Phổi, thì tìm chữ đầu của nó là P. Bệnh đái dầm


Thuốc bổ thận, tráng dương



tải về 1.33 Mb.
trang2/8
Chuyển đổi dữ liệu15.05.2018
Kích1.33 Mb.
#38507
1   2   3   4   5   6   7   8

Thuốc bổ thận, tráng dương


Bài 1: dâm dương hoắc 12 g; ba kích, sa sâm mỗi vị 16 g; thỏ ty tử (tơ hồng), nhục thung dung, kỷ tử mỗi vị 12g; đỗ trọng, đương quy mỗi vị 8 g; cam thảo 6 g; đại táo 3 quả. Tất cả thái nhỏ, phơi khô, ngâm với một lít rượu 35-40 độ (càng lâu càng tốt). Uống trong vòng một tuần.

Bài 2: kỷ tử 120 g, đương quy 60 g, thục địa 180 g. Tất cả thái nhỏ, ngâm với 3 lít rượu 35-40 độ. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 30 ml.

Bài 3: nhân sâm, long nhãn, bạch truật, phục thần mỗi thứ 12 g, hoàng kỳ, đương quy, toan táo nhân mỗi thứ 16 g, mộc hương 6  g, viễn chí 6 g, cam thảo 4 g. Mỗi ngày sắc uống một thang, uống trong 20 ngày thì nghỉ 10 ngày, liên tiếp trong 3 tháng. Bài thuốc này chữa liệt dương do suy nhược cơ thể

3. Rượu thuốc bổ

  • Cá ngựa: Dược liệu cá ngựa có tên thuốc là hải mã hay thủy mã, có vị ngọt, mặn, tính ấm, không độc, có tác dụng tráng dương, kích thích sinh dục, gây hưng phấn, chủ trị tính yếu sinh lý ở nam giới, liệt dương, di tinh, xuất tinh sớm


 

 
Dùng riêng, cá ngựa một đôi (tượng trưng cho con đực và con cái) sấy khô vàng, tán nhỏ, xay bột mịn; ngày uống 3 lần, mỗi lần 2-5g với rượu. Hoặc cá ngựa một đôi (đang “quấn nhau” và còn nguyên mắt, để tươi - theo quan niệm của ngư dân vùng biển) ngâm với rượu.

Dùng phối hợp: cá ngựa 30g, bàn long sâm 30g, cốt toái bổ 20g, long nhãn 20g. Tất cả cắt nhỏ, ngâm vào một lít rượu trong 5-7 ngày, càng lâu càng tốt. Ngày uống 20-40ml, chia làm 2 lần. Hoặc cá ngựa 2 con, ngài tằm đực 5 con, tôm càng 20g, sao vàng, tán bột, xay mịn, chia làm 2-3 lần, uống trong ngày.



  • Cá chép: Cá chép tên trong y học cổ truyền là lý ngư. Mật cá chép chứa sắc tố mật, acid mật và sterol, được dùng chữa liệt dương, di tinh. Thường dùng với những vị thuốc khác, công thức như sau:

  • Mật cá chép 1 cái, gan gà trống 1 bộ. Hai thứ nghiền nát, ngâm với 500ml rượu trắng trong 5-7 ngày, càng lâu càng tốt. Thỉnh thoảng lắc đều. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 30ml.

Rượu hải sâm chữa yếu sinh lý

Hải sâm là loài động vật không xương sống, ngành da gai, từ xưa đã được xếp vào loại "tứ đại danh thái", tức 4 loại thức ăn quý giá: hải sâm, óc khỉ, tay gấu, yến sào. Hải sâm có thân dạng ống, dài như quả dưa chuột, do đó còn có tên "dưa chuột biển - sea cucumber". Thân hải sâm phình ra ở đoạn giữa và thon nhỏ lại ở hai đầu với những gai thịt nhỏ. Hải sâm có hai đầu, phía đầu trước có miệng và các vành tua miệng, đầu sau có hậu môn, dọc thân có các dãy chân ống, phát triển ở mặt bụng. Da hải sâm mềm, dưới da có các phiến xương nằm rải rác trong các lớp mô.

Để trị các bệnh về suy giảm sinh dục, có thể dùng hải sâm dưới dạng bột. Hải sâm đem sấy khô, tán bột, ngày 3 lần, mỗi lần 6g-10g, hoặc dùng dưới dạng ngâm rượu: Hải sâm tươi 400g, ngâm trong cồn dược dụng 60-70o trong 3 tháng, chiết lấy rượu, hòa với dịch thuốc ngâm của các vị thuốc: ba kích, đương quy, hà thủ ô đỏ, ngưu tất, mỗi vị 100g, dâm dương hoắc, phá cố chỉ, thỏ ty tử, mỗi vị 50g, trần bì 12g, thiên niên kiện 8g. Có thể tiến hành chiết 2-3 lần với các loại thuốc trên.

Nếu ngâm hải sâm khô thì sau khi rửa sạch, phơi hoặc sấy khô. Cắt nhỏ, tán bột thô rồi tiến hành ngâm như trên, tuy nhiên độ rượu lần đầu chỉ cần 35-40o. Thời gian ngâm của các lần cũng rút ngắn lại (30, 21, 15 ngày). Việc phối hợp giữa hai loại có thể theo các tỷ lệ (1:1), một rượu hải sâm, một rượu thuốc (theo thể tích), hoặc (1:2). Tùy khẩu vị, có thể pha thêm ít mật ong hoặc đường kính. Cần chú ý, không nên cho tỷ lệ hải sâm quá nhiều để tránh rượu bị tủa. Có thể dùng rượu hải sâm trước bữa ăn hoặc trước khi đi ngủ, ngày 2-3 lần, mỗi lần 30-50ml.

Cách chế ngọc dương tửu

Nguyên liệu là những quả thận dê đã được cắt bỏ phần màng trắng bên trong, hoặc toàn bộ bộ phận sinh dục (ngọc hành), đôi khi cả dương vật của dê. Đem nguyên liệu bóp đều với rượu gừng tươi (100g gừng tươi, giã nát, trộn đều với 300ml rượu 35-40o) và để trong 30 phút. Lấy ra bỏ hết gừng, thái thành các lát mỏng. Lần 1: Đem nguyên liệu đã xử lý ngâm ngập vào rượu dược dụng 60o trong 3 - 6 tháng. Lần 2: ngâm trong 3 tháng, nồng độ rượu 35 - 40o. Lần 3 ngâm trong 1 tháng, nồng độ rượu 35 - 40o. Gộp dịch chiết rượu của 3 lần lại. Mặt khác, để tăng thêm tác dụng bổ nội tiết, bổ sinh dục, người ta còn pha chế thêm rượu thuốc vào rượu ngọc dương, với các vị thuốc như hà thủ ô đỏ, ba kích, mỗi vị 150g; dâm dương hoắc (chích mỡ dê) 50g; huyết giác 20g; tiểu hồi, trần bì, mỗi vị 10g ngâm trong rượu trắng 35-40o, với tỷ lệ 1 phần thuốc, 8 -10 phần rượu (lượng thuốc này chỉ đủ cho một bộ nguyên liệu từ một con dê). Số ngày ngâm: lần 1 ngâm 1 tháng, lần 2 ngâm 3 tuần, lần 3 ngâm 2 tuần. Gộp dịch thuốc của các lần ngâm lại. Sau đó có thể tiến hành pha chế theo tỷ lệ 1 : 1 (một phần rượu dê, một phần rượu thuốc, hoặc 1 : 2). Đem rượu ngọc dương rót từ từ vào rượu thuốc, vừa rót vừa dùng đũa thủy tinh quấy đều để tránh rượu bị tủa. Có thể pha thêm ít đường trắng cho dễ uống. Tùy theo khối lượng của các nguyên liệu đem ngâm rượu, song lượng rượu thành phẩm phải có được gấp khoảng 8-10 lần trọng lượng của nguyên liệu động vật và thuốc thảo mộc đem ngâm.



RƯỢU TẮC KÈ
Phương thuốc: Tắc Kè (1 đực, 1 cái) 50g, đảng sâm 80g, huyết giác 10g, trần bì 10g, tiểu hồi 10g, đường cát 40g, rượu nếp 400 2 lít.
Cách bào chế:
Dùng tươi: Chặt bỏ đầu từ 2 mắt trở lên, bỏ 4 bàn chân, lột da, mổ bụng, bỏ nội tạng, nướng thật vàng thơm, nhớ giữ còn đuôi.
Dùng khô: Mổ bụng, bỏ hết phủ tạng, lau sạch bằng giấy bản tẩm rượu. Đem phơi hay sấy khô.
Khi dùng nhúng vào nước sôi, cạo sạch lớp vảy ở lưng, chặt bỏ đầu từ dưới 2 mắt trở lên và 4 bàn chân. Tẩm rượu (hoặc mật ong) nướng cho vàng đều. Ngâm 2 con trong 1 lít rượu gạo 40 độ, 100 ngày mới được dùng.
Thành phần bài rượu Tắc kè trên ngâm chung trong 30 ngày. Lọc bỏ cặn lắng, đậy kín, uống dần.
Cách dùng: Mỗi lần uống 1 ly nhỏ (30ml). Ngày 3 lần trước bữa ăn.
Công dụng: Bổ phế, bình suyễn, bổ thận tráng dương.
Chủ trị: Thận dương suy kém, đau lưng mỏi gối, tiểu đêm, hen suyễn (thể hư hàn).

Cách điều chế rượu rắn

Cách ghép bộ rắn để ngâm rượu

Tùy theo nguồn rắn ở từng vùng mà cách ghép bộ để ngâm rượu rắn có khác nhau. Ở các tỉnh phía Bắc và miền Trung thường có cách ghép như sau:

Bộ 3: 1 con hổ mang, 1 con cạp nong, mỗi con có thể trọng khoảng 500g, 1 con rắn ráo, có thể trọng khoảng 300g.

Bộ 5: Thêm vào bộ 3 hai con rắn khác, 1 con cạp nia, 1 con hổ trâu hoặc 1 con dọc dưa, mỗi con có thể trọng khoảng 500g.

Ở Nam Bộ thường dùng bộ 3 (tam xà tửu): 1 con hổ lửa, 1 con mai gầm, 1 con hổ đất. Bộ 5 (ngũ xà tửu): thêm vào bộ 3 trên 1 con hổ bành (hổ mang) và 1 con hổ hèo (hổ trâu). Bộ 10 (thập xà tửu): từ bộ 5, thêm 5 con rắn khác: 1 con rắn lục, 1 con rắn bông súng, 1 con rắn ri cá, 1 con ri ròi, 1 con rắn bồng.

Cách chế biến rắn:

Trước khi chế biến rắn, không để nọc rắn gây nguy hiểm đến tính mạng của người trực tiếp chế biến và người sử dụng, không để mất mật rắn và phải hạn chế tối đa mùi tanh.

Trước hết, chọn 3 con của các loại rắn khỏe mạnh, còn mật (theo cách ghép bộ 3 của miền Bắc), vì mật rắn có ý nghĩa rất lớn trong rượu. Nhiều khi người ta đã chích lấy mật trước, vì mỗi loại rắn có vị trí túi mật tương đối ổn định so với chiều dài thân, do đó cần lưu ý vấn đề này. Rắn được mổ bỏ hết phủ tạng, mật rắn lấy riêng ngâm vào một lọ chứa ít rượu 35 - 40%. Dùng rượu rửa sạch máu rắn, sau đó ngâm rắn vào hỗn dịch gừng tươi và rượu để khử mùi tanh (500g gừng tươi, rửa sạch, giã nát, thêm 0,5 lít rượu 35 - 40%), ngâm trong 30 phút. Lấy rắn ra, để khô se là có thể tiến hành ngâm rượu được.

Ngâm rắn tươi

Cho rắn đã xử lý vào một lọ thủy tinh có dung tích thích hợp. Đổ ngập rượu 60-70%. Đậy kín lọ. Ngâm trong 3 tháng. Có thể hạ thổ để giữ cho nhiệt độ ngâm ổn định. Sau khi chiết rượu ngâm lần 1, có thể tiếp tục ngâm lần 2-3. Những lần sau chỉ cần rượu có nồng độ 35 - 40o, và thời gian ngâm cũng ít hơn, thường là 30 - 20 ngày. Có nơi tiến hành ngâm rượu rắn tới hàng năm. Gộp dịch ngâm của 3 lần lại để pha rượu.



Ngâm rắn khô

Rắn đã được chế như trên, bỏ phần đầu, nơi có hai túi nọc độc, chặt thành từng khúc dài 5-7cm, có thể tẩm thêm dịch gừng tươi, để cho se, rồi nướng trên bếp than qua một vỉ sắt cho tới màu vàng và mùi thơm. Cũng có thể sấy trong tủ sấy ở nhiệt độ khoảng trên 70oC tới khô. Cho rắn đã khô vào bình thủy tinh có dung tích thích hợp, đổ rượu 35 - 40o ngập rắn. Ngâm lần đầu 30 ngày, sau đó tiếp tục ngâm lần 2-3. Những lần sau thời gian ngâm ngắn hơn, thường là 20 - 15 ngày. Cũng có thể sau khi có rắn khô, đem giã thành bột thô, cho vào túi vải, rồi ngâm như trên.

Đồng thời với việc ngâm rượu rắn, tiến hành ngâm rượu các vị thuốc đã được chế biến: hà thủ ô đỏ, ngũ gia bì hương, thiên niên kiện, mỗi vị 80g; cẩu tích 50g; kê huyết đằng 120g; tiểu hồi, trần bì, mỗi vị 30g. Dùng rượu 35 - 40% với tỷ lệ một phần thuốc, 5 - 8 phần rượu. Số ngày ngâm có thể ít hơn ngâm rắn. Lần 1 ngâm 30 ngày, lần 2-3 ngâm từ 20 - 15 ngày. Gộp rượu thuốc của các lần ngâm lại để pha chế với rượu rắn.

Sau khi đã chuẩn bị rượu của hai phần như trên, pha chế theo tỷ lệ 1 : 1 (một phần rượu rắn, một phần rượu thuốc), hoặc 1 : 2. Đem rượu rắn rót từ từ vào rượu thuốc, vừa rót vừa dùng đũa thủy tinh quấy đều để tránh rượu bị kết tủa. Đồng thời, đem rượu các mật rắn đã được ngâm riêng từ khi chế biến trộn đều với rượu thành phẩm. Thêm 500g đường trắng, quấy đều cho tan. Thêm rượu có nồng độ 35 - 40o cho đủ 10 lít rượu thành phẩm. Rượu rắn có màu nâu thẫm, mùi thơm vị đậm hơi ngọt. Ngày dùng 2-3 lần, mỗi lần 30-50ml, uống trước bữa ăn hoặc trước khi đi ngủ. Không dùng rượu rắn cho phụ nữ có thai. Tuy nhiên, không nên lạm dụng uống rượu rắn như một thứ rượu thực phẩm khác.



Ngự tửu Minh Mạng thang

Rượu này trở thành một đặc sản của Việt Nam kể từ ngày Việt Nam mở cửa cho du lịch và kinh tế thị trường để góp nhặt ngoại tệ. Cái gì thuộc về vua chúa nhà Nguyễn trước bị chửi là phong kiến, áp bức thì nay được xưng tụng là di sản văn hóa, trong đó có toa thuốc của Vua Minh Mạng. Toa thuốc này truyền tụng từ lâu ở Huế, được đồn là do vài vị ngự y chép được. Trong sách Nguyễn triều cố sự ; Huyền thoại về Danh lam xứ Huế ( 1996), tác giả Bửu Kế chép ra hai bài thuốc vua Minh Mạng như sau theo tài liệu của Lương Y Tuệ Tâm:



I - Nhất dạ ngũ giao

Thành phần:

1- Nhục thung dung 12g 2- Táo nhân 8g 3- Xuyên Qui 20g

4- Cốt toái bổ 8g 5- Cam cúc hoa 12 g 6- Xuyên ngưu tất 8g

7- Nhị Hồng sâm 20g 8- Chích kỳ 8g 9- Sanh địa 12g

10 -Thạch hộc 12g 11- Xuyên khung 12g 12- Xuyêntục đoạn 8g

13- Xuyên Đỗ trọng 8g 14- Quảng bì 8g 15- Cam Kỷ tử 20g

16- Đảng sâm 10g 17- Thục địa 20g 18 - Đan sâm 12 g

19- Đại táo 10 quả 20- Đường phèn 300 g

(Toa này có người nói là „Nhất dạ ngũ giao sinh lục tử“ nghĩa là có một lần làm thụ thai... song sinh!!)

Cách ngâm: Đường phèn để riêng, 19 vị thuốc trên đem ngâm với 3 lít rượu nếp ngon trong 5 ngày đêm. ngày thứ sáu, nấu nửa lít nước sôi với 300 g đường phèn cho tan ra, để nguội, rồi đổ vô thẩu, trộn đều đến ngày thứ 10 thì đem ra dùng. Ngày 3 lần sáng, trưa , tối, mỗi lần 1 ly trà. Dùng liên tục.

II- Nhất dạ lục giao

Thành phần:

1-Thục địa 40g 2- Đào nhân 20g 3-Sa sâm 20g

4- Bạch truật 12g 5 Đương qui 12g 6- Phòng phong 12g

7- Bạch thược 12g 8- Trần bì 12g 9-Xuyên khung 12g

10- Cam thảo 12g 11- Thục linh 12g 12- Nhục thung dung 12g

13- Tần giao 8g 14-Tục đoạn 8g 15- Mộc qua 8g

16- Kỷ tử 20g 17-Thường truật 8g 18-Độc hoạt 8g

19- Đỗ trọng 8g 20- Đại hồi 4g 21- Nhục quế 4g

22- Cát tâm sâm 20g 23- Cúc hoa 12g 24- Đại táo 10 quả

Cách ngâm: 24 vị thuốc trên ngâm với hai lít rưỡi rượu tốt trong vòng 7 ngày. Lấy 150 g đường phèn nấu với một xị nước sôi cho tan, để nguội rồi đổ vô keo rượu thuốc, trộn đều, đến ngày thứ 10 đem dùng dần. Ngày 3 lần, mỗi lần 1 ly nhỏ, sáng, trưa , chiều trước bữa ăn. Bã thuốc còn lại ngâm nước hai với một lít rưỡi rượu ngon- một tháng sau dùng tiếp.

Chủ trị: Cả hai bài trên có tác dụng đại bổ thận, bồi bổ thần kinh, gia tăng khí huyết, tăng cường sinh lực, mạnh gân cốt, bán thân bất toại, dương sự kém, tăng tuổi thọ.



4. Thuốc bổ của 5 Loại đậu

Đậu đỏ bổ tim, đậu xanh bổ gan, đậu vàng bổ tỳ( đậu nành), đậu trắng bổ phổi, và đậu đen bổ thận.

Bùa mê Giải bùa mê (theo cách của người Ấn độ)

1. Bùa theo gái.

Lấy một chút đất dính ở bánh xe đào đường phố, hòa ra nước mà uống, đừng uống cặn đất.

2. Bùa hại thân thể. (vd cho đinh vào bao tử) Lấy máu chó đen hòa với rượu mà uống.



Bụng

Đại tiện ra máu

Dân gian cũng thường dùng củ cải để chữa bệnh đại tiện ra máu. Bằng cách lấy củ cải sống (khoảng 200g) giã nát, lọc lấy một chén nước nhỏ cho 4 thìa nhỏ nước mật ong, đun sôi và uống nước này vào buổi sáng hằng ngày, bạn sẽ thấy có hiệu quả bất ngờ.



Chữa đau bụng, đầy hơi, lạnh bụng, nôn mửa, say nắng, khát nước: Lấy nước ép rau răm tươi thân đỏ 25-30 ml/lần/ngày, uống 2 lần.

Chữa bệnh cổ trướng bằng Mía Dò: ( bụng thũng nước to như cái trống), bác có thể sử dụng theo phương pháp sau:

(1) Dùng rễ mía dò tươi giã nát, bọc trong vải lụa , buộc lên rốn, tiểu tiện được bệnh sẽ khỏi dần( Lĩnh nam thái dược lục)

(2) Dùng rễ của mía dò tươi 30-60gam nấu cùng với 100gam lợn, chia ra ăn trong ngày (Lĩnh Nam thái dược lục)
Chửa đầy hơi chướng bụng

Mè đen giả nhỏ cho 1 cái vỏ quýt khô nấu cháo. Khi ăn nem vào chút muối, ăn vài

lần sẻ hết.
Chữa bệnh của 3 vị thuốc: Ba Kích 3chỉ(12g), Đổ Trọng 3chỉ, Ngưu Tất 3chỉ, sắt 4 chén còn 1 chén uống trước khi đi ngủ (không dùng nước thứ 2). Trị đau lưng, đau cột sống, đấu gối, gót chân, tiểu, chóng mặt, nặng bụng dưới, yếu sinh lý, thần kinh tọa, kém trí nhớ và mất ngủ.

ĐAU BNG HOC LON VT VÃ MUN CHT

Gừng tươi non 200 gr. nấu với l bát nước đồng tiện và 4 bát nước lã, còn lại 2 bát. Chia uống 3-4 lần là khỏi.



ĐAU BNG HOC LON VÌ BLẠNH QUÁ LÀM CO RÚT GÂN, MUN CHT.

Gừng sống 100gr, giã nát đổ l bát rượu ngon nấu sôi 2,3 sấp, cho uống nóng. Bên ngoài giã gừng chườm vào chỗ bụng

đau.

ĐAU BNG HOC LON, BNG ĐU TRƯNG LÊN, muốn ói, muốn đi cầu mà không đưc.

Gừng sống 40 gr nấu với 7 bát nước, còn lại 2 bát. Chia uống 2-3 lần.



Cai rượu

Dùng bông gòn chậm mồ hôi ngựa, vắt khô vào ly rượu, đừng cho người uống rượu biết, khi uống sẻ mửa , về sau thấy rượu là khinh tởm.



Chân

Chữa hôi chân bằng lá lốt: Nếu bạn bị hôi chân khi đi giày hãy dùng môt nắm lá lốt to cho vào nước lạnh sau đó đun sôi, rồi cho hai chân lên xông hơi nước bốc lên đến khi hết nóng. Sau đó cho hai chân vào nước đã xông xong, thêm chút dấm càng tốt. Làm khoảng hai ba lần là khỏi. Chúc các bạn thành công với mẹo nhỏ này.

Nước ép trái chanh và muối bỏ vào trong chậu nước quấy đều, rồi ngâm chân vào khoảng 20 phút. Xác trà hay ca phê phơi khô, bỏ trong dày qua đêm.



Chữa bệnh đổ mồ hôi chân tay bằng lá lốt

Có một cách chữa bệnh đổ mồ hôi chân tay không cần mổ và không mất tiền nhưng khá hiệu nghiệm. Tôi bị bệnh ra mồ hôi chân tay từ thời tuổi trẻ. Đi tất buổi sáng, buổi chiều đã phải thay vì mùi hôi. Một người bạn dân tộc Nùng đã mách tôi cách chữa bệnh. Nhưng hồi ấy tôi không để ý. Cách đây hơn 10 năm nhớ lại, tôi đã thử chữa. Thật bất ngờ, một tuần sau khi dùng thuốc, bệnh của tôi đã thuyên giảm cơ bản.


Bài thuốc đơn giản như sau: nhổ những cây lá lốt lấy cả rễ, cắt bỏ phần ngọn rồi chặt thành từng khúc dài bằng hai đốt ngón tay. Rửa thật sạch, đem phơi cho tái đi, sau đó đem sao vàng. Khi mẻ cây lá lốt sao chuyển sang màu vàng, đổ xuống đám đất sạch cho nguội đi. Phương pháp này dân gian gọi là "hạ thổ" để lấy "âm dương".
Mỗi ngày, lấy một nắm lá lốt đã sao vàng ấy cho vào ấm đun sôi chừng 15 phút. Nước lá lốt này không nên đặc quá hoặc loãng quá. Uống cả ngày như uống nước chè. Mỗi ngày một ấm thuốc, uống liên tục trong vòng 7 ngày. Sau khi ngừng uống 4 đến 5 ngày tiếp tục uống thuốc thêm một tuần nữa chắc chắn bạn không còn phải khó chịu vì bệnh ra mồ hôi chân tay nữa. Riêng tôi, cứ sau 2 năm tôi lại dùng lại một đợt thuốc lá lốt cho "chắc ăn".

Chân tay bại xụi giở đi không được

Ngâm chân trong nước ấm muối, chanh, và gừng. Uống thêm rễ nhàu và cây vang ngâm rượu.



Chữa mắt cá chân bằng ngải cứu: Lấy lá ngải giã nát, bôi vào cái mụn cái (là cái mọc đầu tiên). Sau một thời gian nó tự tiêu đi mất và những cái mụn con cũng mất luôn.

Chữa vết chai cục ở bàn chân:Rất nhiều người bị nổi cục chai cứng ở bàn chân, bàn tay, đi lại rất khó và đau nhói.

Thuốc đắp gồm có: Hạt gấc, khoảng 5 hạt, (tuỳ theo vết chai - vết mắt cá - theo dân gian gọi) to hay nhỏ để thêm bớt lượng; rượu trắng 1/2 chén (loại cao độ một chút thường để ngâm rượu thuốc). Hạt gấc bóc bỏ vỏ cứng, giữ lấy vỏ màng, cho vào cối giã thật nát, lấy ra bát, trộn rượu vào thành một thứ hỗn hợp sệt. Rửa sạch chỗ có vết chai mắt cá, dùng thìa múc thuốc đã giã đặt trùm lên chỗ chai, dùng khăn gạc băng lại.

Nên làm vào buổi tối, vì khi đó cơ thể ít hoạt động. sau 8 đến 10 tiếng đắp, tháo băng. Sau một ngày chỗ chai mắt cá phồng lên, sau 2 ngày bong chân, sau vài ngày thì long ra một cái mắt cá chai có lỗ chỗ như rễ cây. Sau đó một thời gian vết lõm ở chân do cục chai tạo ra sẽ đầy lên.Tuỳ theo từng người, có người đắp mấy lần mới khỏi hẳn. Miễn sao bạn có lòng kiên trì.

Chân đau nhức: Hột vịt 2 quả, lấy lòng trắng (bỏ lòng đỏ), pha với nước chanh 1 quả, đánh thật kỹ uống.

Chân sưng, đau nhức: Lấy gừng giã, chưng rượu bó.

Chân bị bong gân, trẹo: Hành ta cả rễ lá, độ 3-4 cây, gừng bằng đầu ngón tay, chút muối giã bó…Bó 1 lúc sẽ cảm thấy nóng, nhờ vậy máu bầm sẽ tan đi và mau khỏi.

Trị nứt chân: Nấu nước cỏ xước, uống thường xuyên sẽ hết.

THUỐC UỐNG TRỊ RA MỒ HÔI, LẠNH 2 CHÂN, UỐNG CHO ẤM LẠI VÀ RÁO MỒ HÔI

Muối hột, chừng vài muỗng canh, đem rang cho nổ lên khói, xúc 1 muỗng nhai từ từ và uống nước nấu chín, nó    thuốc vô thân, đi tiểu ra chất độc, chân ấm lại, đổ mồ hôi.


tải về 1.33 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương