Nông nghiệp bùi Thị Thơ, Võ Châu Tuấn



tải về 0.52 Mb.
Chế độ xem pdf
trang4/7
Chuyển đổi dữ liệu26.05.2022
Kích0.52 Mb.
#52113
1   2   3   4   5   6   7
388-Article Text-687-1-10-20200730

 
 


TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI, NHÂN VĂN VÀ GIÁO DỤC TẬP 2, SỐ 2 (2012)
45 
Ảnh hưởng của tỉ lệ C:N đến EC của đống ủ 
 
 
Hình 2. Biểu đồ ảnh hưởng của tỉ lệ C:N 
 đến EC của đống ủ 
Theo OWA (1994), chỉ tiêu EC phản ánh những thay đổi của các thành phần hóa 
học trong quá trình ủ phân, nó là một thông số hữu ích để ước tính mức độ hoàn thành 
của phân ủ. Phân ủ có EC thích hợp thì các thành phần dinh dưỡng khoáng trong phân ủ 
hợp lý và an toàn để bón vào đất [6]. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, 20 
ngày sau ủ phân, chỉ tiêu EC của các công thức thấp và dao động từ 3,50 – 4,12 dS/m. 
Theo thời gian ủ giá trị EC tăng dần. Giá trị EC cuối cùng trong phân ủ hoàn thành có 
tầm quan trọng rất lớn đối với đất canh tác, vì nó có thể là một yếu tố hạn chế sự nảy 
mầm của hạt giống và sự tăng trưởng của thực vật (Banegas et al, 2007). Thời điểm 
hoàn thành phân ủ EC của các công thức đạt giá trị cao nhất và dao động từ 4,40 – 5,45 
dS/m. Theo Rao Bhamidimarri SM và cs (1996) để cải thiện đất nông nghiệp thì giá trị 
EC thích hợp trong phân ủ hoàn thành là 4 dS/m [4]. Theo Brady và cs (1996), EC trong 
đất nông nghiệp có phạm vi từ 0 - 4 dS/m, trong khi EC trong phân hữu cơ từ rác thải 
nông nghiệp và đô thị dao động từ 3,69 - 7,49 dS/m [3]. Trong thí nghiệm này, giá trị 
EC ở tỉ lệ C:N = 30:1 đạt 5,45 dS/m nằm trong ngưỡng EC cho phép, có thể sử dụng để 
cải thiện đất nông nghiệp. 
Ảnh hưởng của tỉ lệ C:N đến pH của đống ủ 
 

 
 
Hình 3. Biểu đồ ảnh hưởng của tỉ lệ C:N đến pH của các đống ủ 


UED JOURNAL OF SOCIAL SCIENCES, HUMANITIES AND EDUCATION VOL.2, NO.2 (2012)
46 
Khi vi khuẩn và nấm phân giải các chất hữu cơ thì các axit hữu cơ được giải 
phóng. Trong giai đoạn đầu, do sự tích lũy axit làm cho giá trị pH giảm xuống. Đây là 
dấu hiệu tốt trong quá trình ủ phân, nhưng pH chỉ phù hợp ở một giới hạn nhất định; 
nếu giảm quá ngưỡng 4,5 sẽ hạn chế hoạt động của vi sinh vật. Đến thời điểm kết thúc ủ 
phân nếu giá trị pH thấp hơn 7 cho thấy đống phân ủ chưa hoai hoàn toàn hoặc do đống 
ủ bị yếm khí, vi sinh vật không đủ oxy để tiếp tục hoạt động phân giải chất hữu cơ. 
Theo NRAES (1992) giá trị pH dao động từ 5,5 - 8,5 là tối ưu cho vi sinh vật trong phân 
ủ [6]. Theo kết quả thí nghiệm này, công thức ủ có tỉ lệ C:N = 30:1 có sự biến động pH 
mạnh và rõ nhất trong các công thức, cho thấy có sự hoạt động mạnh mẽ của vi sinh vật. 
Sau 20 ngày ủ, pH đã giảm nhanh từ 8,23 xuống 6,02. Khi phân ủ hoàn thành giá trị pH 
đạt 7,45; với mức kiềm nhẹ rất thích hợp để bón cho đất chua ở hầu hết các tỉnh thành 
Việt Nam. Kết thúc ủ phân, giá trị pH của các công thức I, II, III, IV lần lượt là 7,76; 
7,45; 7,87; 7,95. Theo Rynk R và cs (1992), để cải thiện đất nông nghiệp, pH yêu cầu 
phải < 7,2 [6]. Như vậy, việc phối trộn nguyên liệu với tỉ lệ C:N = 30:1 cho giá trị pH là 
7,45 là phù hợp hơn cả. 

tải về 0.52 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương