ĐOÀn apple môn họC : marketing quốc tế giảng viêN : trần nguyên an thành viên nhóM 10


III. CHIẾN LƯỢC GIÁ SẢN PHẨM QUỐC TẾ



tải về 447.31 Kb.
Chế độ xem pdf
trang6/8
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2023
Kích447.31 Kb.
#55051
1   2   3   4   5   6   7   8
pdfedu.com tieu-luan-giua-ky-marketing-quoc-te

III. CHIẾN LƯỢC GIÁ SẢN PHẨM QUỐC TẾ : 
Xây dựng chiến lược giá đúng đắn là điều kiện quan trọng đảm bảo doanh nghiệp có thể
thâm nhập, chiếm lĩnh thị trường nhờ đó hoạt động kinh doanh có hiệu quả cao. Giá cả là
biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hoá, nghĩa là số lượng tiền phải trả cho hàng hoá đó.
Về nghĩa rộng đó là số tiền phải trả cho một hàng hoá, một dịch vụ, hay một tài sản nào
đó. Việc định giá sản phẩm có ý nghĩa quan trọng đối với doanh nghiệp vì nó ảnh hưởng
trực tiếp đến doanh thu và lợi nhuận. Đối với Apple – một thương hiệu nổi tiếng với
những sản phẩm , những thiết bị giải trí trang nhã , việc xác định chiến lược giá cho từng
sản phẩm khi được tung ra thị trường là rất quan trọng. Apple luôn định giá sản phẩm một
cách hiệu quả, phù hợp với những giá trị mà sản phẩm của Apple đem lại cho khách
hàng. Các sản phẩm của Apple đều có xu hướng đắt tiền, thuộc nhóm hàng cao cấp và
mang biểu tượng địa vị sang trọng. Apple nắm rất rõ tâm lý của khách hàng, luôn đổi mới
công nghệ liên tục để tìm cách làm hài lòng khách hàng.
Một số chiến lược giá nổi bật của Apple bao gồm các chiến lược sau :
1. Định giá sản phẩm Premium (Premium Pricing Strategy) : 
Chiến lược định giá Premium là chiến lược định giá sản phẩm cao cấp. Với chiến lược
này, doanh nghiệp định giá sản phẩm của họ cao để thể hiện rằng sản phẩm có giá trị cao,
sang trọng hoặc cao cấp. Định giá Premium tập trung vào giá trị được cảm nhận của sản
phẩm hơn là giá trị thực tế hoặc chi phí sản xuất.
Định giá Premium là một chức năng quan trọng của sự nhận biết thương hiệu và cảm
nhận về thương hiệu. Các thương hiệu áp dụng chiến lược định giá này được biết đến với
việc cung cấp các giá trị cao cấp thông qua sản phẩm của họ. Đó là lý do tại sao họ được
định giá cao hơn so với các đối thủ cạnh tranh khác. Ví dụ, ngành thời trang cao cấp và
công nghệ thường được định giá bằng cách sử dụng chiến lược này vì sản phẩm của họ
có thể được cảm nhận như là sang trọng, độc quyền và hiếm có trên thị trường. 
Do Apple là một thương hiệu cao cấp nên thương hiệu này đã sử dụng chiến lược định
giá sản phẩm Premium. Đây là chiến lược về giá thường thấy của Apple khi các sản phẩm


và dịch vụ của công ty đều được đặt giá ở mức cao nhất. Mặc dù giá thành của sản phẩm
Apple cao hơn những sản phẩm khác, Apple vẫn sở hữu được một số lượng lớn khách
hàng trung thành do có lợi thế về thương hiệu, sản phẩm chất lượng và bền cũng như đem
lại trải nghiệm người dùng tốt.
2. Định giá sản phẩm theo giá trị (Value-Based Pricing Strategy) :
Chiến lược định giá sản phẩm dựa trên giá trị là một chiến lược định giá chủ yếu dựa trên
giá trị mà khách hàng cảm nhận được về sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp. Định
giá theo giá trị là định giá tập trung vào khách hàng, có nghĩa là các doanh nghiệp định
giá dựa trên mức giá mà khách hàng tin rằng giá bán đó phù hợp với giá trị mà sản phẩm
cung cấp. 
Định giá dựa trên giá trị khác với định giá theo chi phí, khi doanh nghiệp chủ yếu chú
trọng vào chi phí sản xuất để định giá sản phẩm. Các doanh nghiệp cung cấp các tính
năng hoặc dịch vụ độc đáo hoặc có giá trị cao sẽ phù hợp với chiến lược định giá sản
phẩm theo giá trị hơn là các doanh nghiệp chủ yếu bán các mặt hàng hóa thông thường. 
Do các dòng sản phẩm của Apple có giá trị cao trong cảm nhận của khách hàng nên giá
thành của sản phẩm Apple cũng tương xứng với những giá trị mà nó đem lại. Bên cạnh
đó, bất kỳ cải tiến sản phẩm và tính năng bổ sung nào của Apple được đưa ra cũng đều
dựa trên mong muốn và nhu cầu của khách hàng. 
3. Định giá sản phẩm theo tâm lý khách hàng (Psychology Pricing Strategy) :
Chiến lược định giá theo tâm lý, đúng như tên gọi, đó là nhắm vào tâm lý của con người
để thúc đẩy doanh số bán hàng của doanh nghiệp. Apple thường xuyên sử dụng hiệu ứng
này khi định giá sản phẩm của mình để thu hút khách hàng mua sản phẩm.
Ví dụ: theo “hiệu ứng 9 chữ số (9-digit effect)”, mặc dù một sản phẩm có giá 99,99 đô la
về cơ bản là 100 đô la, khách hàng vẫn có thể xem đây là một mức giá tốt đơn giản chỉ vì
người bán đã định giá sản phẩm với số “9” trong giá bán.



tải về 447.31 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương