẼN

Vỏ cây mảng cầu ta, phơi 1 nắm, hay dây bìm bìm hắc sửu, phơi khô. Sắc 3 chén còn 1 chén, uống sẽ hết.

Miệng

Mẩn cầu sim (tây)(bỏ hột): Dùng mỗi ngày 150g, trị lở miệng và đau miệng

Nơi bán thuốc trị bệnh hôi miệng:

http://www.chuahoimieng.com/2013/11/chua-tri-hieu-qua-benh-hoi-mieng.html

Tổng đài tư vấn: 1900 969607 (từ 8:00 giờ đến 20:00 giờ)

Tại TPHCM: 97 Trần Quang Diệu, phường 14, Quận 3

Tại Hà Nội: 99 Sơn Tây, P.Kim Mã, Q.Ba Đình 



Chửa hôi miệng bằng cần tây (rau cần): Cần tây sào với thit nạt bò hay heo ăn ngày 2 lần.

Chửa hôi miệng bằng hương nhu: Hương nhu 15g, sắt 1 chén còn .5 chén uống từng ngụm vài ngày miệng sẻ thơm trở lại.

tải về 1.33 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương