Nông nghiệp bùi Thị Thơ, Võ Châu Tuấn


 Ảnh hưởng của tỉ lệ C:N đến thời gian hoàn thành phân ủ



tải về 0.52 Mb.
Chế độ xem pdf
trang5/7
Chuyển đổi dữ liệu26.05.2022
Kích0.52 Mb.
#52113
1   2   3   4   5   6   7
388-Article Text-687-1-10-20200730

3.2. Ảnh hưởng của tỉ lệ C:N đến thời gian hoàn thành phân ủ 
Hình 4. Biểu đồ ảnh hưởng của tỉ lệ C:N 
 đến thời gian hoàn thành phân ủ 
Theo kết quả nghiên cứu của Sonia M. Tiquia và Nora F.Y. Tam (2002), đống ủ 
với hỗn hợp nguyên liệu mùn cưa, phân chuồng và rác thải thực phẩm mất 128 ngày để 
hoàn thành [7]. Trong khuôn khổ thí nghiệm, chúng tôi thu được kết quả sau: thời gian 
hoàn thành ủ phân ở công thức IV (50:1) là 60 ngày, các công thức I (20:1) và III (40:1) 
bằng nhau và mất 50 ngày. Công thức II (30:1) thời gian ngắn nhất, chỉ mất 45 ngày ủ. 
Như vậy, thời gian ủ của chúng tôi rút ngắn 2,84 lần so với kết quả của Sonia và cs 
(2002). Việc rút ngắn được số ngày ủ phân giúp nông dân tiết kiệm được thời gian và 
đáp ứng kịp thời nguồn phân bón cho mùa vụ sau, đồng thời, sớm giải phóng diện tích 


TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI, NHÂN VĂN VÀ GIÁO DỤC TẬP 2, SỐ 2 (2012)
47 
sân vườn. 
Hình 5. Một số hình ảnh phân ủ từ lục bình, phân trâu bò và rơm rạ 
3.3. Ảnh hưởng của tỉ lệ C:N đến chất lượng phân ủ thông qua một số chỉ tiêu trên 
cây lạc L14 
Bảng 3: Các chỉ tiêu sinh trưởng và năng suất trên cây lạc L14 
Ghi chú: LSD
0,05 
(Least Standard Deviation): mức sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa, ở xác suất 
95% 
Theo kết quả xử lý thống kê, chiều cây cao lúc thu hoạch đạt giá trị cao nhất ở 
công thức II và III. Các chỉ tiêu năng suất chất khô, số quả chắc/cây, P
100
quả, năng suất 
thực thu đạt giá trị cao nhất ở công thức II, tiếp đến là công thức III và I, công thức IV có 
giá trị thấp nhất. Điều này chứng tỏ tỉ lệ C:N = 30:1 đã cho chất lượng phân ủ tốt nhất, 
thông qua sự tác động tích cực đến sinh trưởng - phát triển của cây lạc L14. 
Kết quả cũng cho thấy, tỉ lệ C:N cao hơn (50:1) gây tổn hại đến sinh trưởng - phát 
triển của cây lạc nhiều hơn là tỉ lệ C:N thấp (20:1), điều này có thể được giải thích với nhiều 
nguyên nhân khác nhau. Có thể do sự thiếu hụt nguồn dinh dưỡng chính là N dẫn đến quá 
trình phân hủy bị gián đoạn, hàm lượng các chất dinh dưỡng trong phân thấp không đáp 
ứng đủ nhu cầu cho cây. Đồng thời phần cacbon dư thừa (rơm rạ) chưa được phân hủy triệt 

tải về 0.52 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương