NĂm thứ 14 – SỐ 603 – chúa nhậT 23 2014



tải về 2.75 Mb.
trang5/16
Chuyển đổi dữ liệu14.06.2018
Kích2.75 Mb.
#39998
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   16

ĐNG XIN NƯC LẠI NGUỒN C HNG SNG


Lộ trình Phụng Vụ Mùa Chay năm A dẫn đưa chúng ta sống con đường của các anh chị em dự tòng đang chuẩn bị lãnh nhận Bí Tích Thánh Tẩy, làm sống dậy trong chúng ta ơn Thánh Tẩy.

Giáo Hội luôn kết hợp lễ Vọng Phục Sinh với việc cử hành Bí Tích Thánh Tẩy trong đó hiện thực mầu nhiệm cao cả của cuộc sống Kitô: chết đi cho tội lỗi, tham dự vào sự sống mới trong Chúa Kitô phục sinh và nhận lấy Chúa Thánh Thần, Ðấng đã cho Ðức Giêsu từ cõi chết sống lại ( x. Rm 8, 11 ).

Thế nên, Chúa Nhật thứ nhất gọi là Chúa Nhật cám dỗ, vì giới thiệu các cám dỗ Chúa Giêsu phải chịu trong sa mạc, và mời gọi chúng ta đứng về phía Chúa Giêsu để chống lại các cám dỗ. Chúa Nhật này sau khi nghe chứng tá của các cha mẹ đỡ đầu, Giáo Hội cử hành việc tuyển chọn những người sẽ được nhận lãnh Bí Tích Rửa Tội trong đêm Vọng Phục Sinh.

Chúa Nhật thứ hai gọi là Chúa Nhật của tổ phụ Apraham và Chúa Nhật Hiển Dung. Bí Tích Rửa tội là Bí Tích của Đức Tin và thiên chức làm con Thiên Chúa: theo Apraham tin tưởng vào Chúa và ra đi để trở nên con cái Chúa.

Bước vào Chúa Nhật thứ ba, chúng ta nghe lại cuộc đối thoại nổi tiếng của Ðức Giêsu với người thiếu phụ Samari, được tường thuật bởi Thánh Gioan. Người thiếu phụ hằng ngày đi lấy nước từ một giếng nước cổ xưa, có từ thời của Tổ Phụ Giacóp. Và ngày hôm ấy, chị gặp Ðức Giêsu đang ngồi trên bờ giếng, mệt mỏi sau một chặng hành trình đường xa ( x. Ga 4, 5 – 42 ). Chúa Giêsu chính là nước hằng sống, Ngài làm cho con người đỡ khát, nước Chúa Thánh Thần. Chúa Nhật này Giáo Hội cử hành việc bỏ phiếu các tân tòng lần thứ nhất và trong tuần trao cho họ Kinh Tin Kính.

Chúa Giêsu là Nước Hằng Sống

Vào những thế kỷ đầu của Kitô giáo, Các Giáo phụ đã sớm nhận ra nới "nước hằng sống" biểu tưởng của phép Rửa Tội, mà Đức Kitô là chính Nguồn Nước ấy (9). Chúa Giêsu xin người đàn bà xứ Samari nước uống, không phải lý do khát về thể lý cho bằng khát Đức Tin và khát sự sống đời đời. Đấng Cứu Thế giả vờ khát nước đến xin người đàn bà nước để trao ban thứ nước ân sủng khỏi khát đời đời. Đó chính là nguồn nước mà Tin Mừng nói tới khi Ngài xin nước của người đàn bà xứ Samari… Thực ra, nguồn nước ấy không bao giờ cạn, Đấng là nước hằng sống không thể uống nước bị ô nhiễm ở vùng đất này. Câu hỏi được đặt ra: Phải chăng Đức Kitô khát nước ?



Vâng, Ngài khát, nhưng Ngài không khát nước trên mặt đất này, hay khát thức uống của con người, mà khát sự cứu chuộc nhân loại. Thánh Ephrem viết: “Khi khát nước, Chúa chúng ta đã ngó đầu vào miệng giếng; Ngài xin người đàn bà nước uống. Từ giếng nước, Ngài đã câu được một tâm hồn. Nhưng tâm hồn ấy đã lại câu tiếp được cả dân trong thành” ( Thánh Thi Giáng Sinh số 4, 43 – 44 ).

Tại sao Chúa Giêsu lại xin người đàn bà xứ Samari nước uống khi bà đến kín đầy vò nước, không những thế, Ngài còn khẳng định rằng, Ngài có thể trao ban mạch nước dồi dào hơn từ giếng thiêng liêng nếu ai đến xin Ngài ?



Câu trả lời là vì dân Samari thờ ngẫu tượng, nên Ngài khát Đức Tin của người đàn này. Chúa Giêsu nói: Nếu bà nhận biết ơn của Thiên Chúa ban và ai là người đang nói với bà: ‘xin cho toi uống nước’, thì chắc bà sẽ xin Người, và Người sẽ cho bà nước hằng sống ( ... ) Tất cả những ai uống nước này sẽ còn khát: nhưng ai uống nước Ta sẽ cho thì không bao giờ còn khát nữa; vì nước Ta cho ai thì nơi người ấy sẽ trở thành mạch nước vọt đến sự sống đời đời” ( Ga 4, 10 – 14 ). Đúng như lời Kinh Tiền Tụng thánh lễ hôm nay diễn tả:Lạy Chúa là Cha chí thánh... Khi người phụ nữ xứ Samari cho nước uống, Người đã ban cho bà Đức Tin. Vì Người tha thiết ước mong bà tin vững mạnh, nên đã đốt lên trong lòng bà ngọn lửa yêu mến Chúa…

Hình ảnh người tân tòng

Người đàn bà xứ Samaria là hình ảnh của người tân tòng, còn đang chịu sự ràng buộc của ma quỷ, năm đời chồng bà đã từ bỏ, người đàn ông thứ sáu đang sống với bà là tượng trưng. Giếng nước Giacóp thể hiện tiệc cưới của tâm hồn bà cử hành với Thiên Chúa đã được thanh tẩy bằng nước Rửa tội. Theo M. Dulaey thì: “Giữa thế kỷ thứ III, Origène giải thích rằng, giếng nước này là dấu chỉ giao ước giữa Thiên Chúa với dân Người và hiệp nhất tâm hồn với Thiên Chúa”, từ nay bà tuyên xưng Đức Tin trước mặt mọi người và đi loan báo Đức Kitô cho dân làng bà, kết quả là: “Một số đông người Samaria ở thành đó đã tin Người vì lời người đàn bà làm chứng rằng: Ông ấy đã nói với tôi mọi việc tôi đã làm( Ga 4, 39 ). Theo Origène, “Vị Hôn Phu đích thực là Chúa Kitô ( Ga 13, 181 ). Một khi người đàn bà này tìm thấy Ngài, bà liền chạy về loan báo cho dân làng biết: kể từ Origène, người đàn bà này là hình ảnh của người kitô hữu tuyên xưng Đức Tin của mình.”



Nguồn suối cứu độ là chính Đức Kitô

Đức Kitô, Đấng ngồi nghỉ trên miệng giếng chính là nguồn nước, từ cạnh sườn bên phải Ngài, tuôn trào dòng nước xót thương; một phụ nữ có sáu đời chồng đã được tẩy sạch bằng dòng nước hằng sống ấy. Thật ngưỡng mộ biết bao: một người phụ nữ nhẹ nhàng đến giếng Samari kín nước, bà lấy nước từ dòng nước Giêsu ! Tìm được nước, bà ra đi với sự tiết hạnh. Ngay lập tức bà xưng thú các lỗi mà Chúa Giêsu ám chỉ, bà nhận ra Đức Kitô và loan báo Đấng Cứu Thế. Bà để vò nước xuống, mang ơn sủng vào thành; vai nhẹ bớt, bà trở về tràn đầy sự thánh thiện… Đúng là ai đến trong tội lỗi sẽ trở về với sứ mạng Ngôn Sứ.

Nước hằng sống này đối với chúng ta là nguồn suối dâng trào sự sống đời đời, nước này không phải là nước hòa với Máu Chúa Kitô, đã chảy ra từ cạnh sườn bị đâm thâu trên cây Thánh Giá đó sao ? Đây không phải là các Bí Tích của Giáo Hội mà Phép Rửa trình bầy mầu nhiệm của nước ấy, để ám chỉ rằng nước đó phát sinh từ cái chết cứu độ của Đấng Cứu Thế đó hay sao ? Trong mọi trường hợp, các Giáo phụ thấy nước tuôn chảy từ tảng đá do Môsê đập ra ( Xh 17, 3 – 7 ) là hình ảnh tiên trưng của nước chẩy ra từ cạnh sườn Đấng Cứu Thế bị đóng đinh.

Mỗi người chúng ta đều có thể nhìn thấy chính mình nơi hình ảnh của người thiếu phụ Samari: Ðức Giêsu chờ đợi chúng ta, nhất là trong thời điểm của Mùa Chay này, để đối thoại với chúng ta, để nói với con tim của chúng ta. Chúng ta hãy dừng lại trong một khoảnh khắc thinh lặng, tại căn phòng của chính chúng ta, tại một ngôi Thánh Dường, hay tại một nơi nào đó trong ngôi nhà của chúng ta. Chúng ta hãy lắng nghe âm vang lời Ngài nói với chúng ta: “Nếu bạn nhận ra ân huệ Thiên Chúa ban... ”

Lạy Ðức Nữ Ðồng Trinh Maria, xin giúp chúng con để chúng con không đánh mất cơ hội gặp gỡ này, là nơi chúng con có thể kín múc nguồn hạnh phúc đích thực cho cuộc đời chúng con. Amen.

Lm. Antôn NGUYỄN VĂN ĐỘ


CÙNG HÀNH HƯƠNG




PHÉP LÀNH TÂY NGUYÊN – Kỳ 2

Tôi đến Gia Lai lúc gần 12 giờ trưa sau bốn giờ xe đò từ Buôn Ma Thuột. Kế hoạch ban đầu của tôi là sẽ ở ba ngày nơi Tòa Giám Mục Kon Tum để lại được theo chân Đức Cha Micae vào các vùng rừng núi. Không may, ngài có việc về Sàigòn đúng lúc tôi định đến, vì thế nên tôi phải đổi lịch trình, viếng Đức Mẹ Măng Đen rồi về. 



Thật may mắn khi cha Nguyễn Văn Thượng ở Gia Lai nhận sẽ cho đi Măng Đen ngay trong buổi chiều. Cha Thượng hiện là Chính Xứ Đức An ở Pleiku, ngài cũng phụ trách Ơn Gọi cho Địa Phận Kon Tum từ nhiều năm qua. Mối quan hệ với Đức Cha Micae và sự liên đới hỗ trợ Ơn Gọi dẫn tôi đến sự quen biết thân tình với cha Thượng, giữa Pleiku và Sàigòn hai anh em đã gặp gỡ nhiều lần. Ngài thuộc lớp đàn anh trên tôi bốn năm ở Chủng Viện Sàigòn. Nghe nói Đức Cha Micae đã đệ đơn lên Tòa Thánh xin về hưu vì đến tuổi 75, anh em bàn tán các dự tuyển ( candidates ) thay ngài, có một số vị tôi quen biết đều là các đấng bậc xứng đáng. Giáo Phận Kontum hiện bao gồm hai tỉnh Kon Tum và Gia Lai ( thủ phủ là Pleiku ). 

Từ Pleiku đến Măng Đen hơn 100 cây số, anh Hiền là Giáo Dân con đỡ đầu của cha Thượng, lái xe đưa chúng tôi lên đường lúc gần 2 giờ chiều. Chiếc Izuzu hai cầu ( Four-Wheel drive, 4WD ), second hand nhưng còn chắc chắn này, anh Hiền mới tậu cho cha Thượng để làm phương tiện bôn ba núi đồi và chở các chú dự tu khi cần thay cho chiếc xe hiệu “KIA” nhỏ đã quá cũ và yếu, mua còn đang trả góp. Nhân dịp đưa tôi đi, cha Thượng cũng định dâng Đức Mẹ Măng Đen chiếc xe này để xin Mẹ chúc lành cho việc sử dụng.

Chợt nhớ Đức Cha Micae nhiều năm qua vẫn chỉ sử dụng chiếc Toyota Zace cũ kỹ, nghe nói vừa làm lại máy, lẽ ra Đức Cha cần chiếc xe an toàn hơn để đi vùng núi nhưng ngài vẫn thoải mái với chiếc cũ. Lần trước lúc tôi đi theo ngài, chiếc xe này đã chở giúp một thanh niên người dân tộc bị tai nạn giao thông mà chúng tôi gặp dọc đường, thùng xe phía sau vương đầy máu của anh. Chiếc xe của Đức Cha nếu cố bán lại cho người khác chắc cũng chưa bằng giá chiếc xe gắn máy Honda SH nhập khẩu. Tôi biết ông bà cố của Đức Cha để lại cho ba anh em ngài ( hai anh ngài cũng là Linh Mục ), số tài sản cả mấy chục tỷ mà Đức Cha vẫn giữ nếp sống đạm bạc, tiền bạc có được ngài chỉ lo chăm chút mua đất đai, cơ sở cho các Dòng Tu trong địa phận. Lòng tôi chạnh buồn khi nhớ đến mấy vị Linh Mục Nghệ An đua nhau sắm xe hơi bóng lộn trị giá cả tỷ bạc !

Măng Đen cạnh quốc lộ 24, cách Kon Tum khoảng 50 cây số về phía Đông Bắc, thuộc xã Đăk Long, huyện Kon Plông, là vùng đồi núi có phong cảnh thiên nhiên tươi tốt và khí hậu ôn hòa như Đà Lạt. Nhà Nước đã quy hoạch làm khu du lịch sinh thái và hàng trăm nhà đầu tư được bán đất giá rẻ với điều kiện phải xây lên những căn biệt thự khang trang. Nhiều căn đã được xây xong nhưng vẫn không lôi cuốn du khách nên khu vực này còn đìu hiu vắng vẻ, cho đến khi bức tượng Mẹ xuất hiện với nhiều ơn lạ. Tháng Năm 2013 vừa qua, dịp Lễ kính Mẹ, hơn 10.000 người hành hương đã tràn ngập con đường đèo hiểm trở để quần tụ dưới chân Mẹ. Cả chính quyền lẫn giáo quyền đã phải huy động mọi lực lượng để sắp xếp đón tiếp số người và xe cộ khổng lồ tụ họp quanh đài Đức Mẹ suốt ngày đêm giữa trời mưa lạnh.

Mẹ về ngự giữa mênh mông
Âm vang rừng núi tiếng cồng, tiếng chiêng
Lạy ơn Đức Mẹ Măng Đen
Mẹ là Mẹ của Tây Nguyên Đại Ngàn...”

( Một đoạn thơ trích từ bảng tạ ơn )

Truyền thuyết kể rằng: trước năm 71 có một tiền đồn nhỏ của quân đội VNCH trú đóng ( chỗ hiện nay là Đài Đức Mẹ ) gia nơi đồn trú cô quạnh và hiểm nguy này, vị Linh Mục Tuyên Úy Công Giáo đã cố gắng mang bức tượng Mẹ đến để xin phù hộ và an ủi Đức Tin, sưởi ấm tâm hồn những người lính tiền đồn khi quây quần cầu nguyện bên Mẹ…

Mẹ đứng đây giữa cao nguyên lộng gió.


Giữa rừng thiêng núi sọ qúa u buồn.
Trải bao niên giãi nắng với mưa tuôn.


Có ai đó lệ tuôn từ khi ấy.”

( Thanh Sơn )



Theo tài liệu của Toà Giám Mục Kon Tum, tượng Đức Mẹ Măng Đen do Linh Mục Tôma Lê Thành Ánh tặng cha Giuse Phạm Minh Công Tuyên Úy Quân Đội, tạc theo mẫu Tượng Mẹ Fatima được dựng trên một trụ đài xây bằng đá đơn sơ vào khoảng năm 1971 – 1973.

Sau năm 73 tiền đồn này đã bị triệt thoái và khu vực lọt vào tay quân miền Bắc, không ai biết số phận bức tượng và những người lính ấy ra sao ? Sau năm 1974 chiến tranh Việt Nam đã tàn phá khu vực này. Bức tượng đã bị hư hỏng ít nhiều và bị bỏ phế sâu trong rừng rậm vì không có đường giao thông và không có dân cư sinh sống. Bà Đào Thị Hương ( không Công Giáo, quê ở Hà Tĩnh, người được cho là đã có công bảo tồn bức tượng ) cho rằng đến đầu năm 1987, tượng vẫn còn nguyên. Tuy nhiên, đến cuối năm 1987 thì tượng bị mất đầu, mất tay không rõ nguyên nhân.



Năm 2002, huyện Kon Plông mới được hình thành đặt tại Măng Đen, tuyến Quốc lộ 24 nối đến tận huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi. Năm 2005, anh Lê Văn Hoàng, một công nhân Công Giáo làm việc cho nông trường, cùng hai người bạn khi biết tin về tình trạng “khiếm khuyết” của tượng Mẹ, bèn xin xi măng và cát để đắp lại đầu và hai bàn tay Đức Mẹ ( nhưng sau này hai bàn tay lại bị đập phá một lần nữa ). Vì không phải là nghệ nhân nên người nặn tượng đã tạo ra bức tượng thiếu hẳn nét mỹ thuật. Sau khi “tôn tạo” lại tượng Đức Mẹ, ba anh đã bị Công An bắt tạm giam 3 ngày vì “dám làm một việc chưa được cho phép”, rồi thời gian tiếp theo, họ thường xuyên bị Công An mời lên điều tra, hạch hỏi làm khó dễ, nên các anh phải rút về quê để được yên ổn làm ăn.

Cuối cùng, tượng Mẹ vẫn được trân trọng dựng lại nơi chốn cũ. Không may sau đó, tượng lại nằm chắn giữa con đường đã được chính quyền quy hoạch. Có nguồn tin loan truyền là lực lượng làm đường đã gặp nhiều trắc trở lạ thường đến độ không thể làm con đường đi qua tượng đài Mẹ, sau cùng thì chính quyền phải nắn con đường tránh đi vòng sang lối khác.



Sự linh thiêng của Mẹ Măng Đen lan truyền khắp mọi miền đất nước, không chỉ người Công Giáo mà còn rất nhiều lương dân đã xin được ơn lành từ Mẹ. Giáo Phận Kon Tum cử cha Nguyễn Đức Thịnh, một Linh Mục DCCT phục vụ tại Giáo Phận Kontum, làm Quản Nhiệm Dự Án Đền Thờ Đức Mẹ Măng Đen. Cha Thịnh, một Linh Mục trẻ mạnh mẽ can đảm luôn được Đức Giám Mục Micae cử đi tiên phong xây dựng các Nhà Nguyện, Nhà Thờ ở những Giáo Điểm xa xôi, vùng chính quyền đã xóa trắng nơi thờ tự Chúa từ nhiều năm. ( Ảnh chụp, ngồi: cha Thịnh và cha Thượng, đứng: tác giả và anh Hiền ).

Khi chúng tôi đến viếng Măng Đen, cha Thịnh báo tin chính quyền đã chấp thuận cấp cho Giáo Phận bốn mẫu đất quanh lễ đài để làm khu hành hương. Hẳn nhiên chính quyền nhìn thấy hấp lực từ Mẹ đã lôi cuốn hàng chục ngàn người đến Măng Đen, cũng muốn dựa vào lượng người lớn lao này để phát triển khu du lịch lâu nay vắng khách của họ, dù trước đây họ vẫn thường gây rắc rối cho việc hành hương. Trò chuyện với anh em tham gia việc hình thành khu hành hương Mẹ Măng Đen, tôi mới biết anh em Kon Tum – Pleiku đã trải qua trăm ngàn gian khó để có được ngày hôm nay. Từ việc liên tục cử người trông coi Linh Địa, việc đón tiếp trên 10 ngàn người giữa núi rừng hoang sơ đến việc đối phó với các ban ngành, cơ quan của tỉnh để có văn bản được chấp thuận giao đất, các dự án xây dựng… Cha Thịnh và một số anh em được "cắm" ở lại khu vực cách đài Đức Mẹ khoảng một cây số, ngày ngày dưới chân Mẹ vẫn có Thánh Lễ giữa núi rừng, tiếng kinh nguyện, chiêng cồng lẫn trong Thánh Ca luôn vang vọng bên Mẹ từ nhiều đoàn hành hương khắp mọi miền tìm về, hoa nến, khói hương trang trọng không khi nào thiếu.

Tượng Mẹ Măng Đen khác hẳn mọi bức tượng Mẹ khắp nơi thường mang nét thánh thiện, đẹp đẽ, thanh cao, kể cả khối tượng Mẹ Sầu Bi Pieta nổi tiếng, Mẹ Măng Đen mang riêng khuôn mặt đầy nét hoảng sợ, đau đớn như tâm trạng những đứa con Việt Nam thời ly loạn chiến tranh đã tìm đến núp dưới bóng Mẹ, hai cánh tay Mẹ đứt cụt như dành để chia sẻ những thương tích của con cái khổ đau. ( Xin xem thêm: gpkontum.wordpress.com/2011/12/18/tim-hiểu-tượng-dai-dức-mẹ-mang-den ).

Tôi không muốn quan trọng hóa cá nhân mình trước sự kiện lớn lao về Đức Mẹ Măng Đen, tuy nhiên tôi thấy có trách nhiệm cùng cha Thượng và anh Hiền kể lại ơn lạ Mẹ đã ban cho ba anh em chúng tôi trên đường đến viếng Mẹ ngày 6 tháng 3 năm 2014. Như đã viết, đường đến Măng Đen phải qua một đoạn đèo khá hiểm trở, nguy hiểm hơn đèo Bảo Lộc nhiều vì đường đèo chưa được mở rộng, lại thiếu nhiều rào chắn phía bờ vực và cũng có nhiều khúc quanh "khuỷu tay" mà sơ sẩy sẽ gây tai nạn thảm khốc cho xe đi bên phía bờ vực, hay cả hai xe.

Chiếc Izuzu của chúng tôi do anh Hiền lái khá thận trọng, chầm chậm leo lên đèo, càng lên cao càng hiểm trở và anh Hiền càng chậm rãi, cẩn thận hơn. Leo vào một khúc gấp rất hẹp, xe chúng tôi không thể nhìn thấy bên kia đỉnh dốc cao khuất sau khúc "khuỷu tay" ấy, bên tay phải chúng tôi là vực sâu hun hút thăm thẳm.

Anh Hiền vừa lên đến đỉnh dốc thắng xe lại quan sát thì bất ngờ một chiếc xe tải khổng lồ từ khúc dốc cao khuất lao vùn vụt xuống, chúng tôi không kịp kêu lên một tiếng kinh hoảng mà chỉ "đông cứng" chờ cảm giác va chạm khủng khiếp giáng xuống, khúc quanh này quá hẹp mà chiếc xe tải này dài đến hơn mười mét, đầu xe kia đã gần chạm đầu xe chúng tôi, trong khi vách núi phía trong chỉ còn hơn vài mét và phía ngoài là vực sâu hàng trăm mét.

Chỉ có khả năng "phép thuật" mới có thể bẻ cong chiếc xe tải tưởng như bằng cao su mới tránh được sự va chạm với xe chúng tôi trên đỉnh đèo chật hẹp này. Chiếc xe tải “điên” ấy chỉ chạm hờ vào xe chúng tôi, nhẹ đến nỗi ba anh em không cảm thấy cả sự va chạm, xem lại nó chỉ làm xước một vệt sơn nhỏ ở đầu xe bằng một đốt ngón tay. Chúng tôi nghĩ nếu Mẹ Măng Đen không ra tay cứu thì cả hai chiếc xe đã nằm dưới vực sâu sau cú đối đầu “tử thần” ấy.

Khi đến Linh Địa, chúng tôi đã cùng các cha dâng Lễ tạ ơn Mẹ. Cả đời tôi thường cầu nguyện xin Chúa quan phòng luôn biết những gì tôi cần nhất và chỉ dẫn những điều ngài muốn tôi làm. Tôi không dám "vụ lợi" mỗi khi muốn xin ơn riêng nào, đây là lần đầu trong đời tôi đã nguyện xin một ơn cụ thể cho chân mình sớm khỏi, với lòng khiêm tốn biết ơn Mẹ thương đã cứu thoát tai nạn vừa qua, nên "vòi" xin Mẹ thêm. Xin xong, tôi chợt nhớ đến chị tôi đang nằm liệt giường nhiều năm, nhớ cả đến người bạn thân của tôi đang chờ được cấp Visa đi Úc chăm sóc em bị ung thư giai đoạn cuối, tôi nhắm mắt lại, xin Mẹ "đổi" ơn chữa chân tôi vừa xin, để chuyển ơn dành lại an ủi chị tôi và cho người bạn được toại ý, hơn là cho đôi chân tôi. ( Ảnh chụp: Tượng Mẹ Măng Đen và tác giả ).



Hơn một tuần sau ngày viếng Mẹ trở về đến nay, chân tôi đã có giải pháp chữa trị và khỏi hẳn 95% sau hơn ba tháng tưởng rằng đã thành tật, người bạn tên Tài vừa được gọi đi chụp phổi để lấy Visa. Tuần sau tôi sẽ đi thăm người chị thân yêu, tôi chắc chắn Mẹ Măng Đen sẽ dành cho chị lòng thương yêu an ủi đặc biệt của Người. 

Mẹ Măng Đen, Mẹ còn trong tim mãi.


Bước chân về chuyển tải chuyến hành hương.
Mắt ai buồn tê tái bước lên đường.
Từ giã Mẹ lòng vương vương sầu nhớ…”
( Đến với Mẹ Măng-Đen – Thanh Sơn )

NGUYỄN TRỌNG TƯỜNG


CÙNG KHÂM PHỤC




PHONG CÁCH PHANXICÔ

Каталог: sites -> default -> files
files -> BÁo cáo quy hoạch vùng sản xuất vải an toàn tỉnh bắc giang đẾn năM 2020 (Thuộc dự án nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển chương trình khí sinh học ) Cơ quan chủ trì
files -> Mẫu tkn1 CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc ĐĂng ký thất nghiệP
files -> BỘ TÀi chính —— Số: 25/2015/tt-btc cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
files -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc TỜ khai của ngưỜi hưỞng trợ CẤP
files -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạO –––– Số: 40
files -> BỘ y tế CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
files -> Mẫu số 1: Ban hành kèm theo Thông tư số 19/2003/tt-blđtbxh ngày 22 tháng 9 năm 2003 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Tên đơn vị Số V/v Đăng ký nội quy lao động CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> CỦa bộ XÂy dựng số 04/2008/QĐ-bxd ngàY 03 tháng 4 NĂM 2008 VỀ việc ban hành “quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựNG”

tải về 2.75 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   16




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương