NHỮng tôn giáo lớn trong đỜi sống nhân loạI


CON ĐƯỜNG NÀO TÔI PHẢI ĐI?



tải về 0.97 Mb.
trang11/24
Chuyển đổi dữ liệu19.08.2016
Kích0.97 Mb.
#23939
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   ...   24

9. CON ĐƯỜNG NÀO TÔI PHẢI ĐI?


Ngày này một phần năm người trên thế giới là Phật Tử. Chuyện về tôn giáo của họ quay về từ ngày Đức Cồ Đàm ngồi dưới gốc cây Bồ Đề và đứng lên với sự hiểu biết mới về đời sống. Phật giáo bắt đầu khi năm đệ tử của Đức Cồ Đàm nghe Ngài kể về kinh nghiệm của Ngài. Năm người này lại trở thành đệ tử của Ngài, lần này với quyết tâm thực sự. Nếu họ giữ những tin tức tốt đẹp này cho mình họ thôi, thì Phật Giáo đã không bao giờ bắt đầu được. Có thể nói là họ vui vẻ kể lại tất cả những gì họ nghe được. Số đệ tử của "vị Giác Ngộ" từ từ phát triển

Đức Cồ Đàm đã dành phần cuộc đời dài còn lại của Ngài vào việc giảng dạy và tổ chức các nhóm đệ tử của Ngài. Cuối cùng, khi Ngài trên 80 tuổi, Ngài từ trần. Những đệ tử buồn bã của Ngài tiếp tục hội họp và nghiên cứu, đồng thời cùng nhau hành thiền tưởng nhớ đến những lời dạy và các cuộc hội họp của Ngài. Đầu tiên họ theo sát giáo lý của Ngài. Họ cho thấy sức mạnh ảnh hưởng của Ngài bằng cách duy trì những điều mà họ phải làm giá như Ngài vẫn còn sống với họ.

Dần dà một số bắt đầu thấy và trình bày những điều nhắc họ về bậc thầy của họ. Những điều này trở thành các biểu tượng của Phật Giáo. Cây Bồ Đề, "Cây Trí Tuệ", nhắc nhở người Phật Tử nhớ đến sự giác ngộ của Ngài. Bông sen nở nhắc nhở bất cứ ai cũng có thể hướng thượng, tinh khiết trước bất cứ gì bao quanh. Bánh xe luân hồi Phật Giáo là sự tưởng nhớ đến bài pháp đầu tiên về chân lý bất diệt và cái vòng vô tận của sự trở thành. Những nhà sư quay bánh xe là biểu tượng để định luật của việc đưa chân lý bất diệt vào sự chuyển động.

Có lúc trong những năm đầu Ngài nhập diệt, đệ tử của Đức Cồ Đàm viết những lời Ngài nói và lời dạy của Ngài chia thành ba tạng. Kinh sách này được gọi là Tam Tạng Kinh Điển có nghĩa là "ba tạng chứa". Những vị đạo sư Phật Giáo quan trọng khác giải thích một số các kinh tạng này. Họ cũng nói những điều mà người Phật Tử mong ước nhớ lại. Có những điều được thêm vào kinh thánh.

Dần dà, những người đệ tử của Đức Cồ Đàm bắt đầu có ý kiến khác nhau về những gì là quan trọng nhất trong sự tìm cầu hiểu biết về đời sống. Những sự bất đồng ý kiến lúc đầu nảy sinh và phát triển thành hai tông phái lớn. Tông phái Phật Giáo tự cho rằng thay đổi ít so với hình thái giáo lý của Đức Phật là Tiểu Thừa hay Nam Tông. Tiểu Thừa Phật Tử, phần lớn cư ngụ tại Thái Lan, Ceylon, và Miến Điện. Tông Phái lớn hơn là Đại Thừa hay Bắc Tông Phật Giáo phát triển tại vùng rộng lớn của Trung Hoa, Nhật Bản, Đại Hàn, và Tây Tạng.

Hai thuật ngữ này có một ý nghĩa lý thú. Tiểu Thừa có nghĩa là "cỗ xe nhỏ" và một số ít người có thể thoát khỏi đời sống khổ đau bằng giới luật nghiêm ngặt. Đại Thừa có nghĩa "cỗ xe lớn" và có nghĩa nhiều người có thể làm tròn nhiệm vụ đòi hỏi trên con đường giải thoát.

Cả hai tông phái này không phải là một lực chính trong đời sống tôn giáo Ấn Độ, quê mẹ của Phật Giáo. Một thời gian dài sau khi Đức Cồ Đàm nhập diệt, người dân nhìn nhận Phật Giáo như một tôn giáo riêng rẽ tách khỏi Ấn Độ Giáo. Sau khi các nhà sư truyền giáo mang lý tưởng Phật Giáo đến những vùng đất khác, người dân Ấn dần đà bắt đầu bác bỏ lý tưởng này như một tôn giáo riêng rẽ, vì hầu hết giáo lý ấy không bao gồm một số khái niệm và tu tập đã là một phần truyền thống và xã hội của họ từ nhiều thế kỷ. Vì một số khái niệm của Đức Phật được hành trì bởi một số Ấn Đô Giáo, ảnh hưởng của vị hoàng tử cao quý, thâm trầm vẫn tồn tại tại ở Ấn Độ hiện đại. Tuy nhiên sự đóng góp của Đức Phật vào chân lý tôn giáo phát triển rộng lớn ở các vùng đất khác. Và trong những vùng đất khác này của Viễn Đông, Phật Giáo đã đạt được nhiều vinh quang tràn đầy.

TIỂU THỪA PHẬT GIÁO: CON ĐƯỜNG CỦA TỰ LỰC

Ở Thái Lan, Ceylon và Miến Điện, có nhiều Phật Tử thuần thành, họ tự tin vào lối sống dạy bởi vị giáo chủ, Đức Cồ Đàm. Nền tảng cơ bản trong niềm tin của họ là ta chịu trách nhiệm về sự cứu độ của mình. Quá khứ, hiện tại, tương lai của mình -- tất cả đều do chính mình. Như Đức Phật dạy, họ tin như vậy. Không có thần thánh nào sắp xếp sự cứu độ này. Không ai có thể làm việc đó cho mình.

Người Phật Tử Tiểu Thừa mộ đạo thực sự là A La Hán mà bổn phận đầu tiên là tự cứu độ. Người ấy hành trì chuyên cần để giải thoát khỏi phiền não của nhiều kiếp. Người ấy tự mình dấn thân vào sự tìm cầu giải thoát bằng cách tập trung vào lời dạy và triết lý từ giáo lý của Đức Cồ Đàm. Những nhu cầu về vật chất như ăn, ở, và quần áo đều hạn chế đến mức tối thiểu. Cả đến những thứ này cũng thường được tiếp tế bởi các tín đồ khác, những người không thể phá tất cả những ràng buộc theo cách A La Hán làm. Họ hy vọng giành được công đức do sự giúp đỡ A La Hán.

Giống như tất cả các tôn giáo khác, có một số ít người có thể và đặt mọi thứ khác đứng sau việc tìm cầu đạo lý. Công nhận sự thật này, những nhà sư dạy dân chúng không có cách nào khác hơn là học hỏi chân lý mà Đức Phật dạy cho họ. Không có thầy tu trong cộng đồng Phật Giáo Tiểu Thừa nhưng có một đoàn thể tăng già tích cực. Họ dạy dân chúng điều họ coi là thiết yếu: phát triển tinh thần hàng ngày và bầy tỏ lòng khả ái đối với mọi thứ. Những người Phật Tử ngày nay học hỏi điều Đức Cồ Đàm dạy cho người cư sĩ đã tập trung đông đảo để học tập giáo lý từ Ngài. Họ được yêu cầu giữ năm giới đầu tiên của đoàn thể tăng già cổ xưa. Họ cũng được dạy tụng lời nguyện Phật Giáo rất phổ biến về "Qui Y "

Tôi qui y Phật
Tôi qui y Pháp
Tôi qui y Tăng

Những lời dạy của các nhà sư truyền bá khắp các vùng đất Tiểu Thừa Phật Giáo vì hầu hết tất cả thanh niên trẻ đều tu học một thời gian trong các tu viện như một phần học hành của họ. Nơi đây họ tham dự vào phần nghiên cứu vào những buổi lễ tôn giáo, trong thiền hành và tất cả các hoạt động khác của tu viện. Những nhà sư dạy họ nhấn mạnh vào khái niệm quan trọng nhất trong Phật Giáo Tiểu Thừa -- đó là họ phải học để chịu trách nhiệm về sự phát triển đạo lý của mình. Họ được khuyến khích nghiên cứu và đặt thành vấn đề các truyền thống đạo lý. Họ sẽ không chấp nhận lý thuyết hay tu tập không giúp ích gì cho việc tìm cầu đạt Niết Bàn. Họ học hỏi những giá trị của sự tự chủ và ôn hòa trong tất cả mọi sự việc.

Sau việc học hành như vậy, một số thiếu niên quyết định xin được thọ giới và sống như một nhà sư trong suốt cuộc đời còn lại. Mọi người vui với chiều hướng của biến chuyển này, vì tất cả các tín đồ cảm thấy đó là con đường duy nhất bảo đảm sự giải thoát khỏi cái vòng vô tận đau khổ của kiếp sống. Tuy nhiên, gia đình buồn phiền vì rút cục là mất đứa con, tự an ủi bằng cách nhớ rằng không nên bám níu quá nhiều vào bất cứ thứ gì. Họ biết rằng đứa con trai ấy đang làm việc để đạt Niết Bàn. Có những cuộc lễ long trọng để đánh dấu những nguyện sống cuộc đời tu viện. Các chàng trai làm lớn chuyện Từ Bỏ Vĩ Đại mà Đức Cồ Đàm đã làm, từ bỏ gia đình và vương quốc, khoác áo nhà sư và mang bình bát khất thực, quyết tâm đi tìm sự giải thoát.

Người Phật Tử tin rằng những lời dạy của Đức Cồ Đàm vẫn áp dụng cho đời sống ở thế kỷ hai mươi vì giáo lý ấy xuất phát thẳng từ sự vật lộn với cuộc đời của Đức Cồ Đàm. Vì trí tuệ của Ngài đạt được trực tiếp từ cái xẩy ra cho Ngài chứ không phải do sách vở, ngày nay những người Phật Tử Tiểu Thừa được khuyến khích đi theo cùng loại tiến trình học tập Ngài đã làm. Hầu hết họ xác quyết vị giáo chủ của họ rất đúng về sự hiểu biết bản chất của phiền não và cách để vượt qua nó. Cho nên người Phật Tử hết thế này đến thế hệ khác thấy giáo lý cổ xưa vẫn giá trị. Đó là lý do tại sao những người Phật Tử Tiểu Thừa ngày nay vẫn rất gần gũi với tinh thần của những người Phật Tử lúc phôi thai ở Ấn Độ cổ xưa.

Giống như hầu hết các tôn giáo, Phật Giáo Tiểu Thừa đã cùng hòa hợp với người dân lâu đời đến nỗi một số tập tục xã hội ngày này dường như là một phần của tôn giáo này. Cả đến trẻ em cũng được dạy sự cần tự chủ, kính trọng Phương Đông và sự thờ kính cha mẹ, giản dị trang nhã về con người và nhà cửa, sự thanh thản về xúc cảm và cư xử. Trong một số nhà và chùa có các thần tượng hay những tượng Phật, ngoài ra người ta đặt những bông hoa trắng tượng trưng sự tôn kính.

Tràn đầy tất cả những công trình xây dựng nhiều mầu sắc nhưng yên tĩnh của Phật Giáo Tiểu Thừa là những khái niệm thiết yếu. Con người tự mình phải hiểu biết về sự giải thoát của chính mình, hãy bắt đầu ngay từ bây giờ. Người ấy phải tỏ ra đồng cảm và hòa thuận trong các cuộc tiếp xúc với tất cả chúng sinh. Người ấy phải học cách kiểm soát tất cả tư tưởng và hành động của mình, vì đây là những thứ này làm thành chính con người ở cõi đời này và chúng ảnh hưởng đến tất cả những kiếp kế tiếp.

Không có hành động hay tư tưởng nào ngăn chặn ta hoàn thành việc đó. Nó tiếp tục trong cái nó là nguyên nhân xẩy ra. Nếu bạn trở nên nóng giận và sỉ vả một người bạn, đó không phải là sự chấm dứt của hành động và lời nói. Người bạn, bị xúc phạm bởi sự nóng giận của bạn, có thể phản ứng lại bằng giận dữ với bạn hay cả đến với người khác. Trên phương diện đó, hành động này tiếp tục và sống dựa vào những hành động khác. Con đường của hành động tử tế cũng diễn ra như vậy. Khi bạn tỏ lòng tốt với một người khác hay cả đến một con vật, khiến người nhận được sự tử tế cũng hành động cùng một cách đối vối bên thứ ba.

Ta gặt cái ta gieo: Người Phật Tử tin rằng tính nết hình thành những tư tưởng và hành động mà ta đã gieo. Kết quả của tư tưởng và hành động là cái được tái sinh -- không phải cái "tôi tinh thần" hay linh hồn. Ta chỉ nhớ lại cuộc đời mà Ngài Cồ Đàm sống, Ngài đã làm gương hơn là chỉ bằng lời nói. Ngài đã chứng tỏ tất cả con người có thể giáo dục lấy mình đến giác ngộ và Niết Bàn. cho dù mất hơn một kiếp sống. Tác động của tư tưởng và hành động thiện và nhân ái của Đức Cồ Đàm vẫn tiếp tục cho đến ngày nay và mọi thời đại dù Đức Cồ Đàm đã tự giải thoát khỏi vòng tái sinh. Mọi người đều có thể làm những gì như Đức Cồ Đàm đã làm.



ĐẠI THỪA PHẬT GIÁO: CON ĐƯỜNG TƯƠNG TRỢ

Theo đường lối riêng, Đại Thừa Phật Giáo khác hẳn Tiểu Thừa Phật Giáo. Phật Giáo Bắc Tông này khởi đầu ngay những năm sau cái chết của Đức Cồ Đàm, khi những đệ tử của Ngài khao khát những ngày đã qua lúc Ngài ở với họ. Lúc nào họ cũng tưởng nhớ đến Ngài với lòng tôn kính. Một số đệ tử sớm đi đến chỗ gắn tầm quan trọng đặc biệt vào bất cứ gì làm họ nhớ đến đời sống của Ngài. Những nơi hội họp của họ dần dần bắt đầu giống như chùa. Những sự thay đổi sâu xa xẩy ra trong sự giải thích thánh kinh. Những hình thái mới này của Phật Giáo mang tên Đại Thừa. Đại Thừa nảy sinh để đáp ứng nhu cầu tinh thần về người dân bình thường bình dị, chăm chỉ làm việc.

Phật Tử Đại Thừa tin là họ đúng trong nỗ lực giúp đỡ sự phát triển tôn giáo. Họ chỉ vào tấm gương phục vụ không vị kỷ của chính Đức Phật trong việc dạy người khác cách tìm đường tới Niết Bàn cả đến khi Ngài đã tự mình đạt được mục tiêu. Tình thương yêu như Ngài đã chứng tỏ trở thành giáo lý tối thượng của các trường phái và các phái Đại Thừa Phật Giáo. Đại Thừa Phật Giáo không lý tưởng hóa A La Hán, người "nay đây mai đó một mình như con tê giác" tìm kiếm Niết Bàn. Thay vào đó, họ tỏ lòng kính yêu vị thánh từ bi, một Bồ Tát. Đó là một người chia sẻ những khổ đau và hy vọng của tất cả chúng sinh nên đã tự mình không vào Niết Bàn cho đến khi tất cả những người khác có thể vào Niết Bàn với Ngài. Đó là lý tưởng chiếm ưu thế trong Phật Giáo Trung Hoa và Nhật Bản.

Chuyện về Đức A Di Đà (hay A Mi Đà như được gọi tại Nhật Bản) minh họa vị trí của Bồ Tát trong Đại Thừa Phật Giáo. Mặc dù A Di Đà nguyên thủy là một Bồ Tát, bây giờ Ngài đã thành Phật, vì trong Đại Thừa Phật Giáo có rất nhiều Phật. Đức Phật A Di Đà đứng kế Đức Cồ Đàm trong tâm người Phật Tử Bắc Tông. (Ở vùng bắc, Đức Cồ Đàm được gọi là Đức Phật Thích Ca Mâu Ni có nghĩa là "bậc hiền triết của dòng họ Sakya" mà gia đình Ngài thuộc dòng họ ấy). Theo huyền thoại, A Di Đà là người sống vô lượng kiếp trước. Ngài phát nguyện đem cả trí tuệ và công đức để cứu những người khác. Qua nhiều năm, Ngài xây đắp cái có thể gọi là "Kho Tàng Công Đức", một tài khoản khổng lồ điều thiện. Phật Tử Đại Thừa tin rằng bất cứ ai cần công đức có thể rút ra từ tài khoản ấy bằng cách thiền định về từ bi của Đức A Di Đà và niệm tên Ngài.

Trong các tác phẩm Phật Giáo, tài khoản này thường được đề cập đến như chiếc "Thuyền chở Nguyện của Đức A Di Đà". "Chiếc "Thuyền chở Nguyện "được trù tính để chở người vượt qua lũ lụt của cuộc đời tới "miền đất thanh tịnh" hay Tây Phương Cực Lạc, nơi Đức A Di Đà thành lập cho tất cả những ai có niềm tin nơi Ngài. A Di Đà là hình ảnh trung tâm của một số trường phái và giáo phái trong Đại Thừa Phật Giáo. Những nhóm này gồm có cái được gọi là "Miền Đất Thanh Tịnh" của Phật Giáo, vì họ tin rằng bất cứ ai có niềm tin nới Đức A Di Đà sẽ vào Tây Phương Cực Lạc khi chết và, như vậy thoát khỏi vĩnh viễn phiền não và tái sinh.

Bồ Tát nổi tiếng nhất là Quán Âm (Nhật Bản gọi Kwannon) là vị nữ thần từ bi. Chuyện cổ nói với người Phật Tử Đại Thừa rằng Ngài sống từ xa xưa. Ngài tràn ngập tình thương và khả ái đối với tất cả nhân loại đến mức Ngài đã phát nguyện giúp đỡ bất cứ người nào bất cứ ở đâu cần tới Ngài. Thâm chí Ngài không vào cực lạc lúc nhập diệt. Thay vào thiên đàng Ngài tới sống tại một hòn đảo, nơi đây hiện có một ngôi chùa tượng trung sự có mặt của Ngài. Người Phật Tử có thể cầu nguyện Ngài giúp đỡ trong việc gom góp đủ công đức để tránh khỏi tái sinh. Một số Phật Tử hành hương đến ngôi chùa này tại hòn đảo của Ngài ở Biển Đông Trung Hoa.

Lý tưởng căn bản của cả hai câu chuyện là sự tương trợ. Người Phật Tử nói cho chúng ta biết những huyền thoại này được viết bằng truyện tranh. Những huyền thoại này cho chúng ta thấy chúng ta không độc lập. Chúng ta là một phần của sự tùy thuộc lẫn nhau trong tất cả đời sống. Ảnh hưởng của tư tưởng và hành vi của tôi quấn vào ảnh hưởng của bạn. Không ai là một hải đảo riêng biệt, một mình trong biển cả đời sống. Mỗi người là một phần của lục địa. Một nghệ sĩ vẽ bức tranh tượng trưng đời sống của chúng ta sẽ không vẽ những đường thẳng kéo dài từ mỗi người chúng ta đến thiên đường nào đó ở trên. Người ấy vẽ một mạng lưới, những đường thẳng phức tạp, vì mỗi cá nhân đóng góp phần mình vào cho người khác. Cho nên, người Phật Tử tin rằng Đức A Di Đà và Đức Quán Thế Âm cho công đức của họ cho tất cả.

Một nhà thi sĩ Phật Giáo đã bày tỏ rất đẹp đẽ ý tưởng về Bồ Tát là gì và Bồ Tát làm gì:

"Tôi là người che chở cho người không được che chở, hướng dẫn viên cho người lạc đường, là con tàu, bờ đê, cây cầu cho những người tìm vào bờ; là ngọn đèn cho những ai cần đèn, giường nằm cho những ai cần giường, thuộc hạ cho những ai cần thuộc hạ.

Nếu tôi không làm trọn lời nguyện của tôi bằng hành động, tôi sẽ là sai với tất cả chúng sinh. và dù số phận của tôi thế nào... Nếu tôi không nỗ lực ngay hôm nay, tôi sẽ gục ngã."

Bất kỳ ở đâu, Đại Thừa Phật Giáo cũng lôi cuốn một số đông tín đồ, có những nhà sư, triết gia và sinh viên. Cũng có một tổ chức tôn giáo có nhiều thần, có chùa, thầy tu và các cuộc lễ. Vẫn ham thích trở thành một nhà sư nếu có thể được nhưng cũng có nhiều cách để một cư sĩ tham gia tôn giáo. Có những nghi thức cho sự thờ phượng riêng và các thời kinh được hướng dẫn bởi các nhà sư. Một số hệ phái có những bài thuyết giảng và những âm điệu tụng niệm trong các thời kinh. Một số có những lớp học chủ nhật. Ở một vài nơi, Hội các thiếu niên Phật tử (Gia Đình Phật Tử) là nét đặc thù. Một số thành phố lớn tại Hoa Kỳ có những nhà thờ Phật, nơi đây bạn có thể thấy một số các hình thức thờ phượng mới.

Hầu hết Phật Tử Đại Thừa nhấn mạnh Đức Phật Thích Ca Mâu Ni không phải chỉ là người đã sống vào một thời gian nào đó hay ở một nơi nào đó. Ngài nhiều hơn thế nhiều. Ngài khám phá ra chân lý bất diệt. Bất cứ lúc nào một người phụng thờ Đức Phật, tức người ấy thực sự phụng thờ Phật Tánh bất diệt mà Đức Cồ Đàm đã khám phá ra. Vạn vật không phải được sắp đặt đến mức khám phá này chỉ xuất hiện ở thời đại chúng ta. Phật Tử Đại Thừa tin có nhiều Phật ở các thời đại khác. Họ đang mong đợi sự thị hiện của Đức Di Lặc, Đức Phật vị lai ở thời đại kế tiếp. Tóm lại, họ nói về vô lượng Đức Phật, những Đức Phật đã khám phá ra chân lý cho con người ở mọi thời đại. Họ có cùng Phật tánh, cái có thể tìm thấy ỏ mọi người. Tất cả đều có thể đạt giác ngộ hay Phật Qủa. Nhiều người nói Bồ Tát là các Đức Phật của thời đại tương lai.

Có một khía cạnh khác trong Phật Giáo Đại Thừa khác hẳn những lý tưởng mà chúng ta đã khảo sát, được gọi là Thiền theo Trung Hoa và Zen ở Nhật Bản. Ở Nhật Bản có ngôi nhà thờ hoạt động dựa vào triết lý của nó nhưng chủ yếu nó là một trường phái về tư tưởng thích hợp với nhiều nhà sư. Thiền không nhấn mạnh bất cứ một ý tưởng nào về đấng cứu tinh, Thiên Đường Tây Phương, niềm tin hay thượng đế. Các triết gia Thiền nói rằng tất cả những ý tưởng và tu tập giống như cái vỏ cần phải phá vỡ ra nếu muốn ăn trứng. Người ta bám níu vào các ý tưởng và tu tập, quên đi điều họ muốn giải thích và trình bày. Bám níu vào ý tưởng giống như bám níu vào gió hay giữ gió trong hộp. Gió tránh bạn. Chân lý cũng giống như vậy, nếu bạn tự giới hạn vào một tư tưởng hay một hành động.

Đối với người Phật Tử Thiền, thầy giáo, sách vở, và kinh thánh chỉ là những lời gợi ý -- giống như ngón tay chỉ mặt trăng. Trẻ nhỏ thường nhìn vào ngón tay chỉ hơn là nhìn vào vật được chỉ. Hầu hết những người lớn cũng bận tâm nhiều đến cái chỉ hơn là đến cái được chỉ. Tâm, miệng, mắt, tai và tay cung cấp cho chúng ta ý kiến, cảm tưởng và hành động. Nhưng những thứ này chỉ là cách để mô tả hoặc trình bày điều đã xẩy ra cho chúng ta. Cái nguy hiểm là chúng ta bị ràng buộc vào ý kiến, ấn tượng và hành động, mà quên đi kinh nghiệm tạo ra chúng. Đó cũng giống như đặt quá nhiều giá trị vào khung hình hơn là vào cái hình được thiết kế để làm cho nổi bật. Hay cững giống như trân quý cái bìa sách và quên đi câu chuyện trong sách.

Người Phật Tử tu Thiền nói rằng bạn chỉ tìm thấy chân lý bằng kinh nghiệm chứ không phải nghĩ về chân lý hay nghe ai kể về kinh nghiệm của người ấy. Muốn hiểu ý nghĩa cuộc đời, ta phải sống, chứ không phải hình thành các lý thuyết về nó. Một hôm một đạo sư Thiền nổi tiếng muốn gây sửng sốt cho đệ tử của Ngài bằng cách ném tất cả tượng Phật vào lửa để căn phòng được ấm hơn. Đây là cái mà Thiền nói là mọi người phải làm với tất cả khái niệm của mình - đốt chúng đi để chúng không chứa đầy tâm ta quá mức. Phải đập tan mọi lý thuyết như đập tan thần tượng bằng đất sét. Người tu Thiền còn dạy rằng nếu nói đến chữ "Phật", phải súc sạch miệng mình.

Các đạo sư Thiền biết rằng bằng lời nói từ miệng không thể dạy chân lý, Chân lý chỉ có thể tìm thấy bằng kinh nghiệm. Khi người trẻ tuổi hỏi về Niết Bàn hay Phật, các đạo sư thiền thường trả lời với bất cứ gì họ thấy trong tâm tuy là ngớ ngẩn. Hay họ có thể dùng "phép đột khởi" mà đánh đệ tử. Họ hy vọng với câu trả lời bất thần như vậy khiến người đệ tử ngộ được. Họ thường nhắc các đệ tử là tập trung vào một vấn đề không mang lại câu trả lời vì chỉ làm cho tâm bạn bối rối trong việc suy nghĩ. Bạn phải sống cuộc đời điều độ và khả ái, tiếp tục các công việc hàng ngày, học cách đặt vấn đề, các ấn tượng và tư tưởng của bạn. Đột nhiên một ngày nào đó, bạn sẽ ngộ.



TẦM VƯỢT XA CỦA PHẬT GIÁO

Không một vùng đất nào trên thế giới lại thay đổi nhanh hơn Viễn Đông. Hoàn cảnh trong những xứ sở Phật Giáo đã thay đổi nhiều lần từ khi Đức Cồ Đàm triển khai lần đầu tiên câu trả lời về điều bí ẩn tại sao con người đau khổ. Cả Đại Thừa lẫn Tiểu Thừa Phật Giáo đã chứng tỏ có thể thích ứng với những hoàn cảnh thay đổi và với những dân tộc khác nhau. Thế giới ngày mai sẽ phát triển từ thế giới hôm nay. Cho nên Phật Giáo chắc chắn sẽ tiếp tục là một ảnh hưởng thực sự trong đời sống của những nước láng giềng Viễn Đông của chúng ta. Đại Thừa Phật Giáo đang mở rộng ảnh hưởng bằng cách gửi các nhà truyền giáo tới những vùng đất mới vối niềm tin là điều Đức Phật khám phá ra có thể giúp đỡ hầu hết mọi người.

"Tại sao tôi không hạnh phúc?" Đức Phật gợi ý: vì bạn tràn đầy mong muốn, cho đến khi sự mong muốn là sự khát khao thì nó không thể thỏa mãn được dù bạn đã được thứ bạn muốn.

"Làm thế nào tôi có hạnh phúc?" Bằng cách chấm dứt mong muốn. Giống như ngọn lửa tắt khi không thêm dầu thêm vào, cho nên sự bất hạnh của bạn chấm dứt khi nhiên liệu của tham dục thái quá bị lấy đi. Khi bạn chiến thắng được lòng ích kỷ, những thói quen và hy vọng dại dột, hạnh phúc thực sự sẽ hiện ra.

---o0o---



tải về 0.97 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   ...   24




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương