NHỮng tôn giáo lớn trong đỜi sống nhân loạI



tải về 0.97 Mb.
trang2/24
Chuyển đổi dữ liệu19.08.2016
Kích0.97 Mb.
#23939
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   24

LỜI NÓI ĐẦU


Những nhà tiên tri là những người sống ngoài phạm vi thông thường của xã hội. Các ngài không bị ràng buộc vào cách cư xử và cung cách của người dân bình thường mà ra đi để tầm nhìn của các Ngài có những chân trời rộng lớn hơn. Các Ngài thiết lập những con đường mới. Tôn giáo của các Ngài phóng khoáng và vươn xa.

Các thầy tu là những người chăm sóc gần gũi các bệ thờ theo tục lệ. Họ là những người bán hàng hóa được giao cho họ và là người phân phát phong tục. Họ không sáng tạo nhưng gìn giữ.

Tất cả các tôn giáo đều có những nhà tiên tri và thầy tu -- ít nhà tiên tri nhưng nhiều thầy tu. Những trụ sở như đền, chùa, nhà thờ và giáo đường là mối quan tâm của thầy tu; cải cách, thiên khải, và những hiểu biết sâu sắc mới mẻ là thịt và thức uống của các nhà tiên tri.

Cơ Đốc Giáo (giống như tất cả tôn giáo khác) là một tôn giáo nhiều mặt. Qua nhiều thế kỷ, nó đã có tiêu chuẩn đánh giá đầy đủ cả về nhà tiên tri lẫn thầy tu -- các thầy tu chiếm đa số. Hầu hết trong chúng ta đều được dạy tôn giáo bằng phương tiện của một thể chế nào đó, và chúng ta dễ đi đến tin vào sự giải thích về tôn giáo của thể chế đó. Chúng ta thắt chặt niềm tin của chúng ta vào niềm tin của giáo đường (nhà thờ của chúng ta), vào một loạt đức tin, vào những hình thái và kiểu mẫu cố định. Chúng ta có khuynh hướng ngờ vực những người khác không phải người nhà -- coi những người khác là "kém thanh khiết" hay kém chân chính. Tôn giáo thông thường vốn chia rẽ: nó làm người ta cách biệt nhau, đôi khi có chủ ý (với tín ngưỡng và chính thể) và thường vô ý thức nhiều hơn (bởi sự nuôi dưỡng lòng tự hào rằng chúng ta là chủ sở hữu chân lý tôn giáo).Tôn giáo thầy tu giống như quốc gia chủ nghĩa: tự tồn và ý thức về bản thân.

Khi chúng ta nhìn qua biên giới tới các tôn giáo khác, chúng ta hay khinh miệt bằng sự tự khẳng định cao độ. Chúng ta thích vạch ra đức tin của người dân trong các khu vực địa dư và văn hóa khác là khờ khạo và dị đoan như thế nào, những vị thần của họ non nớt ra sao, sự tu hành của họ kỳ cục làm sao. Chúng ta quên rằng nếu một người phương Đông nhìn chúng ta bằng cao độ của người đó thì người ấy sẽ thấy nhiều những cách tu tập Cơ Đốc Giáo và cả đến đức tin của chúng ta đều không thể tin được và nhiều tập quán tôn giáo của chúng ta rất kỳ cục.

Đánh giá bất cứ tôn giáo nào bằng sự biểu hiện thấp nhất của tôn giáo ấy là không công bằng. Tất cả các tôn giáo đều có những đỉnh cao và vùng đất thấp, và những đỉnh điểm sẽ được nhìn thấy rõ ràng ở những bậc sáng tạo, những vị sáng lập, và văn học vĩ đại của các ngài. Thước đo một tôn giáo là lý tưởng tốt đẹp nhất của tôn giáo ấy. Chúng ta mong mỏi những người khác đánh giá tôn giáo của chúng ta bằng biểu hiện tốt đẹp nhất của nó; và, đổi lại, với một sự lịch sự sơ đẳng, chúng ta phải suy xét những tôn giáo khác bằng những điều tốt đẹp nhất của tôn giáo ấy. Một người Cơ Đốc Giáo luôn luôn thích Jesus ở Nazareth đại diện cho tôn giáo của mình khi được đánh giá; và những người có tín ngưỡng khác cũng phải chọn những nhà tiên tri tốt nhất đại diện cho họ khi đem so sánh.

Nếu chúng ta giải quyết trong tinh thần ấy, chúng ta sẽ thấy những nhà tiện tri vĩ đại của tất cả các tôn giáo lớn giống nhau biết bao, các ngài chỉ hướng cho con người, đức hạnh được đánh giá giống nhau làm sao, và, có lẽ những vị thần tốt nhất của tôn giáo ấy cho thấy đặc tính không giống như những nét tốt nhất mà chúng ta biết. Những phép ẩn dụ của các tôn giáo khác nhau rất nhiều. Tất cả các tôn giáo phát triển mạnh trong những ẩn dụ thích hợp với thời gian, không gian và văn hóa riêng. Nhưng ẩn dụ là những phương tiện không phải là cứu cánh. Thượng Đế bao giờ cũng nhiều nghĩa hơn bất cứ một ẩn dụ nào.

Tin vào một Thượng Đế xứng đáng là tin vào Thượng Đế của tất cả mọi người, bất kể là nòi giống hay xứ sở nào; một Thượng Đế không cách biệt tinh thần hiến dâng của con người ở bất cứ đâu.

Có rất nhiều nhà tiên tri thần thánh. dù cho ánh sáng được truyền rực rỡ qua một số người này nhiều hơn qua một số người khác.Vinh danh một trong các ngài với lòng kính ngưỡng sâu xa không có nghĩa là làm ô danh các vị khác. Chúng ta cần biết nhiều hơn về những nhà tiên tri của các tôn giáo lớn, các ngài đã truyền ánh sáng thiêng liêng, cả khi chúng ta khao khát muốn biết nhiều hơn nữa về thông điệp trong sáng của vị sáng lập ra tôn giáo của mình. Chúng ta có thể đem lòng nhân ái đến những ai quá do dự không hiểu được những nhà tiên tri của họ, và những người là các thầy tu nhưng đã bị lạc vào những chi tiết kém cỏi về tôn giáo của họ.

Dường như đối với tôi, cuốn sách này là một cuốn sách tiên tri. Trong khi trình bày tôn giáo thầy tu, nó thiết lập những quang cảnh tiến tới sự tiên tri trong tất cả những tôn giáo ấy. Tiên tri về mục đích hiển nhiên của nó: để kích thích sự đánh giá nồng nhiệt hơn về các nhà tiên tri vĩ đại và tài liệu tiên tri vĩ đại. Tiên tri về khát khao hiển nhiên của nó: thúc đẩy thái độ mà nhân loại phải trau dồi trước, trong khi văn hóa tác động đến văn hóa, trong khi người ta cũng bị lôi kéo vào việc trao đổi thông tin và ý thức về một vận mệnh chung. Trên con đường mà thế giới đang đi, chúng ta sẽ trưởng thành lên về tinh thần, về khoan dung và tình huynh đệ. Không có sự lựa chọn nào khác để tồn tại.

Chính tôi tin rằng nếu các các vị sáng lập ra các tín ngưỡng vĩ đại hiểu chúng ta ngày nay, các ngài hẳn đã đi qua những biên giới mà những đệ tử của các ngài đã thiết lập nên; các ngài sẽ phải ngồi vào bàn để trình bày những đồng thuận và phân biệt chân lý đằng sau nhiều ẩn du. Các ngài sẽ thấy hợp nhau trong một thế giới tinh thần chung, một Thượng Đế chung.

Nhiều người chúng ta thấy rằng con người giống nhau về những khát vọng sâu xa như thế nào. Nếu quí vị trao đổi ý kiến với một người tự do thuộc tín ngưỡng Do Thái, quý vị sẽ thấy người ấy gần gũi với chính quý vị (nếu chính quý vị có cơ hội hít thở không khí trong lành mà vị tiên tri hít thở). Quí sẽ không ngạc nhiên nếu một người trong số bạn của quí vị gọi chính anh ta là Cơ Đốc Giáo hay Phật Giáo, nếu bạn biết một số điều cốt lõi của mỗi tín ngưỡng. Qúy bạn sẽ tham dự một buổi lễ đơn giản tại hội quán Ramakrishna ở thành phố Nữu Ước với cảm nghĩ là vị sáng lập ra tôn giáo của bạn cũng hiện diện trong căn nhà của Thượng Đế này. Và quí bạn sẽ đánh giá cao lời xác nhận của Ấn Giáo là chân lý tỏa sáng rực rỡ hơn khi nó tỏa sáng từ nhiều góc độ, giống như kim cương có nhiều mặt. Bạn sẽ khâm phục trước lời khuyên bảo của Ấn Giáo kêu gọi bạn đừng bỏ di sản đạo lý của chính bạn, nhưng hãy nhìn vào điều đó với sự giúp đỡ của vị tiên tri vĩ đại nhất của nó thay vì tín điều của các thầy tu.

Tiến Sĩ Ross có khả năng xuất sắc chỉ ra con đường tiến tới một niềm tin rộng lớn hơn. Giáo Sư về Tôn Giáo Thế Giới tại Đại Học Miền Nam California, ông là tác giả tác phẩm The Meaning of Life in Hinduism and Buddhism (Ý Nghĩa Đời Sống Trong Ấn Độ Giáo và Phật Giáo), và Addressed To Christians: Isolationism vs. Word Community (Gửi người Cơ Đốc Giáo: Chủ Nghĩa Biệt Lập Chống lại Cộng Đồng Thế Giới), và đồng tác giả tác phẩm Ethics and the Modern World (Đạo Đức và Thế Giới Tiên Tiến). Ông hiểu lịch sử tôn giáo của chính ông rất tường tận, và sự nghiên cứu của ông đã đưa ông đến gần gũi hơn với các đấng tiên tri và tài liệu tiên tri của những tôn giáo lớn khác.

Bà Hills là một bà giáo trường công lập và là một thành viên của ban giáo dục tôn giáo của một số nhà thờ lớn. Sau khi học chuyên về tôn giáo tại Đại Học Southern California, bà đã tiếp tục học để lấy bằng Thạc Sĩ tại Đại Học này.

Hai người cùng nhau phát hành cuốn sách vạch ra con đường chính đáng cho những ngày sắp tới.

Vergilius Ferm


The College of Wooster
Wooster, Ohio, U.S.A.

---o0o---




tải về 0.97 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   24




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương