Nội dung số này



tải về 9.01 Mb.
trang9/21
Chuyển đổi dữ liệu26.11.2017
Kích9.01 Mb.
#34588
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   21
Đà Lạt 8/2007





Thơ
HỒ CHÍ BỬU
(cảm tác nhân đọc bài thơ Lên Núi, Xuống Núi của Vĩnh Hảo)


LÊN NÚI
Tưởng đâu xuống núi gặp vàng

Nào hay xuống núi gặp toàn ni cô

Vàng đâu dưới núi mà mơ

Thôi đành lên núi rồi ngơ ngẩn buồn!

XUỐNG NÚI

Ta xuống núi tay không cầm bình bát

Nên gặp em không khất thực tình yêu

Cõi Vô ngã ngộ duyên ta chưa đạt

Ngõ Phù hư kinh rớt mất. Chơi liều

Khi xuống núi Thầy không trao tràng hạt

Ấn Kim Cang ta quên mất hôm nào?

Và tất nhiên cũng sẽ về với cát

Gặp em rồi tim cứ đập xôn xao.

Ta vẫn biết Niết bàn xa tay với

Đâu Phù sinh? Đâu hiện hữu? Vô thường?

Sao chết đứng với cái nhìn vời vợi

Em đã làm kẻ Tội, Nghiệp hoàn lương!
Đi khất thực mà không mang bình bát

Nên gặp nàng ta đâu dám hóa duyên

Chắc em hiểu, cúng dường ta ánh mắt

Làm ta về thao thức đến Vô biên
Tội lỗi, tội lỗi. Vô cùng tội lỗi!

Con ngộ rồi Duy thức của Đạt ma

Với Sư tổ con là người có tội

Nhưng với nàng con xin được giác tha
Em thấy không - Mình tự sinh tự diệt

Khói Phù vân không tắt tiếng Đại hùng

Ta cởi bỏ áo sồng không luyến tiếc

Lỡ yêu rồi thì yêu đến lâm chung.








THƯ THÔNG BÁO VÀ CẢM ƠN

VỀ BẢN LÊN TIẾNG CỦA VĂN NGHỆ SĨ TỰ DO
Kính thưa quý văn thi hữu,

Như quý vị đã theo dõi và tường tri, “Bản Lên Tiếng của Văn nghệ sĩ tự do về trường hợp nhà thơ Tuệ Sỹ” phổ biến từ ngày 26.10.2007 đã được sự nhiệt tình ủng hộ ký tên của trên 140 văn nghệ sĩ Việt Nam khắp thế giới (tính đến ngày 06.11.2007). Đây thật là điều vinh hạnh và rất cảm động đối với các văn nghệ sĩ khởi xướng vận động, trong đó có cá nhân chúng tôi, người giúp việc ghi chép và phổ biến.

Sở dĩ Bản Lên Tiếng được đông đảo văn nghệ sĩ tán đồng, tham gia ký tên, là do nó nói lên được tiếng nói chung của giới cầm bút, sáng tác, đối với trường hợp một văn thi hữu bị công kích, nhục mạ, vu hãm một cách không chứng cứ, điển hình là nhà thơ Tuệ Sỹ. Những phát ngôn có tính cách triệt hạ uy tín, chụp mũ và gán ghép những tội danh và những xú từ nhắm vào một cá nhân nào đó, dù là văn nghệ sĩ hay không phải là văn nghệ sĩ, nếu chỉ là tỵ hiềm và đố kỵ cá nhân thì vẫn chỉ là chuyện riêng tư giữa hai cá nhân; nhưng khi sự chụp mũ và triệt hạ phẩm giá cá nhân một cách bất công được lặp đi lặp lại nhiều lần, bởi nhiều người, nhiều tổ chức (chính trị hay tôn giáo) trong suốt thời gian dài, thì sự việc không còn là chuyện cá nhân riêng tư nữa, mà đàng sau có thể là động cơ xuất phát từ một thế lực xấu ác, bất kể thế lực ấy nhân danh lý tưởng cao đẹp nào.

Điều có thể thấy được rõ ràng nhất là khi một văn hữu, hoặc một nhân sĩ trí thức đấu tranh vì lương tâm, trở thành đối tượng công kích của văn thi hữu hay chiến hữu của mình, thì cá nhân hay tập thể thủ lợi chắc chắn không phải là chúng ta (bên công kích và bên bảo vệ). Điểm cốt lõi mà Bản Lên Tiếng chung của văn nghệ sĩ là ở chỗ đó: nó không ngăn cản quyền tự do ngôn luận của kẻ khác, mà chỉ yêu cầu chấm dứt những vu khống, xuyên tạc, kết án một văn thi hữu của mình nếu không có bằng chứng xác thực, khả tín. Những lời đồn, dư luận, tiên đoán, dự đoán, v.v…, từ một cá nhân, hay một nhóm người, thậm chí của một tổ chức chính trị hay tôn giáo, hoặc cơ quan quyền lực cao nhất của một quốc gia, đều không thể mang giá trị phổ quát để dẫn đến phán quyết tối hậu chân xác về hành vi và phẩm giá của một con người. Nếu yêu cầu duy nhất của Bản Lên Tiếng được đáp ứng, ít nhất chúng ta có thể tháo gỡ được một mắt xích trong chuỗi dài liên hệ trùng trùng với những âm mưu ly gián, gây chia rẽ và phá hoại sự đoàn kết trong văn giới nói riêng, và cộng đồng nói chung. Thử hỏi ai sẽ được hưởng lợi khi lần lượt các sĩ phu trí thức tinh hoa của giống nòi bị triệt hạ, vu khống, chụp mũ? Như thế, khi ký tên vào Bản Lên Tiếng, văn nghệ sĩ chúng ta không phải chỉ nhắm riêng vào trường hợp nhà thơ Tuệ Sỹ mà còn mặc nhiên bảo vệ tất cả những ai bị chà đạp một cách bất công qua phương tiện truyền thông đại chúng, trong cộng đồng nhỏ hoặc tầm cỡ quốc gia, tầm cỡ quốc tế.


Với thư này, chúng tôi trân trọng thông báo và trình bày một số việc như sau:

1.     Thành thật cảm ơn tất cả quý văn nghệ sĩ đã nhiệt tình ký tên, giới thiệu và giúp phổ biến Bản Lên Tiếng này; trong đó, xin đặc biệt tri ân hai vị thầy khả kính của tôi là nhà văn Doãn Quốc Sỹ và triết gia Phạm Công Thiện, cùng các bậc đàn anh, đàn chị trên vuông chiếu văn học đã ký những chữ ký đầu tiên để mở đầu cho sự vận động của chúng tôi;

2.     Thành thật cảm ơn quý văn nghệ sĩ vừa ký tên ủng hộ, vừa giới thiệu các văn hữu khác, lại vừa giúp phổ biến Bản Lên Tiếng trên các báo chí và trang lưới, đặc biệt là quý văn hữu chủ trương Pháp Vân, Phù Sa, v.v… cũng như nhà văn Phan Bá Thụy Dương, nhà thơ Vũ Tiến Lập, đã tận tình giới thiệu nhiều văn thi hữu khác cùng ký tên;



3.     Thành thật cảm ơn quý văn nghệ sĩ đã ký tên rồi thông báo rút tên vì lý do này, hoặc lý do khác. Dù quý vị một phút, một giờ ký tên, rồi đổi ý rút ra, chúng tôi cũng ghi nhận tấm lòng trong sáng ban sơ của quý vị đối với Bản Lên Tiếng chung. Trên nguyên tắc dân chủ và tự do ngôn luận, chúng tôi tôn trọng quan điểm và quyết định của quý vị về việc tự nguyện ký tên hoặc rút tên, chỉ mong sao thân tình văn nghệ được giữ mãi;

4.     Bản Lên Tiếng này sẽ được kết thúc vào 11 giờ đêm (giờ California), ngày 11.11.2007. Văn nghệ sĩ nào muốn ký tên, xin gửi e-mail đến chúng tôi trước thời gian qui định. Bản đúc kết danh sách văn nghệ sĩ tự do ký tên sẽ được phổ biến chính thức trên trang nhà Vĩnh Hảo (www.vinhhao.net) vào ngày 12.11.2007, ngoài ra sẽ được sự trợ giúp đăng tải của các trang nhà Phù Sa, Pháp Vân, Hoa Đàm, và bất cứ báo chí hay trang nhà nào có thể;

5.     Bản Lên Tiếng đúc kết vào cuối ngày 11.11.2007 dù không phải là một hiện tượng hay biến cố văn học quan trọng, nhưng ít ra cũng là một tài liệu văn học, qua đó, những văn nghệ sĩ thuộc nhiều thế hệ khác nhau, từ những bối cảnh xã hội và quan điểm sáng tác khác nhau, đã đồng tâm cất lên tiếng nói của mình để bảo vệ phẩm giá của một văn hữu, cũng như báo động về sự lấn át của chính trị vào sinh hoạt văn học nghệ thuật của cá nhân hay tập thể cầm bút hải ngoại.

Trân trọng thông báo và cảm ơn.

California, ngày 07 tháng 11, năm 2007.



Vĩnh Hảo

BẢN LÊN TIẾNG

CỦA VĂN NGHỆ SĨ TỰ DO

VỀ TRƯỜNG HỢP NHÀ THƠ TUỆ SỸ

 

Hiến chương Văn Bút Quốc Tế (International PEN) minh định rằng, văn chương không có biên giới, không tùy thuộc vào các biến cố chính trị của các dân tộc, hội viên văn bút chủ trương tự do báo chí và cũng cương quyết chống lại việc lạm dụng tự do báo chí để đăng tải những tin tức không xác thực, ngụy tạo hoặc xuyên tạc sự thật với mục đích cá nhân hay chính trị (Literature knows no frontiers and must remain common currency among people in spite of political or international unheavals… / PEN declares for a free press… / And since freedom implies voluntary restraint, members pledge themselves to oppose such evils of a free press as mendacious publication, deliberate falsehood and distortion of facts for political and personal ends – Source: http://www.internationalpen.org.uk/index.php?pid=11 ).



Trong tinh thần đó, chúng tôi, những văn nghệ sĩ tự do, hết sức bất bình trước những thông tin có tính cách hàm hồ, võ đoán, từ một số báo chí, điện tử thư, diễn đàn tin tức liên mạng chính trị hay tôn giáo, qua đó, các tác giả hữu danh hoặc nặc danh, đã kết án, cáo buộc, xuyên tạc, nhục mạ văn hữu của chúng tôi là Tuệ Sỹ với những tội danh hoặc phẩm chất xấu một cách vu vơ không bằng chứng. Một trong những cáo buộc tâm điểm của chiến dịch vu khống xuyên tạc này cho rằng Tuệ Sỹ thỏa hiệp hoặc đi theo cộng sản, trong khi chính Tuệ Sỹ từng là một người cầm bút bất khuất, cang cường cất lên tiếng nói của lương tâm để chống lại sự bạo ngược bất công của chế độ cộng sản, đến nỗi phải nhận bản án tử hình; rồi nhờ sự can thiệp của các cơ quan tôn giáo, nhân quyền cũng như văn nghệ sĩ khắp thế giới, bản án này đã được giảm xuống thành chung thân khổ sai và cuối cùng, thành án hai mươi năm tù.

Trong khi Tuệ Sỹ vẫn còn sống trong nước, bị kiểm soát và bị giới hạn về ngôn luận thì ở hải ngoại, với quyền tự do ngôn luận, người ta đã dùng cái quyền cao quý ấy để công kích, chụp mũ, mạ lỵ ông một cách tàn nhẫn, không chút tiếc thương. Và trong khi một số báo chí, diễn đàn hải ngoại rầm rộ trong chiến dịch vu khống, triệt hạ uy tín của Tuệ Sỹ suốt nhiều tháng qua, người ta chỉ thấy ông một mực im lặng. Sự im lặng này có thể đối với ông là điều tự nhiên của một nhà tu trong hạnh nhẫn nhục, nhưng đối với những người cầm bút, chúng tôi thấy nó đã và đang trở thành cơ hội tốt cho những tâm địa xấu xa, tiếp tục phát ngôn bừa bãi, tấn công vào một người không phương tự vệ hoặc không có ý biện bạch bào chữa.



Tuệ Sỹ là một người cầm bút mà qua các tác phẩm cũng như qua cách sống, đã làm sáng ngời phẩm tiết của một sĩ phu trí thức cũng như đức hạnh của một nhà tu trước nỗi thống khổ đọa đày của quê hương. Chúng tôi thiết nghĩ, những kết án không bằng chứng nhắm vào Tuệ Sỹ chính là hành vi phủ nhận những gì cao đẹp cần thiết cho tiến trình đấu tranh nhằm phục hồi nhân quyền và tự do cho dân tộc Việt Nam nói riêng, nhân loại nói chung.

Với nhận thức trên, và trong tư cách là những văn nghệ sĩ tự do, chúng tôi đồng ký tên dưới đây, yêu cầu hãy chấm dứt ngay các phát ngôn triệt hạ uy tín cá nhân, xúc phạm phẩm giá nhắm vào Tuệ Sỹ mà không có những bằng chứng cụ thể và khả tín. Chúng tôi luôn cổ xúy cho quyền tự do ngôn luận và báo chí nhưng đồng thời cũng cực lực phản đối các hành vi chà đạp nhân phẩm và vô trách nhiệm khi thực thi quyền tự do ngôn luận và báo chí ấy.

Hải ngoại ngày 26 tháng 10 năm 2007

Văn nghệ sĩ tự do đồng ký tên:


(26.10.07): Phạm Công Thiện, Doãn Quốc Sỹ, Viên Linh, Trần Dạ Từ, Nhã Ca, Phan Tấn Hải, Trần Quang Thuận, Bùi Ngọc Đường, Huỳnh Kim Quang, Vĩnh Hảo, Đặng Thị Quế Phượng, Thanh Trí Cao, Chiêu Hoàng, Nhiên An, Đăng Tâm, Vân Phong, Lâm Bích Nhy, Nguyễn Thanh Huy, Ngô Văn Quy, Từ Tú Trinh, Uyên Nguyên, Mỹ Huyền, Trịnh Gia Mỹ, Lê Trúc, Nguyễn Trung Tín, Vũ Tiến Lập, Tâm Minh Ngô Tằng Giao;

(27.10.07): Diệu Trân Linh Linh Ngọc, Phan Bá Thụy Dương, Hạnh Cơ, Thiếu Khanh, Lý Thừa Nghiệp, Huệ Thu, Lâm Như Tạng, Đăng Nguyên, Võ Đình, Trần thị Laihồng, Trầm Bội Phương, Vy Vy, Song Nhị, Nguyễn Hữu Hiệu, Đinh Đặng Trường Như (Trung Kỳ), Hoàng Ngọc Liên, Ninh Hạ, Dương Huệ Anh, Hoàng Đình Báu, Võ Doãn Nhẫn, Vương Thúy Nga, Võ Quỳnh Uyển, Trần Trung Đạo, Nguyễn Thị Thanh Bình, Lâm Xương Yên, Trần Huy Bích, Thu Thuyền, Trực Tâm, Quỳnh My, Lê Minh Hiền, Phong Thu, Phan, Ngậm Ngùi;

(28.10.07): Diêu Linh, Lý Đợi, Hải Như, Bùi Ngọc Tuấn, Cao Xuân Huy, Vũ Thư Hiên, Bạch Xuân Phẻ, Lê Nguyên, Thích Hạnh Thức, Phạm Hoàng Chương, Phạm Văn Nhàn, Trương Đình Luận, Thiết Trượng, Thủy Lâm Synh, Tâm Diệu, Thúy Linh, Tô Mặc Giang, Ngọc Hân, Huỳnh Tấn Lê;

(29.10.07): Nguyên Hạnh, Thường Dzu, Đỗ Văn Học, Trần Thái Bảo, Đỗ Quý Toàn, Chân Huyền, Cao Nguyên, Lưu Trọng Tưởng, Như Hùng, Dương Thái Sơn, Lâm Hảo Dũng, Yên Chi, Minh Nguyệt, Quán Như;

(30.10.07): Hoàng Ngọc Tuấn, Võ Quốc Linh, Lê Anh Tuấn, Thái Kim Lan, Tâm Huyền, Trúc Huy, Trần Đức Phi Bằng;

(31.10.07): Nguyễn Mạnh Trinh, Không Quán, Phổ Đồng, Hoàng Thy Mai Thảo, Thích Trí Hoằng, Lê Phát Minh, Đỗ Xuân Trúc (Xuân Đỗ), Nguyễn Văn Nhớ, Cư sĩ Liên Hoa;

(01.11.07): Trần Thị Nhật Hưng, Thích Phước An, Hồ Phú Bông, Đan Hà, Trần Huy Sao, Nam Thanh, Lê Đình Cát, Tâm Nguyên, Từ Khoa Vũ Ngọc Châu, Huyền Trang;

(02.11.07): YLa Lê Khắc Ngọc Quỳnh, Nguyên Hiền Trần Tiễn Huyến, Trang Châu, Thành Nhân, Nguyễn Đức, Lý Kiến Trúc;

(03.11.07): Trần Đỗ Cung, Lam Nguyên, Nguyễn Văn Vinh;

(05.11.07): Đặng Hiếu Sinh, Tùng Sơn, Nguyễn Đức Bạt Ngàn, Diệu Anh;

(06.11.07): Thích Trí Chơn, Nhuận Hùng, Nguyễn Ước, T. Vấn;

(07.11.07): Lâm Chương, Sương Mai;

(08.11.07): Huỳnh Hữu Ủy, Lưu Tường Quang;

(09.11.07): Nguyễn Vĩnh Long, Nguyễn Vy-Khanh;

(10.11.07): Triều Hoa Đại, Thích Thắng Hoan, Đặng Thơ Thơ, Tư Đồ Minh, Cao Huy, Hoàng Ngọc Thư, Trịnh Thanh Thủy, Lữ;

(11.11.07): Trần Doãn Nho, Chân Phương, Nguyễn Trọng Khôi, Hồ Lãng Bạc, Nguyễn Hoàng Tranh.
Bản Lên Tiếng này được khởi đầu vận động từ 11 giờ sáng ngày 26.10.2007 và kết thúc vào 11 giờ tối, ngày 11.11.2007, với chữ ký tán đồng ủng hộ của 156 văn nghệ sĩ Việt Nam khắp nơi trên thế giới. Ngoài chữ ký của văn nghệ sĩ, chúng tôi cũng đã đón nhận sự bày tỏ nhiệt tình và cảm động của quý vị sĩ phu trí thức ở nhiều quốc gia, tán đồng quan điểm của Bản Lên Tiếng, cất tiếng bảo vệ phẩm giá của nhà thơ Tuệ Sỹ, yểm trợ tinh thần các văn nghệ sĩ ký tên, qua danh sách “Ký Tên Liên Đới cùng văn nghệ sĩ tự do” với 65 vị (bắt đầu từ ngày 29.10 và kết thúc cùng ngày).


Với thời gian vận động ngắn ngủi và chỉ giới hạn trong phạm vi điện tử thư và vài trang lưới điện toán, chúng tôi rất tiếc đã không thể phổ biến Bản Lên Tiếng này đến khắp các văn thi hữu và quý vị thiện tri thức; do đó, tất nhiên đã có một số vị chưa kịp biết đến, và một số vị chưa bao giờ dùng máy điện toán, một số vị chỉ mới vừa được văn hữu giới thiệu nhưng chưa kịp gửi chữ ký đến chúng tôi.

Vì thế, qua thư này, chúng tôi xin thành thật xin lỗi quý văn thi hữu và thức giả không có cơ hội để bày tỏ sự ủng hộ của mình, đồng thời gửi đến quý văn thi hữu đã ký tên cả chân tình và niềm tri ân sâu xa của chúng tôi.
Bản Lên Tiếng với chữ ký đúc kết ngày hôm nay, xin kính gửi đến quý văn thi hữu và thiện tri thức đã ký tên hay không ký tên để lưu và tham khảo, cùng quý vị chủ trương các cơ quan truyền thông để kính nhờ phổ biến.

Trân trọng cảm ơn sự ủng hộ và giúp đỡ của quý vị.
California, 11 tháng 11, năm 2007.

T.M. Văn nghệ sĩ vận động chữ ký,

Vĩnh Hảo

oOo

Danh sách Ký tên LIÊN ĐỚI cùng VĂN NGHỆ SĨ TỰ DO
(29.10.2007): Nguyễn Út, Nguyễn Thi Thu (couturière), Nguyễn Duy Quang (ingénieur), Nguyễn Thế Vinh (technicien), Nguyễn Quốc Nam (sinh viên);

(30.10.2007): Lê Viết Lâm (Ht.GĐPT - Sydney), Quang Nhã Hoàng Văn Lang (Ht.GĐPT), Le Ha (USA), Le Thi My (USA), Thanh Khuong (Canada), Tran Kim Khanh (USA), Khanh Nguyen (USA), Huynh Yen Nhu (USA), Le My Phuong (Australia), Dieu Hien (Australia), Trần Tuấn Kiệt (Pháp), Lê Văn Phuông (VN), Mỹ Lệ (Sài Gòn), Thanh Liêm (Canada), Huỳnh Phương (Pháp), Nguyễn Hữu Tuấn (Ht.GĐPT), Tâm Phương;

(31.10.2007): Tran Kim Khanh (CT, USA), Nguyen Thao (TX, USA), Khanh Nguyen (NE, USA), Tâm Thể - Nguyen Dang Diep (Ht.GĐPT CA, USA), Vo Diep (FL, USA), Việt Phi;

(01.11.2007): Nguyễn Hữu Bảo Long (Huntington Beach, California), Chánh Trí (Ht.GĐPT), Trịnh Long Hải (Paris – France), Huỳnh Hạnh (Đức quốc), Tạ Thị Tươi (Ý quốc), Lê Phong (France), Trần Hữu Trí (Paris),...

(02.11.2007): Trương Hương Thảo (Phap), Nguyễn Ánh Mai (Phap), Trần Văn Đáo (Canada);

(03.11.2007): Trần Trung Tín (Viet Nam), Nguyễn Trần Tuấn (Canada), Ngô Tấn Vĩnh (France), Nguyễn Trân Nhan Uyên (Canada),…

(04.11.2007): Lê Mậu Tảo (Đức quốc), Hoàng Hữu Định (Pháp), Nguyễn Phúc Tường (Anh quốc), Trần Đình Mỹ (Pháp),...

(05.11.2007): Nhật Bửu Hương, Thái Đỉnh (Ý quốc), Trịnh như Thảo (Pháp), Nguyễn Hoàng Anh (Pháp);

(06.11.2007): Dr. Bùi Hữu Tường (Đức quốc), Lê Tấn Lộc (Paris), Trần Bình Long (Anh quốc)...

(07.11.2007): Mạc Kim Bình (Việt Nam), Phạm Tịnh Thư (Ht.GĐPT),

(08.11.2007): Chan Mat Tu, Chan Mat Quan, Tam Tue Vien, Tam Tue Duc, Tam Tinh Thuc.

(09.11.2007): Trần Mỹ Dung, Trần Thị Tuyết (Tây Ban Nha), Ngô Quang Nhẫn (Canada), Nguyễn Văn Minh (Thái Lan);

(09.11.2007): Nguyễn Thị Việt Hương (Đức quốc), Trần Văn Hùng (Pháp), Nguyễn Minh Tâm (VN).

TAM TẠNG ĐƯỢC KINH

QUA CÁI NHÌN THIỀN TÔNG
Chân Hiền Tâm



Tây Du Ký, một bộ chuyện gần như ai cũng thích. Người đời thích. Các bậc Tôn túc xưa cũng thích. Một lần, nhắc đến Tôn Ngộ Không đổ hết bình đờm giải vào họng, Sư phụ cười ha hả. Cái cười của Sư phụ khiến tôi tò mò. Cứ hỏi vì sao Tây Du chiếu trên truyền hình, khúc cuối sao mà tệ hại, xem ra phỉ báng đạo Phật quá nhiều, mà với Sư phụ lại có giá trị đạo lý như thế?

Cái tật vốn lười, đọc lại nguyên bản chữ hán Tây Du thì có mà chết. Thôi thì chỗ nào thấy họ phỉ báng, mình moi chỗ đó ra xem, coi người xưa viết gì mà các bậc Tôn túc có những nhận xét khác nhau. Không ngờ, đoạn Tam Tạng đến được chân núi Linh Thứu trở về sau, đọc tới đâu mê mẩn tới đó. Nếu cho Tây Du là bộ ký sự gởi gắm quá trình ngược dòng hoàn tịnh của một hành giả tu Phật để đến bờ kia v.v... Cũng có cái lý để mình chiêm nghiệm.


1. Mở đầu

Nói “Tam Tạng được kinh qua cái nhìn Thiền tông”, không có nghĩa, đó là cái nhìn của tất cả những hành giả tu thiền. Chỉ vì trong phần luận giải, phải mượn những tình tiết liên quan đến Thiền tông mới hí luận được về nó, nên nói “Qua cái nhìn Thiền tông.” Luận ra đây, cũng không phải để chống đối hay hiển sự đúng sai đối với những quan điểm nghịch lại. Làm sao có thể khẳng định mình đúng người sai, khi mình không phải là chính tác giả? Chỉ là mượn gió đưa thuyền, mượn nôm bẩy cá... xẻ chia một chút “ngọt bùi” với kẻ đồng duyên. Cũng là để thấy, thực lý Duyên Khởi đang chi phối thế giới này: pháp không tánh cố định, chỉ tùy duyên hiện tướng. Tùy tâm thức của từng người mà pháp pháp thành sai biệt. Cảnh sở duyên không còn ở vị trí của chính nó, mà đã thành sở duyên duyên qua tâm thức của từng người. Chỉ là:



Sở Duyên bày hiện

Duyên thành Duyên Duyên

Mượn gió đưa thuyền

Bát Nhã đồng lên

Do chỉ tập trung vào đoạn Tam Tạng được kinh, lại “Qua cái nhìn của Thiền tông,” nên đây không bàn đến quá trình thỉnh kinh gian nan ở phần trước, chỉ lạm bàn khi Tam Tạng đến được chân núi Linh Thứu trở về sau.


2. Chỉ thẳng chỗ tâm chứng

Vượt bao khổ cực sóng gió, đến được chân núi Linh Sơn, bốn thầy trò Tam Tạng được đại tiên Kim Đăng chỉ đường “Thánh tăng! Hào quang ngũ sắc lưng chừng trời mà ngài thấy đó chính là Linh Thứu, cảnh giới của Phật Tổ.” Tôn Ngộ Không nói “...Tuy thấy đó chứ còn xa...”

Nguồn tâm chân nguyên vốn thanh tịnh trùm sáng, nhưng nó không phải là đối tượng để ta thấy được. Thứ gì còn trong vòng năng sở đối đãi, thứ đó có thể là chân, nhưng là đối với vọng mà nói, chưa là chỗ tánh thể tột cùng cần đạt. Ngài Nam Tuyền nói “Không biết là vô ký. Biết là vọng giác.” So với tâm vọng động của chúng sanh, biết tuy là chân, nhưng đó chỉ mới là phần chân dụng của tánh thể chân như, chưa phải là cái nhân Phật tánh để ta đạt được cái quả là niết bàn Phật, nên nói vọng giác. Vì sợ người tu chấp “dụng” bỏ “thể”, cho “dụng” chính là “thể”, nên Nam Tuyền đã phải phương tiện một câu “Biết là vọng giác.” Tuy là vọng giác, nhưng nếu không “biết”, chân núi Linh Thứu còn không có phần, nói là đỉnh núi.

Cho nên, dù thân tâm không còn, chỉ hiện tiền một trạng thái thanh lương sáng khắp, nhưng là cái thanh lương mình còn cảm nhận được, thì vẫn chưa thoát được cảnh giới của thức ấm. Chỉ mới là cảnh SỞ MINH mà kinh Lăng Nghiêm đã nói. Ngài Thiết Nhãn nói “Lúc đó tâm của bạn rỗng rang như hư không. Bạn cảm thấy cả pháp giới hiện hữu trong ấy, như có cái gì thanh lương khó nghĩ... Khi trạng thái này tiếp tục một thời gian mà bạn nghĩ mình đã được giác ngộ, và thấy mình ngang hàng với Thích Ca hay Bồ Đề Đạt Ma là bạn lầm. Ngôi vị này là thể hội ấm thứ năm. Đây là điều mà kinh Lăng Nghiêm nói “Hội nhập cái tịch lặng, trở về bờ mé của thức”... Đây là thức thứ tám của chúng sanh. Thức này chính là nguyên nhân đưa đến luân hồi... Mặc dù thức này gần giống với bản tâm nhưng không phải là bản tâm.” Chính vì vậy, “thấy rồi đó… mà vẫn “còn xa.” Đạo lý vô cùng.


3. Cầu độc mộc và thuyền không đáy

Sau khi Kim Đăng kiếu từ, bốn thầy trò tiếp tục đi và gặp một con sông đang nổi sóng. Tam Tạng hoang mang. Ngộ Không chỉ cây cầu trên biển nói “Cái cầu đằng kia, qua được mới thành chánh giác.” Nhin kỹ thì quả tình có một cây cầu độc mộc bắc vòng qua biển như một cái mống. Tam Tạng lắc đầu “Cầu này người phàm làm sao đi được. Kiếm ngõ khác cho xong.” Tôn Ngộ Không nói “Có ngõ khác đâu mà kiếm. Đằng nào cũng phải qua cầu này.” Nói xong, Tôn hành giả qua cầu rồi trở lại dắt Bát Giới. Bát Giới sợ hãi, một mực đòi đằng vân. Tôn Hành Giả nạt “Chỗ này là chỗ nào mà đằng vân giá vụ? Phải qua cầu này mới thành Phật được.”

Muốn vượt biển sanh tử đến bờ giác ngộ, chỉ có cầu độc mộc và thuyền không đáy mới có thể qua được.

Cầu độc mộc là cầu chỉ có một cây như cầu khỉ. Nhưng cầu khỉ còn thẳng, cầu này cong vòng không có điểm tựa. Muốn đi được cầu này, phải 'độc hành độc bộ' mới qua được. Không để tâm thức rơi vào nhị biên phân biệt, mới qua được cầu này. Muốn đến bờ giác, hành giả phải phá thẳng vào trí phân biệt của mình. Trí phân biệt là TƯỚNG ĐẦU trong LỤC THÔ của luận Đại Thừa Khởi Tín. Trí phân biệt không phá, thì không thể nói chuyện làm Tổ thành Phật. Như không vào được cửa Đại Thừa Khởi Tín hay Trung Luận thì khoan bàn đến Hoa Nghiêm. Đó là con đường duy nhất để hành giả tu Phật đến được bờ kia. Chính là cửa BẤT NHỊ trong kinh Duy Ma, BÁT BẤT của Trung Luận, tất cả đều PHI của kinh Lăng Già v.v... Cầu này, thần thông không làm gì được. Dù thần thông bậc nhất như Mục Kiền Liên, cũng còn không xong, huống là thuật đằng vân của Trư Bát Giới.

Cầu tuy khó đi, nhưng nếu vững tâm quyết chí thì vẫn đi được. Một khi hành giả xác định tinh thần tu hành cho được rõ ràng, như Ngộ Không từng quả quyết “Muốn làm Tổ thành Phật chỉ có đường này,” thì dù khó khăn bao nhiêu, mình vẫn qua được. Còn như Tam Tạng hay Trư Bát Giới, buông vọng vài keo đã thấy nặng nề, ức chế... tâm liền thối lui, khó mà đi được.

Tôn hành giả qua được cầu này, nên có tên là Ngộ Không. Ngộ ra tánh không của vạn pháp thì đi được cầu này không mấy khó khăn. Nhân và quả không lìa nhau.

Đang phân vân thì bỗng đâu có con thuyền trôi đến, Tam Tạng cả mừng, nhưng khi nhìn lại. thấy đó là thuyền không đáy, ông thất sắc nói “Thuyền không đáy đưa người sao đặng.” Người đưa đò nói “Thuyền này không phải tầm thường. Tuy là không đáy mà an vững...” Nghe vậy nhưng Tam Tạng vẫn dùng dằng, liền bị Tôn Hành giả xô ngay xuống thuyền. Sau khi bị xô xuống thuyền, thấy xác mình trôi lềnh bềnh trên sông, Tam Tạng qua đò đến được đất Phật, gặp được Như Lai, rồi theo tôn giả Ca Diếp và A Nan đến chỗ để kinh.

Bàng cư sĩ nói “Khó khó khó, mười tạ dầu mè trên cây, vuốt.” Khó vì tâm mình vốn quen an trụ. Luôn phải có chỗ để bám víu nương tựa, không dễ gì chịu buông để tâm trở lại trạng thái VÔ TRỤ của nó. Sợ trống vắng, sợ mất kiến giải sở trường, sợ tan thân nát mạng... trăm ngàn cái sợ, trăm ngàn cái ngại, thành cầu đò luôn sẵn mà ít người đến được bờ kia. Nếu chưa một lần chết đi sống lại, cái mà người xưa nói “Tuyệt hậu tái tô,” thì chưa thể nào chiêm nghiệm được tánh Phật trong chính mình. Tánh Phật chưa nghiệm, thì quả Phật còn xa.


4. Văn phong của thiền sư

Sau khi cho bốn thầy trò xem tủ đựng kinh, A nan và Ca Diếp nói với Tam Tạng “Thánh tăng Đông Độ đến đây thỉnh kinh, có nhân sự chi tặng bọn ta chăng? Có thì đưa sớm để ta phát kinh.” Tam Tạng nói “Đường xá xa xôi, đệ tử không có sắm sửa.” Tổ sư trả lời “Giỏi! Giỏi! Giỏi! Đi tay không thỉnh kinh về lưu truyền thì kẻ đời sau chết đói.” Tôn Hành Giả thấy vậy, đòi kiện Như Lai. A Nan liền ngăn “Đừng có rầy rà, chỗ này không phải là chỗ chơi, ra đây mà lãnh kinh”. Bốn thầy trò lãnh được kinh, lên đường trở về Đông độ.

Ca Diếp và A Nan là hai vị Tổ đầu tiên của Thiền Tông. Ca Diếp là người được Như Lai chia cho nửa tòa ngồi, vì khi Như Lai đưa cành sen lên ở hội Linh Sơn, Ca Diếp là người duy nhất nhận được ý chỉ mà Như Lai nói. Chỉ yếu của Thiền Tông là “Bất lập văn tự, truyền riêng ngoài giáo, trực chỉ tâm người, thấy tánh thành Phật.” Tiếng hét của Lâm Tế, cây gậy của Vân Môn, ngón tay của Câu Chi... không hề thông qua văn tự kinh điển, nhưng không gì không phải là lời của Phật Tổ. Nó không khác cành sen trên hội Linh Sơn. Tâm tâm truyền nhau, ngay đó mà nhận, ngay đó mà tu, không qua kinh điển văn tự. Đơn giản, thẳng tắt... nhưng phải là hàng căn cơ bậc thượng mới nhận và sống được với tâm này. Ngàn kinh muôn luận, tám vạn pháp môn, chỉ với mục đích giúp người nhận được tâm này.

Nói về văn phong của người xưa, thường chỉ có văn phong của thiền sư là quái gở và khó hiểu. Tôn Túc sập cửa làm nát chân Vân Môn. Phổ Hóa vác hòm chạy khắp bốn cửa thành. Thiền sư Gessan, mặc lời biếm nhẽ chê bai của thiên hạ, luôn bắt mọi người phải trả tiền công rất cao cho những bức họa của mình v.v... Chẳng qua vì trí tuệ của chư vị không còn bị buộc ràng trong trí phân biệt, mọi hành xử không vì bản thân mà chỉ vì lợi ích của muôn người. Nên có khi, cái thấy phàm tình của người đời khó mà biện tới.

Hồng Châu Thủy Lão, lần đầu đến tham bái Mã Tổ, bị Mã Tổ đòi lễ “Ông lạy trước cái đã.” Thủy Lão liền cúi xuống lạy. Mã Tổ đạp một đạp, Sư té nhào và hoát nhiên đại ngộ. Nếu khi Mã Tổ đòi lễ, Thủy Lão khởi liền cái thấy hướng ngoại như thầy trò Tam Tạng: Cho thái độ đó là ngạo mạn, thì việc đại ngộ hẳn không xảy ra. Cho nên, việc A nan và Ca Diếp trao kinh vô tự và đòi phẩm vật cúng dường—với cái nhìn của người đời là hối lộ gian lận—lại là chuyện thường tình dưới con mắt Thiền Tông.

Tôn Hành Giả có thể thấy yêu ma quỉ mị biến hành, có thể thấy tướng Phật hóa hiện, nhưng tâm của chư vị Thiền Tổ thì dò không tới, mới đòi bẩm báo với Phật Tổ. Mới thấy “Đốn ngộ tuy đồng Phật, đa sanh tập khí thâm.” Dù từng một lần đặt chân lên đất Phật, từng một lần chết đi sống lại, thì phần tập khí sở tri vẫn còn. Ngay cả hàng Bồ tát ở giai vị Thập địa vẫn còn phần sở tri vi tế ngu, nên chưa thể có cái thấy thấu suốt như chư Như Lai. Thành “Chưa ngộ như đưa ma mẹ. Ngộ rồi, như đưa ma mẹ” là vậy.

Phong cách Thiền sư thì rất đơn giản: Ngay đó liền nhận, không nhận thì thôi, không có gì để bàn tiếp. Bung ra một câu mà thấy thiền khách không nhận được, chư vị liền phủi sạch. Vì thế, A Nan nói với thầy trò Tam Tạng “Đừng có rầy rà... thôi ra đây lãnh kinh.”
5. Kinh vô tự và hữu tự

Khi nghe hai vị Tổ sư giao kinh vô tự cho thầy trò Tam Tạng, Nhiên Đăng Phật Tổ cười “Chúng tăng của Đông Độ u mê, coi sao ra kinh vô tự, thỉnh về làm sao dùng được, uổng công cho Tam Tạng.” Rồi sai người đi lấy về đổi kinh hữu tự. Nhưng do tránh thiết bảng của Tôn Hành Giả, Bạch Hùng làm kinh rơi vãi tứ phía. Lúc đó thầy trò Tam Tạng mới vỡ lẽ: Kinh mình thỉnh về chỉ toàn giấy trắng không chữ. Bàn tới bàn lui, bốn thầy trò quyết định trở lại gặp Như Lai, vạch cho ra thói hư tật xấu của chư vị Tổ sư.

Không muốn thí xả mà vẫn muốn nhận được kinh, thì chỉ có một loại kinh để nhận: Kinh vô tự. Kinh vô tự là chỉ cho nguồn tâm vốn sẵn trong mỗi chúng sanh. Không tu, không thí xả, không cần cúng dường gieo duyên, không màng đến phước báu, nó vẫn hiện diện đầy đủ. Chỉ do vô minh ngăn che mà không ai sử dụng được cái dụng vô bờ của nó. Nếu có thể ngay đó trở về, một bước thể nhập, ngay đó mà sống thì chỉ cần bảo nhậm, không cần phước nghiệp gieo duyên, tất cả vẫn tròn đầy. (Đã nói trong Truyền Tâm Pháp Yếu của thiền sư Hoàng Bá). Chư vị Tổ sư, nếu gặp được những vị thiền khách có căn cơ bậc thượng này, cũng không khuyên họ cúng dường, bố thí, nhẫn nhục... như Tuệ Trung Thượng Sĩ nói với Trúc Lâm đại đầu đà: “Giữ giới cùng nhẫn nhục, chiêu tội chẳng chiêu phước.” Có điều, loại kinh đó khó mà truyền thừa rộng rãi cho kẻ đời sau, nhất là vào thời mạt pháp, là thời mà người tu thích văn từ chữ nghĩa hơn giới luật tu hành, thích học vị hơn tu chứng, kinh vô tự khó mà vào được, nên A Nan kết luận “Giỏi! Giỏi! Giỏi!... thì con cháu đời sau chết đói.” Đó là lý do vì sao, không đưa phẩm vật ra, thầy trò Tam Tạng vẫn nhận được kinh mà chỉ là kinh vô tự.

Nếu không phải là hàng căn khí có thể sử dụng được kinh vô tự của mình, thì phải theo lối mòn muôn thuở mà đi, là phải có tâm thí xả mới có thể nhận pháp tu hành. Xưa đức Phật từng phải thí xả cả thân xác cho quỉ dữ chỉ để nhận một bài kệ bốn câu. Muốn thỉnh kinh học đạo, bước đầu của người tu là phải gieo duyên với Tam bảo. Thứ dễ nhất là cúng dường tài vật. Bởi không đủ duyên không nhận được pháp. Đương nhiên vật phẩm cúng dường không hẳn chỉ nằm trên mặt tài vật. Nó là những gì thuộc về phước hạnh. Vì thế, trên LÝ thì “Duy tuệ thị nghiệp” mà trên SỰ thì “Phước huệ song tu.”

Nói về mặt công đức, thỉnh kinh mà không biết thí xả tài vật thân tâm, nói chung là không biết thí xả ngã và ngã sở, thì công đức phước báu khó có. Vì phước báu không nằm trong giấy trắng mực đen, cũng không nằm trong việc thỉnh kinh, mà nó còn liên quan đến nhiều việc khác. Thỉnh kinh mà không làm theo những gì kinh dạy thì giá trị nhận được không có bao nhiêu. Thí xả công sức tài vật mới được phước báu phú quí. Thí xả thân tâm đến chỗ rốt ráo, mới nhận ra cái chân thường hằng lạc, hằng tịnh. Kẻ đi trước có biết thí xả thân tâm tu hành, thì việc truyền trao mới có giá trị. Không thì như kẻ mù dẫn người mù, con cháu đời sau không thể khá.

Chính vì thế, khi nghe Tôn hành giả bẩm tấu A Nan và Ca Diếp đòi của đút lót, Như Lai chỉ cười “Thôi đừng ta thán, ta đã biết rồi. Chỉ vì kinh này không thể khinh truyền, cũng không thể tay không mà có được kinh. Lúc trước, chúng tăng ở đây, có mang kinh xuống tụng cầu siêu cho gia đình Triệu trưởng giả... Triệu trưởng giả chỉ trả công cho ba đấu gạo trắng thêm chút vàng bạc. Ta vẫn nói trưởng giả bỏn xẻn, con cháu sau này ắt phải nghèo. Nay ngươi đến tay không, thỉnh được bản giấy trắng, đó là chân kinh vô tự rất quí. Chỉ vì chúng sanh Đông độ các ngươi ngu mê không ngộ, chỉ có thể dùng kinh hữu tự mà truyền, nên mới như thế.” Cái chỗ về tay không mà Như Lai nói quí đó, là chỗ thiền sư Nguyên Liễn hỏi Thủ Sơn Tỉnh Niệm ở Hà Nam “Học nhân đến núi báu, tay không trở về thì sao?” Thủ Sơn đáp “Hãy nhận kho báu nhà mình.” Ngay đó Nguyên Liễn đại ngộ và nói “Không còn nghi lời các thiền sư.” Nếu ngay đó nhận được, thì không có gì quí hơn. Nhưng lúc này hai thầy trò Tam Tạng đang thị hiện cho tầng lớp chúng sanh còn chấp vào tướng bên ngoài, không nhận được lý tâm tông mà Tổ Phật muốn chỉ bày, nên kinh vô tự trở thành vô dụng, chư vị Tổ sư mới thành những kẻ tệ ác phỉnh lừa, cảnh giới Phật mới thành lục đạo, yêu ma.

Kinh hữu tự, đương nhiên không bằng được kinh vô tự, dù cả hai đều là chân kinh. Do ứng với cái duyên là chúng sanh ngu mê ở Đông Độ mà kinh vô tự biến thành hữu tự là loại kinh mình đang đọc tụng hay học hành ngày nay. Thứ gì ứng duyên mà hiện, thứ đó không mang tính chân lý phổ quát. Vì thế, sau khi bị nhận chìm trong biển trầm luân của chúng sanh, kinh nào cũng bị mất mấy chương sau. Nghĩa là, thứ gì còn thuộc ngôn từ chữ nghĩa, thứ đó còn thiếu chưa đủ. Chỉ là ngón tay chỉ mặt trăng. Nhờ ngón tay để thấy mặt trăng, ngón tay không phải là mặt trăng. Tuy kinh luận chưa phải chính là những gì Như Lai muốn mọi người hướng đến, nhưng phải nhờ đến kinh luận, mình mới biết đường tu hành mà nhận cho được những gì Như Lai muốn nói. Vì thế tuy kinh hữu tự không có giá trị bằng kinh vô tự, nhưng nó là thứ cần thiết cho chúng sanh thời mạt pháp. Cần thiết, không có nghĩa là rốt ráo. Chỉ là phương tiện, như thuyền đò đưa mình đến bờ kia. Cho nên, với một hành giả tu Phật, là tu để đạt được trí tuệ và đức tướng của Như Lai, mà công phu chỉ dừng ở mặt giới luật hay những tri thức có được từ kinh điển, thì chưa đủ. Chủ yếu vẫn là nhận ra bản tâm thanh tịnh của chính mình và sống được với nó. Đó là ý nghĩa vì sao sau khi rơi xuống biển, kinh nào cũng mất hết mấy chương sau. Mấy chương đó chính là bờ kia, là thứ mà luận Trung Quán đã nói :

Tự biết không do ai

Tịch diệt không hí luận

Không khác không phân biệt

Ấy gọi là thực tướng.
6. Tâm tham ái chấp thủ

Thiền sư Kim Bát Phong sau khi chứng ngộ, có thể buông hết mọi duyên tham ái, nhưng riêng một cái bát ngọc dùng cơm là rất yêu thích. Một lần, do tuổi thọ đã hết nên Diêm Vương sai mấy tên tiểu quỉ đến bắt Sư. Kim Bích Phong biết trước, nhập định giỡn đùa. Lũ tiểu quỉ không cách gì bắt được, mới hỏi kế Thổ địa. Thổ địa nói “Ông ta rất thích cái bát ngọc, nếu đụng đến nó, chắc ông ta xuất định.” Quả thật, nghe tiếng bát ngọc khua, Sư nóng tâm xuất định. Lúc đó mới biết, tham ái nhất thời có thể thiêu hủy huệ mạng của người tu, nên Sư đập nát bát ngọc, để lại một bài kệ rồi nhập niết bàn. Tu đến cỡ có thể tự tại với sanh tử như thế, mà còn dính mắc vào một cái bát ngọc, huống là kẻ còn đang chập chững trên đường. Mới thấy tâm chấp thủ vi tế khó mà lường hết.

Tam Tạng, khi bị tôn giả A nan đòi nhân sự cúng dường, không phải không có phẩm vật để cúng. Vẫn còn cái bình bát vua Đường ban tặng. Nhưng không hiểu vì không nhớ hay vì không muốn đưa ra mà nói 'không có phẩm vật.' Người tu, có khi dám bỏ hết cuộc đời, chịu đủ thứ đắng cay để hoàn thành công hạnh của mình, nhưng rồi lại chấp vào những công hạnh đó mà không đến được bờ kia: Chìm mê trên đỉnh cao của những hình tướng bên ngoài, mà quên mất hình tướng bên ngoài dù rực rỡ phát triển bao nhiêu, cũng chỉ là phương tiện, chưa phải chính là chỉ yếu mà Như Lai muốn ta đạt đến. Bát ngọc là một vật rất thô, nhưng một người như Kim Bát Phong vẫn có thể dính mắc, huống là những thứ mang đầy tính Phật pháp như thỉnh kinh, dịch thuật, chùa chiền, học vị v.v...? Không thể không nhắc nhở sao?

Tất cả chỉ là phương tiện giúp mình và người đến được bờ kia. Pháp, nếu được sử dụng đúng với bản chất của nó, thì pháp pháp đều chân. Nhưng một khi nó được dựng lập, hãnh diện hay tôn xưng quá mức cần thiết, đến nỗi chỉ còn lều bều hình thức bên ngoài mà thực chất thì bị bỏ mặt, là mình đang đi lệch với những gì Như Lai đã nói. Cho nên, những hình ảnh mang tính phỉ báng trong Tây Du Ký, chính là lời nhắc nhở rất giá trị cho những ai tu Phật. Những hành giả mang trong mình lời nguyện “Thượng cầu Phật đạo. Hạ hóa chúng sanh... Đệ tử và chúng sanh, đều trọn thành Phật đạo.” Lời nguyện như một lời hứa, không chỉ với mình mà cho tất cả các chúng sanh hữu duyên với mình. Hình ảnh thầy trò Tam Tạng, do tập trung hết tinh lực cho việc thỉnh kinh, đã quên mất lời hứa với lão rùa già, một chúng sinh thấp kém, từng giúp ngài phương tiện đến được bờ kia, không phải là lời răn nhắc rất giá trị cho những hành giả tu Phật đó sao? Đáng để nghiền ngẫm lắm chứ!





tải về 9.01 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   21




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương