Nội dung số này



tải về 9.01 Mb.
trang21/21
Chuyển đổi dữ liệu26.11.2017
Kích9.01 Mb.
#34588
1   ...   13   14   15   16   17   18   19   20   21

by Mayur Pahilajani, AHN, November 3,07. New Delhi, India -- Chính phủ  Ấn Độ đã yêu cầu các viên chức chính phủ không được tham dự buổi lễ vinh danh Đức Đạt Lai Lạt Ma tại thủ đô vào hôm thứ Bảy. Lệnh cấm nghiêm khắc này được ban ra trong sự cảnh giác về lời phát biểu của Đức Đạt Lai Lat Ma lên án Trung Quốc là xâm lược nhân khẩu vào cư dân trên quê hương của Ngài.


"Dân số của thủ đô Tây Tạng, Lhasa, thường là từ 50,000 đến 60,000, hiện nay là 300,000 mà trong đó là 200,000 hoa kiều," Đức Đạt Lai Lạt Ma phát biểu như trên trong lúc đang ở tại Hoa Kỳ tiếp nhận phần thưởng dân sự cao quý nhất. 

Ấn Độ đã cải thiện mối liên hệ với Trung Quốc để duy trì sự vững bền của khu vực Nam Á. Trong bối cảnh là những quốc gia phát triển kinh tế nhanh chóng nhất mới nổi lên, cả hai quốc gia đã ký kết với nhau rất nhiều hiệp định thương mại.

Tuy nhiên, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã thúc hối rằng vấn đề Tây tạng cần phải được gỉai quyết  để có thể duy trì được mối quan hệ tốt đẹp giữa Ấn Độ và Trung Quốc, theo tường trình của PTI. Ấn Độ, một mặt khác không muốn va chạm nhà cầm quyền Trung Quốc,  nhà cầm quyền luôn xem Đức Đạt Lai Lạt Ma như là một nhà "lãnh đạo ly khai".

Theo thông tấn AFP, Đức  Đạt Lai Lạt Ma cũng đã lên án Trung Quốc sai lầm trong việc thiết lập đường  hoả xa nối liền Tây Tạng - Trung Quốc và nói rằng  được dùng để 'khai thác tài nguyên thiên nhiên.”

Buổi lễ tại New Delhi được tổ chức bởi Diễn Đàn Nghị Viên Toàn Ấn Độ vì Tây Tạng cùng với nhóm Hoà Bình Gandhi nhằm vinh danh nhà lãnh đạo 72 tuổi này, Ngài  vừa trở lại từ chuyến đi Hoa Kỳ để nhận lãnh phần thưởng công dân danh dự cao quý.

Trong khi đó, trong một bản thông tri được ban hành bởi Nội các nói rằng "Nghi lễ này không phù hợp với chính sách ngoai giao của chính phủ".

(Hạt Cát dịch)

Lần thứ ba, Nam Hàn từ chối cấp chiếu khán cho Đức Đạt Lai Lạt Ma

by Windsor Genova AHN, November 2, 2007


Seoul, South Korea - Nhà lãnh đạo tâm linh Tây Tạng không thể có cơ hội gặp gỡ cộng đồng Phật Giáo Tây Tạng Nam Hàn qua lời mời của cộng đồng này.

Chính phủ Nam Hàn từ chối  tiếp nhận đơn xin chiếu khán của Đức Đạt Lai Lạt Ma vì e ngại rằng sự viếng thăm của Ngài sẽ ảnh hưởng đến liên hệ ngoại giao của Nam Hàn với Trung Quốc, nhân vật mà Trung Quốc luôn cho là biểu tượng của khuynh hướng ly khai Tây Tạng.

Căn cứ theo tờ Korea Time, đây là lần thứ ba Nam Hàn ngăn chận sự viếng thăm của đức Đạt Lai Lạt Ma, chính phủ cũng đã từ chối đơn của Ngài hồi năm 2000 và 2001.

Bộ Ngoại Giao đã lưu ý tổ chức Phật Giáo Đoàn Kết Cải Cách rằng sự viếng thăm này đã không được cho phép. Các nhóm Phật tử và Cơ Đốc giáo Nam Hàn đã thỉnh cầu Đức Đạt Lai Lạt Ma đến viếng thăm Nam Hàn như là một biểu tượng của hoà bình toàn cầu, đặc biệt là giải toả những mối liên hệ căng thẳng giữa Nam hàn và  Bắc Hàn.

Các nhà bình luận tin rằng Nam Hàn  e dè gặp phải sự giận dữ của Bắc Kinh, nhà cầm quyền đã cáo buộc nhà lãnh đạo lưu vong là xúi giục dân  Tây Tạng đòi ly khai độc lập từ Trung Quốc. Để cho Đức  Đạt Lai Lạt Ma thăm viếng Nam Hàn , Nam Hàn e ngại sẽ bị mất yểm trợ của Trung Quốc trong chương trình huỷ diệt vũ khí nguyên tử của Bắc Hàn và việc mang các tội phạm trong chiến tranh Korean War về nước.

(Hạt Cát dịch)



Trung Quốc: ngân sách 1.9 tỷ đồng Yuan tu bổ môi trường chung quanh Đôn Hoàng

www.chinaview.cn 2007-11-05

Lan Châu , Nov. 5 (Xinhua) -- Tỉnh Cam Túc, miền tây bắc Trung Quốc, đã công bố thông qua ngân sách 1.9 tỷ đồng Yuan tương đương 253 trtiệu USD cho ba năm tới trong kế hoạch bảo vệ môi trường và tài nguyên khảo cổ tại Đôn Hoàng, một thành phố Con Đường Tơ Lụa và là một chiếc nôi các hang động lịch sử Phật Giáo.

Theo kế hoạch này, nỗ lực mới  nhất của tỉnh Cam túc là thay đổi toàn diện tình trạng  môi sinh hư hỏng, gồm 20 dự án, kể cả nâng cấp các công trình thuỷ lợi, biến đất vụ mùa thành đồng cỏ và rừng rậm, và chuyển hướng 120 triệu mét khối nước từ dòng sông phong phú Ha'erteng đến con sông Dang khô cằn của thành phố để làm nguồn nước dự trữ.

Kế hoạch cũng bao gồm việc tái định cư cho khoảng 3000 người trong vòng ba năm tới từ những vùng có nguy cơ trở thành sa mạc

Một phần của đầu tư này là phần dành riêng để phục hồi các rừng cây xanh trên những rặng núi gần hang động Mạc Cao, để ổn định các  hình tượng cấu trúc và ngăn chặn sự bành trướng của sa mạc.

Khu vực được biết đến nhiều nhất trong danh sách di sản văn hoá của UNESCO là Thiên Phật động, chiếc nôi của nghệ thuật cổ Phật Giáo Trung Quốc, mà trong đó có một số tác phẩm được coi như là những kiểu mẫu tốt nhất thế giới với lịch sử 1500 năm tuổi.

Nhưng khí hậu gia tăng nhiệt độ và sự khai thác thủy lợi quá mức đã bắt đầu đe doạ môi trường và các di sản văn hoá.

Cả chính quyền thành phố và chính quyền cấp tỉnh đã áp dụng đi lại các giải pháp tu bổ cho những khu vực môi sinh bị hư hỏng, nhưng các nỗ lực vẫn còn yếu kém so với sự xuống cấp nghiêm trọng của môi trường sinh thái.

Sa mạc Kumtag, sa mạc lớn thứ sáu của Trung Quốc, đã bành trướng từ một đến bốn mét về hướng đông mỗi năm. Đụn cát gần nhất các hang động Đôn Hoàng chỉ cách có 5 klm.

Các thống kê từ các cơ quan thuỷ học cho thấy mực nước ngầm cũng bị khô cằn, xuống  10.77 mét từ năm 1975 đến 2001 và tiếp tục xuống 0.24 mét mỗi năm.

Các sông hồ trong thành phố cũng co rút lại 80 % trong 30 năm qua. Mực nước tại Yueyaquan, một hồ nước có hình bán nguyệt trong ốc đảo sa mạc, rút xuống từ 7.5 mét năm 1960 còn lại 1.3 mét vào năm 2004.

(Hạt Cát dịch)

Trung Quốc: dự án tái chỉnh trang tượng Phật Lạc Sơn bằng đá cao nhất thế giới

Ngày 8 tháng 11, 2007

Bắc Kinh - Các nhà chức trách Trung Quốc sẽ tái chỉnh trang pho tượng Phật bằng đá cao nhất thế giới, chỉ sau 6 năm từ sự cố gắng tu sửa trước kia, vì họ khó có thể ngăn chận ảnh hưởng của sự ô nhiễm môi trường và các đám đông, theo tường trình của cơ quan thông tấn chính phủ.

Được khắc trên vách đá bên cạnh một con sông, hình tượng Phật ngồi cao 71 mét (=233 ft) tại Lạc Sơn trong một tỉnh thuộc vùng tây nam của Tứ Xuyên là một lôi cuốn mãnh liệt đối với du khách và niềm hãnh diện chính của địa phương.

Mặc dù đã tốn 250 triệu yuan (=33 triệu 6 Mỹ kim) để dọn dẹp và tu sửa vào năm 2001, pho tượng ngày nay lại có một ‘chiếc mũi đen’ và cả gương mặt bị vấy bẩn bởi bụi bậm, cơ quan thông tấn Xinhua tường trình như trên.

Một cuộc chỉnh trang mới lại được hứa hẹn.

Tuy nhiên ông Peng Xueyi, giám đốc của Viện Bảo quản Di tích Văn Hoá Lạc Sơn, nói rằng pho tượng sắp đổ nát này chỉ có thể tồn tại nếu không còn sự ô nhiễm trong không khí và những cơn mưa với các hoá chất bào mòn.

‘Chỉ với sự cải tổ toàn diện môi trường chung quanh mới có thể làm chậm đi quá trình hư hoại của pho tượng,’ ông Peng nói.

Cơ quan thông tấn Xinhua cho biết tượng Phật tại Lạc Sơn và ‘nhiều di sản văn hoá và thiên nhiên của Trung Quốc không chịu nổi thời tiết, môi trường ô nhiễm,  sự bảo vệ hời hợt và ảnh hưởng tai hại bởi các nhóm du khách.’

Chính quyền địa phương đã đóng cửa các hãng xưởng và nhà máy điện gần nơi tượng Phật được mệnh danh là ‘di sản văn hóa quốc tế’ của Liên Hiệp Quốc.  Nhưng họ cũng phải đương đầu với làn sóng du khách đến tham quan pho tượng ngày càng gia tăng.

Pho tượng này đã được hình thành vào triều đại nhà Đường, cách nay hơn 1200 năm.

(Minh Châu dịch)



Trung Quốc: mối đe dọa của các sa mạc đối với Động Đôn Hoàng và môi trường thế giới

Ngày 11 tháng 11, 2007

Đôn Hoàng, Trung Quốc - Tình trạng cát dời tại các sa mạc Trung Quốc - đã từng bị xem là nguyên nhân tăng thêm bụi mù vào sự ô nhiễm trên toàn cầu - hiện nay đang đe doạ sẽ chôn vùi toàn bộ những tác phẩm Phật giáo cổ nổi tiếng trên thế giới trong các hang động dọc theo Con Đường Tơ Lụa theo truyền thuyết. 

Các tranh vẽ trên tường và hình tượng trong các hang động Đôn Hoàng nổi tiếng đang bị hư hoại bởi những cơn gió cát từ sa mạc Kumtag và có thể sẽ bị vùi lấp bởi những cồn cát, theo lời của ông Wang Jiru, giám đốc viện kiểm soát sa mạc của tỉnh.

Sa mạc cứ tiếp tục nới rộng thêm gần 1,000 square miles mỗi năm xuyên qua vùng đồng bằng miền bắc.  Hơn 4,000 ngôi làng đã bị vùi lấp. 

Các chuyên gia đã lên tiếng cảnh báo ít nhất từ một thập niên qua, nêu lên sự bành trướng nhanh chóng của các thành phố bị ô nhiễm trầm trọng và số lượng to lớn của súc vật ăn cỏ trên các vùng đất chăn nuôi.

Toà đại sứ Hoa Kỳ tại thủ đô của Trung Quốc, được trang bị sự giám sát bằng vệ tinh, đã phát hiện ra hai sa mạc đã sáp nhập lại thành một vòng đai bằng cát băng ngang một số tỉnh của Nội điạ Mông Cổ và Gansu, khu vực của các hang động Đôn Hoàng. 

Tại vùng cực tây tỉnh Xinjiang cũng có một sự sáp nhập của vùng đất hoang, đó là hai sa mạc Taklamakan và Kumtag. 

Vấn đề này sẽ được đem ra bàn thảo tại hội nghị toàn cầu về sự thay đổi của khí hậu, sẽ được tổ chức tại Bali, Nam Dương vào tháng tới.  Trung Quốc sẽ giải thích rằng trong vòng 5 năm qua họ đã chi hơn 4 tỷ Anh kim vào việc trồng hàng tỷ cây cối và duy trì các đồng cỏ. 

Những đám mây bụi của Trung Quốc được xem là nguy cơ đối với môi trường trên thế giới.  Năm 2002, một trận bão cát làm ngạt thở từ Trung Quốc đã bao trùm Hán Thành, thủ đô của Nam Hàn, khiến chính phủ phải ra lệnh cho các phi cơ phải đáp xuống và đóng cửa các trường học. 

Hình ảnh từ vệ tinh đã chụp được luồng khí độc màu nâu bay ngang qua Nhật và sự phân tích hoá chất đã nhận ra những hạt bụi của Trung Quốc đã bay xa cho đến California.

Các khoa học gia và các nhà sinh thái học có thể hy vọng một sự thay đổi, dựa trên sự kiện vị lãnh đạo tối cao của guồng máy chính trị Trung Quốc không có lý do nào mà không hiểu biết về vấn đề này.  Chủ tịch Hồ Cẩm Đào đã bắt đầu sự nghiệp của ông là một chuyên gia về nước tại tỉnh Cam Túc, hiện nay là một vùng đất khô cằn.

(Minh Châu dịch)

Một tu viện Phật giáo tại Hoa Kỳ với công trình điêu khắc tôn tượng Đức Phật Bổn Sư

Ngày 15 thang 11, 2007

New York - Tu viện Phật giáo New Jersey đã mở đầu công trình điêu khắc một tôn tượng Phật cao 25 ft,  sẽ do Sư Imbulavitive Medananda đảm trách, Sư là người đã hoàn thành một số lớn các tượng Phật tại Tích Lan.

Pho tượng Phật ngồi sẽ được tôn trí trên một đài sen cao 5 ft và làm theo mẫu của pho tượng Phật trong tư thế thiền định, như đã thấy trong khu vườn Maha Meyuna tại Anuradhapura, kinh đô cổ của Tích Lan vào thế kỷ thứ 4 trước Công Nguyên.

Tượng Phật sẽ được khắc và thiết kế tại cơ sở của Tu viện Phật giáo New Jersey, cùng với một trung tâm thiền đồng tọa lạc trên một khu đất 9 mẫu chưa được khai phá.

Lễ động thổ đã diễn ra dưới sự chủ trì của Sư Kurunegoda Piyatissa Nayaka của Tu viện Phật giáo New York.  Một số đông chư Tăng và tín đồ đã vân tập về đây tham dự buổi lễ.  Sư Piyatissa đã bắt đầu lễ động thổ trong lúc toàn thể chư Tăng tụng bài kinh Maha Pirith.

Công trình kiến thiết và điêu khắc dự trù sẽ được hoàn tất để có thể cống hiến pho tượng vào dịp Lễ Vesak 2008, để đánh dấu ngày Phật đản sanh, thành đạo và nhập niết bàn 2551 năm trước. 

Uỷ ban thực hiện đề án  tôn tượng Phật đã mời cộng đồng Phật giáo Bắc Mỹ giúp sức vào việc hoàn thành công trình này.



(Minh Châu dịch)




PHƯƠNG TRỜI CAO RỘNG - Số 18, tháng 11, năm 2007 ● trang


tải về 9.01 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   13   14   15   16   17   18   19   20   21




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương