Nội dung số này



tải về 1.28 Mb.
trang6/6
Chuyển đổi dữ liệu26.11.2017
Kích1.28 Mb.
#34594
1   2   3   4   5   6

(IANS, Dec 14, 2007) Patna, India -- Ngân Hàng Thế Giới (The World Bank) và Ngân Hàng Phát Triển Á Châu ( The Asian Development Bank) sẽ cho Bihar, một trong những tỉnh bang có nền kinh tế thụt lùi của Ấn Độ, được vay nợ để gấp rút tiến lên trên đoạn đường phát triển, các viên chức cao cấp của tỉnh bang đã nói như trên hôm thứ Sáu.


Ngân Hàng Thế Giới đã đồng ý cho vay món trái khoản 8 tỷ đồng Rupees cho năm 2007- 2008 cho việc phát triển.

Tỉnh bang có nhiều khả năng sẽ nhận được một món trái khoản từ Ngân Hàng Thế Giới nhanh chóng với một lãi suất rất thấp khoảng 2 % cho kế hoạch hoàn trái dài hạn căn cứ theo chính sách phát triển của Ngân Hàng. Phó Thủ Hiến tỉnh bang Bihar, ông Sushil Kumar Modi nói như trên.

Ông Modi nói rằng Ngân Hàng Thế Giới sẽ lấy quyết định trên việc này trong phiên họp của hội đồng quản trị được sắp xếp vào cuối tháng này.

"Toàn bộ thủ tục liên hệ đến món trái khoản đã hoàn tất ", ông nói.

Ngân Hàng Phát Triển Á Châu cũng chấp thuận một món trái khoản 16. 54 tỷ đồng Rupees để xây dựng  9 con đường cao tốc dài 820 km, Bộ Trưởng Bộ Công Chánh, Nand Kishore Yadav nói như trên. Ông Yadav còn nói thêm rằng  chính quyền tỉnh bang đã thương lượng với Ngân Hàng Phát Triển Á Châu cho một món trái khoản khác để xây dựng một công trình đường cao tốc  khác dài 826 km  trong tỉnh bang.

Ngân Hàng Hợp Tác Quốc Tế Nhật Bản cũng đã dành yểm trợ ngân khoản trị giá 56 tỷ đồng Rupees để xây dựng một con đường bốn đường xe hơi dọc theo mạng mạch Phật Giáo tại Bihar. Những con đường này sẽ nối liền các đền tháp Phật Giáo tại Bodh Gaya, Nalanda và Rajgir. (Hạt Cát dịch)



Đức Đạt Lai Lạt Ma đã hoàn tất chuyến viếng thăm Ý Đại Lợi 

Ngày 16 tháng 12, 2007 - Turin, Ý Đại Lợi -  Đức Đạt Lai Lạt Ma đã kết thúc chuyến viếng thăm 11 ngày tại Ý hôm Chủ Nhật, trong chuyến đi này Ngài đã gặp gỡ các nhân vật cùng được giải Nobel hòa bình và đã kêu gọi họ tiếp tục ủng hộ nỗ lực đấu tranh cho nền tự trị của Tây Tạng.

 ‘Người dân Tây Tạng có một tinh thần chịu đựng rất bền bĩ, nhưng cuối cùng thì họ đã bắt đầu cảm thấy tức bực,’ vị lãnh đạo đang lưu vong của Phật giáo Tây Tạng đã nói như trên với các nhà lập pháp tại địa phương miền Bắc Turin, theo tường trình của cơ quan ngôn luận ANSA.

 Ngài nói thêm ‘Vì lý do này mà sự tiếp tục ủng hộ của quý vị rất ư là quan trọng... Nền văn hóa Tây Tạng cần phải được bảo tồn,  không những cho dân tộc Tây Tạng mà cho cả cộng đồng thế giới, bởi lẽ đây là một nền văn hóa của hòa bình, tình thương và sự bất bạo động.’

 Đức Đạt Lai Lạt Ma đã kêu gọi tương tự như trên hôm thứ năm tuần rồi tại Rome, thúc giục các nhà lập pháp hãy giúp đỡ về cả hai mặt cụ thể cũng như tinh thần.

Ngài đã nói chuyện tại trụ sở nghị viện, chứ không phải trong cơ quan hội đồng lập pháp như một số các nhà lập pháp mong muốn.

Ngài nói ‘Chúng tôi không mong mỏi nền độc lập cho Tây Tạng, mà chỉ muốn bảo tồn truyền thống văn hóa của chúng tôi, nó sẽ làm phong phú cho cả nền văn hóa của Trung Quốc.’

Bắc Kinh đã trách cứ bộ ngoại giao Ý về chuyến viếng thăm này đã để cho Đức Đạt Lai Lạt Ma đến Rome, Milan và Turin.

Các cuộc hội kiến gần đây của Ngài và Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Hoa Kỳ George W. Bush đã khiến Bắc Kinh nổi giận.

Thêm vào đó, hôm thứ năm vừa qua, vị đoạt giải Nobel hòa bình 1989 đã gặp gỡ những người được giải Nobel khác, trong đó có cựu tổng thống Nga và Ba Lan là Mikhail Gorbachev và Lech Walesa trong một hội nghị thượng đỉnh tại Rome.

Tại Milan, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã chủ trì cuộc hội thảo ba ngày với khoảng 8,000 người tham dự.



(Minh Châu dịch)

Tân Đại Học Nalanda sẽ giảng dạy Phật Pháp và nhiệt độ địa cầu

Tuesday December 18, 2007

ASHWANI TALWAR NEW DELHI: Để theo kịp thời đại, sinh viên Tân Đại Học Nalanda sẽ được học tập về các đề tài như nhiệt độ địa cầu và quản trị kinh doanh.

Điều đó sẽ được quyết định sau phiên họp thứ nhì vào cuối tuần này của Uỷ Ban Cố Vấn Nalanda - Một uỷ ban được lãnh đạo bởi nhà đoạt giải Nobel Amartya Sen - tổ chức đang hỗ trợ phục hồi đại học danh tiếng đã từng thu hút những sinh viên xuất sắc nhất từ khắp nơi ở Châu Á và các châu lục khác. Đã có lúc con số học viên  lên đến 10,000. Ngài Huyền Trang đã có thời là một trong con số đó.

Tân Đại Học Nalanda cũng vậy, sẽ được phát triển như là một học viện quốc tế. Nó đang được hồi sinh qua sự hợp tác của Ấn Độ và các quốc gia Phật Giáo đáng kể. Các nhà lãnh đạo quốc gia bàn thảo về vấn đề này Hội Nghị Thượng Đỉnh  Đông Á tại Tân Gia Ba trong tháng vừa qua, với sự hiện diện của Thủ Tướng Ấn Độ Manhohan Singh.

Người ta hy vọng rằng vào kỳ hội nghị thượng đỉnh năm tới, khung sườn  của đại học quốc tế này sẽ được hoàn thành.

Và sau đó, họ đã dự định ký kết một hợp đồng liên chính phủ với sự đóng góp tài chánh của tất cả mọi người.

Như vào thời điểm hưng thịnh, ngôi đại học - được thành lập gần Patna hiện tại trong thế kỷ thứ 5 sau Tây Lịch  và nằm hoang phế tại Bakhtiyar Khilji trong thế kỷ thứ 12 - có thể sẽ chú trọng vào tôn giáo và triết học  nhưng nó bao hàm một hệ thống kiến thức hiện đại rộng rãi.

Như trong phiên họp cuối tuần  tại Tokyo, Uỷ Ban Cố Vấn đã đề nghị rằng Đại Học Nalanda trong biểu tượng mới sẽ có các lãnh vực chuyên môn như: Nghiên cứu Phật học, triết học và So Sánh các tôn giáo. Nghiên cứu Lịch Sử, Nghiên cứu Quan Hệ Quốc Tế và Hoà Bình. Quản trị kinh doanh và Nghiên cứu phát triển; Các Ngôn ngữ và văn chương; Nghiên cứu Sinh Thái và Môi trường.

Uỷ Ban Cố Vấn - với phiên họp đầu tiên tại Tân Gia Ba hồi tháng 7, 2007, sẽ bàn thảo vấn đề tiếp theo là phục hồi Nalanda tại  Trung Quốc - đã đồng ý rằng nó sẽ là "một học viện kinh điển muôn thuở".

Căn cứ theo Bộ Ngoại Giao, đại học sẽ được tổ chức theo khuynh hướng "đưa đến sự hiểu biết về quá khứ trong khi duy trì hiện đại và chú trọng đến sự thích ứng trong tương lai".

(Hạt Cát dịch)
 

Đức Đạt Lai Lạt Ma kết tội Trung Quốc ‘tiêu diệt văn hóa’ Tây Tạng

 

IANS, Tuesday 18th  December, 2007

 Trong một cuộc phỏng vấn được đăng trên mạng hôm thứ hai của tạp chí chính trị Cicero của Đức, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã kết tội Trung Quốc đã ‘ tiêu diệt nền văn hoá’ tại Tây Tạng.

 Lhasa đã bị biến thành một thành phố Trung Hoa ‘dưới dạng hiện đại’,  vị lãnh đạo đất nướcTây Tạng đã nói như trên, ngài đã rời thủ đô này để lưu vong tại Ấn Độ vào năm 1959.

 Khi nói về sự đổ vỡ trong mối quan hệ Đức-Hoa sau cuộc hội kiến với Thủ tướng Angela Merkel, Đức Đạt Lai Lạt Ma cho biết ngài lấy làm tiếc đã gây ‘sự phiền hà’ này.

 Và ngài chú ý đến một điều mà ngài gọi là ‘hiện tượng thú vị’ giữa các nhà chính trị trên thế giới: họ có ý muốn gặp ngài khi mà họ không giữ một trách nhiệm nào trong chính phủ, nhưng một khi đã giữ  chức vụ thì họ lại tránh gặp ngài để khỏi làm Bắc Kinh bất bình.

 Ngài nói trong lúc ngài chưa từng trở lại Tây Tạng từ nhiều năm qua, những người tị nạn vượt biên giới sang Ấn Độ đã cho biết cách sống của người Hoa đang lấn dần trong đất nước của ngài, và nhiều người Tây Tạng đã quên luôn cả tiếng mẹ đẻ.

Ngài nói ‘Bất luận chính quyền Trung Quốc có nhìn nhận hay không,  tình trạng tiêu diệt văn hóa hiện nay đang xảy ra, cho dù Tây Tạng hiện rất nổi tiếng trong lãnh thổ Trung Hoa.’

‘Di sản văn hóa Tây Tạng đang bị đe dọa trầm trọng,’ ngài cho biết, với các nông dân bị đẩy vào những ‘ngôi làng hiện đại’ do bởi sự hiện đại hóa.

Đức Đạt Lai Lạt Ma lập lại lời kêu gọi nền tự trị cho Tây Tạng. Ngài nói rằng những tiếp xúc hiện nay với Bắc Kinh không cho thấy một bước tiến thật sự nào về mặt này.



(Minh Châu dịch)

Hoa Kỳ: Tài trợ dài hạn cho phân khoa Nghiên cứu Phật Giáo tại Đại Học UCLA

UCLA International Institute, Dec 13, 2007 - Berkeley, CA (USA) -- UCLA International Institute - University of California, Los Angeles, viết tắt UCLA, một Đại Học Học Viện Quốc Tế ở California,  vừa được Công ty  Bukkyo Dendo Kyokai  chi nhánh America tài trợ cho phân khoa Nghiên Cứu Phật Giáo với Quỹ Tài Trợ Yehan Numata Endowment trong vòng 10 năm.

Trong một buổi lễ ký kết hôm 17 tháng 10, 2007, trung tâm Nghiên Cứu Phật Giáo UCLA tiếp nhận món tài trợ lớn nhất từ trước đến nay trong lịch sử thành lập của nhà trường, 750,000 USD từ Hội đoàn  Bukkyo Dendo Kyokai America (Hội Đoàn Hoằng Dương Phật Pháp) - BDK, Society for the Promotion of Buddhism - thường được biết đến với danh xưng  Numata Foundation. Hội đoàn BDK sẽ thiết lập một Quỹ Tài Trợ Yehan Numata Endowment $500,000 cho ngành Nghiên Cứu Phật Giáo, và một ngân khoản $250,000 USD khác trong vòng thời hạn10 năm .

"Những người chúng tôi làm việc trong ngành Nghiên Cứu Phật Giáo rất biết ơn Numata Foundation cả hai mặt, tài trợ lớn lao những chương trình đại học qua nhiều năm tháng và những công trình quan trọng mà hội đã bảo trợ, ví dụ  như một dự án quốc tế chuyển dịch bộ Tam Tạng Thánh Điển Trung Hoa sang Anh Ngữ". Giáo sư Robert Buswell. Giám Đốc Trung Tâm Nghiên Cứu Phật Giáo của Đại Học UCLA nói như trên.

Giáo Sư Buswell nói thêm "Với món tài trợ này, UCLA đã gia nhập vào danh sách đang lớn mạnh  các đại học trên thế giới có thành lập Chương trình Numata trong phân khoa Nghiên Cứu Phật Giáo, gồm có các Đại Học như Harvard, Chicago, Hawaii, Smith, và UC Berkeley tại United States, Các Đại Học  Toronto, McGill, và Calgary ở Canada, và các Đại Học  Leiden, Vienna, Oxford, và Hamburg ở  Âu Châu."

UCLA có một chương trình nghiên cứu Phật Giáo đặc biệt, tự hào với cơ cấu lớn nhất ngoài Á Châu và con số sinh viên tốt nghiệp nhiều nhất hơn bất cứ nơi nào tại Hoa Kỳ và Âu Châu trong lãnh vực nghiên cứu về Phật Giáo hoặc lịch sử nghệ thuật Phật Giáo.

Quỹ Tài Trợ Yehan Numata Endowment  trong ngành Nghiên Cứu Phật Giáo tại UCLA sẽ giúp trung tâm thực hiện một vài mục tiêu quan trọng. Trước tiên nó cho phép Trung tâm gia tăng thành phần giảng viên thỉnh giảng mỗi năm, đặc biệt là trong lãnh vực Phật Học với những gì  hiện nay chưa được giảng dạy. Thứ hai là sẽ cho phép trung tâm bảo trợ cho các cuộc hội nghị học thuật, gia tăng các cơ sở, các dự án xuất bản và các hoạt động nghiên cứu khác. Và thứ ba là sẽ nâng đỡ ngành giáo dục trong lãnh vực Nghiên Cứu Phật Giáo tại UCLA bằng cách khuyến khích sinh viên tốt nghiệp tham gia các dự án khảo cứu của trung tâm và bảo đảm rằng họ sẽ  gặt hái được một viễn ảnh khả quan trong chiều rộng và chiều sâu của truyền thống Phật Giáo.

Quỹ Tài Trợ được đặt dưới tôn danh của  Ông Rev. Dr. Yehan Numata (1897–1994), sáng lập viên Hội Đoàn BDK, một nhân vật  có thế lực trong ngành công kỹ nghệ Nhật Bản, và là một trong những nhà bảo hộ Phật Giáo vĩ đại nhất của thế kỷ hai mươi. Ngài Numata đến Hoa Kỳ từ Nhật Bản vào năm 1920 và tốt nghiệp từ trường Trung Học Hollywood, vì vậy ông và gia đình có nhiều mối liên hệ với miền Nam California.



(Hạt Cát lược dịch)

Ấn Độ: bản sơ đồ kiến trúc của đại học Nalanda sẽ hoàn tất vào năm 2008
Ngày 19 tháng 12, 2007

New Deldhi, Ấn Độ -  Bản sơ đồ kiến trúc nhằm  phục hồi một trong những cơ sở giáo dục cổ xưa nhất thế giới - Đại học Nalanda của niên đại 1197 trước Công Nguyên tại Bihar - dự trù sẽ được hoàn tất vào đầu năm sau.

Điều này đã được tiết lộ sau phiên họp thứ hai của Nalanda Mentor Group (NMG), đứng đầu là người được giải Nobel, giáo sư Amartya Sen,  tại Tokyo. Tổ chức NMG, được chính phủ Ấn lập ra để xây dựng một đại học quốc tế ngay tại mảnh đất giáo dục Phật giáo thuở xưa, đang được sự bảo trợ của Singapore, Trung Quốc và Nhật Bản.

Các thành viên của NMG gồm có bộ trưởng ngoại giao Singapore George Yeo, các viên chức chính phủ của Trung Quốc và Nhật Bản, Ngài Meghnad Desai và Sugata Bose, một người cháu của Netaji Subhas Chandra Bose đang giảng dạy tại đại học Harvard.

Các chuyên gia từ Thái Lan, Tích Lan, Cao Miên, Đại Hàn, Trung Quốc và Ấn Độ đang soạn giáo trình và cấu trúc của trường.

Mặc dù ý tưởng về đại học này đã được nêu lên vào cuối thập niên 90, đến đầu năm 2006 cựu Tổng thống APJ Abdul Kalam là người đã khởi đầu cho sự hình thành đề án này.  

Tại Tokyo, nhóm NMG quyết định rằng chỉ tiêu của trường sẽ được đặt nền tảng trên ‘triết học toàn cầu trong khi vẫn duy trì đặc trưng của địa phương.’

Đại học Nalanda được dự trù là một cơ sở giáo dục tự trị và thuộc về thế tục, sẽ có hiệu lực với sự ký tên đồng ý của liên hiệp chính phủ giữa các quốc gia tham dự.

Phiên họp kế tiếp của nhóm NMG sẽ được tổ chức tại Trung Quốc và sau đó tại Ấn Độ.  Đề án này phải được thông qua lần cuối cùng trước Đại hội thượng đỉnh Đông  Á năm 2008, là nơi đề án sẽ được chính thức phê chuẩn.



(Minh Châu dịch)

Ấn Độ: Bodhi, thêm một cuốn phim Phật giáo đang được thu hình
Tuesday December 18 2007 10:02 IST

India - Công việc thu hình cuốn phim  Bodhi,  một cuốn phim  dựa trên triết lý Phật Giáo, đã được bắt đầu tại Hampi và  Wayanad.

Cuốn phim thí nghiệm khai triển mối liên hệ giữa tỳ kheo Anandan và cô gái giai cấp hạ tiện Mathangi - Ma Đăng Già được diễn viên Tom George  và Jyothirmayi thủ các vai chính.

Cuốn phim được phỏng theo quyển "Hương vị Phật Pháp - The Essence of Buddhism" viết bởi Lakshmi Nassu. Tỳ kheo Anandan đến căn lều của Cô Mathangi trong chuyến du hành vào lúc có nhu cầu cần uống nước. Mathangi, người đã viện lý do mình thuộc giai cấp hạ tiện, từ chối, không dám dâng nước uống cho tỳ kheo Ananda vốn thuộc  giai cấp  cao hơn.

"Nước uống thuộc giai cấp hạ tiện" đã đánh động tâm trí của tỳ kheo Anandan, người đã giải thích và trấn an cô gái đối với những tập tục được coi là bất công trong quan niệm Phật giáo.

Rồi thì sau đó cô Mathangi nảy sinh cảm tình luyến ái với tỳ kheo Anandan. cuốn phim khai triển những khía cạnh xuyên qua mối liên hệ sâu sắc giữa hai người. Cuốn phim được biên tập và đạo diễn bởi G. Anil và được Bhasi Irumbanam phát hành.

Nhóm  Anil Panachuran- Nandu Kartha phụ trách phần âm nhạc, kể cả Buddha Sookthas trong phần âm nhạc dân tộc.



(Hạt Cát dịch)

Nhật Bản trao trả cho Trung Quốc pho tượng Phật cổ bị đánh cắp

AP Posted: 2007-12-20 05:43:17

OTSU, Japan, Dec. 20 (Kyodo) - Một viện bảo tàng ở Koka thuộc quận Shiga, đã quyết định trao trả cho Trung Quốc một pho tượng Phật vốn đã bị đánh cắp tại China năm 1994 và đã được đem bán đấu giá ở Luân Đôn một năm sau đó.

Viện bảo tàng Miho sẽ gửi trả pho tượng đúc chế hồi đầu thế kỷ thứ Sáu từ Osaka đến Tỉnh Sơn Đông vào cuối năm nay, với  một lời nói chính thức rằng quyết định này tượng trưng cho mối liên hệ song phương chặt chẽ.

Viện bảo tàng đã mua pho tượng này từ một nhà chuyên môn sưu tầm cổ vật tại Luân Đôn năm 1995 với giá khoảng 100 triệu đồng yen, nhưng sau đó đã được xác nhận rằng pho tượng đá limestone cao 1.2 mét này đã bị đánh cắp từ một hoa viên của một văn phòng chính phủ địa phương tại tỉnh Sơn Đông, căn cứ theo lời của các viên chức.

Chính phủ Trung Quốc bắt đầu điều tra vào năm 1999 và viện bảo tàng đã quyết định trao trả pho tượng miễn phí vào năm 2001 cũng như chính phủ Trung Hoa đã nhìn nhận  rằng viện bảo tàng không phải chịu trách nhiệm gì về vụ đánh cắp.

Ngay cả sau khi đã được trao trả, phía Trung Quốc đã đồng ý sẽ cho viện bảo tàng Nhật Bản mượn pho tượng miễn phí mỗi năm năm một lần cho các cuộc triển lãm.

(Hạt Cát dịch)

Ấn Độ: Cảnh sát thu hồi kịp lúc pho tượng Phật giáo cổ bị đánh cắp

Ngày 21 tháng 12, 2007

Itanagar -  Cảnh sát tỉnh bang Arunachal Pradesh đã tìm được một pho tượng Phật giáo cổ 300 năm, ngay trước khi được lén đưa sang Nepal qua Assam và Silguri.

Pho tượng ngài Boitong Chioley Namgey bằng hợp kim cao 14 inch, nặng hơn 9 kg và trị giá 400,000 Mỹ kim, đã bị đánh cắp từ một tu viện tại Lumla thuộc Tawang.  Một toán cảnh sát đã theo dõi đến tận Bhalokpong thuộc vùng Tây Kameng hôm thứ Tư và đã bắt giữ thủ phạm vụ trộm, M.Tshering, 25 tuổi.

Một pho tượng của Ngài Padma-sambhava đã bị đánh cắp từ Tawang vào tháng 12, 2006, và đã được tìm gặp từ Kathmandu vào tháng 4 năm nay.

Cảnh sát trưởng Tawang, S.N. Mosobi, hôm nay đã cho biết ông và phó thanh tra Anand Mondol đã tìm gặp pho tượng trong tay T. Tashi, 30 tuổi, một người quen của Tshering.

Boitong Chioley Namgey, một trong những vị thánh Phật giáo được sùng kính nhất tại Tawang và vùng Tây Kameng, được tôn thờ trong mọi gia đình của làng Hoongla Tso.

Tshering khai rằng anh ta đã đánh cắp pho tượng từ đền Tashi Choiling vào lúc nửa đêm, ngày 11 tháng 6 năm nay và đã chôn giấu trong một khu rừng tại Tawang ngày hôm sau.

Sáng hôm sau, khi người trong tu viện hay ra vụ trộm, họ đã khai báo với ty cảnh sát Lumla.  Cảnh sát đã lập tức truy lùng nhưng không tìm thấy pho tượng.

Khi mặt trời vừa lặn, Tshering đã đào pho tượng lên và lên đường đi Kathmandu để gặp một người ngoại quốc mà anh ta đã điều đình trước đó.  Tuy nhiên Tshering phải bỏ dở chuyến đi tại Bhalukpong vì một cuộc biểu tình tại Assam.

Anh ta đã gởi pho tượng lại cho Tashi và trở về Lumla ngày 15 tháng 12, dự định sẽ trở lại vài ngày sau đó để lấy lại pho tượng và tiếp tục hành trình sang Nepal. 

Dựa theo các dữ liệu được lấy từ nhiều nguồn tin khác nhau, một toán cảnh sát do Mosobi dẫn đầu đã tìm gặp anh ta gần Sela Pass, tiếp giáp với vùng Tây Kameng.  Tshering đã dẫn đường cảnh sát đến Bhalukpong.



(Minh Châu dịch)

Du lịch Tây Tạng phá kỷ lục

Monday, 17 December 2007, 04:47 GMT

Tây Tạng - Con số du khách tới Tây Tạng  đã phá một kỷ lục cao nhất từ trước đến nay, cơ quan truyền thông Trung Hoa cho biết như trên.

Có hơn 4 triệu du khách đã đến viếng thăm Tây Tạng trong năm 2007, một viên chức nói như trên, một sự tăng vọt 64 % trên từng năm.

Viên chức này đã ghi nhận con số tăng vọt căn cứ trên việc tiếp thị hiệu quả hơn và sự cải thiện các trục lộ vận chuyển, kể cả đường hoả xa cao tốc phục vụ tuyến Trung Quốc Tây Tạng từng gây tranh cãi bấy lâu nay.

 Các nhà phê bình nói rằng Trung Quốc đã lợi dụng trục thiết lộ này để gia tăng sự kiểm soát Tây Tạng  và xoá mờ nền văn hoá truyền thống của nó.

Một viên chức chính quyền địa phương nói "Tây Tạng đang đi vào một "Thời đại hoàng kim" của ngành du lịch.

Lợi tức thu được từ ngành du lịch được dự trù  đạt tới con số 4.8 tỷ đồng Yuan trong năm 2007, tăng 73% so với năm trước. Cả hai tuyến đường sắt cao tốc và phi trường mới  đã đóng góp vào sự tăng vọt này, ông nói như trên.

Trong quá khứ, người ta chỉ có thể tới được Lhasa bằng phi cơ hoặc sau chuyến hành trình dài trên một con đường đầy gian khổ.

Kể từ khi đường sắt cao tốc đi vào hoạt động 17 tháng về trước, du khách và  mậu dịch Trung Quốc  đã đổ vào Tây Tạng ào ạt. Nhưng tuyến đường cao tốc mới này là nguyên nhân nỗi lo đối với nhiều người Tây tạng.

Họ tranh luận rằng tuyến đường đã tạo điều kiện cho một làn sóng người Trung Quốc đi định cư, những người gia tăng thống trị ngành thương mại và làm cho người dân Tây tạng Trở thành một sắc tộc thiểu số ở một vài thị trấn và một số khu vực.

Trong một bài diễn văn hồi tháng Ba, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã cảnh báo rằng cả hai con số  những người định cư và môi trường bị thoái hóa ở Tây Tạng đã gia tăng kể từ khi tuyến đường sắt đi vào hoạt động, mô tả nó như là một nguyên nhân của sự quan ngại sâu sắc.



Hồi đầu tháng này, tuyến đường được dùng vào việc vận chuyển quân đội Trung Quốc vào thủ đô  Tây Tạng, Lhasa, châm dầu thêm cho những mối quan ngại rằng Trung Quốc lợi dụng tuyến đường để gia cố nền móng của họ trên Tây Tạng.

(Hạt Cát dịch)

Cộng đồng Phật giáo đang phát triển tại miền Nam Florida

Ngày 24 tháng 12, 2007 

Homestead, Florida -  Wat Buddharangsi, một ngôi chùa Thái tọa lạc trên khu đất 5 mẫu trong vùng thôn dã của Homestead.  Đường đến chùa phải đi qua quốc lộ số 1, bao bọc bởi các nông trại và vườn cây ăn trái.

Từ nhiều năm nay, khu vực này được nhiều  Phật tử đến tham quan để tìm một môi trường yên tĩnh cho việc cầu nguyện và tu tập thiền. Bên trong ngôi chùa có tôn trí một kim thân Phật nặng 5 tấn, cao 23 foot và hàng chục pho tượng Phật nhỏ hơn, cùng với các lư hương và bình hoa ở chung quanh.

Ngôi chùa tiếp đón tất cả những ai muốn tìm hiểu hay tu theo đạo Phật, không những chỉ phục vụ cho sinh hoạt tín ngưỡng mà còn là một nơi chào đón du khách.

‘Chùa đã trở thành một trung tâm cộng đồng cho người Thái, người Á Đông, Phật tử hay bất cứ ai,’ Khanya Moolsiri, vị thư ký của chùa đã cho biết như trên.

Ngôi chùa này do ông Nopporn Poochareon, một doanh nhân người Thái tại Miami thiết kế.  Ông đã đích thân đi Thái Lan để đặt mua các thứ dùng vào việc trang trí ngôi chùa.  Ông đã thuê công nhân tại đấy để đảm bảo ngôi chùa này giống như các ngôi chùa bên Thái Lan.

Ông cho biết  ‘Lúc đó có lẽ khoảng 50 gia đình đã sinh sống tại Homestead. Chúng tôi không có được một ngôi chùa.’  Đó là 20 năm về trước.  Trải qua nhiều cuộc tìm kiếm khắp miền Nam Florida, và nhiều lần thất bại do các vấn đề quy vùng và ngân quỹ, ông Poochareon cuối cùng đã mua được khu đất này.

Trị giá của ngôi chùa hiện nay đã lên đến 1 triệu rưỡi Mỹ kim, hầu hết là do sự quyên góp của bổn đạo trong chùa và sự hỗ trợ của các doanh nhân Thái tại địa phương.

 Hiên nay ông Poochareon đang dự trù hoàn tất việc trang trí mái chùa theo kiểu Thái, với một chi phí khoảng 100,000 Mỹ kim.  Chùa cũng có dự định nới rộng thiền đường để có đủ chỗ cho số khách đến chùa ngày càng gia tăng. Thí dụ như trong ngày Thanksgiving đã có gần 3,000 người đến dự lễ. Vào những ngày lễ khác của Thái Lan cũng có khoảng phân nửa số người. 

Ông Poochareon nói tiếp ‘Thiên hạ hiếu kỳ và muốn biết về đạo Phật.’  Và ngôi chùa là một nơi chốn tuyệt diệu để giảng dạy Phật Pháp.

(Minh Châu dịch)

Viện bảo tàng đa năng đầu tiên tại Bihar

Patna, December 25, 2007

Một người Ấn Độ cư trú tại US, Naveen Kumar Sharma, đang thành lập một viện bảo tàng đa năng tại Nalanda, Trung Tâm Học Thuật Phật Giáo cổ xưa tại Bihar.

Công ty du lịch Prachin Bharat, một công ty có trụ sở ở Bangalore, được điều hành bởi  Sharma , đang thành lập viện bảo tàng với số vốn đầu tư 100 triệu đồng Rupees. Viện bảo tàng được dự trù sẽ khai trương ngày 26 tháng Giêng năm 2008.

Đây có lẽ là một khoản đầu tư chính chức đầu tiên từ một người Ấn Độ cư trú nước ngoài tại Bihar trong vòng hai năm nay. Chính quyền Bihar đang cố gắng thu hút đầu tư ngoại quốc trong các lãnh vực nông nghiệp, y tế, công nghệ thông tin và du lịch.

"Viện bảo tàng đa năng sẽ trình bày di sản Nalanda trong nhiều hình thức hấp dẫn", Sarma nói và thêm rằng viện bảo tàng được thành lập với một đầu tư hợp tác giữa chính phủ và tư nhân.

Viện bảo tàng sẽ được phân ra thành 6 khu vực cung cấp thông tin chi tiết về Nalanda và di sản của nó.



(Hạt Cát dịch)

Nhật Bản: hoằng pháp trong quán rượu

Tokyo, Dec.26

Một nhóm tu sĩ Phật Giáo ở Nhật Bản, theo tin đưa, đã chiếm một vị trí thường trực tại một quán rượu để truyền bá sự lợi lạc của giáo pháp.

Theo một nguồn tin của hãng truyền thông BBC, Quán rượu Chippie Sound Music Bar rất nhỏ bé và ngập tràn khói thuốc.

Đây không phải là điều bình thường, nơi mà bạn dự trù có thể tìm thấy một bộ ba tăng sĩ. Nhưng Hogen Natori và hai người bạn của ông tin tưởng rằng đây là một nơi mà họ có thể truyền bá Phật pháp như bất cứ nơi nào khác.

Natori và những người bạn Phật tử của ông bắt đầu  thời tụng kinh bằng vài tiếng chuông nhỏ, và khi đám đông trở nên yên lặng thì những âm điệu rì rầm tràn ngập căn phòng.

Đó là bài kệ Shomyo, một hình thức kệ tụng Phật giáo chỉ tìm thấy ở Nhật Bản.

Tiết mục đầu tiên trong buổi hoằng pháp của họ kéo dài độ 20 phút, tiếp theo sau đó là phần giải khát và  luận đàm về Phật Pháp.

"Có nhiều người Nhật không muốn đến chùa. Họ nghĩ rằng Phật Pháp rất khó hiểu, cao siêu và nghiêm khắc, nhưng Phật pháp không phải vậy,  nó thú vị hơn nhiều, tôi muốn truyền bá giáo pháp theo kiểu cách này," Natori nói như trên.

Ông ta nghĩ rằng mọi người dễ dàng tiếp thu Phật pháp tại một quán rượu hơn, khi họ ngồi nhâm nhi với bạn bè, và ông tin rằng ông được một sự hồi đáp ấm áp.

Các tu sĩ nói rằng quyết định thực hiện hoằng pháp trong quán rượu như thế này có thể làm phiền lòng một số Phật tử, nhưng điều này không làm cho họ thối chí.



(Hạt Cát dịch)

Ấn Độ: ngôi sao điện ảnh Hrithik Roshan sẽ đóng vai Đức Phật

New Delhi, India

Đạo diễn từng đoạt được giải thưởng Đạo Diễn Xuất  Sắc Quốc Gia Shyam Benegal mong muốn ngôi sao điện ảnh Hrithik Roshan đóng vai Đức Phật trong cuốn phim sắp tới của anh.

Sau khi hoàn thành cuốn phim mới nhất Mahadev, một cuốn phim tình cảm bi hài, đạo diễn Shyam Benegal muốn làm một cuốn phim lớn về cuộc đời Đức Phật Gautam.

Nhà làm phim nghĩ rằng diễn viên Hrithik Roshan hoàn toàn thích hợp với vai trò Đức Phật bởi vì anh có một nét mặt điềm tĩnh thanh thoát.

 Đạo diễn Benagal đã tìm gặp Hrithik và trao đổi với anh về vai trò trong phim và  diễn viên này đã lấy làm thích thú với dự án và đã hỏi về kịch bản của cuốn phim.

Benegal và nhóm biên tập hiện đang làm công việc tập hợp các phân đoạn kịch bản cho cuốn phim.

Kinh điển và lịch sử, tiểu sử cuộc đời đức Phật được viết bởi nhiều sử gia khác nhau đã được sử dụng để làm tài liệu cho kịch bản, được biên tập bởi Atul Tiwari.

Shyam Benegal muốn  thực hiện cuốn phim vào năm tới, Vào thời điểm đó thì Hrithik cũng đã phục hồi vết thương ở đầu gối từ tai nạn mà anh đã gặp trong lúc đóng phim và phải trị liệu trong mấy tháng liền.

Nếu Hrithik chấp nhận vai trò trong phim, anh sẽ được thể hiện nhiều diện mạo khác nhau, từ một thái tử Siddharth được nuông chiều trong cung điện  giàu sang phú quý xa hoa, đến nhà tu khổ hạnh Gautam, người từ bỏ tất cả mọi thứ và đi vào rừng sâu tĩnh tu, tìm ra con đường trung đạo để theo đuổi cho đến khi thành tựu giác ngộ giải thoát.

(Hạt Cát dịch)

Miến Điện: Nhà cầm quyền cấm đoán chư tăng thuyết giảng Phật pháp

By Wai Moe, Thứ Năm - December 27, 2007

Rangoon, Miến Điện- Chính quyền quân phiệt Burma đã ban hành một sắc lệnh cấm chỉ thuyết giảng giáo pháp tại Rangoon, căn cứ theo chư tăng tại cố đô này.

Chư tăng đã nói với phóng viên tờ  The Irrawaddy hôm thứ Năm rằng giáo pháp được giảng giải bởi 4 vị danh tăng  là các Ngài Kawthala, cũng được biết đến với pháp hiệu Dhamma Sedi Sayadaw; Ngài Kawvida, còn được tôn xưng là Mizzima Gon Yi Sayadaw; Ngài Nadapadi, còn được biết đến là Pyu Sayadaw; và Ngài  Sadila, cũng được biết đến với danh hiệu Lu Yay Chun Sayadaw,  bị ép buộc phải huỷ bỏ trong tháng 12.

Các nhà chức trách tại các thị trấn thuộc Rangoon đã được lệnh cấm giảng thuyết giáo pháp bởi Chỉ Huy Trưởng  Khu Vực Rangoon, các nguồn tin cho biết như trên. Hôm thứ Tư, Sư Kawvida, một Tiến Sĩ Phật Học, chuẩn bị một buổi thuyết giảng  ở thị trấn Insein, vùng ngoại vi thành phố Rangoon. Tuy nhiên các giới chức chính quyền đã đến tận nơi ra lệnh phải chấm dứt buổi thuyết giảng ngay lập tức.

“Sư Kawvida yêu cầu được xin phép từ vị chỉ huy trưởng của Khu Vực Rangoon, Maj-Gen Hla Htay Win, để được thuyết giảng cho tín chúng, nhưng vị chỉ huy từ chối lời yêu cầu," một nhà sư dấu tên nói như trên và thêm "Sư Kawvida sắp xếp chương trình giảng thuyết ở Rangoon ngày 28 tháng 12 nhưng đã bị bắt buộc phải huỷ bỏ".

Trong lúc đó ở tại trung ương Rangoon, nhà cầm quyền gần đây cũng đã ngăn chận một buổi thuyết giảng của Khamasiri Linkaya, cũng được biết đến với danh xưng Shwepyihein Sayadaw, theo các nguồn tin từ Rangoon.

Khamasiri Linkaya sau đó đã bị chất vấn, một nhà sư có mặt trong lúc ấy nói như trên và thêm rằng nhà chức trách cáo buộc rằng bài thuyết giảng của Ngài Khamasiri Linkaya đã phê phán vụ đàn áp của nhà cầm quyền quân phiệt và có thể bị xử phạt.

Kể từ tháng 11, VCD thuyết pháp của chư tăng trưởng lão khả kính nhất Miến Điện, kể cả các Ngài  Nyanithara và Ngài Kawvida, những thời giảng phê phán sự đàn áp của chính quyền, gần đây được báo cáo là đã bị các nhà chức trách cấm phổ biến.

"Nhà chức trách cấm các băng giảng CD và VCD có chứa nội dung phê bình trực tiếp hoặc gián tiếp chính sách của nhà cầm quyền quân phiệt," một vị trưởng lão nói như trên.

Trong khi đó, Đại Học Phật Giáo tại Rangoon phải đóng cửa  theo lệnh của nhà chức trách, căn cứ theo các nguồn tin. Các viên chức chính quyền vẫn chưa thông báo ngày mở cửa trở lại. Chư Tăng từ Đại Học Phật Giáo đã từng tham gia vào các cuộc biểu tình hồi tháng Chín vừa qua.

Chính quyền quân phiệt Miến Điện vẫn thường hay tự cho là tin tưởng thâm sâu vào Phật pháp và khuyến khích sự phát triển niềm tin. Tuy nhiên, người ta nói rằng rất ít người dân Miến Điện tin vào điều này kể từ khi  nhà cầm quyền đối xử với chư tăng bằng những hành động tàn ác như đã xảy ra.



(Hạt Cát dịch)

Ấn Độ: Một ngôi chùa trên  núi Ladakh thu hút du khách đông đảo

Nubra Vally, Ladakh (India) -- Disket Gompa, một tu viện Phật Giáo Tây Tạng, toạ lạc tại Thung Lũng Nubra ở Ladakh  thuộc vùng Jammu và Kashmir đang thu hút du khách đông đảo.

Disket có một vị trí đặc biệt với hình ảnh một ngôi tu viện nằm chót vót trên một đỉnh núi,  ngôi tu viện nghe nói rằng được thành lập hồi đầu thế kỷ thứ 5.

Ngôi tu viện 1400 năm tuổi được xây dựng bởi một Lama học giả Phật giáo, có một trường học cho 120 tu sĩ với 5 cấp bậc.

" Một con số 120 vị lama sống nơi đây. Chúng tôi có một giờ sinh hoạt nguyện cầu theo truyền thống mỗi ngày, bên cạnh chúng tôi còn có 5 nghi lễ hội hè khác. Lama  Lobzang Dechan nói như trên".

"Khi chúng tôi tổ chức các sinh hoạt lễ hội, dân chúng trong làng kéo tới,  Đó là những buổi lễ hội đầy màu sắc và niềm hoan hỷ," Lama Dechan nói thêm.

Chư Tăng sẽ thăm viếng các thôn làng ở dưới chân núi để ban bố phúc lành, cầu nguyện trong suốt mùa đông, chỉ còn số tu sĩ già yếu là ở lại trên núi.

Khách hành hương từ khắp vùng Ladakh kéo về tụ tập nơi đây để đón mừng lễ hội chính Gustor được tổ chức vào cuối tháng Hai.

Thung Lũng Nubra là một phần nằm trên  con đường Tơ Lụa nổi tiếng Trung Á, dài theo con đường của các nhà mậu dịch đã đi từ Yarkand ở Trung  Á và Mông Cổ. Nó nằm trên một độ cao khoảng 10,000 bộ trên mực nước biển và rộng khoảng từ 3 đến 4 miles.



(Hạt Cát dịch)

Ấn Độ: Tây Tạng lưu vong lên kế hoạch diễn hành  đi về đất mẹ

By Steve Herman, 04 January 2008

New Delhi - Các tổ chức Tây Tạng lưu vong đã công bố kế hoạch cho một cuộc diễn hành trọng thể đi về đất mẹ từ Ấn Độ. Họ đang kêu gọi người Tây Tạng khắp nơi trên thế giới thực hiện một phong trào "toàn cầu nổi dậy" trước và trong thời gian Thế Vận Hội năm 2008 được tổ chức tại thủ đô Trung Quốc, Bắc Kinh. Phóng viên Đài VOA Steve Herman tường trình từ New Delhi, Ấn Độ.

Năm tổ chức hàng đầu đại diện Tây Tạng lưu vong, hôm thứ Sáu 04 tháng Giêng, 2008,  đã công bố một chiến dịch đồng hành nhằm khơi gợi lên một sự chú ý mới mẻ của thế giới về nguyên nhân sự chống đối chính sách Trung Quốc của họ.

Trong một cuộc họp báo tại thủ đô Ấn Độ, các tổ chức đã công bố các kế hoạch để thực hiện một cuộc diễn hành trọng thể từ quê hương lưu đày, Dharamsala, xuyên qua New Delhi và đi vào Tây Tạng.

Chủ tịch Hội Đoàn Thanh Niên Tây Tạng, Tsewang Rigzin  nói rằng cuộc diễn hành sẽ bắt đầu vào ngày 10 tháng Ba, kỷ niệm cuộc khởi nghĩa năm 1959 tại quê hương của họ. Ông nói mục tiêu của họ là thủ đô Tây Tạng, Lhasa.

"Đây là một chuyến diễn hành hồi hương về Tây Tạng, vấn đề của chúng tôi  với chính phủ Trung Quốc", ông nói như trên. "Chúng tôi tin tưởng rằng chính phủ Ấn Độ sẽ bảo đảm  an toàn chuyến đi cho những người Tây Tạng sẽ trở về quê hương này."

Các nhà tổ chức nói rằng họ chưa xin phép chính phủ Ấn Độ để được diễn hành, và họ cũng sẽ không cần đến sự phê chuẩn của vị lãnh đạo tâm linh Tây Tạng, Đức Đạt Lai Lạt Ma.

Trung Quốc xem Tây Tạng như là một địa phận của lãnh thổ họ và đã cáo buộc Đức Đạt Lai Lạt Ma là người lãnh đạo cho chủ nghĩa ly khai, người đã sống lưu vong tại Ấn Độ trong 49 năm qua.

Trung Quốc đã không dự trù chấp nhận bất cứ cuộc diễn hành nào thuộc loại này, đặc biệt cuộc diễn hành muốn nhập cảnh Tây Tạng và  làm quấy rối tình hình chuẩn bị Thế Vận Hội mùa hè trong năm nay tại Bắc Kinh.

Chủ tịch Hiệp Hội Phụ Nữ Tây Tạng, B. Tsering, với thái độ lạc quan, cho rằng lực lượng cảnh vệ Trung Quốc sẽ chào đón những người dự định vượt qua biên giới.

"Trung Quốc nên cho phép người Tây Tạng nhập cảnh. Trong quá khứ họ đã từng tuyên bố rằng người dân Tây Tạng nếu muốn có thể trở về," bà nói "Vì vậy chúng tôi muốn thử xem họ chân thành như thế nào đối với lời hứa của họ."

Các tổ chức Tây Tạng cũng kêu gọi cho một chiến dịch phản đối việc thắp đuốc Thế Vận Hội sẽ bắt đầu vào tháng Ba.

Tuy nhiên, các nhà tổ chức diễn hành không cho biết là họ sẽ yêu cầu người dân Tây Tạng hoặc những thành phần khác phá vỡ tiến trình thắp đuốc hay không. Họ nói họ hy vọng người dân Tây Tạng trên toàn thế giới sẽ bắt đầu gắn bó với các hoạt động thẳng thắn bất bạo động và các cuộc biểu tình trọng thể trong thời gian thắp đuốc và Tranh Tài Thế Vận Hội xảy ra.



(Hạt Cát dịch)

Nam Hàn: Đại kim thân cổ Phật  sẽ không được dựng lên lại

The Korea Times, Jan 7, 2008

Khánh Châu, Nam Hàn -- Một pho tượng Phật cổ 1,300 năm tuổi, vốn được phát hiện tại một cố đô miền nam hồi năm ngoái, được các viên chức chính phủ cho biết rằng không có hứa hẹn nào cho việc dựng lại pho tượng này trong ngày gần đây.

Pho tượng Maaebul, là một công trình khắc chạm trên đá, được phát hiện hồi tháng Năm tại Khánh Châu- Gyeongju, vốn đã được liệt kê trong danh sách di sản của cơ quan UNESCO kể từ năm 2000.

Khánh Châu- Gyeongju, thành phố nằm phía bắc tỉnh Khánh Thượng - Gyeongsang, tự hào với sự phong phú về các cổ vật cũng như là kinh đô của một vương triều cổ đại từ năm 57 đến năm 935 trước Tây Lịch.

Đó không phải là một điều bất thường khi bắt gặp một pho tượng Maaebul ở đó đây tại Hàn Quốc.

Namsan, một đỉnh núi với độ cao 494 mét ở tâm điểm của Khánh Châu, nơi phát hiện pho tượng, là nơi tàng trữ rất nhiều di sản văn hoá và lịch sử từ triều đại Tân La, triều đại mà Phật giáo từng là quốc giáo.

Pho tượng, được phát hiện trong tư thế nằm úp mặt xuống đất tại Yeoramgok, một trong 40 thung lũng ở Namsan, trong tình trạng còn nguyên vẹn mặc dù đã trải qua 1,300 năm, các chuyên gia cho biết như trên.

"Nó đã được bảo tồn một cách hoàn hảo khi bị chôn vùi trong đất cát hơn 1000 năm", một viên chức từ Hội đồng Di Sản Văn Hoá. nói như trên.

Ngay cả chiếc mũi trên khuôn mặt của pho tượng cũng còn nguyên vẹn một cách bất thường, với toàn khuôn mặt pho tượng chỉ cách bề mặt một phiến đá chừng 5 phân, điều mà tín đồ cho rằng đó là một phép lạ.

Chính phủ đã đình hoãn vô hạn định kế hoạch buổi ban đầu trong dự tính dựng lên lại pho tượng hoặc xoay chuyển pho tượng trở lại tư thế bình thường từ hồi tháng 11 năm trước, quan ngại rằng sẽ có khả năng hư hại tiềm ẩn.

Pho tượng có chiều cao 5 mét 6 (560 centimeter) này được ước lượng cân nặng hơn 70 tấn.

“Vấn đề ở đây  không chỉ là trọng lượng của pho tượng quá lớn, nặng hơn một chiến xa bọc thép K1 50 tấn vốn được chính thức sử dụng trong quân đội Nam Hàn, mà nó còn một trở ngại khác nữa là địa điểm nơi pho tượng bị chôn vùi nằm  rất sâu bên một sườn đồi," Kim Bong-gon, viện trưởng viện Nghiên Cứu Di Sản Văn Hoá Quốc Gia nói như trên.

"Dưới điều kiện địa hình như thế, thật khó mà sử dụng một cần cẩu loại lớn hoặc là phi cơ trực thăng," ông Kim nói thêm.

Điều làm cho các chuyên gia lo ngại là khuôn mặt, bộ phận quan trọng nhất của pho tượng, có thể bị vỡ nát nếu pho tượng bị rơi tuột trong khi xoay chuyển, các viên chức nói thêm. (Hạt Cát dịch)

Thái Lan: Nhu liệu mới giúp tìm hiểu ý nghĩa từ vựng Pali trong Kinh Tạng

The Nation (Thailand), Sunday, December 9, 2007 - Nhu liệu mới giúp tìm hiểu ý nghĩa tiếng Pali từ 200 bài kinh trong Tam tạng Thánh Điển đã được triển khai bởi ba Đại Học Mahachulalongkornrajavidyalaya, Đại Học Phật Giáo Mahamakut Buddhist và Đại Học Mahidol.

Phiên bản điện tử thứ sáu của các bộ Kinh Phật Giáo gọi là BUDSIR VI dành cho máy điện não hệ Windows sẽ khiến cho công việc học hỏi về ngôn ngữ Pali trong tam tạng Thánh Điển sẽ trở nên dễ dàng hơn, Suchai Tangwongsant, người cầm đầu dự án kỹ thuật số hóa Kinh Điển Phật Giáo nói như trên.

"Bạn sẽ tìm được lời giải đáp nhanh chóng từ phiên bản mới, chỉ cần nhập từ Pali và bấm con trỏ," Su Chai nói thêm.

Phiên bản đầu tiên của dự án này đã được triển khai từ năm 1991, nhưng chưa được hoàn thành. Ông nói phiên bản mới nhất có nhiều chức năng để tìm kiếm từ ngữ Pali trong kho dữ liệu bởi vì toán chuyên viên kỹ thuật đã cài thêm dữ liệu từ 200 bài kinh.

Người sử dụng có thể chọn lựa từ tám ngôn ngữ để tra cứu tài liệu, gồm có Sanskrit, Sinhalese, Burmese, Khmer, Lanna, Lao, Anh văn và Thái Lan.

Hơn 20 trang văn bản có thể mở ra cùng lúc và chúng cũng có thể nối kết với nhau. Nếu người dùng muốn biết ý nghĩa của một từ vựng Thái hoặc Anh ngữ, chỉ cần bấm con trỏ vào từ vựng đó và hệ điều hành dữ liệu sẽ tìm kiếm ra định nghĩa từ vựng.

Supachai nói Đại Học Mahidol đã phát hành 2,500 đĩa nhu liệu mới dành cho các trường học Phật giáo.

(Hạt Cát dịch)

Ấn Độ khởi công khai quật để khám phá thêm về Nalanda Mahavihara

Ngày 8 tháng 1, 2007

Patna, Ấn Độ -  Viện Nghiên cứu Khảo cổ Ấn Độ (ASI) đã bắt đầu công trình khai quật tại vùng núi Ghorakatora gần Giriyak - nằm giữa Biharsharif và Nawada trên quốc lộ 31 - trong địa hạt Nalanda, để tìm ra cổng vào chính của Nalanda Mahavihara thuở xưa.  Các nhà khảo cổ cảm thấy rằng sự khai quật này sẽ đem lại những khám phá mới về khu vực này.

Viên giám thị của ASI, Patna Circle, PK Mishra đã nói với TOI (Times On Line): ‘Việc khai quật khu vực này rất cần thiết vì nó có thể khám phá ra một số dấu tích huy hoàng đã bị vùi lấp tại đây.  Nó cũng có thể cho chúng ta thấy một cấu trúc to lớn hơn Nalanda Mahavihara, sau cuộc khai quật.’ 

Ngoài việc tìm ra cổng vào chính, cuộc khai quật có thể làm sáng tỏ hơn về thời kỳ của Đức Phật, nơi mà xá lợi Phật đã được chôn cất khoảng gần Raijir và những di tích cổ từ trước thời Phật, ông Mishra cho biết.

Đây là một vùng núi lớn với chiều dài khoảng 900 mét (từ Nam tới Bắc), chiều ngang 500 mét (từ Đông sang Tây), và chiều cao từ 40 đến 50 feet, đã được Francis Buchanan tìm ra trước tiên.  Có một ngôi mộ của Hasan- Hussain ở phần phía Bắc của vùng núi, theo lời của cư dân địa phương.

Ngay giữa vùng núi có một pháo đài nhỏ với thành luỹ ở bốn góc.  Những đồ gốm tìm được ở đây là các vật dụng màu đỏ, áo nước đen, các đồ vật đen bóng của miền bắc và những mảnh sành đỏ.  Một số cổ vật cũng đã được sưu tầm như những hạt chuổi bằng sành và một mảnh vụn của tấm bản Sunga.

Sự kiện trên cho thấy khu vực này đã có từ  thời văn hoá đồng dẫn đến nền văn hoá chế tạo đồ vật đen bóng của miền bắc, thời đại Sunga-Kushana cho đến thời Trung cổ.  Các cấu trúc bằng gạch nung chạy từ tây sang đông, phơi bày ra bên vòng ngoài hướng tây của ngọn núi bị xói mòn do thời tiết.  Nhiều thành giếng tròn bằng đất nung cũng được nhận ra.  Dường như đây là một khu vực có cấu trúc và có thể liên hệ đến các phế tích của Nalanda Mahavihara, một nhà khảo cổ đã cho biết như trên.

Con sông Panchana, chảy dọc theo phía tây của khu vực, cũng nối tiếp với đường lộ xe dẫn đến Tapovan, Jethian và Rajgriha.

(Minh Châu dịch)

Tây Tạng: Thủ Đô Lhasa bắt đầu giám sát ô nhiễm khói xe

Lhasa (Tibet), Jan 10 (Xinhua) - Chính phủ khu tự trị Tây Tạng  hôm thứ Năm nói rằng họ sẽ bắt đầu giám sát tình trạng ô nhiễm thán khí thảy ra từ các loại xe tại thủ đô trong làn sóng con số gia tăng không bao lâu.

Chương trình này nằm trong kế hoạch thống kê tình trạng ô nhiễm trong khu vực lần đầu tiên theo cấp độ quốc gia của Trung Quốc. Trưởng phòng Sinh Thái Môi Trường Zhang Yongze cho biết như trên.

Con số xe tư nhân tại Lhasa đang gia tăng  khoảng 50 chiếc mỗi ngày,  căn cứ theo sở giao thông thành phố. Người ta nói với số dân cư  khoảng 400,000, Lhasa có khoảng 70,000 chiếc xe hôi, trong đó có khoảng 58,100 xe tư nhân.

Sự gia tăng con số xe cộ đã dẫn đến các kế hoạch của thành phố với việc xây dựng bãi đậu xe tầng hầm đầu tiên của vùng cao nguyên. Lại nữa, bắt đầu từ năm nay, một thứ thuế nhắm đánh  vào xe cộ sẽ được ban hành tại Lhasa.

Từng đoàn xe gia tăng nhanh chóng cộng với  nền kinh tế địa phương và cư dân cũng trên đà tăng trưởng, đó là mối đe doạ đối với môi trường vùng cao  vốn thầm lặng từ lâu, tuy nhiên chưa có dấu hiệu gì đáng kể cho tình trạng ô nhiễm ngay vào lúc này, ông Zhang nói thêm.

(Hạt Cát dịch)

Ấn Độ: cuộc triển lãm đồ sứ Thiền trà của các nghệ nhân Nam Hàn

Ngày 10 tháng 1, 2007

New Delhi, Ấn Độ -  Có lẽ không bao lâu nữa người dân Ấn sẽ hớp trà từ những cái bát sành thanh nhã của Đại Hàn, xin cảm ơn một nhóm 67 nghệ nhân từ Nam Hàn, lần đầu tiên đã mang sang các bát bằng sành ưu tú của họ, được phát triển theo truyền thống thiền Phật giáo.

Bây giờ đến lượt Đại hàn hiện hiện trong những căn phòng tiếp tân của người Ấn. Cuộc triển lãm nghệ thuật đồ sứ hiện đại Ấn-Hàn, được khai mạc tại thủ đô hôm thứ tư và sẽ kéo dài đến ngày 14 tháng 1, trưng bày sự tinh xảo của Nam Hàn trong việc dùng những vật linh tinh dùng trong nhà để ẩn dụ cho đời sống và khiến cho nghệ thuật tiến triển ở mức độ cao. 

Cuộc triển lãm, được đề xướng bởi InKo Centre nhằm nuôi dưỡng mối quan hệ văn hoá giữa hai quốc gia. 

Đại Hàn có một truyền thống làm đồ gốm lâu đời từ những cái bát quê mùa khiêm tốn, không đều đặn, có tráng men và cực kỳ đơn giản mà các thợ làm gốm đã chế tạo trong thôn làng vào cuối thế kỷ 14. 

Đến thời Trung cổ, các thợ làm gốm người Nhật đã mang những cái bát này về nước và dùng chúng trong những buổi thiền trà. 

Dạng bát uống trà đơn giản này - có tên là Ruka - rất phổ biến trong giới tu thiền.  ‘Vào đầu thế kỷ 20, thợ làm gốm người Nhật tên Soetsu Yanagi, cha đẻ của nghệ thuật dân gian Mingei, đã khiến cho các bát sành  để uống trà không còn bị lãng quên và các thợ chạm đồ sứ người Đại Hàn đã đem trở về quê hương và cải tiến chúng trên dạng tách, bát và đủ các loại ấm trà. 

 Theo lời của chuyên gia Kristine Michael, cũng là người phụ trách cuộc triển lãm, ý tưởng đem nghệ thuật Đại Hàn đến Ấn Độ đã xuất phát từ cuộc Triển lãm đồ sứ quốc tế lần thứ tư tại Incheon, Nam Hàn vào tháng 4, 2007, có bốn nghệ nhân đồ sứ người Ấn lần đầu tiên được mời tham dự và trưng bày các tác phẩm của họ.  Kristine là một trong số những người này.

Nam Hàn và Ấn Độ có những tương quan nghệ thuật vững mạnh - cả hai nước đều có những truyền thống làm đồ sứ kể từ thời đại Neolithic.



(Minh Châu dịch)

Hoa Kỳ: Biến đổi phòng chờ đợi thành thiền phòng

Beaverton, OR , Hoa Kỳ-- January 9, 2008 - Một người phụ nữ cư dân Oregon đang biến đổi các phòng chờ đợi đó đây trong nước Mỹ trở thành các thiền phòng  như là một phần trong cấp độ quốc gia  Don’t Wait—Meditate  thuộc chiến dịch Meditation Challenge.  

Mục đích của chiến dịch  là nhằm giúp đỡ 100,000 người  phát triển thói quen hành thiền, sáng lập viên, phát ngôn viên của tổ chức The Meditation Challenge Lisa Hepner, nói như trên. The Meditation Challenge thách thức mọi người làm cho việc hành thiền như là một thói quen trong đời sống hằng ngày. Bởi vì sự thật là trong khi đa số mọi người nghi ngờ sự lợi lạc của việc hành thiền, hầu hết người ta đã không tập luyện thường xuyên.

"Tôi phát giác ra rằng chướng ngại lớn nhất mà người ta phải đối diện khi triển khai thực hành thiền định thường xuyên chính là thời gian,” Hepner nói. "Họ nói họ không có đủ thời gian để hành thiền". Đúng vậy, một người Mỹ trung bình  mất từ 45 đến 60 phút cho việc chờ đợi mỗi ngày. Thời gian quý báu là  khi trải qua chờ đợi cho một cuộc hẹn hoặc chờ đợi trong thời gian hạ tải một chương trình hoặc là sắp hàng trong một cửa tiệm hay kẹt xe trên xa lộ.

Chuyện gì xảy ra nếu như thời gian quý báu thường được dùng để chờ đợi đó được sử dụng cho việc hành thiền? Chiến dịch  Don’t Wait—Meditate khuyến khích người ta biến đổi thời gian chờ đợi thành  thời gian hành thiền.

Và Hepner đang đưa chiến dịch  của cô đến những nơi mà người ta chờ đợi nhiều nhất - Đó là các phòng mạch bác sĩ. Hepner cũng đang kêu gọi các trung tâm y tế công cộng khắp nơi trong nước Mỹ  tham gia chiến dịch  Don't Wait - Meditate quốc gia. Cho đến nay thì đã có hơn 10 trung tâm y  trong nước Mỹ tham gia. Và một số đông dự trù sẽ theo sau.

Các trung tâm y tế tham gia vào chiến dịch sẽ  tiếp nhận một số các tờ bươm bướm (dán nhãn hiệu và thông tin của trung tâm) giống như một loại tạp chí để bỏ vào các phòng chờ đợi cùng với các loại tạp chí khác. Hầu hết mọi người trong lúc chờ đợi sẽ đến khu vực lưu trữ sách báo tìm kiếm một thứ gì đó để giết thời gian. Tuy nhiên, tại các trung tâm tham gia chiến dịch, người ta sẽ tìm thấy các tờ bướm với các hướng dẫn để họ có thể áp dụng trong khi hành thiền.

Sau đó người ta sẽ được mời viếng thăm một trang Web và chính thức ghi danh tham gia vào chiến dịch. Một khi đã ghi danh, họ sẽ nhận được một máy phát thanh pod cast miễn phí, giải thích nhiều kỹ thuật hành thiền khác nhau mà họ có thể áp dụng trong khi chờ đợi với một tường trình đặc biệt về những quan niệm sai lầm thông thường về thiền. Họ cũng sẽ có cơ hội tiếp nhận hướng dẫn hành thiền trên thực tế trong 21 ngày tại nhà  để thực sự phát triển thói quen hành thiền.

Nếu cá nhân một người, vào một lúc nào đó, có thể biến đổi thời gian chờ đợi của họ thành thời gian hành thiền, họ sẽ kinh nghiệm kết quả lợi lạc của nó ngay lập tức. Khi bạn có thể biến đổi thời gian chờ đợi của bạn thành thời gian hành thiền, bạn không ngại ngần việc chờ đợi. Mọi người khắp nơi trên địa cầu hãy tận lực biến đổi thời gian chờ đợi thành  thời gian hành thiền.

Mục tiêu giúp đỡ 100,000 người phát triển thói quen hành thiền bằng cách cung cấp các nguồn tài liệu đơn giản, miễn phí hoặc ít tốn kém được khả thi với tất cả mọi người.

Hepner có thể  chỉ dẫn cho người ta bằng cách nào họ có thể phối hợp hành thiền vào trong đời sống hằng ngày một cách dễ dàng , không cần phải cố gắng quá sức. Để biết thêm chi tiết, bạn có thể vào link dưới đây:



http://www.meditationchallenge.com

(Hạt Cát dịch)

Tích Lan: Phật Giáo Từ Tế khánh thành trường học trong vùng ảnh hưởng sóng thần

By Edwin Hsiao, Taiwan Journal, Jan 10, 2008

Siribopura, Sri Lanka - Một ngôi trường trung học được xây dựng bởi tổ chức cứu trợ Phật giáo lớn vào hàng thứ hai tại Đài Loan, Tổ Chức Cứu Trợ Từ Tế Đài Loan, đã được khánh thành tại Tích Lan vào ngày 5 tháng Giêng, 2008 vừa qua sau một năm xây dựng. Tổ chức Từ Tế, với con số thành viên năm triệu người trên toàn cầu, đang giúp đỡ tái thiết các quốc gia Á Châu bị tàn phá bởi một cơn sóng thần hồi ba năm về trước.

Ngôi trường Từ Tế Quốc Gia tọa lạc tại Làng Bác Ái Từ Tế thuộc thị trấn Siribopura , miền Nam Tích Lan.

Theo ông Ng Chong Fa, một viên chức Từ Tế, ngôi trường mới 33 phòng học có thể dung chứa tối đa 920 học sinh  kể cả các thiết bị tối tân như phòng máy điện não và một phòng thí nghiệm. Ông Ng Chong Fa nói "Chúng tôi hy vọng các em học sinh sẽ hân hoan học tập trong một môi trường thoáng đãng và an toàn, trước khi trường học được xây dựng, các em  học sinh phải mất thời gian 20 phút để đến học tại thị trấn  Hambantota.

Công trình xây dựng trường học này  là một phần trong giai đoạn hai của chương trình tái thiết thị trấn miền duyên hải của tổ chức Từ Tế trụ sở Hoa Liên. Các dự án khác đang được tiến hành kể cả việc xây dựng một hội trường và một trung tâm cộng đồng, nơi mà một trạm y tế sẽ được thành lập. Trong giai đoạn sơ khởi của dự án tái thiết, tổ chức đã xây dựng được 649 ngôi nhà cho những nạn nhân đã bị sóng thần cuốn trôi vào ba năm trước.

Vào ngày 26 tháng 12, 2004, một trận động đất dữ dội đã xảy ra tại vùng biển Ấn Độ Dương ngoài khơi của đảo Sumatra, Nam Dương làm thiệt mạng 38,000 người Tích Lan trong tổng số 200,000 người của  nhiều quốc gia Đông Nam Á  khác. Hàng triệu người lâm vào cảnh màn trời chiếu đất và tổ chức Từ Tế đã cấp tốc gửi các toán cứu trợ cùng hai tấn dược, thực và các vật phẩm cứu trợ đến ngay các vùng bị ảnh hưởng nặng nề nhất Tích Lan.

Tổ chức Từ Tế bắt đầu các hoạt động cứu trợ quốc tế vào năm 1991 khi hỗ trợ cho Bangladesh tái thiết sau một cơn bão dữ. Cho đến cuối năm 2007, Từ Tế đã thu hút được rất nhiều tình nguyện viên trong ít nhất 65 quốc gia ở năm châu lục.

Tổ chức Từ Tế được thành lập vào năm 1966 bởi Sư Bà Chứng Nghiêm thuộc Phật Giáo Pháp Cổ Sơn Đài Loan, người tin tưởng rằng nhiều những nỗi khổ đau trên thế giới  này được tạo ra bởi sự mất mát về vật chất và yếu kém về tâm thức. "Để cứu vãn thế giới, chúng ta phải bắt đầu bằng cách thay đổi chiều hướng suy nghĩ của quần chúng," Sư Bà Chứng Nghiêm nói như trên.

(Hạt Cát dịch)

Ấn Độ: các chính trị gia Thái tìm lối thoát tâm linh tại các ngôi chùa Phật giáo Ấn Độ

New Kerala, Jan 14, 2007

Bangkok, Thái Lan -  Các chính trị gia hàng đầu của Thái, trong đó có một vị lãnh đạo cao cấp của cuộc đảo chánh, đã đến viếng khu thánh tích Phật giáo tại Ấn Độ để tìm sự khuây khoả tinh thần sau những rối loạn chính trị nơi quê nhà.

Ngôi chùa Bodh Gaya của Thái tại Kushinagar, Uttar Pradesh là điểm hành hương chính cho các nhân vật chính trị Thái, một số đã xuất gia tu tập và phục vụ nơi đây một thời gian, theo tường trình của tờ Bangkok Post. 

Trong số đó có tướng Saprang Kalyanmitr, nhân vật then chốt trong cuộc đảo chánh vào tháng 9, 2006 đã lật đổ cựu thủ tướng Thaksin Shinawatra sau nhiều tháng xuống đường biểu tình, phản đối sự tham nhũng và lộng hành của các nhà cầm quyền trong chính phủ Thaksin. 

Các nhân vật quan trọng trong nhóm Rak Thái, nay đã bị giải tán, của ông Thaksin cũng đến thăm ngôi chùa này trong năm vừa qua. 

Các tu sĩ Phật giáo Thái tại Kushinagar cho biết có một số sĩ quan cao cấp, viên chức chính phủ và chính trị gia đã trở thành sa di trong chùa.

Trong những vị này có cựu uỷ viên bầu cử Wasan Permparp, một đồng sự chính trị có uy thế của Thaksin, Newin Chidchob, và một chính trị gia hàng đầu khác Sanoh Thienthong.

Cựu đô đốc hải quân Thái Prasert Boonsong, cựu viên chức quốc phòng tướng Ood Buangbon và cựu phó bộ trưởng nội vụ Pracha Maleenont cũng đã đến thăm ngôi chùa tại Kushinagar.

Tờ báo cũng được chùa cho biết rằng tướng Saprang đã phát tâm quét dọn nhà vệ sinh của chùa trong suốt thời gian tu tập tại đây.

Một cựu thành viên cao cấp của nhóm Rak Thái, Sutham Saengprathum, người đã trải qua 23 ngày làm tu sĩ tại Kushinagar, đã nói với tờ Post rằng được xuất gia làm tu sĩ ở Ấn Độ là điều trọng đại.

Ông nói ‘Tôi cảm thấy gần gũi hơn với Đức Phật và điều đó đã thúc đẩy tôi chú tâm vào việc học hỏi giáo Pháp. Môi trường này đã giúp tôi giữ giới nghiêm nhặt hơn. Một số chính trị gia phải trải qua sự bức xúc.  Họ đến đây và đã tìm được niềm an lạc thực sự, dằn được sự tranh chấp, chia sẻ và được sự thoải mái trong tinh thần.’

Theo lời Sư Phra Thep Phothiwithes, vị sư trụ trì 70 tuổi của chùa Bodh Gaya của Thái tại Kushinagar, ‘Một cuộc hành hương làm cho họ đổi đời.  Tắm gội trên sông Hằng hoặc với nước lấy từ sông Hằng cũng giống như tẩy sạch đi tội lỗi.’

(Minh Châu dịch)
 

Miến Điện: Chư tăng kêu gọi đoàn kết và biểu dương lực lượng

 by Htet Aung, The Irrawaddy, January 16, 2008



Bangkok, Thailand - "Năm 2008 phải là năm thay đổi tại Burma," Sư Uttara, thư ký của Tổ Chức Tu Sĩ Miến Điện Thế Giới - International Burmese Monks Organization, viết tắt  IBMO, tại một phiên họp với các  nhóm hoạt động xã hội dân sự tại Trung Tâm Sinh Viên Cơ Đốc ở Bangkok, Thái Lan hôm 15 tháng 01, 2008.

Phiên họp, chủ đề "Cuộc Cách Mạng Tăng Lữ: Sự Nghiệp chưa hoàn thành" được chủ toạ bởi hai tu sĩ Miến Điện, chủ tịch tổ chức IBMO, Sư Pannya Vamsa, cư trú tại Penang, Mã Lai, và thư ký tổ chức IBMO, Sư Uttara, lãnh đạo tổ chức Phật Giáo tại Luân Đôn, Tu Viện Sasana Ramsi. 

Chuyến du hành của hai nhà lãnh đạo đến Thái Lan là một phần trong chiến dịch quốc tế vận động các chính phủ và xã hội dân sự đưa lên vấn đề thay đổi tại Burma. 

Trong bài phát biểu trên diễn đàn "Làm cách nào để thiết lập hòa bình và an ninh tại Burma," Sư Pannya Vamsa nói, "Vấn đề quan trọng nhất là đoàn kết- tất cả mọi người - chư tăng và tín chúng cũng vậy, bất cứ trong hay ngoài nước Burma, trong hiện tình chưa thật sự là đoàn kết. Nếu chúng ta có đoàn kết, chúng ta sẽ vững mạnh."

Sư Uttara thúc đẩy cộng đồng Miến Điện tại Thái Lan hãy đoàn kết. "Nếu chúng ta không thể chứng tỏ sức mạnh của chúng ta, những người khác không thể nào giúp chúng ta được," Sư nói, "Để nhận được sự yểm trợ và chú ý từ cộng đồng quốc tế, chúng ta phải bắt tay hành động. Chỉ khi nào chúng ta chứng tỏ được sức mạnh của chúng ta thì quốc gia chúng ta mới thấy được sự thay đổi." 

Hai vị tu sĩ nhấn mạnh đến sự quan trọng của áp lực quốc tế trên chế độ quân phiệt. "Chúng tôi có kế  hoạch điều trần trước các quốc hội, các chính phủ và các tổ chức tu sĩ Phật Giáo trên thế giới," Sư Uttara nói như trên và thêm rằng không có dự tính nào về việc gặp gỡ các viên chức chính phủ Thái trong cơ hội này vì tình trạng quân đội tham chính của họ.

Được hỏi về vai trò của tổ chức Tăng Già Quốc Gia "The State Sangha Maha Nayaka - một tổ chức giáo hội Phật Giáo do chính phủ thành lập tại Burma," trong tiến trình chính trị tương lai của quốc gia, Sư Uttara nói với tờ Irrawaddy rằng "Nếu tổ chức Tăng Già Quốc Gia thực sự có quyền hạn thì đã không có một tu sĩ nào bị sát hại trên đường phố; họ không biết họ nên nói gì với chính phủ, bởi vì họ đã không thể quan sát và phân tích hiện tình quốc gia một cách trung thực, họ ích kỷ và bất lực."

Phát động chiến dịch úp bát “patam nikkujjana kamma”, chư tăng từ chối tiếp nhận cúng dường từ chế độ quân phiệt và những người ủng hộ họ, chiến dịch trải rộng bao gồm cả các sứ quán Miến Điện ở nước ngoài, Sư Uttara nói "Hôm lễ Độc Lập, 04 tháng 01, 2008, nhân viên toà đại sứ Miến Điện tại Luân Đôn dự tính sắp xếp một buổi để bát cúng dường nhưng chúng tôi từ chối không tiếp nhận."

Cuộc gặp gỡ với các nhóm hoạt động xã hội tại Bangkok được tổ chức vào ngày hôm sau ngày mà hai vị tu sĩ đã đi một vòng Mae Sot quan sát tình trạng những tu sĩ đã lánh nạn đến Thái Lan sau khi chính phủ quân phiệt thẳng tay đàn áp các cuộc biểu tình hôm tháng Chín năm ngoái.

Sư Pannya Vamsa nói "Có rất nhiều ngôi chùa Miến Điện dọc theo biên giới Thái-Miến, nhưng không ai dám bỏ đi, bởi vì họ sợ nhà cầm quyền Thái Lan và chính phủ Miến Điện."

Hai nhà lãnh đạo đã kêu gọi dân chúng Thái Lan hãy xem vấn đề Burma không như là vấn đề của môt quốc gia, mà là một  vấn đề thuộc về nhân bản xã hội. "Nếu một quốc gia có được nền hoà bình, tất cả các quốc gia lân cận cũng sẽ có hoà bình," Sư Uttara nói như trên và thêm, "Đây không phải  chỉ là vấn dề khó khăn của Burma, bạn hãy xem nó như là một vấn đề nhân bản."

Tổ chức IBMO- Tu Sĩ Miến Điện Quốc Tế  được thành lập tại Hoa Kỳ hôm 27 tháng Mười, 2007 sau khi những lời kêu gọi bởi chư tăng và tín chúng hãy bảo vệ Phật Giáo tại Burma được phát ra tiếp theo cuộc đàn áp đẫm máu của chế độ trên "Cuộc Cách Mạng Tăng Lữ" hồi tháng Chín.

 Tổ chức này hiện nay dự định thành lập các chi nhánh tại nhiều quốc gia khác để đẩy mạnh các hoạt động của họ "Chúng tôi đã có chi nhánh tại Ấn Độ và Bangladesh", Sư Uttara nói "Cuối cùng, tôi tin tưởng rằng chế độ quân phiệt sẽ phải đàm phán nếu chúng tôi có thể tổ chức các áp lực quốc tế từ bên ngoài quốc gia và đồng thời làm việc trong sự hài hoà  với quần chúng trong nước. Đấy là những điều tại sao chúng tôi cần phải chứng tỏ sự đoàn kết và sự vững mạnh."

(Hạt Cát dịch)

Ấn Độ: chư Tăng nước ngoài cấp phát mền cho cư dân nghèo tại Bodh Gaya

Ngày 17 tháng 1, 2007- Bodh Gaya, Bihar (Ấn Độ) -  Một nhóm chư Tăng nước ngoài đã phân phát gần 2000 chiếc mền cho cư dân nghèo và những người có nhu cầu trong dịp lễ hội ‘Buddha Mahotsava’ đang diễn ra nơi đây. 

Các tu sĩ này đến từ Singapore, Đài Loan, Bangkok và Hong Kong.

 Rinpoche Gunthuk từ Singapore cho biết: ‘Bodh Gaya là nơi Đức Phật thành đạo, cho nên chúng tôi thấy việc cấp phát mền cho những người có nhu cầu là điều tốt.  Những người này hiện đang phải chịu đựng giá rét, và việc làm này sẽ giúp họ được ấm áp một phần nào.’

Các tu sĩ dự trù sẽ cấp phát mền cho ít nhất 10,000 người trong vùng, dưới sự bảo trợ của một tổ chức tự lực, Atisha Kadampa Organisation Charitable Project.

Lễ hội Phật giáo ba ngày ‘Buddha Mahotsava’ đã bắt đầu hôm thứ Ba tại Bodh Gaya, là nơi Đức Phật đã thành đạo vào thế kỷ thứ 6 trước Công Nguyên.

Hàng ngàn tu sĩ, tín đồ và học giả Phật giáo trên toàn cầu đã đến đây tham dự lễ hội thường niên này.

Ngoài Bodh Gaya ra, khách hành hương còn đi thăm các địa điểm khác như Kushinagar, Raijir và Kusambhi, được tin rằng có liên quan đến cuộc đời của Đức Phật. Tất cả những nơi này đều thu hút khách hành hương Phật giáo từ các quốc gia Nam Á châu.

(Minh Châu dịch)

Tây Tạng: Cái chết đầy nghi vấn của hai vị cao tăng Phật Giáo Tây Tạng

Thursday, January 17, 2008

By Asia News 

Hai vị cao tăng Tây Tạng đã được phát hiện chết một cách bí ẩn và được cho là tự tử. Cái chết của họ được xem là nghi án kể từ khi họ xác chứng vị Ban Thiền Lạt Ma thứ 11 và chịu trách nhiệm giáo dục vị tân Ban Thiền Lạt Ma, người mà Trung Quốc cho là chủ mưu nổi dậy chống chính phủ hồi năm 1990.

Hai vị cao tăng khả kính nhất Phật Giáo Tây Tạng đã chết trong một trường hợp bí ẩn - Đã được chính thức cho là tự tử - qua các nguồn tin trong hai tháng qua ở Shigatse, thành phố lớn thứ nhì Tây Tạng.

Cả hai đều là những người ủng hộ trung thành Đức Đạt Lai Lạt, những người sẽ làm công việc tìm kiếm và xác chứng hậu thân của Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 trong trường hợp Ngài chọn phương pháp tái sinh. Điều này đã được xác nhận bởi nhiều nguồn tin từ Tây Tạng và Ấn Độ, những người đưa tin đã không tiết lộ danh tánh vì an toàn của bản thân, họ nói "Tin tức này cho đến bây giờ mới được đem ra ánh sáng vì chính phủ đã cố tình làm cho nó phai nhoà đi."

Hai vị cao tăng Gyaltsen Tsepa Lobsang và Yangpa Locho, đều đã 71 tuổi -  được phát hiện treo cổ tự tử tại tu viện Tashilhunpo, văn phòng chính thức của vị Ban Thiền Lạt Ma và là nơi phát xuất cuộc nổi dậy chống Trung Quốc mạnh bạo nhất tại Tây Tạng từ trước đến nay.

Căn cứ theo một số vị lạt ma tại địa phương, chính phủ và các  trụ trì tu viện luôn luôn hạ nhục hai vị cao tăng này, những người bị cáo buộc là "có tội" giáo dục cho nhân vật chủ mưu nổi dậy chống chính phủ xảy ra vào đầu thập niên 90, và là những người đứng đầu các hoạt động tìm kiếm và xác chứng vị Ban Thiền Lạt Ma thứ 11, vị Ban Thiền Lạt Ma mà về sau đã bị nhà cầm quyền cộng sản bắt cóc và bí mật  biệt giam.

Vị Ban thiền Lạt Ma thứ 10 qua đời năm 1995 trong một trường hợp hoàn toàn bất ngờ tại Shiagatse, ngay sau khi từ bỏ quan điểm ủng hộ chính phủ Trung Quốc và công bố một bản cáo trạng chống nhà cầm quyền cộng sản một cách gay gắt.

Trong tháng 05 năm 1995, sau khi lắng nghe một vài nhận định thuận lợi của một số tu sĩ, kể cả hai cao tăng được cho là tự tử, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã xác chứng vị tân Ban Thiền Lạt Ma  nơi cậu bé Gedhun Choekyi Nyima, và sau đó vào lúc cậu bé 6 tuổi.

Để làm suy yếu quyền hạn của Đức Đạt Lai Lạt Ma, Văn Phòng Bộ Tôn Giáo nhà cầm quyền cộng sản Trung Quốc trong tháng 11 cùng năm, đã chọn một cậu bé trai khác, Gyaincain Norbu, nói là vì các lý do tôn giáo đặc biệt.

Sau khi được xác chứng là hậu thân của vị Ban Thiền Lạt Ma thứ 10, vị Ban Thiền Lạt Ma thứ 11, cậu bé Geghun đã bị cảnh sát bắt cóc và đã không được trông thấy lần nào nữa kể từ đó.

Những lời thỉnh cầu quốc tế nhắc đi nhắc lại nhiều lần, đòi hỏi được thăm viếng cậu bé, kể cả Liên Hiệp Quốc, luôn luôn bị Bắc Kinh từ chối, viện lý do rằng cậu bé và gia đình không muốn bị quấy rầy bởi người ngoài, vì có thể gây ra ảnh hưởng tiêu cực

Vị Ban Thiền Lạt Ma mà Trung Quốc lựa chọn đã không được dân chúng Tây Tạng ưa thích nên đã sinh sống ở Trung Quốc.

 Ban Thiền Lạt Ma là nhân vật chính trị và tâm linh quan trọng thứ hai sau Đức Đạt Lai Lạt Ma cho toàn bộ Phật Giáo Tây Tạng. Vị này có trách nhiệm hướng dẫn vị Đạt  Lai Lạt Ma mới tái sinh cho đến tuổi chính thức kế nhiệm, và cho đến khi tân Đạt Lai Lạt Ma đúng tuổi kế nhiệm, vị Ban Thiền Lạt Ma là người thay mặt Đạt Lai Lạt Ma chịu trách nhiệm quyết định tất cả các vấn đề quan trọng có liên quan đến Tây Tạng.

Sâu xa hơn nữa, một vài truyền thống cổ xưa nói rằng các vị cao tăng có trách nhiệm xác chứng vị Ban Thiền Lạt Ma - nếu họ vẫn còn sống - sẽ làm cố vấn cho việc xác chứng tân Đạt Lai Lạt Ma tức Đạt Lai Lạt Ma thứ 15.

Theo một số tu sĩ Tây Tạng, cái chết của hai vị cao tăng Lobsang và Locho có thể có liên hệ đến sự kiện hồi tháng Chín năm ngoái, nhà cầm quyền Trung Quốc đã ban hành một đạo luật mới, điều chỉnh nguyên tắc tái sinh  trong Phật Giáo Tây Tạng - phải đăng ký với Bộ Tôn Giáo, biến đổi quyền quyết định cho phép tái sanh ưu tiên cho chính trị, hơn là cho tôn giáo, các nhà lãnh đạo.

Trong chiều hướng này, chính phủ Trung Quốc có ý muốn làm suy giảm bớt ảnh hưởng của Đức Đạt Lai Lạt Ma, bảo đảm cho họ sự trung thành của hậu thân Đạt Lai Lạt Ma. Sư Gyaltsen Tsepa Lobsang qua đời vài ngày sau khi đạo luật được phê chuẩn, Sư Yangpa Locho qua đời hai tháng sau đó.



(Hạt Cát dịch)



PHIẾU BẢO TRỢ VÀ ỦNG HỘ DÀI HẠN

TẠP CHÍ PHƯƠNG TRỜI CAO RỘNG

 
1) BẢO TRỢ:


Xin chọn một trong những ô trống sau đây:
Mỗi tháng: _____ (___), $25 (___), $50 (___), $100 (___), $200 (___).
Và chọn thời gian bảo trợ:
Ba tháng (___), Nửa năm (___), Một năm (___), Hai năm (___), Ba năm (___)

2) ỦNG HỘ DÀI HẠN:
(Bảo trợ ấn phí, cước phí, không phải mua báo, vì báo không đề giá bán. Đơn vị tiền tệ nơi đây là US dollars)
* Tại Hoa Kỳ: Một năm: $80 (___) | Hai năm: $140 (___).
* Tại Canada: Một năm: $100 (___) | Hai năm: $180 (___). (first class)
* Âu, Úc, Á: Một năm: $160 (___) | Hai năm: $300 (___). (first class)

Đính kèm ngân/chi phiếu số: ____________ với số tiền bảo trợ/ủng hộ: $_______________
Địa chỉ người bảo trợ / ủng hộ (để liên lạc, gửi báo):
Họ và tên ______________________________________ Pháp danh: ______________________
___________________________________________ Thành phố: ____________­_____________
____________________________________ Telephone (không bắt buộc): __________________
Bài vở, ý kiến đóng góp, chi phiếu ủng hộ xin gửi về:

HAO VINH


P.O. Box 374

Midway City, CA 92655 – USA

Email: vinhhao@vinhhao.net hoặc phuongtroicaorong@vinhhao.net
Ủng hộ tài chánh cũng có thể chuyển (deposit) thẳng vào trương mục:

HAO VINH


Account #: 09325-47111

Bank of America, CA7-147-01-01



13952 Brookhurst Street, Garden Grove, CA 92683 – USA


PHƯƠNG TRỜI CAO RỘNG - Số 18, tháng 11, năm 2007 ● trang


tải về 1.28 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương