Nông nghiệp bùi Thị Thơ, Võ Châu Tuấn



tải về 0.52 Mb.
Chế độ xem pdf
trang3/7
Chuyển đổi dữ liệu26.05.2022
Kích0.52 Mb.
#52113
1   2   3   4   5   6   7
388-Article Text-687-1-10-20200730

 
- Chỉ tiêu EC: Trộn đều đống ủ và lấy mẫu phân tích tại 1 vị trí bất kỳ. Sử dụng 
mẫu tươi, pha loãng mẫu với tỉ lệ nước : phân là 10:1 theo phương pháp của Van der 
Gheynst [8]. 
 
Chỉ tiêu thời gian phân giải được xác định sau khi đống phân ủ hoàn thành quá 
trình phân giải. 
 
- Các chỉ tiêu trên cây lạc đo đếm sau khi thu hoạch theo sổ tay phương pháp 


UED JOURNAL OF SOCIAL SCIENCES, HUMANITIES AND EDUCATION VOL.2, NO.2 (2012)
44 
nghiên cứu khoa học ngành trồng trọt, Đại học Nông Lâm - Đại học Huế, 1998. 
2.2.3. Xử lí số liệu 
Số liệu thực nghiệm được xử lý bằng phần mềm thống kê sinh học SXW, 
version 9.0. Toàn bộ các thí nghiệm được tiến hành tại khoa Nông học, trường Đại học 
Nông Lâm - Đại học Huế. 
3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận 
3.1. Ảnh hưởng của tỉ lệ C:N đến chất lượng quá trình ủ phân
Để vi sinh vật hoạt động bình thường thì nguyên liệu ủ cần phải cân đối các chất 
dinh dưỡng chính C, N, P và K. Trong đó, đặc biệt quan trọng là sự cân đối giữa tỉ lệ 
C:N của nguyên liệu. Tỉ lệ C:N cho phép khi phối trộn nguyên liệu là 20:01 - 50:01 [2]. 
Thí nghiệm phối trộn các nguyên liệu ở các tỉ lệ C:N khác nhau: 20:1; 30:1; 40:1và 
50:1. Để đánh giá và tìm ra tỉ lệ C:N phù hợp, các chỉ tiêu về nhiệt độ, pH, EC và thời 
gian hoàn thành đống ủ được theo dõi. 
Ảnh hưởng của tỉ lệ C:N đến nhiệt độ của đống ủ 

Hình 1. Biểu đồ ảnh hưởng của tỉ lệ C:N đến nhiệt độ của các đống ủ 
Nhiệt độ cao đặc trưng cho quá trình ủ hiếu khí và là dấu hiệu thể hiện sự hoạt động 
mạnh mẽ của vi sinh vật. Sự thay đổi nhiệt độ qua mỗi giai đoạn cũng đồng nghĩa với 
sự thay đổi các thành phần và số lượng của vi sinh vật trong đống ủ. Nhiệt độ trong 
đống ủ càng tăng cao thì chứng tỏ hoạt động của vi sinh vật càng mạnh mẽ, thành phần 
và số lượng của chúng càng phong phú, hứa hẹn sẽ cho nguồn phân ủ chất lượng tốt 
[5]. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, ở các tỉ lệ C:N khác nhau thì tỉ lệ C:N = 
30:1 có nhiệt độ đỉnh điểm cao nhất đạt 68,6
0
C ở ngày thứ 15 sau ủ, chứng tỏ sự phân 
hủy diễn ra sớm và mạnh. Thời điểm kết thúc ủ phân sớm nhất 45 ngày, thể hiện tốc 
độ phân hủy vật chất hữu cơ nhanh nhất trong các công thức, hoạt động các vi sinh vật 
diễn ra mạnh mẽ, đồng thời nhiệt độ tăng lên rất cao, có giá trị > 62
0
C nên có thể tiêu 
diệt triệt để mầm bệnh và hạt cỏ dại trong nguyên liệu ban đầu. 

tải về 0.52 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương