NHỮng tôn giáo lớn trong đỜi sống nhân loạI


KHỔNG GIÁO: LỐI SỐNG HÒA HỢP VÀ KHUÔN PHÉP



tải về 0.97 Mb.
trang13/24
Chuyển đổi dữ liệu19.08.2016
Kích0.97 Mb.
#23939
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   ...   24

11. KHỔNG GIÁO: LỐI SỐNG HÒA HỢP VÀ KHUÔN PHÉP


Huyền thoại kể rằng khi Lão Tử đã rất già thì có một thanh niên học rộng ở tỉnh lân cận đến thăm. Người thanh niên trẻ này, đã bỏ hầu hết ngày tháng của mình vào việc nghiên cứu, đến để hỏi một số câu hỏi. Giống như Lão Tử, người thanh niên này quan tâm đến phẩm chất đời sống tại Trung Hoa. Anh ta cũng tin rằng lùi lại "những ngày xưa cũ tốt đẹp" của thời đại vàng son mà người ta đã có đời sống tốt đẹp hơn và xứ sở này nói chung sung túc hơn.

Người thanh niên trẻ tuổi này là Khổng Tử, và Ngài đã tiến tới niềm tin này qua con đường nghiên cứu và tìm tòi những tài liệu cổ của Trung Hoa. Khi Ngài thu thập và giải thích những tác phẩm kinh điển, Ngài đã tìm ra điều được coi là manh mối của đời sống hạnh phúc hơn ở những ngày ban sơ. Để thực sự hiểu triết lý Khổng Tử, chúng ta vẫn phải quay về với những bình luận của Ngài về những tác phẩm kinh điển này. Những sách văn tuyển, các câu chuyện về Khổng Tử và những lời bình luận của Ngài về tình trạng đời sống cũng nói về những đề xuất vì lợi ích cho người đồng hương của Ngài.

Cả Lão Tử lẫn Khổng Tử đều quan tâm đến những yếu điểm xã hội và luân lý của thế hệ các Ngài. Lão Tử vấp phải sự thách thức của lối sống có quan điểm căn bản là những thể chế và phong tục vào thời Ngài không thiên nhiên, do đó cần phải tránh... Khổng Tử, một người bảo thủ thực sự, dạy rằng điều tốt nhất trong quá khứ phải được gìn giữ và cải tiến cho thích đáng. Trong quá khứ có chìa khóa cho hiện tại và tương lai. Ngài không tìm cách thiết lập một tôn giáo mới hay một hệ thống đạo đức mới.

Khổng Tử cũng đối đầu với câu hỏi căn bản mà Lão Tử quan tâm. "Đời sống là gì? Làm sao tôi có thể sống hòa hợp tốt nhất trong thế giới này? Làm sao tôi có thể sống một cuộc đời hạnh phúc? Tôi là gì?" Một phần câu trả lời Khổng Tử quay về với thiên nhiên và Đạo cũng như Lão Tử đã làm. Ngài quan sát thấy tất cả các bộ phận của thiên nhiên hoạt động hòa hợp với nhau. Ngài khẳng định con người có thể học từ thiên nhiên. Bằng cách theo con đường của thiên nhiên và sự hòa hợp, con người có thể làm điều tốt nhất mà con người có thể làm được trong thế giới này.

Hòa hợp là lý tưởng của Khổng Tử, cũng là lý tưởng của Lão Tử. Khác biệt giữa hai người ở chỗ nào? Trước hết là cá tính của hai người khác hẳn nhau. Trong những vấn đề mà hai vị phải đối đầu, tính khác nhau về quan điểm quyết định sự khác biệt trong cách giải quyết mà họ đưa ra. Trong khi Lão Tử có khuynh hướng là "cá nhân chủ nghĩa", thì Khổng Tử tin rằng toàn bộ trách nhiệm của con người là xã hội. Con người không phải là người sống tách khỏi đồng loại. Cho nên hòa hợp đối với con người có nghĩa hòa hợp với những người khác. Lão Tử tin tưởng rằng trách nhiệm của con người là phải hiểu mình và phải trực tiếp hướng mình vào hòa hợp với Đạo. Nhưng Đức Khổng Tử tin rằng trách nhiệm của con người là cùng cộng tác với nhau và thi hành nhiệm vụ mà xã hội kỳ vọng ở nơi họ. Dĩ nhiên sự cộng tác như thế bám chắc vào Đạo, nhưng trình độ kinh nghiệm của con người lại là phương tiện qua đó con người bầy tỏ họ thống thuộc về vũ trụ. Khi người ta phát triển được khả năng hòa hợp với những người đồng loại, thì họ có thể hiểu được sự hòa hợp của vạn vật.

CẦN PHẢI CÓ LUẬT LỆ CHO CUỘC SỐNG

Khổng Tử thấy không phải tất cả mọi người đềụ cư xử một cách cộng tác và giúp đỡ lẫn nhau. Điều này, đối với tâm trí thực tiễn của Khổng Tử, có nghĩa đơn giản là họ cần một số tiêu chuẩn nhất định. Trong những tác phẩm của Ngài, Khổng Tử nhấn mạnh đến những tiêu chuẩn như vậy, Ngài nhắc lại, và giải thích những luật lệ truyền thống cổ của xã hội Trung Hoa. Ngài thấy không cần thêm những luật lệ mới. Nhiệm vụ của Ngài như Ngài đã dự tính là soạn thảo và truyền đạt cho hậu thế những tập tục và cách cư xử trước đây của xã hội Trung Hoa. Ngài không viết điều gì mới, vì Ngài tin tưởng và trân quý tổ tiên.

Tại sao những luật lệ đó lại cần thiết? Lúc đầu tất cả mọi luật lệ đều nảy sinh do nhu cầu của con người. Đây là chiều hướng mà tất cả những luật pháp có ích ra đời. Có những vấn đề khi cùng chung sống, và những luật lệ được soạn ra để giải quyết vấn đề. Ở đâu, có nhiều người chung sống với nhau thì ở đó có nhiều vấn đề hơn những nơi ít người. Chính quyền của một thành phố lớn phức tạp hơn chính quyền của một ngôi làng nhỏ nhiều. Trung Hoa đã có rất nhiều người. Nhờ có Khổng Tử Trung Hoa đã thu thập nhiều luật lệ. Tất cả những luật lệ này nhằm làm cuộc sống suông sẻ hơn. Những luật lệ này không bị ép buộc như luật lệ giao thông. Những luật lệ này giống phép xã giao hơn.

Luật lệ có nhiều ý nghĩa hơn khi nó rõ ràng rành mạch. Người thích sống trong một xã hội có trật tự cảm thấy thoải mái hơn khi luật lệ xã hội có nội quy rõ ràng và khi chúng định rõ thời gian và nơi chốn. Cứ thế, qua nhiều năm, những người theo Khổng Giáo coi trọng nhiều bản liệt kê luật lệ đặc biệt bao hàm mọi thứ từ chào hỏi và trò chuyện với bạn bè tới lễ lạy tổ tiên. Y phục và đàm luận được qui định. Cả đến tư thế và bước đi cũng được liệt kê, cho nên không ai cố gắng thành thật mà lại có thể không làm được điều phải. Đi theo những luật lệ này chứng tỏ ham thích thực sự cộng tác với người đồng hương của mình.



CÁCH SỐNG HÒA HỢP VỚI NGƯỜI KHÁC: QUÂN TỬ

Để cho người dân biết họ phải sống ra sao, Khổng Tử đưa ra mô hình "Người Quân Tử" hay một người cao quý hoặc sang trọng. Khổng Tử gọi người đó là "sang trọng" hay quân tử vì Ngài có niềm tin là coi những nhà cầm quyền là bậc thầy. Tuy nhiên, bất cứ ai vào bất cứ lúc nào cũng có thể sống như một người Quân Tử.

Người Quân Tử phát triển trong nhân cách của mình. Năm Đức Hạnh Kiên Định (Ngũ Thường) mà người ấy rèn tập cho đến khi chúng tự nhiên như hơi thở. Làm điều phải là một phần không thể tách rời của người quân tử. Khi Khổng Tử nói về chính Ngài rằng chẳng phải cho đến khi Ngài bẩy mươi tuổi Ngài mới đi theo tiếng gọi con tim mà vẫn không vượt qua ranh giới của lẽ phải, có lẽ Ngài quá khiêm tốn hay rất nhún nhường. Tuy nhiên, người theo đạo Khổng chân chính dành thì giờ cần thiết tạo nếp sống theo lẽ phải thành thói quen đến mức không ngưng nghỉ nghĩ đến việc làm điều phải.

(1) Thái đô chính đáng (Nhân). Đức hạnh thứ nhất trong Năm Đức Hạnh Kiên Định là thái độ người Quân Tử mong muốn hòa thuận với người khác. Người Quân Tử biết không thể làm tròn vai trò của mình trong đời sống trừ phi cộng tác và sẵn lòng giúp đỡ. Thái độ chính đáng biểu lộ qua hạnh kiểm. Con người có mầm mống thái độ như vậy ngay trong bản thân mình, nhưng nó phải được giúp phát triển. Đôi khi thái độ đức hạnh này được coi là phép tự chủ bên trong.

(2) Thủ Tục Chính Đáng (Lễ). Đức Hạnh Kiên Định thứ hai là thủ tục thích đáng. Người có một tâm hồn cao thượng đã tiến hành nghiên cứu về nguyên tắc hạnh kiểm. Người ấy biết cách áp dụng chúng vào từng sự việc xẩy đến. Người ấy biết tất cả phép tắc xã giao, những phép tắc này đưa ra cái mà mỗi hoàn cảnh xã hội qui định cho một người có lòng nhân ái đầy đủ. Người ấy biết tất cả những nghi lễ và nghi thức tập trung vào việc tôn thờ tổ tiên. Người ấy biết cách ngồi, cách đứng, cách nói chuyện, cách đi và cách biểu lộ diện mạo sắc thái của mình trong mọi trường hợp. Tuy nhiên, những nghi thức và thủ tục này không giá trị nếu không có một thái độ thích đáng. "Người không có lòng nhân ái trong tâm, thì làm gì với những nghi lễ?"

(3) Kiến Thức Chính Đáng (Trí). Đức Hạnh Kiên Định thứ ba là kiến thức. Người Quân Tử là một người hiểu biết, vì con người phải được giáo dục nhằm ứng phó một cách đứng đắn. Mục tiêu của người theo Khổng Giáo là phát triển dần dần những phép tắc đã thuộc lòng thành thói quen. Những đề tài dạy người ta sửa chữa thói quen tinh thần là lịch sử, văn chương, và bổn phận công dân, đó là những cái hình thành những tác phẩm kinh điển Trung Hoa. Người Quân Tử đặt kế hoach giáo dục của mình gồm tất cả những thiết yếu như vậy. Qua nhiều thế kỷ, những tác phẩm kinh điển Trung Hoa là nền tảng giáo dục tại Trung Hoa. Thời đại tiên tiến đã thay vào những đề tài khác, nhưng người theo Khổng giáo vẫn dành cho các tác phẩm Cổ Điển một sự kính trọng.

Khi Khổng Tử nhấn mạnh tầm quan trọng của giáo dục, Ngài không đề xuất khái niệm mới. Ngài chỉ nhắc lại và nhấn mạnh vào điều tổ tiên đã nói. Trật tự xã hội tùy thuộc vào luân lý căn bản -- luân lý trong lời nói và hành động đứng đắn. Cũng giống như người xưa, Khổng Tử tin tưởng luân lý phải được áp dụng vào mọi bình diện cuộc sống, đồng thời nó cũng rất có ý nghĩa trên bình diện chính quyền. Vì người cầm quyền là thầy của tất cả. Những vị thầy này dạy luân lý một cách rất hiệu quả khi họ làm tấm gương tốt về luân lý và khi họ cai trị một cách nhân từ. Chỉ qua một quá trình như vậy thì cuối cùng thời đại vàng son mới sẽ đến, khi tất cả mọi người đối với nhau trong sự ân cần tử tế và coi trọng nhau.

(4) Dũng Khí Đúng Theo Luân Lý (Nghĩa). Theo Đức Hạnh Kiên Định thứ tư, người Quân Tử nên phát triển dũng khí luân lý cần thiết để trung thành với chính mình và đem lòng nhân ái tới xóm giềng. Mọi việc người Quân Tử làm bằng chí khí đó đóng góp đáng giá cho xã hội. Qua từng hành vi của người Quân Tử, mà quan hệ con người được cải tiến.

(5) Kiên Trì Chính Đáng (Tín). Đức hạnh cuối cùng của Năm Đức Hạnh Kiên Định là tầm quan trọng về tư cách của họ -- sự kiên định. Người Quân Tử đã hoàn thành bốn đức hạnh, và sẽ kiên quyết hoàn thành. Người Quân Tử bao giờ cũng tử tế và hữu ích. Người Quân Tử lúc nào cũng biết bổn phận của mình và bao giờ cũng biết cách làm bổn phận ấy. Vì người Quân Tử đã phát triển hạt giống đức hạnh trong bản tính của mình, cho nên sống hòa hợp với mọi thứ trong vũ trụ. Vì người Quân Tử có sự hòa hợp trong chính mình, cho nên là một phần của sự hòa hợp vũ trụ. Đó là lý do tại sao người Quân Tử bao giờ cũng làm điều phải đúng lúc.

LÒNG NHÂN ĐẠO HOÀN HẢO

Người theo Khổng Giáo thường nói về "lòng nhân đạo hoàn hảo". Con người có thể đạt được lòng nhân này vì người theo Khổng giáo tin là có cái gì đó trong mỗi người, ngay từ khi mới lọt lòng. Đó là một tính thiện bẩm sinh hay tính khả ái có thể được phát triển do những cảm nghĩ giúp đỡ người khác. Chính Mạnh Tử, một người theo Khổng Giáo nổi tiếng sau này, là người nhấn mạnh tính thiện bẩm sinh của con người. Khi Mạnh Tử và Khổng Tử nói về tính thiện của con người rút cục có nghĩa là con người thích hợp để sống với người khác. Đúng là có một quá trình sửa soạn lúc đầu, như chúng ta đã nhìn thấy. Cách cư xử, thói quen, kiểu suy nghĩ và những phán xét phải được cải thiện.

Khi một người tự giáo dục lấy mình để thành người Quân Tử, người ấy tử tế, hữu ích và có đạo đức. Hạt giống tính tốt trong chính con người ấy tạo thành các đức tính ấy. Cho nên có thể có nhiều hành động thiện mà người Trung Hoa thật hết hy vọng từng liệt kê tất cả chúng từng hành động một. Khuôn vàng thước ngọc của họ được nói lên bằng ngôn ngữ tiêu cực. Tuy nhiên, nó tràn đầy mối quan tâm vì người khác. "Đừng làm cho người khác điều gì mà bạn không muốn người ta làm điều ấy cho bạn"

QUAN HỆ CHÍNH ĐÁNG

Một phần cố gắng làm cho cách sống chính đáng dễ dàng cho mọi người, người theo Khổng Giáo nhấn mạnh năm quan hệ cá nhân quan trọng đòi hỏi phải khả ái và lịch thiệp. Những điều này đã từng được dạy cho từng học sinh, nhưng hệ thống giáo dục này đã bị gián đoạn vào đầu thế kỷ này. Tuy vậy nhiều người theo Khổng Giáo vẫn nghĩ rằng nếu ai nấy đều sử dụng năm Đức Hạnh Kiên Định trong năm mối quan hệ, thời đại vàng son thực sự sẽ bắt đầu. Nếu có hạnh phúc hay hòa hợp, mười người liên hệ trong những giao tiếp này phải sử dụng thái độ có đạo đức và đức hạnh đối với nhau:

(a) Chồng và vợ (Phu thê)
(b) Cha và con (Phụ tử)
(c) Anh và em (Huynh đệ)
(d) Vua và tôi (Quân thần)
(c) Bạn và bạn (Bằng hữu)

Xin lưu ý rằng cả hai phía điều mong mỏi là mối quan hệ. Mỗi phía đều chịu trách nhiệm về hành động, nói năng và suy nghĩ trên phương diện khả ái và hữu ích.

Một số người có thể nói rằng điều này chưa đủ. Những người khác trên xứ sở của họ và những vùng đất khác thì sao? Người theo Khổng Giáo giữ lý tưởng khoan dung và khả ái đối với tất cả láng giềng của mình và tất cả người khác trên trái đất. Nhưng cá nhân họ không giao tiếp với tất cả người khác. Phạm vi quen biết của người ấy có giới hạn. Chính vì lý do này mà năm quan hệ cá nhân được liệt kê. Một người hành động bằng lòng tốt và quan tâm đến một số ít người mà người ấy tiếp xúc thường xuyên thì tốt hơn nhiều là chỉ nói miệng về "thương yêu" tất cả con người. Người ấy không bao giờ biết tất cả mọi người. Một đời sống thiện là ở chỗ hành động thích hợp với những người mà ta gặp hàng ngày theo những kinh nghiệm hàng ngày.

TÌNH THƯƠNG YÊU VÀ HIẾU THẢO TRONG GIA ĐÌNH

Từ lâu trước thời điểm sách vở lịch sử bắt đầu, người Trung Hoa tin tưởng rằng bổn phận đầu tiên của một người là đối với cha mẹ. Trong những gia đình lớn theo phong tục Trung Hoa, cha mẹ, ông bà, và các cụ được coi như rất khôn ngoan, rất được thương yêu và rất được tôn kính. Cái chết của họ không giảm đi lòng kính trọng đối với các bậc ấy. Kính trọng tổ tiên là con đường trải rộng "cảm nghĩ gia đình" vượt qua cái chết. Khổng Tử và những người theo Khổng Giáo đã góp phần quan trọng trong việc giữ hiếu đễ tận tụy với cha mẹ đứng hàng đầu trong lý tưởng của Trung Hoa.

Trẻ em tại Trung Hoa không bao giờ được phép tự do lựa chọn và cư xử như trẻ em tại Phương Tây. Chúng được rèn luyện một cách tử tế nhưng rất kiên quyết ngay từ đầu nhằm làm cho chúng có thái độ và cách cư xử thích đáng. Không vâng lời hết sức ít có, và bất hiếu lại còn ít có hơn. Trẻ giữ hiếu với cha mẹ đến mức chấp nhận những quyết định của cha mẹ về chúng, kể cả việc lựa chọn chồng hay vợ. Người Trung Hoa tin rằng những vấn đề như thế cha mẹ khôn ngoan hơn con cái nhiều.

Đương nhiên, tính trung thành với gia đình đã thay đổi rất nhanh với những sự thay đổi khác vào thế kỷ hai mươi. Những phát triển chính trị mới đã gây ra sự đổ vỡ trong truyền thống gia đình cổ và còn có thể gây ra những thay đổi lớn hơn. Tuy nhiên, hiếu thảo là một phần của đời sống Trung Hoa từ lâu và vẫn còn ảnh hưởng tại Trung Hoa.



TÔN KÍNH TỔ TIÊN

Khổng Tử khuyến khích tôn kính và thờ cúng tổ tiên vì Ngài tin rằng việc ấy giúp cho con người phát triển thái độ và hạnh kiểm thích đáng. Khi một người dâng lễ vật trước linh vị người quá cố, người ấy nhớ lại nguồn gốc và tình thương yêu của người quá cố. Kinh nghiệm này giành được từ cảm nghĩ kính trọng và trung thành. Vì một người có hiếu vượt qua cái chết cho thấy mức tận tụy lớn hơn là chỉ kính trọng cha mẹ còn tại thế.

Nhiều người theo Khổng Giáo dâng lễ vật và những vật bị hiến tế để tưởng niệm người chết mà không bao giờ tin rằng thần hồn người chết hiện diện. Những người theo Khổng Giáo thấy việc làm này có giá trị vì việc làm ấy giúp họ xây dựng thói quen tốt về sự kính trọng người khác. Đồng thời việc ấy làm tăng thêm sức mạnh của xã hội. Vì hai lý do đó, Khổng Giáo bao gồm sự thờ cúng tổ tiên trong những mặt quan trọng về sự hành xử của con người.

CÁCH THỜ PHƯỢNG

Khổng Tử không tìm cách thay đổi hay nói nhiều về tín ngưỡng tôn giáo và những sự tu tập ở thời gian Ngài. Đơn giản là Ngài chấp nhận chúng như thế -- ở chừng mực chúng vẫn phụng sự xã hội. Ngài không màng tới khái niệm bình dân tôn giáo hay tập tục những cái bỏ qua kinh nghiệm và kiến thức thông thường. Ngài không thích nói về quỷ thần mà nhiều người thờ cúng vì mê tín dị đoan và sợ hãi. Một lần, Đức Khổng Tử nói với một môn đồ hỏi Ngài về quỷ thần, "Trong khi bạn không thể phụng sự con người, làm sao bạn có thể phụng sự được quỷ thần?" Đối vối Ngài, thật phí thì giờ để bận tâm về điều mà bạn không biết rõ ràng. Đời sống sau khi chết là một thí dụ khác. "Trong khi bạn không biết đời sống, làm sao bạn có thể biết được về cái chết". Ta không có thì giờ về những điều ta không thể biết, vì ngay cả biết xóm giềng cũng cần đến một đời người.

Khổng Tử không quan tâm đến khái niệm về Thượng Đế và những vấn đề khác trong thần học. Nhưng Ngài có một sự tận tụy thực sự đối với những buổi lễ tôn giáo cổ, vì Ngài tin những cuộc lễ này giúp xây dựng thái độ và thói quen cần thiết cho một hạnh kiểm thích đáng. Tôn giáo cá nhân của Ngài giới hạn vào sự thờ phượng tổ tiên, cách sống luân lý của Năm Đức Hạnh Kiên Định, và sự công nhận tôn thờ Ngọc Hoàng trên thiên đường. Phần lớn, Khổng Tử chấp nhận tôn giáo cổ Trung Hoa là sự tôn thờ pha trộn các thần thiên nhiên và tổ tiên.

Số đông người Trung Hoa thờ Trời như vị thần tối thượng hay một trong nhiều thần với sự giải thích khác nhau đối với bất cứ vị thần nào. Sự thờ phượng Ngọc Hoàng Thượng Đế đã là một sự thờ cúng hoàng gia, cai quản suốt trong lịch sử Trung Hoa của các vị hoàng đế với những nghi lễ về mùa màng. Rất ít người theo Khổng Giáo cùng với những nhà trí thức Trung Hoa khác, tham dự tích cực vào sự thờ phượng Ngọc Hoàng. Tuy nhiên họ có khuynh hướng ủng hộ những cuộc lễ của nhà Vua là có giá trị vì chúng giúp người dân nhớ lại nguồn gốc của họ.

Nhiều người hỏi: Khổng Giáo có phải là một tôn giáo không? Chính Khổng Tử cũng không cho rằng điều ngài dạy là tôn giáo. Ngài không mong chờ sự thiên khải từ Ngọc Hoàng như một sự ủy quyền về điều ngài dạy. Ngài nói với đệ tử của Ngài kính sợ Ngọc Hoàng là tốt vì đó là một thế lực thông minh, sáng tạo chuyển vận một cách hoàn toàn tự nhiên thông qua Đạo. Trời vô tư và công bằng. Sau này những người theo Không Giáo thêm vào niềm tin này là Ngọc Hoàng là một vị thần, nhưng là một vị thần không có ảnh hưởng gì đến con người hay thế giới mà Ngài tạo ra. Tuy vậy, trọng tâm chính của Khổng Giáo bao giờ cũng là lòng nhân đạo. Mạnh Tử mô tả ý muốn của Trời về những gì có ý nghĩa đối với con người bằng cách nói rằng hãy giữ đúng bản chất của nó là con đường của Trời. Cố gắng trung thực với bản chất của Trời cũng là con đường của con người.

Khổng Tử coi mình là một nhà cải cách xã hội chứ không phải là một nhà lãnh đạo tôn giáo. Ngài mơ ước và làm việc cho một xã hội trong đó con người sống trong sự hòa hợp hoàn hảo. Nếu điều Ngài dạy không phải là tôn giáo thí ít nhất cũng là sùng đạo. Khổng Tử dạy niềm tin của Ngài vì Ngài tin là niềm tin này được hỗ trợ bởi bản chất của mọi sự. Giáo huấn của Ngài là muốn đem con người vào sự phù hợp với thực tế.



ĐIA VỊ CỦA KHỔNG TỬ TRONG LỊCH SỬ TRUNG HOA

Trong cuộc đời mình, Khổng Tử là một bậc thầy được kính trọng, nhưng Ngài chỉ là một trong nhiều bậc thầy. Khi Ngài còn sống, tiếng tăm và sự yêu mến của nhân dân đối với Ngài không bao giờ đủ dẫn đến việc áp dụng những giáo huấn của Ngài trong chính quyền. Trái lại Ngài đã bỏ ra nhiều năm cố thuyết phục hết vị vua này đến vị vua khác áp dụng lý tưởng của Ngài, nhưng tất cả đều vô ích. Ngài có một số môn đồ trung thành tin chắc vào tính hơn hẳn về lý tưởng của Ngài, nhưng những người khác không hoàn toàn đồng ý về ý kiến này. Mãi cho đến mấy trăm năm sau khi Ngài chết, giáo huấn của Đức Khổng Tử về luân lý mới bắt đầu giành được một địa vị quan trọng trong đời sống người Trung Hoa.

Những tác phẩm cổ điễn Trung Hoa mà Ngài đã đầu tư quá nhiều thời gian và tư tưởng vào trở thành cơ sở cho khoa cử công chính về chức vụ chính quyền. Việc này đánh dấu thời buổi toàn bộ mẫu hình đời sống Trung Hoa bắt đầu là Khổng Giáo. Hơn hai nghìn năm tư tưởng của Khổng Giáo chi phối giáo dục, chính quyền và văn hóa. Việc này chính thức bị chấm dứt ngay vào đầu thế kỷ này, nhưng con người thay đổi châm hơn thể chế. Tất cả dân chúng không đột nhiên quên những truyền thống cổ.

Lý tưởng cá nhân của Khổng Tử chưa bao giờ tiến tới mức phát triển trọn vẹn, dù những lý tưởng này uốn nắn tiến trình văn minh Trung Hoa. Đôi khi vua chúa và các chính trị gia dường như tỏ ra thành thật hơn trong thực tế khi họ đi theo giáo huấn về luân lý của Ngài hy vọng sự trung thành bề ngoài với Khổng Tử của họ có thể giành được ủng hộ từ người dân. Đôi khi họ truy tặng chức tước và phẩm hàm cho Ngài và cho các hậu duệ của Ngài.

Ngay sau cái chết của Ngài, Khổng Tử đã được thâu nhận gia đình tôn thờ thành tiên tổ. Những người khác cũng tiếp tay trong việc tôn thờ vì tại Trung Hoa người ta kính trọng thầy như cha mẹ. Giáo huấn của Ngài bao giờ cũng làm những người hâm mộ Ngài quan tâm chứ không bao giờ bằng một hành vi phép lạ hay đặc tính siêu phàm. Khổng Tử được tôn thờ như một vị thánh, nhưng đó chỉ là sự thờ phượng của người vô học tin tưởng rằng điều quan trọng là thờ phượng cho nhiều chứ không phải thờ phượng có suy nghĩ. Có lẽ loại thờ phượng này có thể được mô tả như sự thờ phượng anh hùng đặc biệt. Nói chung, Khổng Tử là một vị thầy lớn tại Trung Hoa và tại Nhật Bản với ảnh hưởng ít hơn. Ngài đã được vinh danh cao hơn bất cứ người nào khác trong toàn bộ quốc gia lịch sử của Ngài.

KHỔNG GIÁO, SỰ SÙNG BÁI TÔN GIÁO

Đôi khi những cố gắng mạnh mẽ được thực thi để cũng cố Khổng Giáo thành quốc giáo, với Khổng Tử hồ như là vị cứu tinh. Những nỗ lực này bị thất bại vì một số lý do. Thứ nhất, người Trung Hoa thường quen với tự do tôn giáo, và khái niệm chỉ có một tôn giáo quốc gia làm họ khó chịu. Thứ hai, dường như họ không muốn biến Khổng Giáo thành tôn giáo như Lão Giáo và Phật Giáo. Có lẽ với họ đã từ lâu đó là cơ sở chính trong đời sống của họ để họ giới hạn nó vào một tôn giáo có tổ chức.

Những phong trào chính trị mới tại Trung Hoa đôi khi đổ lỗi cho Khổng Giáo và Khổng Tử về nhiều điều xấu xa của xã hội Trung Hoa. Việc này một phần là do sự cố gắng làm mất uy tín những truyền thống và tín ngưỡng cổ, hầu mang lại ý tưởng mới cho chính quyền và giáo dục. Ngày nay, Khổng Tử không còn giữ địa vị được kính trọng như trước đây trong ký ức và lịch sử dân tộc của Ngài.

ĐỜI SỐNG ĐÒI HỎI GÌ NƠI CON NGƯỜI?

Dù giáo huấn của Ngài chưa bao giờ đạt được thành công mà Khổng Tử mong muốn cho họ, song một số khái niệm quan trọng của Ngài tồn tại sau cái chết của Ngài và những thế kỷ sau này. Những ý tưởng này đã trở thành một sự đóng góp đặc biệt cho Trung Hoa và quốc gia láng giềng, Nhật Bản, nơi người ta thường thấy giá trị tư tưởng và nghệ thuật Trung Hoa được vay mượn. Thực ra, đời sống và tư tưởng của nhà triết gia khả ái này đã đóng góp vào kiến thức của toàn thể thế giới.

Trên hết, Khổng Giáo kêu gọi mối quan tâm mạnh mẽ về lòng nhân đạo. Lập luận chính của người theo Khổng Giáo với cả hai Phật tử và người theo Lão Giáo đã là họ quay lưng lại với người đồng loại để đi tìm những điều gì tốt nhất cho chính họ. Không bao giờ, không bao giờ nên coi bản thân quan trọng hơn xã hội. Mổi một người phải tìm thấy sự hoàn thành nhiệm vụ trong chính hành động giúp đỡ và biết người khác.

Khổng giáo đòi hỏi những người cai trị và các nhà lãnh đạo một sự giải thích đặc biệt đối với người dân họ trị vì. Lý do duy nhất mà những người cai trị tồn tại là giúp dân được tốt hơn. Nếu khái niệm này được chấp nhận một cách nghiêm chỉnh bởi những nhà lãnh đạo quốc gia, nghệ thuật quản lý nhà nước, sẽ đạt được đỉnh cao mới, và đời sống của tất cả sẽ được cải thiện. Cuối cùng người theo Khổng Giáo nói, cả đến hòa bình thế giới sẽ đạt được.

Ai có thể nói tất cả điều tốt đẹp có thể dẫn đến kết quả nếu gia đình chấp nhận trách nhiệm mà Khổng Tử trao cho họ? Khổng Giáo đặt trước gia đình tầm quan trọng trong công việc gia đình về giáo dục luân lý. Nó vạch ra sự gắn liền luân lý vào đời sống thật tự nhiên và tươi sáng như thế nào.

"Đời sống đòi hỏi gì nơi tôi? Theo truyền thống Trung Hoa nói: Nó đòi hỏi thái độ và hạnh kiểm tốt. Nó đòi hỏi bạn chấp nhận quyền lợi của đồng loại phải được đặt trên hết trong sự quan tâm của bạn. Trong cách sống như vậy với người khác, bạn sẽ đạt được điều thiện to lớn nhất -- bạn sẽ tìm thấy một địa vị trong thế giới này. Bạn sẽ tìm thấy chính bạn.

---o0o---



tải về 0.97 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   ...   24




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương