Nội dung số này



tải về 9.01 Mb.
trang6/21
Chuyển đổi dữ liệu26.11.2017
Kích9.01 Mb.
#34588
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   21


GIÓ ÚA

Một sáng mùa xuân chim chào tiếng hót

Anh chào sương trên lá cỏ quên đời

Bên rừng mưa, rừng mưa trao từng giọt

Vầng trăng xưa hồn phách cũng chơi vơi
Ôi đau điếng con tim chào ảo mộng

Biết làm chi cội rễ của thiên đường

Biết làm chi cùng tận của đau thương

Anh xin giữ mắt sầu em thưở trước
Còn đây nữa tuyệt vời đêm sóng tóc

Hoa xôn xao áo mỏng nét kiêu kỳ

Ánh trăng tơ mềm nhũn ướt đôi mi

Màu mắt ấy thẫn thờ trong nắng lụa
Rồi một sớm chim rừng theo gió úa

Mang thanh xuân buồn bã hát cho đời

Bên bờ lau suối ngọt lạc giòng bơi

Em đâu biết sông kia nào nhớ tuổi
Này em nhé, về rừng xưa, gió thổi

Lá vẫn còn từng chiếc kết yêu đương

Nắng vẫn còn ướm màu tóc pha sương

Và rất nhẹ mộng đời mơ kết nụ.


Y HỌC TRONG TƯ TƯỞNG PHẬT GIÁO


Tùng Sơn



Người Việt thường hay nói: “Ăn được ngủ được là tiên, không ăn không ngủ mất tiền thêm lo”. Câu ca dao tuy đơn sơ nhưng hàm súc cả trí tuệ sống của bao thế hệ từ ngàn xưa. Loài người bước sang thế kỷ 21 với những tiến bộ vượt bực không ngừng của khoa học, kỹ thuật đã cải thiện rất nhiều về đời sống tiện nghi vật chất cho con người. Nhưng không hẳn ai nấy đều “ăn được ngủ được,” sống giữa thời đại “fast food” có ngay, ăn ngay thử hỏi có bao nhiêu người để ý đến những cái gì nên ăn và những cái gì không nên ăn. Không những thế thường trực căng thẳng vì phải chạy đua với những thay đổi ào ạt của xã hội, vật lộn với đời sống vật chất, do đó không ít người mắc chứng bệnh thiếu ngủ, bệnh mất ngủ (insomnia) và nhiều chứng bệnh khác nữa. Có lẽ giấc ngủ hồn nhiên không mộng mị phải dành cho trẻ thơ hay những người không còn bị ràng buộc, cám dỗ bởi vật chất của thế gian này không chừng. Phải chăng để “thành tiên” vẫn còn là giấc mơ của con người hiện đại?

Trong phạm vi giới hạn bài viết mạo muội phác họa qua nhãn quan nhà Phật nhìn thế nào về nguyên nhân bệnh trạng cũng như đưa ra cách chữa trị mang lại sức khỏe con người.

Sự sống cũng như sự chết là việc lớn, hệ trọng của kiếp nhân sinh và cũng từ thủa tạo thiên lập địa từ khi có con người trên hành tinh trái đất, để sinh tồn con người phải đối phó với những đe dọa thường xuyên từ bên ngoài như thiên tai, bão tố, động đất, thời tiết, dã thú, v.v… song song với đó con người cũng phải luôn luôn trực diện với ốm đau, bệnh tật phát sinh từ bên trong cơ thể. Ðây là một trong bốn cửa ải đoạn trường của kiếp nhân sinh: Sinh, Lão, Bệnh, Tử mà bất cứ ai trong chúng ta dù già, trẻ, lớn bé đều phải trải qua. Ðời sống xã hội loài người càng tiến bộ về khoa học, nhiều sáng tạo y học ra đời một số những bệnh được xem như nan y thủa xưa như bệnh đậu mùa, bệnh bại liệt thì nay không còn nữa; nhưng đồng thời nhiều bệnh trạng mới khác lại nảy sinh như các chứng bệnh ung thư, bệnh AIDS mà vẫn chưa có phương thuốc chữa trị hoàn hảo. Vì thế làm sao có được thân thể khỏe mạnh không ốm đau với tâm hồn an nhiên thư thái, giấc ngủ ngon vẫn là vấn đề quan trọng cần thiết của đời sống con người.

Cách đây hơn 2500 năm một nhà tôn giáo, nhà tư tưởng siêu việt, nhà Tâm Lý Học, nhà Thiên Văn Học, nhà Xã Hội Học và cũng là nhà Y-sĩ đại tài vượt thời gian, không gian đã nhìn thấy vấn đề, gốc rễ, nguyên nhân sinh ra bệnh tật, và cũng đã đưa ra một toa thuốc để giúp con người vượt qua những đau khổ do bệnh sinh ra, xây dựng một đời sống lành mạnh, một thân thể kiện khang, yêu đời, tràn ngập sức sống, một xã hội an vui. Phải chăng đây cũng là mục đích sống con người trên hoàn vũ hằng mong muốn và cũng chỉ chính con người là chủ thể sáng tạo tạo dựng điều này không ai khác..

Vậy thì bệnh từ đâu mà đến? Theo Phật giáo bệnh phần lớn phát sinh từ bên trong con người do mất cân bằng hài hòa về tinh thần, tình cảm, dinh dưỡng có nghĩa do thân và tâm sinh ra hơn là do từ bên ngoài mang đến. “Chẳng hạn có người uống thuốc mong đổ mồ hôi nhưng không có hiệu quả. Thế mà khi sợ hãi âu lo thì mồ hôi tuôn ra, phải chăng là do tâm, do suy tư tác động gây ra. Không có thí dụ nào rõ ràng hơn câu chuyện ngày xưa ở bên Trung Quốc đời nhà Minh có ông Vi Ðản, người viết chữ rất giỏi thế mà vì phải theo lệnh nhà vua leo lên đỉnh đài Lăng Vân để khắc chữ, vì quá sợ viết xong lúc xuống mặt đất tóc đã bạc phơ.” (1) Một cách tổng quát theo Phật giáo có ba loại bệnh đó là:


  1. Thân bệnh

  2. Tâm bệnh

  3. Nghiệp bệnh

Từ cách nhìn như nêu trên cho thấy cách chẩn bệnh và chữa trị của Phật giáo khác biệt với y học tây phương ở điểm y học tây phương đưa ra thuốc chữa khi nào bệnh phát ra, có triệu chứng đau yếu bộ phận nào đó trên cơ thể. Khi ấy thuốc chỉ có tác dụng làm bớt đi tình trạng đau đớn, chặn đứng phần nào sự lộng hành của vi khuẩn trong khoảng thời gian nào đó mà thôi, chứ nó không diệt hết căn nguyên, nguồn gốc sinh bệnh. Một phần bệnh nhân có tâm lý là muốn mau hết bệnh ngay, nhưng ít khi chịu tìm hiểu nguyên nhân sinh ra bệnh. Bởi vì bệnh phát sinh ra không phải một sớm một chiều mà do quá trình dài qua bao năm tháng rồi mới hình thành. Do đó không có triệu chứng không hẳn là không có bệnh.

Hơn nữa y học tây phương phần lớn dựa vào những cái gì cụ thể, chẳng hạn như hình ảnh do tia quang tuyến, những rọi chiếu qua các bộ máy y khoa chụp được. Nền y khoa hiện đại đổ dồn rất nhiều công sức trí tuệ, tài chánh vào trong những lãnh vực nghiên cứu như bệnh lý học, Dược phẩm học, Ðề kháng học và Giải Phẫu học cùng những dụng cụ y khoa hiện đại, tối tân trong mục đích tìm ra căn nguyên bệnh tật. Nhưng có điều lạ là nhiều máy móc tối tân phát minh ra đời, nhiều loại thuốc tinh vi mắc tiền được điều chế ở những công ty dược phẩm nổi tiếng, thế mà số bệnh nhân không giảm thiểu, mà còn có chiều hướng gia tăng. Lý do tại sao? Phải chăng có những căn bệnh mà dụng cụ y khoa hiện đại vẫn không thể nhìn thấy được. Phải chăng nền y học hiện đại quá chú trọng vào triệu chứng, vào phần thân thể, mà quên đi phần tâm bệnh và nghiệp bệnh, quên đi hay xem nhẹ nguồn gốc sâu xa tạo ra bệnh tật nằm ngay trong tâm tư đời sống con người. Bệnh phát sinh từ nghiệp chướng từ lối nghĩ, cách tư duy, từ cách sống, lời nói, việc làm v.v… Có nghĩa thân, khẩu, ý chưa được thanh tịnh. Ðây cũng là vấn đề mang tính chất thời đại một số nhà thức giả phương tây đã đang cố thử tìm tòi tính chất tương quan giữa niềm tin tôn giáo và sức khỏe.



Thân Bệnh


Ðối với Phật giáo người đi tầm đạo hay hành giả việc quan trọng trước hết là để ý đến thân thể “rèn luyện, thận trọng chăm lo thân thể là điều căn bản trong việc tu hành Phật đạo. Hơn hết tất cả những gì khác, bước đầu tiên mang tính chất quyết định giải phóng chúng ta, đó là thoát ra khỏi ảo tưởng về bản ngã, đoạn tuyệt những cái quá si mê, quá yêu thương bản thân, chấp trước vào thân thể, và phải luôn luôn để ý đến thân thể” (2). Nói cách khác thường trực quan sát để ý thân thể đừng để cho có bệnh hoạn là điều tối ư quan trọng của người tu hành, vì chính xác thân là phương tiện duy nhất để đi đến giác ngộ.

Theo Phật giáo cơ thể con người nói riêng và toàn thể thiên nhiên vũ trụ do tứ đại (Ðịa, Thủy, Hỏa, Phong) có nghĩa do đất, nước, gió và lửa kết hợp thành. Mỗi thành tố mang ý nghĩa đặc biệt và có tương quan với những bộ phận trong thân thể. Chúng ta hãy đi lược qua tính chất mỗi thành tố này.



  1. Thành tố đất mang đặc tính nặng, có trọng lượng gồm có các bộ phận như Não bộ, lá lách, bao tử. Khi thành tố này mất cân bằng sẽ sinh ra bệnh làm thân thể trở nên khô gầy, có đến 101 loại bệnh thuộc thành tố này.

  2. Thành tố nước có đặc tính ẩm ướt, mang trạng thái lưu động, gồm có các cơ quan như thận, bàng quang và máu huyết. Khi cơ quan này mất cân bằng làm cho việc ăn uống không tiêu, việc tiêu hóa khó khăn, thì có thể sinh ra 101 loại bệnh.

  3. Thành tố hỏa mang tính chất nóng, dùng để đốt cháy, có nhiệt độ cao, biểu tượng cho hệ thống vận chuyển máu, gồm có các cơ quan như gan và túi mật, mất cân bằng thành tố này hay sinh táo bón, lạnh nóng bất thường, hay đau khớp xương có thể sinh ra 101 loại bệnh.

  4. Thành tố khí có đặc tính nhẹ như không khí, biểu tượng cho hệ thống hô hấp, và đây cũng chính là chiếc xe đưa trạng thái Tâm di động. Thành tố này chủ yếu hoạt động ở tim, phổi, ruột và hệ thống não bộ. Thành tố này mất cân bằng sẽ sinh ra 101 loại bệnh. Khí có chức năng tạo năng lượng di động khắp toàn thân, giúp cho máu vận chuyển điều hòa, duy trì sự sống hấp thụ chất dinh dưỡng tiêu hóa thức ăn đào thải chất độc ra ngoài, chuyển hoán tế bào, và giúp cho sự cảm nhận được trong sáng.

Chính vì những đặc tính nêu trên, một khi sự vận chuyển bốn thành tố không còn điều hòa khi có đó triệu chứng bệnh.

Nếu đi sâu vào phân tích bệnh trạng triệu chứng thân bệnh chắc hẳn cần nhiều giấy mực hơn nữa, ở đây xin chỉ lược qua một số điểm quan trọng..

Thân bệnh phát sinh là do tích lũy những chất độc bao gồm ý nghĩa tinh thần là tham, sân, si và ý nghĩa vật thể là đem vào trong cơ thể những thức ăn hằng ngày không tốt cho cơ thể mà chúng ta không biết hay không để ý vì do tập quán hay thói quen. Rồi theo dòng thời gian những chất độc này không được đào thải hết ra ngoài tích lũy lại trong người và khi đó bệnh hình thành. Có câu hỏi được đặt ra tại sao những chất độc đó không tạo thành một loại bệnh? Câu trả lời là cơ thể mỗi con người chúng ta không ai giống ai, có người yếu về bộ phận này nhưng lại mạnh về bộ phận khác, một phần do yếu tố di truyền (genetic) từ cha mẹ truyền lại. Chất độc tụ lại trong người chỉ sinh bệnh khi nó vượt quá giới hạn nào đó mà cơ thể không còn chịu đựng được nữa mà thôi, cũng vì thế mà có người sinh ra bệnh về tim, về thận, về ruột vân vân và vân vân.

Do đó một khi chúng ta nhận chân nguyên nhân thân bệnh là do thiếu vận động, cẩu thả, bừa bãi trong việc ăn uống hằng ngày; nhận chân như vậy là dấu hiệu tốt trong việc cải tố cách dinh dưỡng, ẩm thực.

Tâm Bệnh


Theo Phật giáo “Bệnh hoạn nơi tâm hồn chúng ta phần lớn là do thói quen ôm vào những cái không phải của chính mình như của chính mình. Bản tính con người chúng ta hay giành lấy những gì có thể nhìn thấy hay sờ mó được trên thế gian này. Từ những vật gọi là “của tôi” đi kèm theo nó là những trói buộc, từ đó con người dần dần xa rời bản ngã chân thực, thay vào đó con người phải trả cái giá cho nó là mang tâm trạng sợ hãi lo âu.”(3)

Khi nói đến tâm bệnh thì không thể nào không đề cập đến ba thứ độc hại tham, sân, si là những thứ luôn luôn tiềm ẩn trong con người chúng ta. Vậy thì những điều này gây ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe cũng như bệnh tật. Chúng ta hãy thử tìm hiểu từng yếu tố một.


Tham

Theo ý nghĩa tinh thần cũng như vật chất tham là trạng thái ham muốn thật nhiều vượt ra ngoài khả năng cũng như nhu cầu cần thiết. Chẳng hạn như ăn quá nhiều cũng có khả năng sinh bệnh. Ðối với những người hay ăn và uống những thức ăn ngọt có nhiều đường rất dễ sinh ra bệnh tiểu đường hay ăn nhiều quá mà không vận động, tập thể thao cũng dễ sinh bệnh mập phì. Ngoài yếu tố lấy vào trong thân thể quá độ nguồn năng lượng, chất ngọt, người ta còn tìm thấy những người có nhiều ưu phiền, đau khổ tinh thần, căng thẳng quá độ về công việc, đời sống gia đình v.v… cũng dễ sinh ra bệnh này, không kể đến yếu tố di truyền. Thêm vào đó mối ưu tư về tài chính do tiêu xài hoang phí quá độ chồng chất theo năm tháng cũng dễ sinh ra bệnh.

Ngay như về mặt tri thức, người quá tham lam muốn nhồi nhét thật nhiều kiến thức, sự hiểu biết vào trong đầu trong khoảng thời gian ngắn cũng dễ sinh ra bệnh tâm thần. Với những người còn quá trẻ tu thiền chỉ đọc qua vài quyển sách, một số lý thuyết muốn thực hành để chứng ngộ ngay chưa hiểu rõ thấu đáo về ngay chính bản thân cũng rất dễ sinh tẩu hỏa nhập ma rồi đưa đến hủy hoại thân thể.

Ngoài ra chúng ta còn thấy những người sống buông thả chạy theo cảm xúc của ngũ quan một cách quá đáng cũng dễ sinh bệnh. Theo Phật giáo người quá đam mê vào hình tướng dễ sinh ra bệnh về gan, quá đam mê vào âm thanh dễ sinh bệnh về thận, quá đam mê vào mùi vị dễ sinh bệnh phổi, quá đam mê vào khẩu vị dễ sinh bệnh về tim và quá đam mê vào xúc giác dễ sinh bệnh thuộc về lá lách.

Vì thế, cân bằng trong đời sống không quá độ cả về tinh thần lẫn vật chất là điều quan trọng trong tu hành theo Phật giáo.
Sân

Sân là trạng thái căm hận, ghét cay ghét đắng, giận dữ một trong những yếu tố gây tác động không nhỏ đến sức khỏe, nhất là cơ năng thuộc về tim và gan. Trong kinh Ðại Bát Nhã (Mahaprajnaparamita) giảng rằng “sân hận là trạng thái cảm xúc độc hại nhất so với tham lam và ngu si.” Sự giận dữ gây tác hại vượt lên trên mọi tác hại khác. Theo kinh Ðại Bát Nhã trong số 98 đau đớn gây ra, giận dữ là trạng thái khó chế ngự nhất. Về mặt tâm lý giận dữ cũng là tâm trạng khó chữa trị nhất.

Theo bệnh lý học người khi nổi giận sẽ tác động vào hệ thần kinh não, tạo mạch máu co cứng lại, đưa áp suất máu tăng cao, từ đó dễ làm tim ngừng đập bất thình lình. Trạng thái giận dữ có thể phát xuất từ nhiều nguyên nhân như đời sống quá căng thẳng, cô đơn, ưu phiền, tâm trạng thù địch, gặp nhiều điều không vừa ý, nhìn cuộc đời với tâm trạng chán chường v.v... Cộng vào đó với tình trạng thiếu cân bằng dinh dưỡng, ăn quá nhiều chất béo, ít vận động cũng dễ gây bệnh tim.

Theo y học Ðông phương, nóng giận không chỉ gây tác động đến tim còn ảnh hưởng xấu đến gan bộ phận thuộc về tạng và mật thuộc về phủ.



Si

Về mặt chiết tự theo Hán ngữ chữ Si thuộc về bộ Nạch có nghĩa tật bệnh, kèm theo với chữ “nghi” có nghĩa là ngờ, lòng còn bán tín bán nghi chưa tin và theo Anh ngữ dịch là ignorance. Như vậy Si là trạng thái bệnh hoạn thuộc về trí não, ở trong điều kiện chưa hiểu thấu đáo, rốt ráo dễ rơi vào tâm trạng nghi ngờ, với trong hoàn cảnh nào đó cũng có nghĩa là ngu dốt. Danh từ này thường hay dùng trong Phật giáo có nghĩa trạng thái u mê, không sáng suốt. Khi con người rơi vào tình trạng đau ốm thì lại càng thiếu minh mẫn, và không nhìn thấy căn nguyên của bệnh tật, vả lại tâm lý người bệnh có khuynh hướng tìm phương cách chữa trị theo cách “mì ăn liền,” có nghĩa làm sao hết đau, hết bệnh ngay. Từ đó dễ đưa đến hành động nông nổi có hậu quả xấu cho sức khỏe.

Nhân đây cũng nói qua về chủ trương tu thân của nho gia: người muốn tu thân phải làm cho tâm ngay thẳng, muốn cho tâm ngay thẳng cần phải có Ý cho Thành, muốn cho Ý thành cần phải Trí Tri tức phải hiểu biết tường tận, muốn hiểu biết tường tận cần phải tìm rõ nguồn cội sự vật. Ðây cũng là phương pháp để thoát ra khỏi trạng thái Si.

Nền y học hiện đại có khuynh hướng chú trọng vào cách chữa trị những đau đớn về thể xác, giải phẫu, thay ráp tim, thận v.v… điều chỉnh các cơ năng dường như mang tính chất sửa chữa một bộ phận nào đó trong một cỗ máy phức tạp, mà coi nhẹ căn bệnh có tính chất tâm lý, tình cảm hay tinh thần, thiếu cái nhìn toàn diện. Cả hai đều đóng vai trò quan trọng, tác dụng hỗ tương lẫn nhau. Các nhà Y khoa đều công nhận rằng trạng thái nóng giận, buồn bã, quá vui, quá buồn đều có tác dụng không tốt cho sức khỏe của thân thể. Theo những nghiên cứu y-học cho thấy những người ở trong tình trạng giận, buồn, không vui hay căng thẳng quá độ, não bộ tiết ra chất hormones gọi là độc tố adrenaline, nếu không là adrenaline đi nữa cũng là những độc tố có hại cho cơ thể. Do đó tình trạng mất thăng bằng về tình cảm kéo dài sẽ gây ra tai họa cho cơ thể, đưa đến tình trạng càng thêm khó khăn cho việc chữa trị. Trong khi đó cũng theo kết quả nghiên cứu khoa học, những người ngồi thiền định, hay trong trạng thái thư thái, tập trung tư tưởng hệ thống não bộ tiết ra chất hóa học giúp cho tâm hồn thật sự an bình, không còn căng thẳng, tiêu cực (4).






tải về 9.01 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   21




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương