Nội dung số này



tải về 3.08 Mb.
trang6/26
Chuyển đổi dữ liệu01.05.2018
Kích3.08 Mb.
#37643
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   26

TIẾT BA
SỰ TÍCH TAM TỔ

 1. ĐIỀU NGỰ


Điều Ngự tên thật là Trần Nhân Tông (1278). Vua cha là Thánh Tông lên ngôi Thái thượng Hoàng bèn nhường ngôi cho con là Thái tử Khâm, tức Trần Nhân Tông. Ngài có pháp tự là Điều Ngự Giác Hoàng, sùng mộ đạo Phật từ hồi còn nhỏ. Năm 16 tuổi được lập làm Hoàng thái tử, thường theo Thánh Tông Hoàng đế vân du núi Yên Tử thuộc tỉnh Hải dương. Trần Nhân Tông đã nhiều lần ngỏ ý muốn xin vua cha cho phép nhường ngôi lại cho Trần Anh Tông để xuất gia vào núi Yên Tử tu hành, song không được chấp thuận.

Một thời gian sau, dù đã lên ngôi Hoàng đế, nhưng tư chất của ngài vốn có chủng tử đạo và Thiền nên ngài vẫn sống tịnh tu và chuyên tham cứu về những qui tắc Thiền học. Ngài tham học với Tuệ Trung Thượng Sỹ, thấu triệt được đạo Thiền.

Nhưng con đường tham Thiền học đạo chưa trọn với ý nguyện thì giặc Nguyên quấy rối; ngài đành phải xếp kinh kệ để lo giữ gìn quê hương đất nước. Nhờ những vị tướng tài giỏi như Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn tận tâm giúp nên đất nước sớm được thái bình. Và khi quốc gia đã an bình, ngài lại lui về sống một đời sống hướng nội, chuyên nghiên cứu kinh điển nhà Phật để đào luyện tinh thần hướng tới giải thoát.

Năm Quý tỵ (1293), Trần Nhân Tông truyền ngôi cho Trần Anh Tông. Đến năm Kỷ hợi (1299), ngài vào núi Yên Tử, quyết định thực hiện con đường xuất gia theo Phật pháp. Ngài lấy pháp hiệu là "Hương Vân Đại Đầu Đà" hoặc "Điều Ngự Đầu Đà", rồi hợp các danh tăng ở chùa Phổ Minh để thuyết giảng kinh điển. Ngài thường đi khắp nước với mục đích là bố thí pháp trong nhân gian, giải trừ những điều mê tín dị đoan, loại bỏ những đền thờ quỷ thần không chính đáng.

Trên con đường giảng đạo, đệ tử thọ pháp với ngài rất nhiều. Trong số đệ tử thân tín nhất là Pháp Loa Thiền sư, Pháp Loa thường bạch ngài: "Tôn đức bây giờ tuổi cũng đã khá cao, vậy mà cứ xông pha với sương tuyết, lỡ thân thể bất an, thì vận mạng Phật Pháp như thế nào?"

Ngài dạy:

- Thì giờ đã đến nơi rồi, ta chỉ còn đợi ngày giải thoát mà thôi.

Ngày 5, tháng 10, niên hiệu Hưng long thứ 16 (1308) được tin Thiên Thụy Công chúa bịnh nặng và muốn gặp Điều Ngự. Ngài về thăm người chị xong, khi trở về núi, đi chưa hết đường, ngài bảo mấy người đệ tử rằng:

-Ta muốn lên am Ngọa vân. Nhưng chân ta yếu không thể đi nổi. Vậy hãy làm cách nào?

Đệ tử bạch:

- Chúng con có thể giúp ngài lên được,

Đệ tử  dìu ngài lên, khi mới vừa tới núi Ngọa vân. Ngài gọi Pháp Loa đến, mặt tươi cười bảo:

- Đã đến giờ ta đi.

Pháp Loa bạch:

- Điều Ngự đi nơi nào?

Ngài liền đọc bài kệ: 


Nhất thiết pháp bất sinh,                                一切法不生

Nhất thiết pháp bất diệt;

一切法不滅

Nhược năng như thị giải,



若能如是解

Chư Phật thường hiện tiền,

諸佛常現前

Hà khứ lai chi hữu.



何去來之有 

Việt dịch:

Hết thảy pháp không sinh,

Hết thảy pháp không diệt;

Nếu biết được như thế,

Chư Phật thường hiện tiền.

Vậy còn có gì là đi với đến.11
Sau khi đọc bài kệ cho Pháp Loa xong, ngài ngồi chấp tay mà an nhiên tự tại. Ngài tịch năm Long hưng thứ 16 (1308), thọ 51 tuổi.

Pháp Loa Thiền sư theo lời di chúc, đưa ngài lên hỏa đàn. Sau đó vua Trần Anh Tông cùng đình thần rước ngọc cốt về an táng vào Đức lăng và xây tháp trên núi Yên Tử để thờ ngài, lấy tên là "Huệ Quang Kim tháp" và được xưng tôn hiệu là "Đại Thánh Trần Triều Trúc Lâm Đầu Đà Tĩnh Tuệ Giác Hoàng Điều Ngự Tổ Phật". Ngài là vị Tổ thứ nhất của dòng Thiền Trúc Lâm Yên Tử. 


2. PHÁP LOA

Pháp Loa là người họ Đồng, ở làng Cửu la, phủ Nam sách. Thân mẫu là Vũ thị Nguyên. Nhân một đêm nằm mộng thấy một người lạ trao cho thanh kiếm, bà ưa thích nên liền nhận lãnh và cất giữ. Được ít lâu, bà mang thai, nhưng lại ghét vì thường cứ sinh con gái nên không muốn sinh nữa, bèn dùng thuốc làm trụy thai nhưng vô hiệu. Đến kỳ mãn nguyệt khai hoa sinh ra ngài, bà rất mừng rỡ đặt tên cho ngài là Kiên Cương (cứng chắc).

Khi lớn lên, Pháp Loa bản chất thông minh, khác hẳn với người thường. Đặc biệt là không ưa thích mùi tanh hôi thịt cá trong những bữa ăn hàng ngày.

Năm Hưng long thứ 12 (1304), nhân Điều Ngự đến mạn sông Nam sách (thuộc huyện Nam sách tỉnh Hải Dương Bắc phần), Pháp Loa đến bái yết. Điều Ngự thấy đó là con người có đạo nhãn và sau này có thể đắc pháp, nên đặt tên là Thiện Lai, thâu làm đệ tử; đưa về núi cho học đạo.

Trong thời gian này, Pháp Loa một mình chuyên tâm tham cứu kinh điển, chú tâm đọc bộ kinh Hải Nhỡn, dần dần thấu đạt tinh nghĩa của kinh. Một hôm Pháp Loa trông thấy một cái hoa đèn rụng xuống, Pháp Loa tĩnh ngộ việc đời và quyết chí tu theo giới hạnh Thập nhị đầu đà.

Năm thứ 16, niên hiệu Hưng long, Điều Ngự lên đỉnh núi Ngọa vân và cho Pháp Loa tu ở đó. Điều Ngự bắt đầu khai đàn thuyết giảng ở chùa Siêu Loại, có cả vua và đình thần đến dự lễ. Điều Ngự thuyết pháp xong, lấy y bát và hơn hai trăm bộ kinh phú chúc cho ngài hộ trì. Từ đó, ngài kế thế trú trì ở chùa Siêu Loại, làm chủ sơn môn Yên Tử, đệ nhị Tổ.

Niên hiệu Hưng long 21 (1313), ngài tu sửa 800 ngôi Già-lam, đúc trên ngàn tượng Phật, rồi xây thêm tháp và giảng đường v.v… và thâu nhận hàng đệ tử. Sau đó ngài trở về chùa Vĩnh Nghiêm ở Lạng giang. Tại đây, cứ ba năm lại một lần phổ độ tăng chúng.

Trên con đường giáo hóa, ngài đã sáng lập nhiều danh lam thắng tích như núi Quỳnh lâm viện, Hồ thiên Chân lạn am, Ngài có bài thi nhan đề là "Luyến thanh san":

Thưa gầy làn nước vút,

Chót vót ánh soi trong,

Ngẩng đầu coi chẳng hết,

Đường tới lại trùng trùng.

Vòng sinh, lão, bịnh, tử cứ doanh vây ngài mãi có lúc tưởng đến hồi nguy kịch nhưng đều thoát khỏi. Thế rồi thời gian vô thường thân mạng chóng qua, một hôm cơn bịnh quá nặng đến. Huyền Quang là người đệ tử đã từng theo gót cuộc đời thầy lâu nay và cũng đã trực nhận những lời giảng dạy của thầy, bèn liền thưa:

- Các vị Tổ ngày xưa, gặp những lúc này đều phó chúc những lời gì cho hậu thế, vậy thầy lại không có hay sao?

Một lát sau, Pháp Loa ngồi dậy, đem pháp bảo của Điều Ngự đã truyền, truyền lại cho Huyền Quang và đọc bài kệ rằng:

Trần duyên rũ sạch từ xưa,

Bốn mươi năm lẻ bây giờ là tiên.

Hỏi chi thêm bận thêm phiền,

Trăng thanh gió mát là miền tiêu dao. 

Xong thì ngài tịch, thọ 47 tuổi. Sau khi mất ngài được truy tôn là "Tịnh Trí Đại Tôn Giả" và hàng đệ tử đem di hài an trí ở núi Thanh Mai.

Vua Anh Tông nghe Pháp Loa viên tịch có làm bài thơ viếng trong đó có hai câu như sau:

Pháp Loa từ bỏ cõi đời,

Khắp trong thiên hạ ai người chân tu?
Pháp Loa đã trước tác để lại những tác phẩm như Đoạn sách lục, Tham Thiền chỉ yếu, Bộ Kim Cương trường Đà la ni kinh v.v…12    

3. HUYỀN QUANG


Ngài họ Lý, húy là Đạo Tái, người làng Vạn tải. Cha là Tuệ Tổ, rất có công dẹp giặc Chiêm thành nhưng lại không chịu ra làm quan. Thiếu thời, Huyền Quang có hình dung kỳ dị nhưng bẩm tính rất thông minh. Lên 9 tuổi ngài đã thành thạo các lối thi văn. Năm 20 tuổi thi đỗ Hương cử, năm sau vào thi Hội đỗ đầu cho nên gọi là Trạng nguyên đời nhà Trần.

Sau khi thi đỗ, tuy được bổ đi làm quan ở viện Hàn lâm và đi sứ sang Tàu nhưng ngài luôn luôn có ý nghĩ là xin phép nhà vua vào núi tu hành. Một hôm theo vua Anh Tông đến chùa Vĩnh Nghiêm nghe Pháp Loa giảng kinh, ngài liền trực ngộ. Khi về ngài dâng biểu xin từ chức để xuất gia học đạo. Vua thuận cho. Ngài liền làm lễ thọ giới với Pháp Loa. Pháp Loa đặt pháp hiệu là Huyền Quang. Từ đây ngài cùng với Điều Ngự và Pháp Loa đi thuyết giảng đó đây trong dân gian. Ngài còn soạn những bộ sách Chư phẩm kinh, Công văn tập.

Được Pháp Loa truyền tâm ấn, ngài trú trì ở chùa Vân Yên núi Yên Tử. Nơi đây đã qui tụ hàng nghìn tăng theo học. Ngài cũng in kinh, mở hội bố thí cho những người nghèo khổ.

Ngoài con đường giáo hóa độ sinh, ngài còn chuyên lo sáng tác thi văn và thường ngâm vịnh những bài ngụ tình. Khi viên tịch ngài còn để lại tập Ngọc tiên do chính ngài soạn, song bị thất lạc. Hiện nay chỉ thấy còn lại một bài thơ theo lối cổ thi và 20 bài làm theo lối cận đại. Sau đây là một bài cổ thi và một bài cận đại tiêu biểu:

Lối cổ thi:

Chu trung tác

舟中作


Nhất diệp thiên châu hồ hải khách:            一葉扁舟湖海客

Sanh xuất vi hàng phong thích thích.

撐出葦行風慼慼

Vi mang tứ cố vãn trào sinh.



微忙四顧晚潮生

Giang thủy liên thiên nhất âu bạch.

江水連天一鷗白

Dịch nghĩa:



Làm ở trong thuyền.

Một chiếc thuyền con khách hồ hải:

Qua hàng lau, gió vi vu thổi.

Mênh mang bốn mặt sóng trào dâng.

Sông nước ngang trời, âu trắng nổi13. 
Lối cận đại:              

Mai hoa tác:                    



梅花作               

Dục hướng thương thương vấn sở tùng?

欲向蒼蒼問所從

Lẫm nhiên cô trĩ tuyết san trung.



凜然孤峙雪山中

Chiết lai bất vị già thanh nhãn.       

折來不為遮青眼

Nguyệt tá xuân tư úy bệnh ông. 



願借春思慰病翁 
Dịch nghĩa:

Vịnh hoa mai

Toan tới xanh kia, hỏi đến đâu?

Ngọn non trơ trọi tuyết phau phau.

Bẻ về không phải vì che mắt.

Muốn mượn xuân này đỡ lão đau.14 

Ngài thị tịch vào năm Đại trị thứ 7 (1364) đời vua Trần Dụ Tông và được vua ban tự hiệu: "Trúc Lâm Thiền sư đệ Tam Đại tự pháp Huyền Quang tôn giả". Và từ đấy nghiễm nhiên ngài là vị Tổ thứ ba của phái Thiền Trúc Lâm Yên Tử vậy.

 

Chú thích:

1 Đại Nam nhất thống chí, quyển số 33, bản dịch của Đông Minh Đặng Chu Kình. Viết về "Nuí An Tử ", Bộ Văn hóa và Thanh niên, Saigon 1968, tr 39-40.

2 Cf. Nguyễn Đăng Thục, Núi An Tử với thiền học Trúc Lâm An Tử Việt Nam, Tư tưởng số 2-1972.

3 Tam Tổ Hành Trạng, bản dịch Việt của Trần Tuấn Khải, saigon PQVKĐTVH, 1971, tr 25.

4 Cf. Nguyễn Đăng Thục, "Núi An Tử với Thiền học Trúc Lâm An Tử Việt Nam", Tư tưởng số 2, 1972.

5 Đại Nam nhất thống chí, số 33, bản dịch của Đặng Chu Kình. Viết về "Núi An tử", saigon bộ VH và TN, 1968, tr 39.

6 Trần thị thế gia, An Nan Chí lược, Lê Tắc. Viện Đại học Huế xuất bản 1961, tr 209.

7  Bản kỷ q.v. Trần kỷ, Đại việt sử ký toàn thư.

8  Theo Việt sử lược Lược truyện các tác giả Việt Nam – Hà Nội 1952, thì nói là Mậu dần 10-7-1218.

9 Việt sử tiêu án, Ngô gia văn phái, bản dịch của Văn hóa Á châu, saigon, tr. 168.

10 Bản dịch Văn hóa Á châu.

11  Tiểu sử đầy đủ nhất của Trần Thái Tông, xem Triết lý Trần Thái Tông của GS Nguyễn Đăng Thục, ở đây xin khỏi dài dòng.

12 Tam Tổ Hành Trạng, bản dịch Việt của Trần Tuấn Khải, saigon PQVKĐVH, 1971, tr. 15-16.

13 Ibd., tr, 21.



14 Ibd., tr. 23






Thơ
DIÊU LINH

Tâm Hạnh

Phủi tay áo lộng non ngàn
Về nghe hạc trắng vỗ tràn hư không
Thả rơi mấy vạt bụi hồng
Nơi bờ tục lụy bên giòng nhân gian


Người từ mấy nẻo quan san
Về mang sắc áo nhuộm vàng tà huy
Khép tờ hoa mộng xuân thì
Mở trang kinh kệ, huyền vi phút này


Người là sứ giả Như Lai
Về gieo tâm hạnh hiển bày chân nguyên
Rồi mai cởi bỏ nghiệp duyên
Qua cầu sanh tử, hoát nhiên bến nào.



Bày Tiệc
Khuya, ta bày tiệc tẩy trần
Mời người nâng chén ân cần với ta
Rồi mai nơi cõi Ta Bà
Có ra sao nữa cũng là... chiêm bao...

Ta xin cạn chén ngọt ngào


Mà nghe men thắm dâng trào mắt môi
Rót thêm chén nữa đừng vơi
Ngoài kia, đời đấy xin mời vào luôn!

Biết đâu trong lúc say cuồng


Là khi ta tỉnh hơn muôn vạn lần
Sao người đứng đấy tần ngần
Không vào bày tiệc tẩy trần với ta?

VAI TRÒ PHẬT GIÁO THỜI LÝ

GIÁO DÂN THÔNG QUA LỄ HỘI

Thích Thông Thc


Thời Lý Nhân Tông nhận thức về vai trò của Phật giáo có hai nhiệm vụ xây dựng đất nước. Một là, các vị Thiền sư cố vấn chính trị cho triều đình. Hai là, tổ chức những sinh hoạt cộng đồng. Lý Nhân Tông thực hiện chính sách xây dựng đoàn kết toàn dân thông qua các lễ hội với sự tham gia của nhiều thành phần. Một trong những lễ hội này là hội đèn Quảng Chiếu mà sử sách ghi lại khá nhiều. Căn cứ vào văn bia Sùng Thiên Diên Linh:

... Nếu căn cứ vào Đại Việt Sử lược 2 tờ 20b8 và 22a4-5 và Đại Việt sử ký toàn thư 3 tờ 20b5 và tờ 24a9-b1, ta thấy chỉ trong thời vua Lý Nhân Tông đã bốn lần tổ chức hội đèn Quảng Chiếu này, lần thứ nhất Đại Việt sử lược ghi vào năm Canh Dần Hội Tường Đại Khánh thứ nhất (1110): 'Mùa Xuân tháng giêng tổ chức hội đền Quảng Chiếu ở ngoài cửa Đại Hưng'. Lần thứ hai ghi vào năm Bính Thân Hội Tường Đại Khánh thứ 7 (1116): 'Mùa xuân tháng giêng tổ chức hội đèn Quảng Chiếu ở ngoài cửa Đại Hưng, chế tạo nhà sư bằng gỗ cột vào đánh chương.’1


Những năm kế tiếp cũng được tổ chức: “Năm Canh Tý Thiên Phù Diên Vũ thứ nhất (1120): 'tháng hai tổ chức hội đèn Quảng Chiếu' và năm Bính Ngọ Thiền Phù Duệ Vũ thứ 7 (1126): 'tháng 9 Chiêm Thành đến Cống, tổ chức hội đèn Quảng Chiếu ở sân rồng, xuống chiếu cho sứ thần của Chiêm Thành đến xem”2. Như vậy, việc tổ chức không cố định về thời gian. Về mặt không gian, tổ chức ba lần ngoài cửa Đại Hưng của thành Thăng Long để mọi tầng lớp nhân dân tham gia, một lần tổ chức tại sân triều đình để chiêu đãi sứ bộ của Chiêm Thành. Việc tổ chức hội đèn Quảng Chiếu là mở ra ngày hội vui của thiên hạ, đúng như Ngô Sĩ Liên đã từng nhận xét: “đây là một thời kỳ thái bình thịnh trị của đất nước”.3

Lễ hội đèn Quảng Chiếu có phần nghi lễ mà ngày nay vẫn phổ biến trong dân gian là “nghi lễ cúng quỉ đói” (cô hồn). Ý nghĩa nghi lễ này là giúp con người sống lâu và thân tướng mạnh khỏe. Vì vậy, “Ta không ngạc nhiên tại sao hội đèn Quảng Chiếu là một lễ hội vui, lại có tháp thờ bảy đức Như Lai dùng trong nghi thức cúng quỉ đói của Mật tông. Bởi vì, có nỗi niềm nào của con người hơn được nỗi vui được sống lâu, mạnh khoẻ và đẹp xinh”4. Hiện nay các chùa Việt Nam vẫn giữ nghi lễ này là mỗi buổi chiều đều có nghi thức “thí thực cô hồn”.


Vua Lý Nhân Tông không chỉ tổ chức hội đèn Quảng Chiếu mà còn cho xây dựng nhiều chùa và tổ chức lễ hội mỗi khi chùa xây dựng hoàn tất. Trên 50 năm cầm quyền, theo Hoàng Xuân Hãn, vua Lý Nhân Tông đã hơn 18 lần làm chùa và tổ chức lễ hội liên hệ, như sử sách đã ghi lại 5. Lý Nhân Tông nhận thức việc xây dựng chùa không chỉ để cầu phúc thọ, theo Sùng thiện diên linh: “... Lễ cầu sống lâu, bày nghi thức tắm Phật hằng năm làm lệ thường”6, mà việc xây chùa có một ý nghĩa chính trị là để đất nước mãi mãi được bảo vệ. Các tầng lớp lãnh đạo bộ máy cai trị đã ý thức về vai trò của ngôi chùa như: “Chu Văn Thường khi viết An Hoạch Sơn Báo Ân tự bi ký khoảng vào năm 1100 đã nói rõ: 'Nhóm người dựng chùa, là để mãi mãi giữ lấy nước nhà'”7. Ngôi chùa trong tâm thức của người lãnh đạo là nhằm làm vững kinh đô của vua, nghĩa là làm cho chủ quyền của đất nước được vững bền. Vai trò của ngôi chùa theo “Phạm Sư Mạnh đã viết về tháp Báo Thiên ở Kinh đô Thăng Long:
Trấn áp đông tây giữ đế đô

Ngang nhiên ngọn tháp vút lên nhô

Non nước vững chãi tay trời chống

Nay xửa khôn tiêu đất cắm vồ”8 .
Ngôi chùa có ảnh hưởng đến chính trị xã hội nên các vị vua triều Lý cũng xem chùa như là chỗ để xây dựng về tư tưởng chính trị của nhân dân.
Khi Lý Thánh Tông lập Văn Miếu năm 1070 thì ngôi chùa giữ vai trò trung tâm của nền giáo dục, cung cấp cho dân tộc những người con ưu tú, làm rạng rỡ non sông. Bởi vì, ngôi chùa là thể hiện sự đoàn kết toàn dân, nơi quy tụ các thành phần xã hội, không phân biệt giàu nghèo, sang hèn, già trẻ, trai gái. Họ cùng nhau góp sức trong sự nghiệp chung, không chỉ phục vụ cho xã hội mà còn thoả mãn nhu cầu văn hóa của cộng đồng thông qua các lễ hội.

Ngoài ra, ngôi chùa khẳng định biểu tượng về nền văn hóa mang bản sắc riêng của dân tộc Việt Nam. Như chùa Một Cột, chùa có tên chữ là Diên Hựu. Sự tích ngôi chùa, năm 1049, một hôm vua Lý Thái Tông nằm mộng thấy Phật Bà Quan Âm hiện ra, đưa nhà vua lên ngồi trên một toà sen ánh sáng toả ra muôn khắp nơi. Sau khi thức dậy, vua thuật lại việc này cho các triều thần, có người cho là điềm chẳng lành. Khi đó có nhà sư tên Thiền Tuệ “khuyên vua làm chùa, dựng cột đá ở giữa đất, làm tòa sen của Phật Quan Âm đặt tên cột đá như đã thấy trong mộng... Vì thế gọi là chùa Diên Hựu”9. Về kiến trúc, chùa xây giữa hồ Linh Chiếu trong vườn Tây - Cấm, gần kinh đô Thăng Long, trụ bằng đá, đỉnh cột trụ là một bông sen nghìn cánh, trên bông sen đặt một toà nhà đỏ tía và trong nhà có tượng Phật mình vàng. Kiến trúc ngôi chùa mang tính đặc thù về nghệ thuật Đại La thời Lý. Bông sen nghìn cánh tượng trương cho trí tuệ viên mãn. Chùa Một Cột xét theo tượng hình của Kinh dịch là quẻ Sơn Thiên Đại súc: “Trời ở trong núi (hình tượng của quẻ), đó là sức chứa lớn vậy. Kẻ quân tử phải lo ghi chép nhiều về lời nói và nết na thời xưa để nuôi cái đức của mình”10. Hình ảnh ngôi chùa diễn đạt theo ký hiệu Kinh dịch là:

Theo quẻ Đại súc:
*

* *
* *


*
*
*

Tượng sơn - Thiên Đại súc, diễn theo Việt dịch là “Núi ở trên trời”, có ý nghĩa khuyên giặc phương Bắc,



“Các ngươi không thể tiêu diệt được dân tộc ta đâu, trời đã định vậy, trời đã nâng đỡ chúng ta”. Như Lý Thường Kiệt nói “Tuyệt nhiên định phận tại thiên thư”.

Chữ Đại súc có nghĩa là “chất chứa đại thể cao cả”. Từ đó, chúng ta thấy các vị Thiền sư đạo cao đức trọng tinh thông Phật và Dịch, luôn có tấm lòng đại bi, lo cho sự tồn - vong của dân tộc, một nền độc lập và cường thịnh cho dân nước qua những biểu tượng:

Một Cột là biểu tượng của độc lập.

Diên Hựu chỉ sự tồn tại hiện hữu lâu dài.

Đại súc chứa đựng sự thái bình - thịnh vượng.

Đại hạnh là như hoa sen trong đầm lầy, như nhà trên trời, không ô trược, cao cả, đầy đủ Chân - Thiện - Mỹ.

Chùa Một Cột (Diên Hựu) qua lăng kính Việt dịch là thể hiện tinh thần tự tôn dân tộc. Hình ảnh ngôi chùa hàm chứa và tích tụ những hoài vọng, là hiện thân của trí tuệ Đại Việt với nguồn linh khí vĩnh cửu của đất trời. Nguồn linh khí này chảy qua trụ đá, truyền xuống đất và nước để khơi dậy hào khí muôn đời tổ tông. Vị trí của chùa Một Cột mang ý nghĩa trấn giữ sơn hà và đẩy lùi sự đồng hoá văn hoá phương Bắc và còn là sự khẳng định thời kỳ đầu độc lập. Chính vì những đặc điểm như thế nên dù đã trải qua hơn ngàn năm nhưng chùa Một Cột vẫn là một biểu tượng không thể thiếu của Phật giáo nói riêng và cả dân tộc Việt Nam nói chung. Vượt thời gian và không gian, chùa vẫn mãi mãi là hình ảnh hào hùng thể hiện khát vọng vươn lên của dân tộc Việt Nam.

Tóm lại, Phật giáo đóng vai trò phát huy nội sinh của dân tộc, vừa phát triển lý luận vừa thực nghiệm tâm linh, đưa con người đến giải thoát. Nhận thức luận của đạo Phật không chỉ thiết lập các định chế chính trị, mà còn góp phần xây dựng nhân tâm của cộng đồng xã hội. Bản chất của thế gian là khổ, vô thường và vô ngã nên người chứng ngộ có vai trò đưa con người đến tự do, hạnh phúc. Phật giáo tìm giải pháp cho các vấn đề trong xã hội bằng cách giáo hoá mỗi cá nhân điều chỉnh, cải thiện đời sống theo tinh thần nhân bản, công bằng.







tải về 3.08 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   26




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương